Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG PHÍA BẮC ĐÔ THỊ VĨNH PHÚC, TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.91 MB, 67 trang )

SỞ XÂY DỰNG VĨNH PHÚC
VIỆN QUY HOẠCH XÂY DỰNG
Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc, Tel: 0211.3842179 - Fax: 0211.3720217

THUYẾT MINH
QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG PHÍA BẮC ĐÔ THỊ VĨNH PHÚC,
TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

VĨNH PHÚC, THÁNG 06 NĂM 2014


Quy hoạch xây dựng vùng phía Bắc đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

THUYẾT MINH
QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG PHÍA BẮC ĐÔ THỊ VĨNH PHÚC,
TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN:
CHỦ NHIỆM ĐỒ ÁN:
QUẢN LÝ KỸ THUẬT:
CHỦ TRÌ:
THAM GIA THỰC HIỆN:

KS. PHẠM HỒNG SINH - VIỆN TRƯỞNG
PGS.TS.KTS. TRẦN TRỌNG HANH
KTS. ĐÀM TỐ VĂN
KTS. NGUYỄN VĂN HÒA
KS. NGUYỄN TIẾN THÀNH
KTS. VŨ THỊ VĨNH


KS PHÙNG QUANG ĐỨC
KS LÊ THU THỦY
KS ĐỖ TRUNG KIÊN
KS NGUYỄN THÀNH LUÂN
KS NGUYỄN VĂN MẠNH
KS ĐÀO NGUYÊN ANH
KS NGÔ THU HIỀN
KS CAO VĂN DŨNG

Mục lục
I. PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................6
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Quy hoạch xây dựng vùng phía Bắc đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------1.1. Lý do và sự cần thiết lập quy hoạch .....................................................................6
1.2. Quan điểm, mục tiêu ..............................................................................................6
1.2.1. Quan điểm .............................................................................................................6
1.2.2. Mục tiêu ................................................................................................................7
1.3. Các căn cứ lập quy hoạch ......................................................................................7
1.3.1. Các cơ sở pháp lý: .................................................................................................7
1.3.2. Các nguồn tài liệu, số liệu .....................................................................................9
1.3.4. Nhiệm vụ lập quy hoạch ........................................................................................9
1.4. Phạm vi, ranh giới lập quy hoạch .........................................................................9
II: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN VÙNG ...............11
2.1. Các điều kiện tự nhiên..........................................................................................11
2.1.1. Vị trí địa lý ...........................................................................................................11
2.1.2. Địa hình, địa mạo: ...............................................................................................11
2.1.3. Địa chất: ..............................................................................................................12

2.1.4. Thủy văn: .............................................................................................................12
2.1.5. Khí hậu ................................................................................................................13
2.1.6. Cảnh quan............................................................................................................13
2.1.7. Đánh giá các điều kiện tự nhiên ..........................................................................13
2.2. Hiện trạng phát triển vùng. .................................................................................14
2.2.1. Kinh tế - xã hội: ...................................................................................................14
2.2.2. Dân số và lao động ..............................................................................................15
2.2.3. Hệ thống các đô thị và điểm dân cư nông thôn ...................................................17
2.2.4. Sử dụng đất đai ....................................................................................................18
2.2.5. Cơ sở hạ tầng xã hội ............................................................................................18
2.2.6. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật .........................................................................................19
2.3. Rà soát, cập nhật và đánh giá các quy hoạch, dự án có liên quan. ..................22
2.3.1. Cập nhật QH các ngành, lĩnh vực cấp cao hơn : ................................................22
2.3.2. Đồ án, dự án xây dựng lớn trong vùng phía Bắc: ...............................................23
2.4. Đánh giá tổng hợp các điều kiện và nguồn lực phát triển vùng ......................24
2.4.1. Đánh giá tổng hợp đất đai: .................................................................................24
2.4.2. Đánh giá ma trận SWOT .....................................................................................25
2.4.3. Những vấn đề trọng tâm cần tập trung giải quyết...............................................25
III: CÁC TIỀN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÙNG................................................................26
3.1. Tầm nhìn và mục tiêu phát triển đến năm 2030 . ..............................................26
3.2. Tính chất: ..............................................................................................................26
3.3. Các dự báo phát triển vùng đến năm 2030 .......................................................26
3.3.1. Kinh tế - xã hội: ...................................................................................................26
3.3.2. Dân số và lao động ..............................................................................................26
3.3.3. Đô thị hóa ............................................................................................................28
3.3.4. Nhu cầu sử dụng đất đai ......................................................................................29
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Quy hoạch xây dựng vùng phía Bắc đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc


-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------IV: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN ĐẾN NĂM 2030 ...................29
4.1. Cơ cấu quy hoạch vùng: .......................................................................................29
4.1.1 Nguyên tắc chung: ................................................................................................30
4.1.2. Các phương án cơ cấu: .......................................................................................30
4.2. Phân vùng kinh tế phát triển và định hướng tổ chức không gian: ..................32
4.2.1. Phân vùng kinh tế phát triển: ..............................................................................32
4.2.2. Định hướng phát triển không gian: .....................................................................33
4.3. Định hướng phân bố và phát triển các ngành và lĩnh vực chủ yếu .................35
4.3.1. Công nghiệp: .......................................................................................................35
4.3.2. Các khu du lịch và nghỉ dưỡng ............................................................................35
4.3.3. Các vùng bảo tồn thiên nhiên:.............................................................................36
4.3.4. Các vùng an ninh, quốc phòng và các vị trí chiến lược. .....................................37
4.3.5. Các vùng sản xuất nông, lâm nghiệp, dịch vụ. ....................................................37
4.3.6. Hệ thống các đô thị ..............................................................................................38
4.3.7. Hệ thống các điểm dân cư nông thôn:.................................................................39
4.4. Định hướng quy hoạch sử dụng đất: ..................................................................40
4.4.1. Tổng hợp cân bằng sử dụng đất toàn vùng: ........................................................41
4.4.2. Tổng mặt bằng quy hoạch sử dụng đất tiểu vùng Trung tâm: ............................42
4.4.3. Tổng mặt bằng quy hoạch sử dụng đất tiểu vùng phía Tây Bắc .........................43
4.4.4. Tổng mặt bằng quy hoạch sử dụng đất tiểu vùng phía Đông Nam. ....................44
4.5. Định hướng tổ chức không gian - kiến trúc cảnh quan: ...................................45
4.5.1. Phân vùng kiến trúc cảnh quan ...........................................................................45
4.5.2. Bố cục không gian, kiến trúc và cảnh quan: .......................................................46
4.5.3. Thiết kế kiến trúc cảnh quan ...............................................................................47
5.1. Nhà ở:.....................................................................................................................47
5.2. Hệ thống các trung tâm dịch vụ tổng hợp. ...........................................................48
5.3. Hệ thống các công trình phục vụ liên điểm dân cư: ............................................48
5.3.1. Y tế: ......................................................................................................................48
5.3.2. Các cơ sở giáo dục và đào tạo ............................................................................48

5.3.3. Trung tâm Thương mại: ......................................................................................48
5.3.4. Trung tâm Văn hóa: .............................................................................................48
5.3.5. Cây xanh - TDTT .................................................................................................49
VI: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HTKT ĐẾN NĂM 2030 ....................49
6.1. Định hướng phát triển hệ thống giao thông:......................................................49
6.1.1. Quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông đường bộ đến năm 2030 ...............49
6.1.2. Quy hoạch hệ thống giao thông đường thủy .......................................................49
6.1.3. Quy hoạch hệ thống giao thông công cộng .........................................................49
6.1.4. Quy hoạch hệ thống bến xe, bãi đỗ .....................................................................50
6.1.5. Khái toán kinh phí ...............................................................................................50
6.2. Chuẩn bị kỹ thuật đất đai và thuỷ lợi .................................................................50
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Quy hoạch xây dựng vùng phía Bắc đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------6.2.1. Quy hoạch chiều cao ...........................................................................................50
6.2.2.Định hướng quy hoạch hệ thống thoát nước mặt. ................................................51
6.2.3.Quy hoạch thủy lợi. ..............................................................................................51
6.2.4. Khái toán kinh phí ...............................................................................................51
6.3. Định hướng quy hoạch hệ thống cấp nước ........................................................52
6.3.1. Nguồn nước: ........................................................................................................52
6.3.2. Nhu cầu cấp nước:...............................................................................................52
6.3.3. Các giải pháp cấp nước: .....................................................................................52
6.3.4. Các biện pháp bảo vệ nguồn nước và các công trình cấp nước: ........................52
6.4. Định hướng phát triển hệ thống cấp điện: .........................................................53
6.4.1. Chỉ tiêu cấp điện ..................................................................................................53
6.4.2. Nguồn điện ...........................................................................................................53
6.4.3. Lưới điện và trạm biến áp phân phối ..................................................................53
6.4.4. Khái toán kinh phí ...............................................................................................54

