Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

VDKTLM để giải quyết các tình huống cho học sinh TH năm 20162017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (801.33 KB, 26 trang )

PHÒNG GD – ĐT ĐỨC THỌ
TRƯỜNG THCS ĐỒNG LẠNG
----------  ----------

BÀI DỰ THI
“VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT
CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH
TRUNG HỌC NĂM 2015”

Họ và tên: Hoàng Quốc Khánh
Sinh ngày: 15-09-2002
Lớp: 8A
Địa chỉ: Xã Đức Đồng- Huyện Đức Thọ- Tỉnh Hà Tĩnh
Điện thoại: 01679258810
Email:
----------  ----------

1


1. Tên tình huống.

HÃY BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG QUA
LOẠI ĐỒ CHƠI DÂN GIAN – ĐÈN KÉO QUÂN
(PLEASE CONSERVATION AND PROMOTION THROUGH
TRADITIONAL VALUES TYPE FOLK TOYS – LIGHT PULL TROOPS)
Ngày Tết Trung thu đã sắp đến gần. Vào một ngày chủ nhật rãnh rỗi, hai bạn
Khánh và Anh rủ nhau đi chọn cho mình một chiếc đèn trung thu thật đẹp. Đi dọc các
dãy hàng bán đèn, bao nhiêu loại đồ chơi được bày bán. Nào là: Đèn Tôn Ngộ Không,
đèn siêu nhân, đèn Doraemon…có đủ các loại. Hai bạn đi một vòng vừa đi vừa trò
chuyện với nhau. Khánh hỏi Anh:


- Khánh: Cậu đã chọn được chiếc đèn ưng ý cho mình chưa?
- Anh: Nhiều đèn đẹp quá, tớ chưa biết chọn cái nào! Còn cậu thì sao?
- Khánh: Tớ cũng vậy.
Rồi hai bạn tạt vào một gian hàng. Nhìn sơ qua khiến hai bạn rất thích thú. Chợt nhìn
thấy ở một góc chiếc đèn kéo quân. Khánh reo lên:
- Khánh: Chiếc đèn mà tớ cần tìm đây rồi!
Anh đang mải miết chọn, giật mình quay lại xem. Nhìn thấy chiếc đèn, Anh bảo:
- Anh: Sao cậu lại chọn chiếc đèn giấy cũ ấy.
- Khánh: Nhìn bề ngoài nó là một chiếc đèn không hiện đại, nhưng nó là một loại đồ
chơi dân gian truyền thống của người Việt Nam ta từ bao đời nay đấy, nên tớ muốn
góp một phần nhỏ vào việc giữ gìn và phát huy để nó không bị mai một theo thời gian.
- Anh: Tớ hiểu rồi. Vậy tớ cũng chọn một chiếc như cậu để chúng ta cùng vui Trung
thu nhé.

Hình 1: Đèn kéo quân
2


Xin vui lòng download để xem chi tiết

3


Xin vui lòng download để xem chi tiết

4


Xin vui lòng download để xem chi tiết
Xin vui lòng download để xem chi tiết


5


Xin vui lòng download để xem chi tiết

6


Xin vui lòng download để xem chi tiết

7


Xin vui lòng download để xem chi tiết

8


Xin vui lòng download để xem chi tiết

9


Xin vui lòng download để xem chi tiết

10


Xin vui lòng download để xem chi tiết


11


Xin vui lòng download để xem chi tiết

2. Mục tiêu giải quyết tình huống
- Thứ nhất: Hiện nay, các loại đèn Trung thu hiện đại ra đời và được bày bán rộng rãi
trên thị trường. Vì vậy mà con người dần quên lãng đi thứ đồ chơi do tổ tiên truyền lại.
Đây là một tình huống xuất phát từ thực tế đời sống.
- Thứ hai: Việc bảo vệ và phát huy chiếc đèn kéo quân là một việc làm giữ lại một
truyền thống tốt đẹp của nhân dân Việt Nam ta. Để chiếc đèn kéo quân không bị quên
lãng trong tương lai thì ngay bây giờ chúng ta phải ý thức được điều này. Đây cũng là
vấn đề đang được nhiều bạn trẻ quan tâm nên em muốn hướng tới giải quyết tình
huông thực tế này. Góp phần cùng thầy cô tuyên truyền, nhắc nhở các bạn học sinh
trong nhà trường để các bạn nhận thức rõ hợn vè ý nghĩa của chiếc đèn kéo quân để
các bạn có ý thức trong việc giữ gìn nét đẹp tâm hồn này.
- Thứ ba: Với chúng em khi giải quyết tình huống này, chúng em được tìm hiểu sâu
rộng hơn về các môn như Vật lí, Ngữ Văn, Giáo dục công dân, Âm nhạc, Mĩ thuật,
Tiếng Anh và từ đó chúng em tăng khả năng vận dụng kiến thức các môn học và đời
sống hằng ngày.
12


