Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

11 kiểm tra cuối chương vật lý 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.96 KB, 2 trang )

BÀI KIỂM TRA CUỐI CHƯƠNG TỪ TRƯỜNG – PHẦN LÝ THUYẾT
Họ và tên :……………………………………..Lớp : 11A…
Câu 1: Chọn câu đúng trong các câu sau?
A. Nam châm tác dụng lực từ lên dòng điện, nhưng dòng điện không tác dụng lực từ lên nam châm.
B. Hai điện tích cùng dấu đẩy nhau, và hai dòng điện song song cùng chiều đẩy nhau.
C. Xung quanh một nam châm thẳng, đứng yên hoặc chuyển động đều có từ trường.
D. Nam châm đặt gần dây dẫn sẽ chịu tác dụng của lực từ do từ trường của nó gây ra.
Câu 2: Đặt khung dây ABCD có dòng điện I chạy qua trong một từ trường đều MNPQ như
hình vẽ. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Từ trường chỉ tác dụng lực lên hai cạnh AB và CD của khung dây.
B. Từ trường chỉ tác dụng lực lên hai cạnh DA và BC của khung dây.
C. Lực từ có tác dụng tạo ra momen lực làm cho khung dây quay đều.
D. Từ trường tác dụng lực lên tất cả các cạnh của khung dây ABCD.
Câu 3: Chọn câu đúng trong các câu sau? Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn thẳng mang dòng điện đặt trong từ
trường đều
A. không phụ thuộc vào độ dài đoạn dây.
B. tỉ lệ thuận với điện trở của đoạn dây.
C. không phụ thuộc vào độ lớn cảm ứng từ.
D. tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây.
Câu 4: Tìm phát biểu sai? Cảm ứng từ tại một điểm trong lòng ống dây dài có dòng điện chạy qua
A. có độ lớn phụ thuộc số vòng dây của ống dây.
B. phụ thuộc vào vị trí điểm đó trong ống dây.
C. có độ lớn tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện.
D. bằng cảm ứng từ với mọi điểm khác trong ống dây.
Câu 5: Dây dẫn mang dòng điện không tác dụng lực từ với
A. một đoạn dây dẫn kim loại song song, đặt gần nó.
B. một nam châm nhỏ, đứng yên đặt gần nó.
C. một nam châm nhỏ, chuyển động đặt gần nó.
D. một hạt mang điện chuyển động song song với nó.
Câu 6: Nếu một hạt mang điện tích dương được bắn theo phương ngang vào trong một từ trường đều hướng thẳng đứng
thì từ trường đó sẽ (bỏ qua trọng lực)


A. tác dụng lên hạt một lực song song với đường sức từ.
B. làm tăng động năng của hạt.
C. làm giảm động năng của hạt.
D. không làm thay đổi động năng của hạt.
Câu 7: Chọn câu sai trong các câu sau? Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện chạy qua có phương
A. vuông góc với đoạn dây dẫn.
B. vuông góc với đường sức từ.
C. vuông góc với đoạn dây dẫn và đường sức từ.
D. tiếp tuyến với đường sức từ.
Câu 8: Phát biểu nào dưới đây là đúng? Cho một đoạn dây dẫn mang dòng điện I đặt song song với đường sức từ, chiều
của dòng điện ngược chiều với chiều của đường sức từ.
A. lực từ luôn bằng không khi tăng cường độ dòng điện.
B. lực từ tăng khi tăng cường độ dòng điện.
C. lực từ giảm khi tăng cường độ dòng điện.
D. lực từ đổi chiều khi ta đổi chiều dòng điện.
Câu 9: Phát biểu nào sau đây là sai? Một đoạn dây dẫn thẳng mang dòng điện I đặt trong từ trường đều thì . . .
A. lực từ tác dụng lên mọi phần của đoạn dây.
B. lực từ chỉ tác dụng vào trung điểm của đoạn dây.
C. lực từ chỉ tác dụng lên đoạn dây khi nó không song song với đường sức từ.
D. lực từ tác dụng lên đoạn dây có điểm đặt là trung điểm của đoạn dây.
Câu 10: Một dây dẫn thẳng có dòng điện I đặt trong vùng không gian có từ trường đều như hình vẽ. Lực
từ tác dụng lên dây có
A. phương ngang hướng sang trái.
B. phương ngang hướng sang phải.
C. phương thẳng đứng hướng lên.
D. phương thẳng đứng hướng xuống.
Câu 11: Từ trường là dạng vật chất tồn tại trong không gian và
A. tác dụng lực hút lên các vật đặt trong nó.
B. tác dụng lực từ lên nam châm hay dòng điện đặt trong nó.
C. tác dụng lực điện lên điện tích đặt trong nó.