6.5. Định hướng quy hoạch hệ thống thoát nước thải ..............................................54
6.5.1. Chỉ tiêu tính toán: ................................................................................................54
6.5.2. Quy hoạch nước thải các khu du lịch, đô thị. ......................................................54
6.5.3. Quy hoạch thoát nước thải khu vực nông thôn. ..................................................54
6.5.4. Nước thải công nghiệp: .......................................................................................55
6.5.5. Thu gom, xử lý nước thải y tế: .............................................................................55
6.5.6. Quản lý chất thải rắn (CTR) đến năm 2030: .......................................................55
6.5.7. Quy hoạch thu gom và phân loại CTR đến năm 2030: .......................................55
6.5.8. Quy hoạch các điểm thu gom và xử lý rác thải. ..................................................55
6.5.9. Khái toán kinh phí ...............................................................................................55
VII: ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC ...................................................56
7.1. Các vấn đề và mục tiêu môi trường quan trọng liên quan đến đồ án. ............56
7.6. Các giải pháp kỹ thuật nhằm giảm thiếu tác động đến môi trường ................57
VIII: TỔ CHỨC THỰC HIỆN: ................................................................................59
8.1. Các Chương trình, dự án thực hiện quy hoạch. ................................................59
8.2. Các dự án ưu tiên ..................................................................................................60
8.3. Các giải pháp về nguồn lực ..................................................................................60
8.4. Các biện pháp tổ chức thực hiện .........................................................................61
IX: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................61
X. PHỤ LỤC ................................................................................................................63
10.1. Phụ lục 1: Danh mục các tài liệu tham khảo ...................................................63
10.2. Phụ lục 2: Các Văn bản liên quan .....................................................................63
10.3. Phụ lục 3: Danh mục các bản vẽ A3 thu nhỏ ...................................................63

THUYẾT MINH TỔNG HỢP
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Quy hoạch xây dựng vùng phía Bắc đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc


-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG PHÍA BẮC ĐÔ THỊ VĨNH PHÚC, TỈNH
VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do và sự cần thiết lập quy hoạch
1- Thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 03/12/2012 của Ban chấp hành
Đảng bộ Tỉnh khúa XV về xây dựng, phát triển và quản lý đô thị Vĩnh Phúc đến năm
2020, định hướng đến năm 2030;
2- Cụ thể hóa QHXD vùng tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm
2050 đó được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2358/QĐ-UBND ngày
20/09/2012, trong đó đó xác định vùng phía Bắc là một trong bốn vùng kinh tế - lãnh
thổ của tỉnh Vĩnh Phúc gồm: Vùng kinh tế đô thị Vĩnh Phúc; Vùng kinh tế lâm nghiệp
- sinh thái - du lịch - dịch vụ phía Bắc; vùng kinh tế nông nghiệp - tiểu thủ công
nghiệp - thương mại phía Nam và vùng kinh tế công - nông nghiệp - dịch vụ phía Tây;
3- Làm cơ sở để thực hiện lộ trình đầu tư xây dựng và phát triển đô thị theo
Chương trình tổng thể xây dựng và phát triển đô thị tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030,
tầm nhìn đến năm 2050 đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt và ban hành tại
Quyết định số 108/QĐ-UBND ngày 15/01/2013 và tiếp tục thực hiện Chương trình
xây dựng nông thôn mới đó được UBND tỉnh Vĩnh Phúc ban hành tại Quyết định số
19/2011/QĐ-UBND ngày 20/04/2011;
4- Vùng kinh tế - lãnh thổ phía Bắc là một vùng có vị trí đặc biệt quan trọng đối
với việc phát triển bền vững đối với tỉnh Vĩnh Phúc, với chức năng và vai trò là: Vùng
kinh tế lâm nghiệp - sinh thái - du lịch - dịch vụ của Tỉnh. Việc lập quy hoạch xây
dựng vùng này là nhằm khai thác tiềm năng và lợi thế của vùng trong mối quan hệ
chung với các bộ phận lãnh thổ của tỉnh Vĩnh Phúc, làm cơ sở để thu hút đầu tư, quản
lý xây dựng theo quy hoạch và bảo vệ mụi trường; từng bước nâng cao đời sống vật
chất và tinh thần của nhân dân, giảm thiểu sự phát triển chênh lệch giữa các vùng.
5- Căn cứ Luật Xây dựng năm 2003 và Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày
24/01/2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng là phù hợp và cần thiết.
1.2. Quan điểm, mục tiêu
1.2.1. Quan điểm

1- Quy hoạch xây dựng vùng phía Bắc phải tuân thủ các chủ trương, đường lối và
chính sách của Đảng và Nhà nước; chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh Vĩnh
Phúc; phù hợp với Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm
nhìn đến năm 2050; Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH tỉnh Vĩnh Phúc đến năm
2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
2- Xây dựng và phát triển vùng trở thành một vùng kinh tế tổng có tiềm năng
phát triển lâm nghiệp, sinh thái, du lịch, dịch vụ và cửa ngõ giao thong phía Bắc của
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Quy hoạch xây dựng vùng phía Bắc đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------tỉnh Vĩnh Phúc, có vị trí quan trọng về du lịch, bảo vệ môi trường và an ninh quốc
phòng đối với tỉnh Vĩnh Phúc và Vùng thủ đô Hà Nội.
3- Phát triển bền vững trên cơ sở củng cố cơ sở kinh tế - kỹ thuật vững chắc,
nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư và bảo vệ môi trường thiên nhiên, giữ
gìn cân bằng sinh thái;
4- Gắn kết vùng với các vùng khác của Tỉnh, đặc biệt là đô thị Vĩnh Phúc và các
địa phương khác trong vùng Thủ đô, vùng Kinh tế trọng điểm Bắc bộ;
5- Đảm bảo tính khoa học, tính khả thi và tính hiệu quả trong việc tổ chức thực
hiện và quản lý xây dựng theo quy hoạch.
1.2.2. Mục tiêu
1- Cụ thể hoá Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm
nhìn đến năm 2050; Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH tỉnh Vĩnh Phúc đến năm
2020 và tầm nhìn đến năm 2030 và Chương trình tổng thể xây dựng và phát triển đô
thị tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
2- Quy hoạch xây dựng vùng trở thành một trong bốn trung tâm kinh tế của Tỉnh,
làm cơ sở để tổ chức hợp lý hệ thống đô thị và điểm dân cư nông thôn, phát triển cơ
sở hạ tầng liên điểm dân cư, gắn liền với việc bảo vệ môi trường và giữ gìn cân bằng
sinh thái trên địa bàn Tỉnh;

3- Xác lập cơ sở để thu hút đầu tư và quản lý xây dựng theo quy hoạch
1.3. Các căn cứ lập quy hoạch
1.3.1. Các cơ sở pháp lý:
- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 của Quốc hội;
- Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 của Quốc hội;
- Luật Đất đai năm số 13/2003/QH11 của Quốc hội;
- Luật Du lịch số 44/2005/QH11 ngày 14/06/2005 của Quốc hội;
- Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội;
- Luật Bảo vệ và phát triển rừng số 29/2004/QH11 ngày 03/12/2004 của Quốc
hội;
- Luật Di sản văn hóa số 28/2001/QH11 ngày 29/06/2001 của Quốc hội;
- Nghị định số 08/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về quy hoạch xây
dựng;
- Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/04/2010 của Chính phủ về lập thẩm
định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;
- Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 28/03/2013 của Chính phủ về quy hoạch sử
dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) tỉnh Vĩnh
Phúc;
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Quy hoạch xây dựng vùng phía Bắc đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Quyết định số 113/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 20/01/2012 về việc
phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020
và tầm nhìn đến năm 2030;
- Thông tư 07/2008/TT-BXD ngày 07/04/2008 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn lập,
thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng;
- Quyết định số 03/2008/QĐ-BXD ngày 31/3/2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng
ban hành quy định nội dung thể hiện bản vẽ, thuyết minh đối với nhiệm vụ và đồ án