3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan tới việc giải quyết tình huống.
Để giải quyết tình huống này, chúng em đã tìm hiểu và thấy có thể vận dụng kiến
thức các môn học trong nhà trường để giải quyết cho thật thuyết phục, thấu đáo mà
chúng em đã đưa ra ở trên. Đó là các môn Vật lí, Ngữ Văn, Giáo dục công dân, Âm
nhạc, Mĩ thuật, Tiếng Anh ở các khối lớp mà chúng em đã được học. Cụ thể là:
* Môn Vật lí 8:

Sau khi học xong bài “Đối lưu – Bức xạ nhiệt” em có thể giải thích ngắn gọn
nguyên lí hoạt động của đèn kéo quân như sau:
Hoạt động của đèn kéo quân dựa trên hiện tượng đối lưu của không khí. Sau khi
đốt nến, lửa sẽ làm nóng không khí bên trong khiến không khí giãn nở và tăng thể tích,
khối lựợng riêng của khí giảm. Khí nóng nhẹ bay lên truyền động năng cho vòng trụ
kết hợp với trục trơn và các hình nhẹ nên sẽ làm cho đèn quay. Luồng không khí bên
ngoài nhẹ hơn nên không khí luồng vào tiếp tục được đốt nóng, bay lên tạo thành dòng
đối lưu trong không khí làm đèn tiếp tục quay. Cứ lặp đi lặp lại như vậy và chỉ cần nến
thì đèn kéo quân có thể chuyển động mãi.

Hình 2: Cách chuyển động của đèn
kéo quân

* Với môn Giáo dục công dân:
Cây đèn kéo quân có mục đích để thế hệ sau nhớ về lịch sử cũng như giáo dục lòng
yêu nước nên hình ảnh trên cây đèn thường nói về việc nghĩa, về những đoàn quân
lính xung trận (nguồn gốc của tên gọi "kéo quân").Về sau người ta mở rộng nhiều đề
tài khác như thêm ông quan trạng vinh quy bái tổ, cảnh tứ linh nhảy múa, bác nông
dân làm ruộng, mục đồng chăn trâu…
13


* Với môn Ngữ văn:
Sử dụng kiểu văn bản thuyết minh, nghị luận vói những lí lẽ thuyết phục để giải
quyết tình huống.
Chúng ta còn biết về nguồn gốc ra đời của chiếc đèn kéo quân:
SỰ TÍCH ĐÈN KÉO QUÂN

Hình 3: Sự tích
Ngày xưa, gần đến dịp tết Trung thu, theo lệnh Vua, dân chúng nô nức thi nhau

chế ra những chiếc đèn kỳ lạ nhưng không có chiếc đèn nào làm cho vua vừa ý. Bấy
giờ, có một nông dân nghèo khó tên là Lục Đức mồ côi cha, ăn ở với mẹ rất hiếu
thảo. Một hôm nằm mơ, Lục Đức thấy một vị thần râu tóc bạc phơ hiện ra phán
rằng: "Ta là Thái Thượng Lãn Quân, thấy nhà ngươi nghèo khó nhưng ăn ở hiếu
thảo với mẹ, vậy ta bày cho ngươi cách làm chiếc đèn dâng Vua". Hôm sau theo lời
dặn của Thần, Lục Đức cùng mẹ lấy những thân trúc trắng cùng giấy màu để làm
chiếc đèn. Thời gian qua mau, khi chiếc đèn làm xong là ngày rằm tháng 8 cũng vừa
đến. Chàng vui mừng cùng mẹ đem chiếc đèn vào kinh thành dâng vua. Nhà vua
xem, thấy chiếc đèn vừa lạ, vừa nhiều màu sắc lại biết chuyển động nên rất hài lòng.
Khi vua hỏi ý nghĩa của chiếc đèn, Lục Đức theo lời Thần tâu rằng: "Thưa bệ hạ,
thân trúc ở giữa đèn là biểu hiện trục khôn, cái chong chóng quay sáu mặt biểu
tượng cho sáu cá tính của con người: thương, ghét, giận, buồn, vui, hờn. Cái chong
chóng luôn quay, tượng trưng cho con người hay thay đổi cũng có căn do, đó là đạo
làm người. Chong chóng quay luôn cũng nhờ ánh đèn soi sáng, cũng như con người
tốt lành cũng nhờ đạo đức. Sáu mặt của chiếc đèn làm bằng giấy tươi sáng biểu hiện
cá tính của con người". Vua truyền đem đèn cho dân chúng cùng xem. Đèn đốt lên
làm quay chong chóng. Hiện lên sáu màu sắc rực rỡ là hình ảnh vua, quan, người,
14