D. tác dụng lực đẩy lên các vật đặt trong nó.
Câu 12: Phát biểu nào sau đây là sai? Từ trường đều là từ trường có
A. các đường sức song song và cách đều nhau.
B. cảm ứng từ tại mọi nơi đều bằng nhau.
C. lực từ tác dụng lên các dòng điện như nhau.
D. các đặc điểm bao gồm cả A và B.
Câu 13: Một khung dây mang dòng điện I đặt trong từ trường đều, mặt phẳng khung dây vuông góc với
đường cảm ứng từ (hình vẽ). Kết luận nào sau đây là đúng về lực từ tác dụng lên các cạnh của khung
dây
A. bằng không
B. có phương vuông góc với mặt phẳng khung dây
C. nằm trong mặt phẳng khung dây, vuông góc với các cạnh và có tác dụng kéo dãn khung.
D. nằm trong mặt phẳng khung dây, vuông góc với các cạnh và có tác dụng nén khung
Câu 14: Nhận xét nào sau đây không đúng về cảm ứng từ?
A. Đặc trưng cho từ trường về phương diện tác dụng lực từ;
B. Phụ thuộc vào chiều dài đoạn dây dẫn mang dòng điện;
C. Trùng với hướng của từ trường;
D. Có đơn vị là Tesla.
Câu 15: Chọn câu đúng trong các câu sau?
A. Nam châm tác dụng lực từ lên dòng điện, nhưng dòng điện không tác dụng lực từ lên nam châm.
B. Hai điện tích cùng dấu đẩy nhau, và hai dòng điện song song cùng chiều đẩy nhau.
C. Xung quanh một nam châm thẳng, đứng yên hoặc chuyển động đều có từ trường.


D. Nam châm đặt gần dây dẫn sẽ chịu tác dụng của lực từ do từ trường của nó gây ra
Câu 16: Chọn câu đúng trong các câu sau?
A. Hai cực nam châm cùng tên thì hút nhau.
B. Hai dòng điện thẳng đặt gần nhau thì đẩy nhau.
C. Dòng điện không tác dụng lên nam châm thử.
D. Từ trường tác dụng lực lên các hạt mang điện chuyển động trong nó.

Câu 17: Khi độ lớn cảm ứng từ và cường độ dòng điện qua dây dẫn tăng 2 lần thì độ lớn lực từ tác dụng lên dây dẫn
A. tăng 2 lần.
B. tăng 4 lần.
C. không đổi.
D. giảm 2 lần.
Câu 18: Có hai điện tích trái dấu (biết q 1 = – 2q2), chuyển động cùng chiều vào trong một từ trường đều có phương vuông
góc với đường sức từ. Lực Lo-ren-xơ tác dụng lên hai điện tích đó sẽ (bỏ qua trọng lực)
A. ngược hướng.
B. cùng hướng.
C. có phương vuông góc nhau.
D. có phương hợp nhau một góc 450.
Câu 19: Một đoạn dây dẫn có chiều dài l mang dòng điện I, đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B. Lực từ F (F =
B.I.l.sinα) tác dụng lên dòng điện có giá trị bằng nữa giá trị cực đại khi góc hợp bởi đoạn dây và cảm ứng từ:
A. α = 00.
B. α = 450.
C. α = 300.
D. α = 900.
Câu 20: Hai điểm M và N gần một dòng điện thẳng dài. Khoảng cách từ M đến dòng điện bằng một nửa khoảng cách từ
N đến dòng điện. Độ lớn của cảm ứng từ tại M và N là BM và BN thì:
A. BM = 2BN
B. BM = 4BN
C. BM = 0,5BN
D. BM = 0,25BN
Câu 21: Nếu lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện tăng 2 lần thì độ lớn cảm ứng từ tại vị trí đặt đoạn dây đó
A. vẫn không đổi.
B. tăng 2 lần.
C. tăng 2 lần.
D. giảm 2 lần.
Câu 22: Nội dung nào dưới đây là đúng : Cảm ứng từ trong lòng ống dây hình trụ
A.luôn bằng 0.