quy hoạch xây dựng;
- Quyết định số 21/2005/QĐ-BXD ngày 22/7/2005 của Bộ Xây dựng về việc ban
hành quy định hệ thống ký hiệu bản vẽ trong các đồ án quy hoạch xây dựng;
- Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 03/12/2012 của Ban chấp hành Đảng bộ khóa
XV về xây dựng, phát triển và quản lý đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2020, định hướng
đến năm 2030;
- Nghị quyết số 82/NQ-HĐND ngày 21/12/2012 của HĐND tỉnh Vĩnh Phúc về
Chương trình xây dựng nghị quyết HĐND tỉnh năm 2013;
- Văn bản số 39-CTr/TU ngày 04/01/2013 của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc về Chương
trình công tác của Ban Thường vụ Tỉnh ủy năm 2013;
- Quyết định số 763/QĐ-UBND ngày 29/03/2011 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc Về
việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Tam Đảo đến năm
2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 4003/QĐ-UBND ngày 30/12/2010 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc
Về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Tam Dương
đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 4108/QĐ-UBND ngày 31/12/2010 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc
Về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Bình Xuyên
đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 4004/QĐ-UBND ngày 30/12/2010 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc
Về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thị xã Phúc Yên đến
năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 890/QĐ-UBND ngày 12/4/2013 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về
việc phân bổ chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 cho các
huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn Tỉnh;
- Quyết định số 2358/QĐ-UBND ngày 20/09/2012 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về
việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn
đến năm 2050;
- Quyết định số 108/QĐ-UBND ngày 15/01/2013 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về
việc phê duyệt Chương trình tổng thể xây dựng và phát triển đô thị Vĩnh Phúc đến

năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Quy hoạch xây dựng vùng phía Bắc đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Văn bản số 1661/UBND-CN1 ngày 05/04/2013 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về
việc đồng ý chủ trương giao Sở Xây dựng làm chủ đầu tư tổ chức lập quy hoạch xây
dựng các vùng kinh tế - lãnh thổ trên địa bàn tỉnh theo quy hoạch xây dựng vùng tỉnh
Vĩnh Phúc giai đoạn 2012 - 2015 trong năm 2013.
- Quyết định số 1203/QĐ-UBND ngày 15/5/2013 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc v/v
Phê duyệt nhiệm vụ, dự toán kinh phí lập QHXD vùng phía Bắc đô thị Vĩnh Phúc theo
QHXD vùng tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
- Thông báo số 1387-TB/TU ngày 8/5/2014 về kết luận của Ban thường vụ Tỉnh
uỷ tỉnh Vĩnh Phúc;
- Thông báo số 34/TB-UBND ngày 14/3/2014 về Kết luận của Chủ tịch UBND
tỉnh Vĩnh Phúc;
- Thông báo số 258/TB-SXD ngày 19/02/2014 về kết luận của Giám đốc Sở Xây
dựng Vĩnh Phúc.
1.3.2. Các nguồn tài liệu, số liệu
- Các nguồn tài liệu, số liệu kinh tế- xã hội tỉnh Vĩnh Phúc từ Cổng thông tin điện
tử tỉnh Vĩnh Phúc, Cục thống kê tỉnh Vĩnh Phúc;
- Các thông tin về quy hoạch xây dựng, do chủ đầu tư và các ngành chức năng
liên quan cung cấp;
- Cơ sở thiết kế quy hoạch theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam hiện
hành và các văn bản quy định liên quan.
- Hồ sơ đồ án quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm
nhìn đến năm 2050;
- Các đồ án, dự án đầu tư xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
- Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc các năm 2009 đến 2013.

1.3.3. Các cơ sở bản đồ:
- Bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Phúc ban hành năm 2009;
- Bản đồ hiện trạng địa hình tỷ lệ 1/5000 tỉnh Vĩnh Phúc do Sở Tài nguyên và
Môi trường cung cấp.
1.3.4. Nhiệm vụ lập quy hoạch
Đồ án Quy hoạch xây dựng vùng phía Bắc đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc đến
năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 được lập trên cơ sở Nhiệm vụ Quy hoạch xây
dựng vùng phía Bắc đô thị Vĩnh Phúc theo Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Vĩnh Phúc
đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt tại Quyết định số 1203/QĐUBND ngày 15/5/2013 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc.
1.4. Phạm vi, ranh giới lập quy hoạch
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Quy hoạch xây dựng vùng phía Bắc đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch khoảng 357,59km2 chiếm 29,67% diện tích
đất tự nhiên toàn tỉnh. Thuộc 03 đơn vị hành chính cấp huyện và 01 đơn vị hành chính
cấp thị xã bao gồm:
+ Toàn bộ diện tích huyện Tam Đảo (09/09 đơn vị hành chính: T.T Hợp Châu,
T.T Tam Đảo, xã Minh Quang, xã Hồ Sơn, xã Tam Quan, xã Đại Đình, xã Bồ Lý, xã
Yên Dương, xã Đạo Trù; diện tích: 235,88 km2);
+ Một phần diện tích huyện Bình Xuyên (02/13 đơn vị hành chính: T.T Gia
Khánh, xã Trung Mỹ; diện tích: 47,28 km2).
+ Một phần diện tích huyện Tam Dương (01/13 đơn vị hành chính: xã Kim Long;
diện tích: 2,35 km2).
+ Một phần diện tích của thị xã Phúc Yên (02 /10 đơn vị hành chính: phường
Đồng Xuân, xã Ngọc Thanh; diện tích: 72,08 km2);
Bảng thống kê diện tích phạm vi lập quy hoạch theo các đơn vị hành chính
Stt


Huyện, thị xã

Xã, phường, thị trấn

Huyện Tam Đảo

23.588
Xã Đại Đình

1

Huyện Tam Dương

932

Xã Bồ Lý

935

Xã Hồ Sơn

1.794

TT Hợp Châu

1.013

Xã Đạo Trù

7.456


2.810

Xã Minh Quang

4.978

Xã Kim Long

235
4.728

TT Gia Khánh
Xã Trung Mỹ
T.X Phúc Yên

156
4.572
7.208

Xã Ngọc Thanh

4

215

Xã Tam Quan

Huyện Bình Xuyên
3


3.455

Xã Yên Dương

TT Tam Đảo

2

Diện tích quy hoạch (ha)

Phường Đồng Xuân
Tổng

6.868
340
35.759

- Ranh giới lập quy hoạch
+ Phía Đông Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Quy hoạch xây dựng vùng phía Bắc đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------+ Phía Tây Nam giáp huyện Tam Dương, Lập Thạch.
+ Phía Tây Bắc giáp Tuyên Quang.
+ Phía Đông Nam giáp Hà Nội, Thái Nguyên.

Phạm vi, ranh giới lập quy hoạch


II: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN VÙNG
2.1. Các điều kiện tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lý
- Nằm ở phía Bắc tỉnh Vĩnh Phúc, 21°25'1"vĩ độ Bắc và 105°37'4" kinh độ Đông,
giáp huyện Lập Thạch, Tam Dương và ranh giới đô thị Vĩnh Phúc; giáp với thành phố
Hà Nội, tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Tuyên Quang.
- Trung tâm Vùng cách thành phố Vĩnh Yên ước khoảng 15km theo hướng Đông
Bắc, cách sân bay nội bài khoảng 30km và cách Thủ đô Hà Nội khoảng 60km.
- Về địa lý, huyện Tam Đảo có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các hoạt
động nông, lâm sản, du lịch và dịch vụ. Khu vực quy hoạch thuộc các huyện Tam
Dương, Bình Xuyên và Thị xã Phúc Yên có nhiều thuận lợi để khai thác các tiềm năng
về công nghiệp, thương nghiệp và các dịch vụ tổng hợp.
2.1.2. Địa hình, địa mạo:
Thuộc khu vực vùng núi và trung du của tỉnh. Địa hình vùng tương đối phức tạp,
nhiều sông có tiềm năng phát triển kinh tế đồi rừng, có Vườn Quốc gia Tam Đảo thuộc
dãy núi Tam Đảo với diện tích 14.614ha (trong tổng số diện tích Rừng Quốc gia Tam
Đảo là: 32.887ha). Khu vực trung du và miền núi của vùng có nhiều hồ như hồ Xạ
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Quy hoạch xây dựng vùng phía Bắc đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Hương, hồ Làng hà, hồ Thanh Lanh, hồ Đại Lại v.v.. Các hồ có tiềm năng phát triển
thuỷ lợi, nuôi cá và xây dựng các khu du lịch, cải tạo môi sinh.
Địa hình Vùng lập quy hoạch có những đặc điểm nổi bật như sau:
Vùng Tam Đảo là khu vực miền núi, nằm trên phần chính phía Tây Bắc của dãy
núi Tam Đảo. Địa hình khá phức tạp, đa dạng vì có cả vùng cao và miền núi, vùng gò
đồi và vùng đất bãi ven sông. Vùng miền núi và núi chủ yếu do Vườn Quốc gia Tam
Đảo và Lâm trường Tam Đảo quản lý. Diện tích còn lại bao gồm các vùng núi thấp,