ngựa nối đuôi nhau. Tất cả những hình nhân trên đèn được làm bằng giấy. Vua ban
thưởng cho mẹ con Lục Đức rất hậu và phong làm Vạn Hộ Hầu. Từ đó, mối khi đến
Tết Trung thu, nhớ lại sự tích người con hiếu thảo Lục Đức, dân chúng đua nhau bắt
chước chàng làm nên những chiếc đèn màu rực rỡ gọi là đèn kéo quân.
Kết hợp với một số bài ca dao, chúng ta càng hiểu rõ hơn:
Đêm nay rằm tháng Tám
Mẹ thắp đèn kéo quân
Khi đèn vừa cháy sáng
Bao bóng người chạy theo
A các chú bộ đội

Đuổi theo một lũ Tây...
Hay:
Khen ai khéo xếp (ô í a) cái đèn Cù
Voi giấy (ới a) ngựa giấy (ơ) tít mù nó (ới) lại vòng quanh,
(ơ) Bao giờ em bén (ới) duyên ạ anh,
Voi giấy (ới à) ngựa giấy (ơ) vòng quanh (ới a) cái tít mù tít mù, là
Khen ai khéo xếp (ô í a) cái đèn Cù
* Với môn Âm nhạc:
Nhạc sĩ Song Ngọc dựa trên nền tảng bài ca dao trên viết bài hát “Yêu cái
đèn cù” để các thế hệ trẻ biết được về cái đèn kéo quân
* Với môn Mĩ thuật:
Vẽ tranh tuyên truyền, cổ động việc giữ gìn loại đồ chơi truyền thống. Chúng ta
còn học được cách làm chiếc đèn thú vị này. Bằng những kiến thức được học cộng
thêm những kiến thức từ bên ngoài, em có thể trình bày cách làm như sau:
Vật liệu, dụng cụ: kéo, bút chì, thước, đồ bấm kim, keo 502, hồ dán, compa, băng keo
2 mặt, dao rọc giấy, bìa cứng màu (48x20cm), giấy bóng kiếng (40x14cm), giấy đề can
đỏ, giấy dó, giấy trang trí, cúc bấm, que xiên, giá đỡ nến.

Thực hiện:
- Bước 1: Làm khung lồng đèn
+ Vót tròn 6 nan tre dài 30cm và 6 nan tre khác dài 20 cm.
15


+ Buộc các nan tre lại thành khung đèn như hình vẽ. Các mối giữ được liên kết với
nhau bằng đoạn dây thép.
+ Chia miếng bìa màu thành 6 ô bằng nhau theo chiều rộng.
+ Vẽ họa tiết đường diềm lên 6 ô.
+ Dùng dao rọc theo các đường họa tiết, lấy đi những phần giấy rời.
+ Rọc nhẹ đường chia giữa các ô để tạo nếp gấp.

+ Đặt khung bìa đã quét hồ lên miếng giấy dó.
+ Cắt bớt phần giấy dó thừa ở hai đầu.

- Bước 2: Làm chao đèn quay
+ Bấm kim 2 đầu giấy bóng kiếng để tạo một hình trụ.
+ Vẽ hình tròn 1 trên giấy trang trí có chu vi bằng chu vi đáy hình trụ, vẽ hình tròn 2
lớn hơn và cách hình tròn 1 là 1cm, hình tròn 3 nhỏ hơn và cách hình tròn 1 là 3cm.
+ Chia hình tròn lớn nhất làm 16 phần bằng nhau tính từ tâm.
+ Dùng dao rọc theo các đường vừa vẽ.
+ Cắt dọc theo viền đường tròn lớn nhất.
+ Tạo hình cánh quạt gió.
+ Dùng cúc bấm dán vào giữa tâm để làm trục tâm.
- Bước 3: Hoàn thiện đèn lồng
+ Gắn kim vào đầu que xiên.
+ Quấn keo hai mặt để giấu mối dây.
+ Dùng giấy decal đỏ cắt hình hoa văn rồi dán lên chao đèn.
+ Cắt phần giấy thừa trên khung bìa, dán 2 mép khung lồng đèn.
+ Dán một miếng bìa cứng vào đáy lồng đèn, sau đó gắn trục xoay và giá đỡ nến.
+ Dán chao đèn vào cánh quạt gió.
16


