Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Vùng đông nam bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.73 KB, 3 trang )

VÙNG ĐÔNG NAM BỘ
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VÙNG ĐÔNG NAM BỘ
1. Khái quát
Diện tích: 23,6 nghìn km2
Dân số: 12 triệu người (2006)
Gồm 6 tỉnh, thành phố: Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Phước, Bình Dương,
Bà Rịa – Vũng Tàu và Tp. Hồ Chí Minh
Diện tích nhỏ, dân số trung bình nhưng dẫn đầu cả nước về GDP, giá trị sản lượng
công nghiệp và giá trị hàng xuất khẩu
Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu là vấn đề kinh tế tiêu biểu của vùng.
Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu là việc nâng cao hiệu quả khai thác lãnh thổ
trên cơ sở đẩy mạnh vốn đầu tư, khoa học công nghệ, nhằm khai thác tốt nhất
các nguồn lực tự nhiên và kinh tế xã hội, đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng
kinh tế cao, đồng thời giải quyết tốt các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường.
Vị trí địa lí: Giáp duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đồng bằng sông
Cửu Long, biển Đông và Campuchia  có vị trí thuận lợi trong giao lưu phát triển
kinh tế trong và ngoài nước, kinh tế biển

2. Điều kiện tự nhiên
Đất đai:
Đất đỏ badan màu mỡ (40%)
Đất xám trên phù sa cổ
 trồng cây công nghiệp lâu năm
Khí hậu:
Cận xích đạo, nóng quanh năm
Mùa mưa từ tháng 5 – 10, mưa nhiều trên 1600mm/năm
Sông, hồ:
Sông Đồng Nai cung cấp nước cho sinh hoạt, thuỷ điện
Hồ Dầu Tiếng cung cấp nước tưới, nước sinh hoạt
Rừng:
Diện tích rừng không nhiều


Có vườn quốc gia Cát Tiên, khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ với nhiều động,
thực vật quý


3. Điều kiện kinh tế - xã hội
Đông Nam Bộ là địa bàn có sự tích tụ lớn về vốn, khoa học - kĩ thuật
Có Tp. Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp lớn nhất nước, là đầu mối giao thông
vận tải
Là khu vực tập trung lao động dồi dào, có trình độ kĩ thuật cao
Cơ sở hạ tầng tốt, thu hút được đầu tư nước ngoài

II. KHAI THÁC LÃNH THỔ THEO CHIỀU SÂU
1. Trong công nghiệp
Đông Nam Bộ có tỉ trọng công nghiệp cao nhất nước
Các ngành công nghệ cao như: luyện kim, cơ khí, điện tử, hoá chất, vi tính,...
Có ngành năng lượng phát triển:
Thuỷ điện có: Trị An trên sông Đồng Nai (400MW), Thác Mơ, Cần Đơn trên
sông Bé
Nhiệt điện: Phú Mỹ, Bà Rịa và Thủ Đức
Đường dây cao áp 500 KV Hoà Bình – Phú Lâm (Tp. Hồ Chí Minh) giúp bảo đảm
nhu cầu năng lượng cho vùng
Sự phát triển công nghiệp đã thu hút đầu tư nước ngoài, tuy nhiên cần lưu ý về
môi trường để không làm tổn hại tài nguyên du lịch của vùng

2. Trong dịch vụ
Dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế vùng
Việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng giúp dịch vụ ngày càng phát triển đa dạng với nhiều
ngành mới như: ngân hàng, thông tin, hàng hải, du lịch, bảo hiểm, thương mại,...
Đông Nam Bộ dẫn đầu cả nước về tăng trưởng và phát triển có hiệu quả các ngành
dịch vụ


3. Trong nông – lâm – ngư nghiệp
Thuỷ lợi có ý nghĩa hàng đầu
Hồ Dầu Tiếng (Tây Ninh) lớn nhất, rộng 270 km2 chứa 1,5 tỉ m3 nước, tưới tiêu
cho 170.000 ha đất ở Tây Ninh, Củ Chi
Dự án thuỷ lợi Phước Hoà (Bình Dương – Bình Phước) sẽ cung cấp nước sạch cho
sinh hoạt và sản xuất của vùng
Việc giải quyết nước tưới cho các vùng khô hạn và tiêu nước ở các vùng
thấp dọc sông Đồng Nai, La Ngà sẽ làm tăng diện tích đất trồng và tăng
hệ số sử dụng đất, qua đó bảo đảm tốt về lương thực – thực phẩm cho vùng
Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp cao nhất nước
Việc thay đổi cơ cấu cây trồng với giống cao su mới năng suất cao, làm sản lượng
cao su tăng nhanh


Vùng cũng sản xuất cà phê, hồ tiêu, mía,... ngoài cao su vùng còn dẫn đầu
cả nứớc về mía, đậu tương
Cần bảo vệ vốn rừng để giữ mực nước ngầm, nước các hồ chứa và bảo vệ nguồn
gen quý của động thực vật, các vườn quốc gia cũng cần được bảo vệ nghiêm ngặt

4. Khai thác tổng hợp kinh tế biển
Có thuận lợi phát triển tổng hợp kinh tế biển: khai thác tài nguyên sinh vật biển,
khai thác khoáng sản vùng thềm lục địa, du lịch biển và giao thông vận tải biển
Việc khai thác dầu khí với quy mô lớn đã tác động mạnh đến sự phát triển vùng
nhất là tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Vũng Tàu là nơi nghỉ mát lý tưởng và cũng là cơ sở dịch vụ lớn về khai thác
dầu khí.
Việc phát triển công nghiệp lọc hoá dầu và các ngành dịch vụ khai thác dầu khí,
thúc đẩy sự thay đổi mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế và sự phân hoá lãnh thổ của
vùng.

Cần chú ý đến vấn đề ô nhiễm môi trường trong quá trình khai thác, vận chuyển
và chế biến dầu mỏ.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×