vùng bãi do các xã quản lý và sử dụng.
Khu vực còn lại thuộc vùng trung du tiếp giáp vùng núi cao của tỉnh Vĩnh Phúc.
Địa hình của khu vực này khá đa dạng, chia thành 2 vùng chính: Vùng đồi núi bán sơn
địa gồm: các xã Ngọc Thanh, Trung Mỹ; Vùng đồng bằng gồm: một phần phường
Đồng Xuân, thị trấn Gia Khánh.
2.1.3. Địa chất:
Đặc điểm địa chất vùng phía Bắc tỉnh Vĩnh Phúc mang nhưng nét đặc trưng của
cấu trúc địa chất thuộc vùng Đồng bằng châu thổ sông Hồng, có bề dày trầm tích đệ tứ
chịu ảnh hưởng rõ rệt của cấu trúc mỏng. Tuy nhiên do nằm trong miền kiến tạo Đông
Bắc - Bắc Bộ nên cấu trúc địa chất lãnh thổ nên cấu trúc địa chất mang tính chất đồng
bằng thềm phù sa cổ. Bề dày đệ tứ biến đổi theo quy luật trầm tích rõ rang, có độ dày
tang dần từ 5m – 10m tại các khu vực chân núi từ 20m – 30m và các vùng trũng dọc
theo các con sông, sông Hồng, sông Phan, sông Phó Đáy, sông Cà Lồ.
2.1.4. Thủy văn:
a. Nguồn nước mặt:
- Chủ yếu được cung cấp bởi các sông, suối và ao, hồ. Vùng phía Bắc là nguồn
nước của các con sông lớn trong tỉnh như sông Phó Đáy, sông Phan, sông Cà Lồ.
- Ngoài ra, còn có rất nhiều sông nhỏ khác trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc bắt nguồn
từ Tam Đảo như: Sông Tranh (Tam Dương), Sông Cầu Tôn (Bình Xuyên), Sông Bá
Hanh (Bình Xuyên):
- Khu vực huyện Tam Đảo có các hệ thống hồ chứa nước dung tích lớn phục vụ
cho phát triển sản xuất như: Hồ Xạ Hương dung tích 12,78 triệu m3, hồ Làng Hà dung
tích 2,3 triệu m3, hồ Vĩnh Thành dung tích 2 triệu m3, hồ Bản Long… Nguồn nước từ
các suối của rừng Quốc gia Tam Đảo có chất lượng tốt có thể khai thác phục vụ cho
sản xuất, thậm chí có thể xử lý để cấp nước phục vụ cho sinh hoạt.
- Khu vực thị xã Phúc Yên có một số hồ, đầm chứa nước phục vụ sản xuất nông
nghiệp, kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản và phát triển du lịch: Hồ Đại Lải dung tích
25,4 triệu m3; đầm Láng; đầm Rượu.
- Khu vực xã Trung Mỹ có hồ Thanh Lanh, dung tích 9,89 triệu m3.
b. Nguồn nước ngầm:

Chất lượng nước ngầm ở các giếng khoan của nhân dân khá tốt, nguồn nước
tương đối dồi dào, đảm bảo chất lượng để khai thác nước sinh hoạt phục.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Quy hoạch xây dựng vùng phía Bắc đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------2.1.5. Khí hậu
Thời tiết khu vực được chia thành 2 tiểu vùng rõ rệt: Tiểu vùng miền núi, gồm
toàn bộ vùng núi Tam Đảo thuộc trị trấn Tam Đảo và các xã Minh Quang, Hồ Sơn,
Tam Quan, Đại Đình, Đạo Trù có khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình 180C-190C, độ
ẩm cao; Tiểu vùng khí hậu vùng thấp, bao gồm phần đồng bằng của các xã Minh
Quang, Hồ Sơn, Tam Quan, Đại Đình, Đạo Trù, Ngọc Thanh, Gia Khánh và toàn bộ
diện tích của các xã, các địa phương còn lại mang các đặc điểm khí hậu gió mùa nội
chí tuyến vùng Đông Bắc Bắc Bộ..
2.1.6. Cảnh quan
a. Cảnh quan thiên nhiên
Vùng phía Bắc có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, có thế mạnh trong phát triển
phát triển du lịch và xây dựng các khu nghỉ mát cuối tuần.
- Vùng núi tự nhiên Tam Đảo quanh năm có mây mù bao phủ tạo ra cảnh quan
thiên nhiên nên thơ mộng, huyền bí. Có các công trình tự nhiên và nhân tạo, tạo cảnh
quan đẹp như:
+ Các thác nước, hồ nước và các công trình thuỷ lợi Thác Bạc, Thậm Thình, Hồ
Xạ Hương, Hồ Vĩnh Thành, Hồ Làng Hà, cột phát sóng truyền hình Tam Đảo ở độ cao
trên 1200m, vườn quốc gia Tam Đảo.
+ Khu nghỉ mát Tam Đảo ở độ cao 900 - 950m do người Pháp phát hiện và xây
dựng từ đầu thế kỷ XX.
- Khu vực thuộc Thị xã Phúc Yên cảnh quan đa dạng: có vùng đồi - rừng, vùng
bán sơn địa; có vùng đồng bằng; có núi, có hồ Đại Lảin; ngoài ra còn có các sông,
đầm, hồ như Đầm Rượu, Đầm Láng, sông Cà Lồ.

b. Cảnh quan nhân tạo
- Cảnh quan đô thị: Những dãy nhà mặt phố bám theo cc trục đường chính với
các khu cây xanh, công viên vui chơi giải trí, các khu vực chức năng đô thị phục vụ
cho các khu dân cư tại Thị trấn Hợp Châu, Tam Đảo, Gia Khánh; Các khu đô thị mới,
các khu chức năng đang xây dựng tập trung chủ yếu tại Thị trấn Hợp Châu.
- Cảnh quan nông thôn: Các khu vực làng xóm lâu đời tập trung thành các cụm,
khu dân cư. Các công trình chủ yếu là nhà ở nông thôn kết hợp với vườn ao chuồng
nằm trên những vũng đất bằng phẳng hay các dải đồi thấp.
2.1.7. Đánh giá các điều kiện tự nhiên
a. Những thuận lợi về các đặc điểm tự nhiên đối với phát triển kinh tế xã hội
của vùng:
- Là vùng có điều kiện khí hậu thời tiết đặc thù, có diện tích rừng lớn, cảnh quan
thiên nhiên đẹp, gần các trung tâm chính trị (thủ đô Hà Nội, thành phố Vĩnh Yên, thị
xã Phúc Yên), thị trường có sức mua lớn và tiêu dùng với nhu cầu cao nên vùng phía
Bắc có tiềm năng lợi thế cạnh tranh trong việc phát triển du lịch so với Sa Pa, Bắc Hà
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Quy hoạch xây dựng vùng phía Bắc đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Lào Cai và Mẫu Sơn Lạng Sơn là các địa phương có các điều kiện khí hậu, thời tiết và
cơ sở dịch vụ du lịch tương đồng.
- Khu vực Tam Đảo là vùng đất Phật phát tích, với di tích Tây Thiên thờ Phật có
nguồn gốc từ Ấn Độ, Trúc Lâm Thiền Viện mới được xây dựng.
- Có hệ thống hồ với lưu vực rộng, rừng với độ che phủ cao, diện tích lớn sẽ xây
dựng và quy hoạch thành khu du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm kết hợp với du lịch
cộng đồng tại các làng nghề ở các xã trong khu vực tạo điều kiện cho du lịch trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn quan trọng của vùng.
- Có huyện Tam Đảo là huyện mới tái lập, quĩ đất phát triển còn nhiều nên có
điều kiện xây dựng và phát triển kinh tế xã hội bài bản ngay từ ban đầu. Quy hoạch

tổng thể, các ngành, lĩnh vực và triển khai các quy hoạch có nhiều thuận lợi.
b. Những khó khăn về các điều kiện tự nhiên đối với phát triển kinh tế xã hội
của vùng:
- Hình thành từ một số xã, thị trấn của 4 huyện (Tam Đảo, Tam Dương, Bình
Xuyên và thị xã Phúc Yên) vì vậy, nếp sinh hoạt, tư duy không đồng nhất, tâm lý
vùng, miền đã ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, xã hội.
- Địa hình phức tạp, chia cắt của bộ phận lãnh thổ thuộc miền núi của vùng ảnh
hưởng đến xây dựng các hệ thống hạ tầng và phát triển kinh tế.
2.2. Hiện trạng phát triển vùng.
2.2.1. Kinh tế - xã hội:
Số liệu 04 huyện thị: Tam Đảo, Bình Xuyên, Tam Dương và Thị xã Phúc Yên.
Bảng tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của vùng phía Bắc
Stt

Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu

I

2011

2012

2013

Giá trị sản xuất (tỷ đồng) (giá thực tế)

1.969,83

2.013,76


2.238,589

1

N-L-TS

1.093,15

1.033,577

1.001,208

2

CN-TTCN-XDCB

386,09

412,847

502,735

3

DL-DV-TM

490,52

567,336


724,646

II

Cơ cấu kinh tế % (giá thực tế)

100%

100%

100%

1

N-L-TS

55,5%

51,33%

44,93%

2

CN-TTCN-XDCB

17,23%

20,5%


22,56%

3

DL-DV-TM

27,27%

28,17%

32,52%

III

Tăng trưởng bình quân năm (%)

15,24%

12,42%

13,82%

IV

Thu nhập bình quân đầu người (triệu đồng)

27,28

27,39


32,38

(Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH các huyện Tam Đảo,
Tam Dương, huyện Bình Xuyên, TX Phúc Yên qua các năm)
Bảng so sánh các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu vùng phía Tây với mức trung bình cả tỉnh
Stt

Các chỉ tiêu so sánh năm 2013

Vùng phía Bắc

Tỉnh Vĩnh Phúc

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Quy hoạch xây dựng vùng phía Bắc đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------I
1

Cơ cấu kinh tế (%)
Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản

44,93%

100,00
5,90%

2


Công nghiệp và Xây dựng

22,56%

83,53%

3

Dịch vụ

32,52%

10,57%

II

Tăng trưởng bình quân năm (%)

13,82%

2,29

III

Thu nhập bình quân đầu người (triệu đồng)

32,38

51,40


100,00

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc; báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát
triển KT-XH Tam Đảo, Tam Dương, huyện Bình Xuyên, TX Phúc Yên)

2.2.2. Dân số và lao động
1. Dân số:
- Tổng dân số 100.091 người, mật độ dân số trung bình 280 người/km2.
Bảng thống kê tổng hợp dân số và mật độ dân số vùng phía Bắc
Stt

Tên huyện

Tên xã, phường

Huyện Tam Đảo

Xã Đại Đình

9.475

Xã Yên Dương

5.858

Xã Bồ Lý

6.115


Xã Hồ Sơn

6.608

TT Hợp Châu

8.149

Xã Đạo Trù

1
2
3
4

Huyện Tam Dương
Huyện Bình Xuyên

687

Xã tam Quan

12.803

Xã Minh Quang

11.176

Xã Kim Long


0

TT Gia Khánh

1.516

Xã Trung Mỹ

6.443

Phường Đồng Xuân

Tổng

Tổng dân số
(Người)

Mật độ dân số
(người/km2)

75.014

318

0

0

7.412


157

17.665

245

14.141

TT Tam Đảo

Xã Ngọc Thanh

T.X Phúc Yên

Dân số
(Người)

11.747
5.373

280

100.091

(Nguồn: Phòng Thống kê các địa phương- Tài liệu phục vụ Quy hoạch)

- Mật độ dân số: Mật độ dân số cao nhất 318 người/km2 tại khu vực huyện Tam
Đảo, trung bình 245 người/km2 tại Thị xã Phúc Yên và thấp nhất: 157 người /km2 tại
huyện Bình Xuyên, khu vực thuộc huyện Tam Dương không có dân cư sinh sống,
- Biến động dân số:

Bảng thống kê sự biến động dân số vùng phía Bắc
Stt

Đơn vị hành chính

Tỷ lệ sinh (%)

Tỷ lệ chết (%)

Tỷ lệ tăng tự nhiên (%)

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Quy hoạch xây dựng vùng phía Bắc đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------1

Tam Đảo

2,66

0,41

2,25

2

Phúc yên


22,4

3,7

18,7

3

Bình Xuyên

4

Tam Dương

3,04

0,56

2,48

5

Vùng phía Bắc

7,03

1,17

5,86


6

Tỉnh Vĩnh Phúc

1,9

0,73

1,17

1,6

(Nguồn: Niên giám thống kê các địa phương)

- Tỷ lệ tăng tự nhiên trung bình Vùng phía Bắc là 5,86% cao hơn mức trung bình
cả tỉnh là 1,17%.
- Tỷ lệ giới tính: Nam 49.11 người, chiếm 48,16%; nữ 50.944 người, chiếm
50,89%.
- Dân số đô thị 15.725 người, chiếm 15,71% tổng dân số; dân số nông thôn
84.366 người, chiếm 84,29%.
Bảng thống kê hiện trạng dân số đô thị và nông thôn trong phạm vi lập QH
Stt

1

Tên huyện

Huyện Tam Đảo

Tên xã


Dân số Đô thị
(Người)

Xã Đại Đình

9.475

Xã Yên Dương

5.858

Xã Bồ Lý

6.115

Xã Hồ Sơn

6.608

TT Hợp Châu

8.149

Xã Đạo Trù
TT Tam Đảo

2

Huyện Tam Dương


3

Huyện Bình Xuyên

4

T.X Phúc Yên
Tổng

Dân số Nông
thôn (Người)

14.141
687

Xã Tam Quan

12.803

Xã Minh Quang

11.176

Xã Kim Long
TT Gia Khánh

0
1.516


Xã Trung Mỹ

6.443

Xã Ngọc Thanh
Phường Đồng Xuân

11.747
5.373
15.725

84.366

(Nguồn: Niên giám thống kê các địa phương)

2. Lao động:
- Số người trong độ tuổi lao động: 57.051 người, chiếm 57% tổng dân số
- Tổng số lao động: 54.720 người, chiếm 55% tổng dân số, thấp hơn so với trung
bình cả tỉnh là 61%.
Bảng thống kê số lao động trong các ngành kinh tế
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Quy hoạch xây dựng vùng phía Bắc đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Stt

Nông, lâm

nghiệp và thuỷ
sản (người)

Đơn vị hành chính

Công nghiệp và
XD (người)

Dịch vụ (người)

22.491

9.150

11.116

1

Tam Đảo

2

Tam Dương

0

0

0


3

Bình Xuyên

2.222

904

1.098

4

Phúc Yên

5.296

2.155

2.618

30.010

12.209

14.832

Vùng phía Bắc

Tổng
(người)


57.051

Bảng thống kê chất lượng nguồn lao động
Stt
1

Chất lượng nguồn lao động
Lao động chưa qua đào tạo

Số lao động (người)
48.493

Tỷ lệ %
85,00

2

Công nhân kỹ thuật

4.907

8,60

3

Trình độ trung cấp

1.940


3,40

4

Cao đẳng,đại học trở lên

1.711

3,00

57.051

100,00

Tổng

2.2.3. Hệ thống các đô thị và điểm dân cư nông thôn
1. Hệ thống các đô thị thuộc vùng phía Bắc đô thị Vĩnh Phúc tính đến năm 2013
Gồm 03 đô thị loại V, 01 đô thị loại IV, tổng dân số đô thị 15.725 người.
Bảng thống kê hệ thống đô thị
Stt

Tên đô thị

Năm
thành
lập

Dân số
(người)


Loại đô
thị

Cấp quản lý hành
chính

Tính chất

Đơn vị trực
thuộc

Diện
tích
(ha)

1

Thị trấn Tam
Đảo

1978

687

V

Đô thị thuộc huyện
(cấp xã)


Du lịch, nghỉ
dưỡng

Huyện Tam
Đảo

215

2

Thị trấn Hợp
Châu

2008

8.149

V

Đô thị thuộc huyện
(cấp xã)