Khi đốt nến, hơi nóng sẽ khiến chao đèn xoay tròn khiến các hoa văn, họa tiết trên
chao đèn chuyển động.
* Với môn Tiếng anh:
Để hòa cùng chủ trương, không khí xây dựng môi trường học
Tiếng anh ở trường THCS. Chúng ta đưa ra một số khẩu hiệu song ngữ để tuyên
truyền như trong phần nhan đề:

HÃY BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG QUA LOẠI

ĐỒ CHƠI DÂN GIAN – ĐÈN KÉO QUÂN
(PLEASE CONSERVATION AND PROMOTION THROUGH TRADITIONAL
VALUES TYPE FOLK TOYS – LIGHT PULL TROOPS)
4. Giải pháp giải quyết tình huống.
Các loại đồ chơi dân gian truyền thống rất dễ bị mai một và luôn tiềm ẩn nguy cơ
biến mất nhanh chóng. Bởi vậy, bảo tồn, phát huy giá trị của các loại đồ chơi dân gian
truyền thống nói chung và đèn kéo quân nói riêng trong sự phát triển toàn diện của đất
nước, làm cho chúng tiếp tục tỏa sáng trong giao lưu, hội nhập là nhiệm vụ quan trọng,
có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Vì vậy em xin đưa ra một số giải pháp như sau:
*Tăng cường và nâng cao hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, nhà
nước, chính quyền địa phương, sự vào cuộc của toàn bộ hệ thống chính trị trong
việc bảo tồn, phát huy giá trị đồ chơi dân gian:
- Chủ động phối hợp với ban ngành liên quan, cơ quan báo chí, phát thanh truyền hình
trong huyện, thành phố thực hiện các chương trình về bảo vệ, phát huy giát trị của các
đồ chơi dân gian truyền thống.
Tập hợp và xây dựng chương trình văn hóa, văn nghệ đa dạng nhằm tập trung giới
thiệu, phổ biến, quảng bá, năng lực, trách nhiệm của cộng đồng và toàn xã hội đối với
bảo vệ và phát huy giá trị các loại đồ chơi dân gian nâng cao nhận thức, giáo dục các
giá trị văn hóa truyền thống cho mọi tầng lớp nhân dân.
+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục ý thức tự giác của người dân trong việc
bảo tồn và phát huy các loại đồ chơi dân gian truyền thống
+ Ngoài ra, cần phải làm rõ và gắn lợi ích của người dân khi tham gia các hoạt động
bảo tồn. Đây cũng là cách thức thu hút đông đảo người dân tham gia lưu giữ các loại
hình này.
+ Cần rà soát, tôn vinh các danh hiệu cao quý (nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú)
và ban hành chính sách đãi ngộ cụ thể đối với những người có tài năng xuất sắc, có
17


công bảo vệ, truyền dạy, phát huy giá trị truyền thống và những chính sách có liên

quan nhằm tạo điều kiện để các loại đồ chơi có sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng,
đặc biệt đối với thế hệ trẻ.
+ Kêu gọi các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế, những người tâm huyết với các
loại đồ chơi truyền thống và có những hành động thiết thực góp phần tôn vinh, phát
huy giá trị của nó gắn với phát triển du lịch văn hóa dân gian bền vững.
+ Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã thường xuyên tổ chức những ngày hội văn hóa
dân gian vào các dịp lễ, Tết. Và những đợt tổ chức trình diễn này thu hút rất đông các
em nhỏ cùng phụ huynh tới vui chơi và chiêm ngưỡng. Những ngày vừa qua, Bảo tàng
Dân tộc học Việt Nam đã tổ chức chương trình hoạt động với chủ đề: “Cùng chơi trò
chơi dân gian các nước”. Chương trình này tạo cơ hội cho trẻ em tăng cường hiểu biết
về văn hóa Việt Nam và một số nước trên thế giới với các hoạt động vui chơi, khám
phá , trong đó có phần thi làm đồ chơi dân gian. Đây được coi là một trong những sáng
tạo mới nhằm giúp trẻ em Việt Nam có cơ hội tiếp cận với các loại đồ chơi và các trò
chơi dân gian của các nước khác.
* Nhà trường cần đào tạo học sinh từ khi còn trẻ:
+ Cần tổ chức tọa đàm cho học sinh giao lưu, học hỏi về ý nghĩa của các đồ chơi dân
gian truyền thống vào các ngày lễ, Tết…
+ Sinh hoạt câu lạc bộ dân gian: Dạy cho học sinh biết cách làm và chơi các loại đồ
chơi này.
+ Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu và làm đồ chơi dân gian.
+ Đưa vào giáo dục trong một số tiết học Giáo dục công dân.
+ Vào dịp lễ, tuyên truyền trong nhà trường việc chơi đồ chơi dân gian để tránh những
nguy hiểm khi chơi pháo hay đèn trời.
* Giáo dục ngay từ trong gia đình:
+ Cha mẹ không nên cho con cái tiếp xúc với đồ chơi hiện đại từ nhỏ mà cần cho con
cái tiếp xúc với các loại đồ chơi dân gian.
+ Kể chuyện cổ tích về đồ chơi dân gian cho con nhỏ nghe để tạo sự hứng thú.
+ Thỉnh thoảng, tổ chức du lịch cho các thành viên trong gia đình tham quan các làng
nghề làm đồ chơi dân gian
+ Cha mẹ làm gương trong việc giáo dục con cái

