Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Dịch chuyển cơ cấu kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.88 KB, 2 trang )

CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ
Khái niệm
Cơ cấu ngành kinh tế gồm: nông – lâm – ngư nghiệp (khu vực I); Công nghiệp
– xây dựng (khu vực II); Dịch vụ (khu vực III)

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
Cơ cấu các ngành kinh tế trong GDP có sự chuyển dịch như sau:
Tăng tỉ trọng khu vực II (công nghiệp – xây dựng)
Giảm tỉ trong khu vực I (nông – lâm – ngư nghiệp)
Chiếm tỉ trọng khá cao nhưng chưa ổn định khu vực III (dịch vụ)
Sự chuyển dịch trong nội bộ các ngành kinh tế:
Trong nông nghiệp: giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành
chăn nuôi
Trong công nghiệp – xây dựng: Giảm tỉ trọng ở khai thác mỏ, tăng tỉ trọng ở
ngành công nghiệp chế biến (do phục vụ nhu cầu và xuất khẩu)

CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU THÀNH PHẦN KINH TẾ
Các thành phần kinh tế:
Gồm 5 thành phần (kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế
cá thể và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài)

Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế
Giảm tỉ trọng khu vực kinh tế Nhà nước, nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo
Tăng tỉ trọng của kinh tế tư nhân
Tăng nhanh tỉ trọng thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt từ khi
nước ta gia nhập WTO
Xu hướng chuyển dịch trên phù hợp với cơ chế thị trường, phát huy sức mạnh các
thành phần kinh tế và hội nhập kinh tế thế giới

CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LÃNH THỔ KINH TẾ


Nông nghiệp
Hình thành các vùng chuyên canh cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp

Công nghiệp
Hình thành các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất có quy mô lớn,…


Cả nước đã hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm:
Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc
Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

CHUYỂN DỊCH CƠ KINH TẾ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
Thực trạng
Cơ cấu kinh tế đồng bằng sông Hồng đang có sự chuyển dịch theo hướng tích cực
nhưng còn chậm
Giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III
Trước 1990, khu vực I chiếm tỉ trọng cao nhất
Sau 1990, khu vực III chiếm tỉ trọng cao nhất

Định hướng
Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế: giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng
khu vực II và III
Chuyển dịch trong nội bộ từng ngành kinh tế:
Trong khu vực I:
Giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi và thuỷ sản
Trong trồng trọt: giảm tỉ trọng cây lương thực, tăng tỉ trọng cây thực phẩm
và cây ăn quả
Trong khu vực II: chú trọng phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm dựa
vào thế mạnh về tài nguyên và lao động

Trong khu vực III: phát triển du lịch, dịch vụ tài chính, ngân hàng, giáo dục đào tạo,…



×