Tổng hợp,
huyện lỵ

Huyện Tam
Đảo

1.013


3

Một phần Thị
trấn Gia Khánh

2007

1.516

V

Đô thị thuộc huyện
(cấp xã)

Tổng hợp,
huyện lỵ

Huyện Bình
Xuyên

156

4

Một phần
phường Đồng
Xuân

2003


5.373

IV

Đô thị thuộc huyện
(cấp xã)

Dịch vụ,
thương mại

Thị xã Phúc
Yên

340

Tổng

15.725

1.724

2. Hệ thống các điểm dân cư nông thôn
Toàn vùng phía Bắc có 10 xã. Gồm: 07/07 xã của huyện Tam Đảo, 01/12 xã của
huyện Tam Dương, 01/10 xã của huyện Bình Xuyên, 01/04 xã của Thị xã Phúc Yên,
tổng dân số nông thôn 84.366 người.
Bảng thống kê hệ thống các điểm dân cư nông thôn
Stt

Huyện


Gồm các xã

Tổng số xã

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Dân số


Quy hoạch xây dựng vùng phía Bắc đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------1

Huyện Tam Đảo

Đại Đình, Tam Quan, Hồ Sơn, Yên Dương, Bồ Lý,
Minh Quang, Đạo Trù,

7

66.176

2

Huyện Tam Dương

Kim Long

1


0

3

Huyện Bình Xuyên

Trung Mỹ

1

6443

Thị xã Phúc Yên

Ngọc Thanh

1

11747

10

84.366

Tổng

2.2.4. Sử dụng đất đai
Theo số liệu kiểm kê năm 2013, tổng diện tích tự nhiên của vùng quy hoạch là
35.759,0ha bao gồm:
- Đất nông nghiệp có diện tích 28.699,17ha (chiếm 80,26%)

- Đất phi nông nghiệp có diện tích 6.957ha (chiếm 19,46%)
- Đất chưa sử dụng có diện tích 102,34ha (chiếm 0,28%)
Khu vực Vùng phía Bắc tập trung một diện tích lớn đất an ninh, quốc phòng
(khoảng 1.500ha) và rất nhiều các điểm cao quân sự có ý nghĩa chiến lược của tỉnh.
2.2.5. Cơ sở hạ tầng xã hội
1. Nhà ở:
- Diện tích nhà ở phân bố không đồng đều ở các khu vực đô thị và nông thôn:
+ Khu vực đô thị diện tích bình quân là 22 m2/người;
+ Khu vực nông thôn là 17,1 m2/người.
- Chất lượng nhà ở giữa đô thị và nông thôn còn có khoảng cách lớn và chất
lượng giữa các đô thị trong khu vực cũng chưa đồng đều.
- Tổng diện tích nhà ở: 1.573.924 m2
- Bình quân nhân khẩu: 3,82 người/hộ
- Bình quân diện tích nhà ở: 18,7 m2 sàn/người (cao hơn chỉ tiêu toàn tỉnh là 18,4
m2/ người).
Bảng hiện trạng nhà ở trong phạm vi lập quy hoạch
Chỉ tiêu
Bình quân nhân khẩu (người/hộ)
Diện tích nhà ở (m2)
Bình quân diện tích nhà ở (m2/người)

T.X Phúc
Yên

H. Bình
Xuyên

H. Tam
Đảo


Vùng tỉnh
phía Bắc

3,54

4,01

3,93

3,82

2.006.989

2.146.580

1.226.350

1.573.924

21,5

18,3

16,4

18,7

2. Hệ thống phục vụ công cộng:
a. Y tế:
- Tổng số giường bệnh: 135 giường. Tỷ lệ giường bệnh/dân số: 13,5 giường

bệnh/1 vạn dân (thấp hơn chỉ tiêu trung bình cả tỉnh là 43,6 giường bệnh/1 vạn dân).
- TT y tế huyện: 01trung tâm với 70 giường bệnh (tại huyện Tam Đảo)
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Quy hoạch xây dựng vùng phía Bắc đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Phòng khám khu vực: 01
- Trạm y tế xã: 09
b. Giáo dục đào tạo:
Có tổng số 43 đơn vị trường học, tổng diện tích 13,08ha bao gồm:
- Cấp mầm non: có 15 trường mầm non, với 114 lớp mẫu giáo, 3.297 cháu và
177 nhà, nhóm trẻ.
- Cấp tiểu học: có 14 trường, với 315 lớp, 303 giáo viên và 7.762 học sinh.
- Cấp trung học cơ sở: có 12 trường, 155 lớp, 4.733 học sinh.
- Cấp trung học phổ thông và nghề: có 02 trường, 51 lớp, 65 giáo viên và 2.173
học sinh. Có 01 Trung tâm giáo dục thường xuyên và 9 trung tâm học tập cộng đồng
tại các xã, thị trấn.
c. Văn hóa - thông tin:
- Cấp xã: 11 nhà văn hoá xã,
- Cấp thôn, tổ dân phố: 58 thôn, tổ dân phố có nhà văn hoá.
d. Cơ quan hành chính sự nghiệp:
- Cấp Huyện: UBND huyện Tam Đảo về cơ bản đầy đủ cơ sở vật chất, các phòng
ban và các cơ quan.
- Cấp Xã: Tất cả các xã đều cơ bản đầy đủ trung tâm hành chính, các phòng ban
chức năng;
2.2.6. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật
1. Giao thông:
Hệ thống giao thông của khu vực chủ yếu là giao thông đường bộ. Ngoài ra có
vận tải thủy trên sông Phó Đáy, nhưng rất hạn chế.

Mật độ mạng lưới đường bộ cấp liên điểm dân cư đạt 0,5 km/km2 (tính đến hệ
thống đường liên xã (So với tiêu chuẩn 4 - 6,5 km/km2).
a. Giao thông đối ngoại: Cơ bản thuận lợi, đảm bảo 100% các thôn làng, bản đều
có đường ô tô đến nơi.
- Quốc lộ 2B từ thành phố Vĩnh Yên lên thị trấn Tam Đảo có chiều dài 24 km,
(thuộc địa phận huyện Tam Đảo 16,4 km) đã được đầu tư, nâng cấp, đi lại thuận tiện.
- Quốc lộ 2B cải tuyến từ Vĩnh Yên đến km 13 Tam Đảo, mặt cắt 42m đã được
đầu tư hoàn thiện, hệ thống chiếu sang và cây xanh đồng bộ.
- Đường tỉnh 302 chiều dài 40km chạy dọc từ xã Minh Quang lên Yên Dương,
nối liền Quốc lộ 2C đi Tân Trào (Tuyên Quang), tuyến đường này đã được đầu tư
nâng cấp vào năm 2004 hoàn thành năm 2005.
- Đường Tỉnh 309 nối từ xã Tam Quan với Quốc lộ 2C có chiều dài 4,5 km đóng
vai trò quan trọng trong việcliên hệ giữa hai huyện Tam Đảo và Tam Dương.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Quy hoạch xây dựng vùng phía Bắc đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Đường tỉnh 302B đi qua xã Trung Mỹ đến hồ Thanh Lanh chiều dài 4,2km mặt
cắt rộng 6,5m.
- Đường AV05 mới được thi công vào khu vực hồ Thanh Lanh với mặt cắt rộng
7,5m.
- Đường tỉnh 301 có mặt cắt rộng 30,0m (đoạn từ Km0+70 đến Km0+450;
Km0+743,6 đến Km1+77,0) còn lại các đoạn khác trong phạm vi quy hoạch mặt cắt
rộng 10,0m.
- Tuyến đường Nguyễn Văn Cừ và tuyến đường Hoàng Hoa Thám thuộc địa phận
thị xã Phúc Yên có mặt cắt rộng 6,5m.
b. Giao thông đối nội:
Trong vùng còn có 108.56 km đường liên huyện liên xã, hầu hết các tuyến đường
này đã và đang được đầu tư nâng