+ Dù vậy cũng không nên ép buộc con chơi để con không bị mặc cảm.
5. Thuyết minh về tiến trình giải quyết tình huống.

18


Xu hướng sử dụng đồ chơi dân gian nói chung
Trong kho tàng văn hóa dân gian dân tộc Việt Nam, đồ chơi dân gian không chỉ là
những sản phẩm mang tính dân gian đặc trưng mà còn biểu hiện tinh thần xuất phát từ
trong lao động sản xuất của người Việt xưa. Tuy nhiên, xã hội càng phát triển, loại
hình dân gian này ngày càng mai một. Sự giao lưu và tiếp diễn những ảnh hưởng trực
tiếp cũng như gián tiếp của nhiều trào lưu văn hóa đương đại đã dẫn tới sự đổi thay
mang tính tiêu cực đối với đồ chơi dân gian dân tộc. Bảo tồn đồ chơi dân gian vốn đã
khó, phát huy nó trong xã hội hiện đại còn nhọc nhằn hơn. Trong cuộc sống hiện đại,
hình thức giải trí của trẻ em và cả người lớn đều theo xu hướng "công nghệ hóa" như
laptop, máy tính bảng, điện thoại thông minh.... Thậm chí trẻ em ở các làng quê hiện
nay cũng rất hiếm chơi các đồ chơi này. Đồ chơi dân gian giúp con người phát triển
toàn diện về trí, đức, thẩm, mỹ….Ngày nay, đồ chơi dân gian chỉ có thể xuất hiện
thường xuyên trong các lễ hội của địa phương tổ chức. Các đồ chơi quen thuộc như
pháo bông, đèn kéo quân,…có vẻ đang được quan tâm hơn. Nhưng theo các nhà quản
lý, chúng ta cần tổ chức thường xuyên những lễ hội như thế để tạo thành nếp sinh hoạt
của người dân. Thông qua đó, để mọi người có thể tham gia cùng nhau thi tài, là cơ hội
truyền dạy cho thế hệ trẻ cũng như gìn giữ được nét văn hóa tốt đẹp trong đời sống.
Hai nghệ nhân đã và đang bảo tồn nét đẹp truyền thống
Bây giờ đồ chơi trẻ em của Trung Quốc tràn ngập khắp từ phố phường đến thôn
quê,với đủ màu sắc, ánh sáng vàng xanh tím đỏ thì nghề làm đèn kéo quân lấy đâu ra
“đất sống” nữa, những chiếc đèn kéo quân ít hiện diện trong những mâm cỗ đêm rằm.
Để chiếc đèn kéo quân không bị mai một theo thời gian, ở giữa đất Hà Thành, theo em
vẫn có hai nghệ nhân với trái tim đầy nhiệt huyết, tận tụy với nghề và đã truyền dạy
cho thế hệ sau cách làm đèn kéo quân. Có thể nói đến ngôi làng Đàn Viên, xã Cao

Viên, Thanh Oai, Hà Nội. Những năm trước đây, thôn Đàn Viên từng nổi tiếng với
nghề làm pháo bông, làm đèn kéo quân, nhưng nay người dân thôn này đành phải
chuyển sang buôn bán và làm nghề may để kiếm sống. Bởi vì đồ chơi truyền thống mà
thôn từng làm nay không ai đoái hoài nữa, để làm một chiếc đèn kéo quân dù là nhỏ
cũng phải mất cả ngày mới xong, nhưng bán cũng chỉ được 50.000 đồng/chiếc. Nếu
trừ các vật liệu và công làm đèn, tính ra người làm đèn chỉ được lãi từ 10.000 – 20.000
đồng/ngày. Khách đến đặt và mua hàng ngày một thưa thớt. Chính vì thế, người dân
làng Đàn Viên không ai sống được và không ai còn làm đèn nữa.
Ở Hà Nội đã từng có nhiều làng nghề làm đèn kéo quân nhưng hiện nay, theo em
tìm hiểu, chỉ sót lại hai nghệ nhân còn gắn bó với nghề này: nghệ nhân Nguyễn Văn
Quyền, 75 tuổi, ở thôn Đàn Viên, xã Cao Viên, huyện Thanh Oai, Hà Nội và gia đình
19