B.là bằng nhau.
C.tỉ lệ với tiết diện ống dây.
D.tỉ lệ thuận với chiều dài ống dây.
Câu 23: Một dây dẫn thẳng dài có dòng điện I chạy qua. Hai điểm M và N nằm trong cùng một mặt phẳng chứa dây dẫn,
đối xứng với nhau qua dây. Kết luận nào sau đây là không đúng?
A. Vectơ cảm ứng từ tại M và N bằng nhau.
B. M và N đều nằm trên một đường sức từ.
C. Cảm ứng từ tại M và N có chiều ngược nhau.
D. Cảm ứng từ tại M và N có độ lớn bằng nhau.
Câu 24: Độ lớn của lực Lo – ren – xơ không phụ thuộc vào
A. giá trị của điện tích.
B. độ lớn vận tốc của điện tích.
C. độ lớn cảm ứng từ.
D. khối lượng của điện tích.
Câu 25: Trong một từ trường có chiều từ trong ra ngoài, một điện tích âm chuyển đồng theo phương ngang chiều từ trái
sang phải. Nó chịu lực Lo – ren – xơ có chiều
A. từ dưới lên trên.
B. từ trên xuống dưới.
C. từ trong ra ngoài.
D. từ trái sang phải.
Câu 26: Chọn phát biểu đúng nhất.
Chiều của lực Lorenxơ tác dụng lên hạt mang điện chuyển động tròn trong từ
trường
A. Trùng với chiều chuyển động của hạt trên đường tròn.
B. Hướng về tâm của quỹ đạo khi hạt tích điện dương.
C. Hướng về tâm của quỹ đạo khi hạt tích điện âm.
D. Luôn hướng về tâm quỹ đạo không phụ thuộc điện tích âm hay dương.
Câu 27. Đoạn dây dẫn MN chuyển động trong từ trường đều, vectơ cảm ứng từ B
có phương vuông góc với mặt phẳng hình vẽ, hướng từ trong ra ngoài. Suất điện
động cảm ứng xuất hiện trong đoạn dây được xác định như sau: cực dương ở đầu M,

cực âm ở đầu N (hình vẽ). Đoạn dây MN đã chuyển động:
A. tịnh tiến theo phương vuông góc với mặt phẳng, hướng ra ngoài.
B. tịnh tiến theo phương vuông góc với mặt phẳng, hướng vào trong.
C. tịnh tiến sang phải.
D. tịnh tiến sang trái.
Câu 28: Chọn câu sai:
A. Những nơi từ trường mạnh hơn thì các đường sức từ ở đó được vẽ mau (dày) hơn.
B. Các đường sức từ luôn có chiều đi ra từ cực bắc và đi vào cực nam của nam châm.
C. Các đường sức từ giữa hai cực của nam châm thẳng là những đường tròn đồng tâm.
D. Các đường sức từ giữa hai cực của nam châm hình chữ U là những đường thẳng song song cách đều nhau.
Câu 29: Chọn câu đúng trong các câu sau? Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn thẳng mang dòng điện đặt trong từ
trường đều
A. không phụ thuộc vào độ dài đoạn dây.
B. tỉ lệ thuận với điện trở của đoạn dây.
C. không phụ thuộc vào độ lớn cảm ứng từ.
D. tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây.
Câu 30: Tìm phát biểu sai? Cảm ứng từ tại một điểm trong lòng ống dây dài có dòng điện chạy qua
A. có độ lớn phụ thuộc số vòng dây của ống dây.
B. phụ thuộc vào vị trí điểm đó trong ống dây.
C. có độ lớn tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện.
D. bằng cảm ứng từ với mọi điểm khác trong ống dây.



×