c. Giao thông công cộng:
- Bến xe: 02 bến xe tại khu vực đền Hạ Tây Thiên và đường lên Thiền Viện Trúc
Lâm
- Hệ thống xe bus: 01 tuyến xe của tỉnh đang khai thác (tuyến 07: Vĩnh Yên Tam Đảo với 15 điểm đỗ dừng trả khách.
2. Hệ thống cấp điện:
a. Nguồn cấp điện:
Chủ yếu được cung cấp bởi nguồn điện trung áp 10, 22, 35kV thông qua các trạm
biến áp 110kV (trạm 110/35/10(22)kV Lập Thạch, trạm 110/35/22kV Yĩnh Yên, trạm
110/22kV Thiện kế) và trạm trung gian 35/10kV ( trạm 35/10kV Yên Dương, trạm
35/10kV Tam Đảo, trạm Xuân Hoà 35/10kV).
b. Lưới điện
*. Lưới điện cao thế
- Lưới điện 500kV cấp nguồn từ nhà máy thuỷ điện Sơn La đi huyện Hiệp Hoà Bắc Giang có tổng chiếu dài 14,119km.
*. Lưới điện trung áp
- Lưới 10kV cấp điện cho phần lớn các xã của huyện Tam Đảo, xã Trung Mỹ huyện Bình Xuyên, xã Ngọc Thanh - thị xã Phúc Yên
- Lưới 35kV có các trạm trung gian Tam Đảo, trung gian Yên Dương, trung gian
Xuân Hoà và một số trạm 35/0,4kV cấp điện cho các phụ tải thuộc 3 xã Hợp Châu,
Minh Quang và Yên Dương.
- Lưới 22kV đến từ huyện Bình Xuyên cấp điện cho một số phụ tải thuộc xã
Minh Quang huyện Tam Đảo.
*. Lưới điện hạ thế
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Quy hoạch xây dựng vùng phía Bắc đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Cấp điện áp 380/220V, 3 pha 4 dây. Toàn vùng hiện có khoảng 120,0km đường
dây hạ thế. Lưới điện hạ thế phát triển đến các xã, thị trấn trên toàn bộ địa bàn.
3. Hệ thống thông tin liên lạc:
Được đầu tư đồng bộ, hiện đại nhằm phục vụ kịp thời nhu cầu của nhân dân và

khách du lịch. Đến nay 100% các xã có điểm bưu điện văn hoá, điểm cung cấp dịch vụ
internet, phủ sóng điện thoại.
4. Hệ thống thoát nước mưa:
Hướng thoát nước chính theo địa hình tự nhiên từ Bắc xuống Nam, một số ít khu
vực dân cư có các rãnh thoát nước xây gạch. Mùa mưa nước mưa tập trung ở các ao hồ
nhỏ gây ra tình trạng ngập úng cục bộ.
Hệ thống sông Đáy và sông Cà Lồ là 2 sông chính để thoát nước cho toàn bộ khu
vực quy hoạch. Lưu lượng thoát nước sông Đáy bình quân là 23m3/giây, sông Cà Lồ
là 27,9 m3/giây.
5. Hệ thống cấp nước.
- Nguồn nước: Chủ yếu từ giếng khơi hoặc giếng khoan. Chất lượng nước tương
đối tốt, đối với những khu vực có địa hình thấp thì nguồn nước tương đối dồi dào.
- Nguồn nước sạch dùng cho dân cư chưa được đầu tư xây dựng đầy đủ, các công
trình cấp nước có quy mô nhỏ nằm rải rác. Tỷ lệ dân số được dùng nước sạch, nước
hợp vệ sinh đạt khoảng 78% tổng dân số trong khu vực quy hoạch (Tỷ lệ toàn tỉnh là
89%). Một số khu vực có nguồn nước sạch đã qua xử lý:
+ Thị trấn Tam Đảo: Có trạm xử lý nước sạch (công suất 2600 m3/ng.đ).
+ Xã Ngọc Thanh và phường Đồng Xuân - thị Xã Phúc Yên: Có nguồn nước
sạch của Công ty cổ phần nước sạch Vĩnh Phúc.
+ Các xã Yên Dương, Đạo Trù, Đại Đình, Hồ Sơn, Minh Quang, Bồ Lý, Trung
Mỹ, có các công trình cấp nước sinh hoạt do Ban Dân tộc miền núi làm chủ đầu tư.
6. Hệ thống thoát nước thải.
Chưa có hệ thống thoát và xử lý nước thải riêng biệt. Nước thải của các hộ gia
đình và các trang trại chăn nuôi đều được thải ra môi trường theo hệ thống thoát nước
mưa ra các ruộng và các ao hồ. Có một số hộ gia đình đã xây bể tự hoại nhưng chưa
nhiều.
7. Thủy lợi.
Khu vực lập quy hoạch có 5 trạm bơm thủy lợi chính phục vụ cho nông nghiệp;
Có hệ thống mương cứng được kiên cố hóa có bề rộng từ 0,4-0,6m.
Các hồ chứa nước lớn như hồ Xạ Hương dung tích 12,78m3; hồ Làng Hà dung

tích 2,3m3; hồ Đại Lải dung tích 25m3 vừa có vai trò điều tiết nước lũ vừa có vai trò
phục vụ cấp nước cho nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
8. Thu gom và xử lý chất thải rắn.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Quy hoạch xây dựng vùng phía Bắc đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Tổng khối lượng rác thải hàng ngày phát sinh là: 48,17 tấn/ngày. Khối lượng
thu gom 26,23 tấn/ngày.
- Tổng số điểm thu gom rác thải: 05 điểm. Việc thu gom do đội vệ sinh môi
trường của thị trấn và các khu dân cư trong địa bàn từng xã đảm nhận.
- Các bãi chôn lấp chất thải rắn: Khu vực Chầm Cánh, Ngọc Thanh, Thị xã Phúc
Yên.
- Các cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp: Trung tâm tái chế và xử lý chất thải
công nghiệp của Công ty TNHH Môi trường công nghiệp Xanh (thôn Thanh Cao, xã
Ngọc Thanh, công suất 20.000tấn/năm); Công ty TNHH Song Tinh (phường Phúc
Thắng, thị xã Phúc Yên)
9. Hiện trạng môi trường:
- Môi trường sinh thái ở khu vực có xu thế tốt hơn trong những năm gần đây, đặc
biệt là từ khi vườn quốc gia Tam Đảo được thành lập (cuối năm 1996), cảnh quan và
môi trường sinh thái đã được cải thiện hơn trước rất nhiều.
- Công tác xử lý rác thải chưa được quan tâm nhiều, rác thải trong khu dân cư
đang tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường. Đặc biệt, vấn đề ô nhiễm của một số dự án
xây dựng và việc phá vỡ cảnh quan của các khu vực khai thác đá và khoáng sản cũng
là những vấn đề cần được xử lý dứt điểm.
- Nghĩa trang, nghĩa địa: Tổng diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa tại khu vực
nghiên cứu là 114,90ha tập trung diện tích lớn trên địa bàn huyện Tam Đảo. Chủ yếu
là các nghĩa trang nhân dân của các thôn, các xã.. về cơ bản chưa có sự quản lý và đầu
tư về hạ tầng kỹ thuật.

2.3. Rà soát, cập nhật và đánh giá các quy hoạch, dự án có liên quan.
2.3.1. Cập nhật QH các ngành, lĩnh vực cấp cao hơn :
- Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm
2050 ( phê duyệt tại Quyết định số 2358/QĐ-UBND ngày 20/09/2012 của UBND tỉnh
Vĩnh Phúc) ;
- Chương trình tổng thể xây dựng và phát triển đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2030,
tầm nhìn đến năm 2050 ( phê duyệt tại Quyết định số 108/QĐ-UBND ngày
15/01/2013 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc);
- Quy hoạch Kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm
2030 (phê duyệt tại Quyết định số 113/QĐ-TTg ngày 20/01/2012 của Thủ tướng chính
phủ);
- Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm
nhìn đến năm 2030 ( phê duyệt tại Quyết định số 3779/QĐ-CT ngày 16/12/2010 của
UBND tỉnh Vĩnh Phúc).