em họ là nghệ nhân Vũ Văn Sinh vẫn duy trì làm đèn kéo quân giữ nghề và nhắc nhớ
cháu con về truyền thống nguồn cội.
Trước đây, cứ mỗi dịp trung thu về thì người lớn trẻ nhỏ ai ai cũng háo hức chờ
đêm trăng rằm để chơi đèn, ông Quyền nhớ lại: “Ngày trước mỗi dịp trung thu đến thì
nhà nào cũng làm đèn kéo quân chơi, không khí rộn ràng lắm, năm nào bố tôi bận
không làm được đèn thì tôi mày mò tự làm, đêm Rằm Trung thu mang đi chơi với
chúng bạn”.
Mấy năm trước, người Hà Nội rất sành chơi đèn kéo quân, khi ra Hàng Mã chỉ nhất
định chọn mua những chiếc đèn có chữ ký của hai nghệ nhân . Những phụ huynh ở các
nơi khác cũng hỏi thăm tìm đến tận nhà đặt làm cho con chơi.
Ông Nguyễn Văn Quyền từng nói: “Đồ chơi dân gian nói chung và đèn kéo quân
nói riêng đã có giai đoạn gần như mai một. Chúng tôi rất tiếc những trò chơi cổ truyền
này và mong muốn có một lớp người trẻ sau này cũng biết, cũng đam mê như mình để
giữ gìn những nét văn hóa của ông cha để lại. Chính vì thế mà mọi người đến đây
chúng tôi đều hướng dẫn cách làm một cách tận tình để mong rằng trong xã hội còn có
những người đam mê như chúng tôi để gìn giữ những trò chơi này”. Điều dễ thấy là

những chiếc đèn kéo quân lớn nhỏ của gia đình hai nghệ nhân đề làm những chiếc tận
dụng ngay những chất liệu tự nhiên, khác hẳn với những chiếc đèn kéo quân có nguồn
gốc từ Trung Quốc bày bán ở phố cổ Hàng Mã, Hàng Gai hiện nay: như tre, nứa, mây
rồi ra chợ mua các loại giấy màu, giấy bóng kính, vải xô… trang trí. Nếu chơi đèn kéo
quân xong mà cất vào túi bóng cẩn thận thì đèn vẫn bền và có thể chơi được mấy năm
liền.

Hình 4: Ông Quyền hướng dẫn các em thiếu nhi làm đèn kéo quân
20


Hai nghệ nhân tâm sự: Chơi đèn kéo quân là cả một nghệ thuật, làm đèn kéo quân
khó nhất là làm tán và trục đèn: Tán đèn và trục là linh hồn của đèn. Trục làm từ tre
vót mảnh, vừa đủ nhẹ để có thể quay, vừa đủ cứng để treo hình không bị đổ. Khi làm
cái trục phải cân, cánh quạt có độ vênh đều mà khi lắp vào nó đứng được ở phương
thẳng đứng thì đèn chuẩn và quay được. Cái tán cũng phải thật cân thì mới quay được.
Vì đèn kéo quân là một dạng rối bóng nên giấy phải chọn giấy mờ, ngày xưa chúng tôi
làm giấy dó, giấy các cụ viết chữ Nho. Khi cái tán này quay thì những quân đèn ở đây
tạo ra hình ảnh rối bóng rất đẹp như ta làm hình bằng tay hiện trên vách tường. Với
khung bằng tre sẽ được cuốn quanh bằng giấy pơ-luya. Người làm phải dùng keo cố
định giấy quanh khung, chỉ đề chừa ra một ô để chỗ cho nến, tản đèn. Tản đèn giúp
cho hình tròn bằng nan tre có dính các hình thù bắt mắt có thể quay. Khi nến được thắp
lên, lửa sẽ làm nóng không khí bên trong và gây chênh lệch nhiệt độ với bên ngoài để
tạo ra luồng gió len lỏi qua khe của tản đèn và làm các hình ảnh quay vòng. Bóng của
chúng được chiếu lên mặt giấy bên ngoài sống động như xem phim”
Cùng với dòng chảy của thời gian, những người làm nghề luôn trăn trở tìm cách
cải tiến mẫu mã, cách thức chơi đèn kéo quân, nhưng riêng đèn ông Quyền làm ra vẫn
giữ được nét truyền thống. Bên cạnh những hình ảnh mang đậm chất dân gian thường
sử dụng làm quân đèn như chị Hằng, chú Cuội, kéo co, đấu vật... ông Quyền còn kết
hợp thêm hình ảnh của tranh Đông Hồ, mang đến một sự pha trộn độc đáo giữa truyền