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Quy hoạch xây dựng vùng phía Bắc đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Vĩnh Phúc đến năm 2020 và định
hướng đến năm 2030 ( phê duyệt tại Quyết định số 181/QĐ-UBND ngày 25/01/2011
của UBND tỉnh Vĩnh Phúc).
- Đề án phát triển dịch vụ, du lịch tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011 – 2020 ( phê
duyệt tại Quyết định số 2895/QĐ-UBND ngày 27/10/2011 của UBND tỉnh Vĩnh
Phúc).
- Quy hoạch phát triển giáo dục, đào tạo Vĩnh Phúc đến năm 2020, định hướng
đến năm 2030 ( phê duyệt tại Quyết định số 2497/QĐ-UBND ngày 20/9/2011 của
UBND tỉnh Vĩnh Phúc).
- Quy hoạch phát triển điện lực các huyện Tam Dương, Tam Đảo, Bình Xuyên và

Thị xã Phúc Yên giai đoạn năm 2012 – 2015 có xét đến năm 2020.
- Quy hoạch phát triển Công nghệ thông tin tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và
định hướng đến năm 2030 ( phê duyệt tại Quyết định số 3939/QĐ-UBND ngày
27/12/2010 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc).
- Quy hoạch phát triển Bưu chính, viễn thông tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và
định hướng đến năm 2030 ( phê duyệt tại Quyết định số 3953/QĐ-UBND ngày
27/12/2010 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc).
- Quy hoạch phát triển nông, lâm, thủy sản tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và định
hướng đến năm 2030 ( phê duyệt tại Quyết định số 588/QĐ-UBND ngày 03/3/2011
của UBND tỉnh Vĩnh Phúc).
- Quy hoạch phát triển ngành thương mại tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và định
hướng đến năm 2030 ( phê duyệt tại Quyết định số 182/QĐ-UBND ngày 25/01/2011
của UBND tỉnh Vĩnh Phúc).
- Quy hoạch phòng chống lũ chi tiết của từng tuyến sông có đê trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Phúc đến năm 2020 ( đã phê duyệt).
- Các Quy hoạch cấp điện, Quy hoạch cấp nước tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn đến
năm 2020.
- Quy hoạch hệ thống thu gom và xử lý rác thải tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2010
đến 2020 ( đang thực hiện).
- Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu
(2011 - 2015) của tỉnh Vĩnh Phúc ( đang trình duyệt).
2.3.2. Đồ án, dự án xây dựng lớn trong vùng phía Bắc:
Bao gồm 04 đồ án quy hoạch chung, 06 đồ án QH chi tiết, 03 dự án, 01 đồ án bảo
tồn VQG Tam Đảo và 10 đồ án quy hoạch nông thôn mới của 10 xã trong phạm vi
QH.
Bảng danh mục các dự án lớn
Stt

Têm dự án


Cơ sở pháp lý

Quy mô (ha) Tính chất

Đánh giá mức độ
thực hiện

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Quy hoạch xây dựng vùng phía Bắc đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------1
2
3

4

5

6

7

8

9

10


11

13

13

14

15

Quy hoạch chung đô thị QĐ phê duyệt số 102/QĐĐô thị
1267 ha
Đã phê duyệt QH
Hợp Châu
UBND ngày 18/01/2010
huyện lỵ
Quy hoạch chung thị xã
Đô thị
12013,05ha
Đã phê duyệt QH
Phúc Yên
huyện lỵ
QĐ phê duyệt số
Quy hoạch chung thị trấn
Thị trấn
3368/QĐ-UBND ngày
938,75 ha
Đã phê duyệt QH
Gia Khánh
huyện lỵ

11/12/2006
QĐ phê duyệt số
Quy hoạch chung đô thị
Đô thị cụm
3536/QĐ-UBND ngày
1509,8 ha
Đã phê duyệt QH
Kim Long

05/12/2013
Quy hoạch chi tiết Khu
QĐ phê duyệt số
Khu du lịch
trung tâm văn hóa lễ hội 2410/QĐ-UBND ngày
160,4083 ha văn hóa,
Đã phê duyệt QH
Tây Thiên
25/09/2012
tâm linh
Quy hoạch chi tiết KCN
QĐ phê duyệt số 2731
Tam Dương II - Khu vực
/QĐ-UBND ngày 03
180,14
KCN
Đã phê duyệt QH
I
tháng 10 năm 2013
Quy hoạch chi tiết KCN QĐ phê duyệt số 626 /QĐTam Dương II - Khu vực UBND ngày 05 tháng 03
100,06

KCN
Đã phê duyệt QH
II
năm 2014
Quy hoạch chi tiết KCN QĐ phê duyệt số 500 /QĐTam Dương II - Khu vực UBND ngày 24 tháng 02
85,01
KCN
Đã phê duyệt QH
III
năm 2014
QHCT tỷ lệ 1/500 Khu du
lịch sinh thái nghỉ dưỡng
Khu du lịch
464,3
Đã phê duyệt QH
Âu Cơ (Ngọc Thanh,
sinh thái
Phúc Yên)
QHCT tỷ lệ 1/500 sân
Sân Golf
298,9
Đã phê duyệt QH
Golf Tam Đảo
và Resort
QHCT khu vui chơi du
lịch sinh thái hồ Thanh
Khu du lịch
155,8
Đã phê duyệt dự án
Lanh - Suối Tiên - Thác

sinh thái
Đa
Dự án quy hoạch khu du
lịch nghỉ dưỡng Tam Đảo
300 ha
Đã phê duyệt dự án
II
Dự án đường Việt Nam Đường
Parsno dọc chân núi Tam
Đã phê duyệt dự án
giao thông
Đảo
Dự án đường hầm xuyên
Đường
núi nối liền Tam Đảo và
Đã phê duyệt dự án
giao thông
Thái Nguyên
Quy hoạch bảo tồn và
Bảo tồn
phát triển bền vững VQG
32.887ha
Đã phê duyệt dự án
rừng
Tam Đảo

2.4. Đánh giá tổng hợp các điều kiện và nguồn lực phát triển vùng
2.4.1. Đánh giá tổng hợp đất đai:
Bảng đánh giá tổng hợp đất đai
Tính chất đất


Diện tích (ha)

Tỷ lệ %

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Quy hoạch xây dựng vùng phía Bắc đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Đất thuận lợi XD (Đất đồng bằng)

8.391

23,47

Đất ít thuận lợi XD (Đất đồi núi thấp)

5.375

15,03

296

0,83

14.614

40,87


Sông suối-ao hồ

2.120

5,93

Đất không thuận lợi xd

4.963

13,88

35.759

100

Đất cấm xâm phạm (Đất quân sự, an ninh quốc phòng)
Đất rừng – cấm xây dựng (Vườn Quốc gia Tam Đảo)

Tổng diện tích đất tự nhiên

2.4.2. Đánh giá ma trận SWOT

Yếu tố bên trong

Tích cực

Tiêu cực

Điểm mạnh:

Điểm yếu:
1. Có nhiều khu vực thuận lơi cho phát triển 1. Tỷ lệ đô thị hóa thấp;
du lịch, dịch vụ.
2. Thu hút đầu tư còn thấp;
2. Có cảnh quan thiên nhiên đẹp và tài 3. Trình độ phát triển và dân trí giữa các
nguyên du lịch phong phú;
vùng còn chênh lệch;
3. Có nhiều yếu tố truyền thống, văn hóa, 4. Hạ tầng kỹ thuật và xã hội còn thiếu và
lịch sử. Nhiều di sản văn hóa có giá trị lớn.
chưa đồng bộ;
4. Có nguồn lao động dồi dào.
5. Trữ lượng nước ngầm thấp, lưu lượng
5. Dịch vụ du lịch phát triển nhanh những nước mặt biến động lớn theo mùa.
năm gần đây.
6. Tỷ lệ lao động qua đào tạo chưa cao.

Yếu tố bên ngoài

6. Đang có nhiều quy hoạch và dự án được 7. Điều kiện địa hình tự nhiên không thuận
triển khai trên địa bàn.
lợi cho phát triển đô thị (vùng núi).
Thời cơ:
Nguy cơ:
1. Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Vĩnh Phúc 1. Biến đổi khí hậu toàn cầu
đã được phê duyệt
2. Chính sách thu hút đầu tư của các vùng
2. Triển vọng thu hút đầu tư vào du lịch, khác trong tỉnh và các tỉnh lân cận;
thương mại, dịch vụ.
3. Ảnh hưởng đến môi trường do việc phát
3. Những dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao triển công nghiệp, đô thị, du lịch.

thông cấp vùng đang được triển khai.

2.4.3. Những vấn đề trọng tâm cần tập trung giải quyết
1- Bảo tồn thiên nhiên (VQG Tam Đảo) gắn với phát triển du lịch bền vững (du
lịch sinh thái và văn hóa).
2- Hình thành khu vực lõi và các trọng tâm thu hút có quy mô hợp lý làm động
lực phát triển kinh tế xã hội vùng và là cầu nối gắn kết với đô thị Vĩnh Phúc, với các
khu vực phát triển khác của tỉnh.
3- Thực hiện sự phân công lao động hợp lý giữa các tiểu vùng thuộc vùng ngoại
thành của thành phố Vĩnh Phúc trực thuộc Trung ương tương lai.
4- Xác lập cơ sở để thu hút đầu tư và quản lý phát triển vùng.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


×