thống và hiện đại cho chiếc đèn kéo quân. “Đèn kéo quân Việt Nam dùng tre và các
nguyên liệu dễ kiếm ở nông thôn để làm. Cảnh quân chạy các cụ ngày xưa hay dùng
sỹ, nông, công, thương; có chỗ dùng tứ linh: long, ly, quy, phượng. Hình các quân
chạy lấy theo phong tục của người dân Việt Nam để đưa vào trong đèn. Trước kia thắp
bằng dầu lạc, bây giờ thì dùng nến và dầu hỏa, một số người cải tiến cho chạy bằng
điện thế nhưng chạy điện thì không được đẹp và lung linh bằng dùng nến”. Vì đèn kéo
quân phải thắp nến và phải đặt đúng vị trí thì trục đèn mới quay. Các em nhỏ thường
rất khó chơi, chưa kể còn làm đèn cháy. Ông Vũ Văn Sinh đã sáng chế ra đèn kéo quân
chạy bằng pin tiểu và thắp sáng bằng đèn Led.

21


Hình 5: Chiếc đèn kéo quân chạy bằng pin do nghệ nhân Sinh sáng tạo
Nghệ nhân Vũ Văn Sinh - tác giả của chiếc đèn kéo quân lớn nhất Việt Nam vào
năm 2006 với chiều cao 6,7m, đường kính 2,7m, bao bọc gần 70 mét vải, với kinh phí
cả chục triệu đồng, đã được khắp cả nước biết đến khi lập kỉ lục guinness Việt Nam.

Hình 6: Chiếc đèn kéo quân nghệ nhân Sinh làm năm 2006 tại Cung Thiếu nhi Hà Nội
(Năm 2006)
Tâm nguyện của hai nghệ nhân là nghề làm đèn kéo quân luôn được gìn giữ, truyền
lửa từ thế hệ này sang thế hệ kia. Hiện nay, chị Nguyễn Thị Vân – con gái ông Quyền
và con trai ông Sinh đang cùng với các con học nghề từ ông để lưu giữ đồ chơi truyền
thống này.
22


Hình 7: Con trai nghệ nhân Vũ Văn Sinh cũng tham gia làm đèn
Cũng chính vì lòng đam mê và nhiệt huyết với đồ chơi dân gian truyền thống mà
nhiều năm nay vào dịp Trung thu, ông Quyền và ông Sinh được các trường học, Bảo

tàng Dân tộc học Việt Nam, Ban Quản lý phố cổ Hà Nội… mời đến hướng dẫn cách
làm đèn kéo quân cho các em thiếu nhi. Ngôi nhà nhỏ của hai nghệ nhân cũng đã trở
thành địa chỉ cho nhiều đoàn học sinh đến trải nghiệm, tìm hiểu về đèn kéo quân
truyền thống. Đối với những trẻ nhỏ khi đến đây là được đến với không gian Tết Trung
thu truyền thống của dân tộc..
Trong những ngày cận kề Tết Trung thu, ngôi nhà nhỏ của hai nghệ nhân đèn kéo
quân Nguyễn Văn Quyền và Vũ Văn Sinh ngập tràn những chiếc đèn kéo quân lớn nhỏ
rực rỡ nhiều màu sắc. Niềm vui được nhân lên khi trong dịp Tết Trung thu này, số
lượng người tìm đến đặt mua đèn đông hơn. Đây là niềm hạnh phúc lớn nhất của hai
nghệ nhân vì con trẻ và người dân Việt Nam không quay lưng lại với đồ chơi dân gian
truyền thống, cũng là động lực để ông tiếp tục gìn giữ và truyền lại niềm đam mê làm
đèn kéo quân cho con trẻ. Đặc biệt, trung thu năm nào ông Quyền cũng đi xe máy ra
Bảo tàng Dân tộc học để dạy nghề và giới thiệu nghề làm đèn kéo quân cho học sinh
cấp 2, sinh viên cùng với các nghệ nhân khác. Ông tâm sự: “Nhìn thấy các cháu nhỏ
háo hức, mải miết học làm đèn kéo quân, tôi vui lắm, chỉ mong dạy được nhiều cháu
biết làm đèn để giữ gìn thứ đồ chơi dân gian truyền thống này”. Tuy là đồ chơi dân
gian gắn liền với văn hóa truyền thống, nhưng đến nay còn rất ít người tiếp tục làm và
chơi đèn kéo quân, ông Quyền tâm sự: “Ở thế hệ trước, người làm đèn kéo quân nhiều,
trẻ con cũng thích đồ chơi truyền thống hơn, nhưng đến nay nhiều loại đồ chơi nhập
ngoại tràn lan, mẫu mã phong phú, nhiều kiểu dáng, thu hút hơn nên đồ chơi truyền
thống bị lãng quên, có thời gian tưởng “chết hẳn”. Dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng
ông cũng vui mừng thấy rằng, những năm gần đây, Nhà nước đã quan tâm nhiều hơn
đến trò chơi dân gian, với mong muốn cho các cháu nhỏ biết đến những giá trị truyền
thống. Gần 20 năm qua, năm nào ông cũng được Bảo tàng Dân tộc học, nhà cổ ở phố
23


Mã Mây và Hàng Đào mời đến để truyền đạt ý nghĩa và cách làm đèn kéo quân cho
các trẻ nhỏ. Mong muốn của ông Quyền lúc này chỉ là: “Dạy được thật nhiều em nhỏ
biết làm đèn kéo quân, nhiều người đam mê, nhiệt huyết với nghề hơn nữa để bảo tồn

và phát triển giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, được như thế là mãn nguyện
rồi”.
Có được niềm vui trong giây lát khi mấy người trẻ tìm về với mình, ông Quyền lại
buồn bã kể lại chuyện đèn kéo quân thời nay. Ông bảo: "Chả còn ai sống được bằng
nghề làm đèn kéo quân nữa. Năm nay gia đình tôi được Bảo tàng Dân tộc học Việt
Nam đặt 50 chiếc, trong đó làm hoàn chỉnh 20 chiếc, mang nguyên liệu của 30 chiếc
lên Hà Nội dạy học sinh "
Ông Quyền nói: "Nhiều em hào hứng học, nhưng được một buổi rồi lại thôi.
Thậm chí bọn trẻ ở làng này cũng chẳng còn đứa nào muốn làm đèn để chơi nữa. Mai
này tôi mất đi chắc nghề làm đèn kéo quân cũng thất truyền" .

Hình 8: Căn nhà nhỏ của nghệ nhân Vũ Văn Sinh

24


Hình 9: Căn nhà nhỏ của nghệ nhân Nguyễn Văn Quyền
Hai nghệ nhân tỏ ra buồn bã tiếc nuối nói: “Giờ hai gia đình chúng tôi đang cố giữ
nghề vì có nghề mà bỏ đi thì thấy áy náy với tổ tông, nhưng chỉ còn phục vụ một số ít
đối tượng khách hàng và những người hoài cổ thôi. Đồ chơi dân gian còn thì văn hóa
chơi Trung thu cổ truyền còn, đồ chơi mất thì cái cổ truyền cũng mất. Bây giờ, chúng
tôi trăn trở lắm, có quá nhiều thứ đồ chơi “nhập ngoại” độc hại, gây ung thư, rất ảnh
hưởng đến sức khỏe các cháu. Tại sao chúng ta có điều kiện, có hiểu biết mà không
tìm kiếm cho trẻ lấy một thú vui lành mạnh, an toàn, thật đáng buồn”.
6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống.
Với tình huống trên, em thiết nghĩ nếu được tuyên truyền rộng rãi đến tất cả các
bạn học sinh nói chung và các bạn học sinh trường THCS Đồng Lạng nói riêng sẽ có
những ý nghĩa quan trọng như: Các bạn sẽ có ý thức về việc bảo tồn giá trị to lớn của
đèn kéo quân. Từ đó các bạn thấy rằng tất cả những điều chúng ta được học từ các bộ
môn đều có tác dụng và ý nghĩa lớn trong đời sống, không kiến thức nào, không môn

học nào được gọi là kiến thức hoặc môn học không quan trọng nữa. Như vậy tự các
bạn sẽ có ý thức học tốt hơn ở tất cả các môn học, không xem nhẹ, coi thường môn
học nào. Và hơn thế nữa thông qua cách vận dụng các kiến thức để giải quyết tình
huống trên, mỗi bạn học sinh khi được tuyên truyền đều có ý thức vận dụng các kiến
thức đã học để giải quyết các tình huống, các hiện tượng mà các bạn thường gặp trong
thực tiễn. Trên cơ sở đó sẽ kích thích tính tò mò, ham học hỏi của các bạn về các loại
đồ chơi dân gian truyền thống. Rồi các bạn sẽ dần hình thành ý thức, lòng đam mê.
Lời nhắn nhủ từ tận đáy lòng của những con người nhiệt huyết:

“GIỮ GÌN NÉT ĐẸP TRUYỀN THỐNG ĐỂ CHO THẾ HỆ MAI SAU”

25


×