Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

Tổng quan hiện trạng khu vực kinh tế nông lâm nghiệp và thủy sản và chính sách nông nghiệp - sản xuất và tiêu thụ nông sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 32 trang )

Tổng quan hiện trạng khu vực kinh tế nông lâm nghiệp và thủy sản và
chính sách nông nghiệp - sản xuất và tiêu thụ nông sản
Trần Tiến Khai
Bộ môn Kinh tế Nông nghiệp & PTNT, Khoa Kinh Tế

1. Môi trường kinh tế vĩ mô và vai trò của khu vực kinh tế nông lâm nghiệp
và thủy sản
Khu vực kinh tế nông lâm nghiệp và thủy sản là một trụ cột quan trọng của nền kinh tế quốc
gia. Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế vĩ mô có những biến động theo chiều hướng
xấu, và sự tập trung quá mức trong hơn mười năm qua vào khu vực công nghiệp và dịch vụ để
thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã để lại những khó khăn rất lớn mà khu vực
kinh tế truyền thống này phải gánh chịu. Những vấn đề trên sẽ được trình bày tổng quan, cùng
với các nhận định rút ra từ môi trường kinh tế vĩ mô và vai trò của khu vực nông lâm nghiệp
và thủy sản trong nền kinh tế, nhất là nhấn mạnh một số vấn đề tồn tại mà khu vực này đang
phải đối mặt.
1.1 Khu vực kinh tế nông lâm nghiệp và thủy sản trì trệ và không được quan tâm đúng
mức
Trong giai đoạn 2005-2013, nền kinh tế Việt Nam bước vào giai đoạn suy giảm tăng trưởng,
do nhiều nguyên nhân bên trong lẫn tác động tiêu cực của suy thoái thế giới. Mặc dù giá trị
tổng sản phẩm trong nước vẫn tăng liên tục từ 1.588 triệu tỷ đồng năm 2005 lên đến 2.412
triệu tỷ đồng năm 2012 và giá trị tổng sản phẩm các khu vực kinh tế như dịch vụ, công nghiệp
và xây dựng, và nông lâm nghiệp và thủy sản cũng tăng liên tục (biểu đồ 1), nhưng cơ cấu và
tốc độ tăng trưởng có biểu hiện thay đổi quan trọng.
Về cơ cấu, so sánh giữa hai năm 2005 và 2012, cơ cấu giá trị tổng sản phẩm nông lâm nghiệp
và thủy sản giảm từ 22% xuống còn 18%. Trước đó, ở năm 2000, con số này là 24%. Ngược
lại, tỷ trọng của khu vực dịch vụ tăng từ 39% ở năm 2000 lên 40% và 43% ở hai năm 2005 và
2012. Tương tự như vậy, tỷ trọng của khu vực công nghiệp và xây dựng tăng ở các mức 37%;
38% và 39% (biểu đồ 2). Điều này cho thấy vai trò của khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản
trong nền kinh tế ngày càng giảm đi, trong tương quan so sánh với dịch vụ, công nghiệp và
xây dựng. Sự thay đổi này phản ánh sự tất yếu trong tiến trình phát triển kinh tế. Tuy nhiên, rõ
ràng là tốc độ thay đổi cơ cấu tổng giá trị sản phẩm trong nước là rất chậm, cho thấy có sự trì


trệ trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc gia. Tốc độ tăng trưởng của hai khu vực dịch vụ và
công nghiệp – xây dựng không đủ nhanh để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Về giá trị tuyệt đối, giá trị sản phẩm nông lâm thủy sản từ năm 2010 đã vượt con số 400 ngàn
tỷ đồng, tương đương khoảng 20 tỷ USD/năm. Khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản cũng có
những đóng góp hết sức quan trọng cho nền kinh tế quốc gia thông qua xuất khẩu. Kim ngạch
xuất khẩu nông lâm thủy sản Việt Nam liên tục tăng từ năm 1995 cho đến nay, và từ 2011 đã
vượt cột mốc 20 tỷ USD (biểu đồ 3). Về tỷ trọng, nông lâm thủy sản cũng có đóng góp rất
quan trọng khi luôn chiếm giữ trên 20% trị giá hàng hóa xuất khẩu.

1


Bên cạnh những con số biểu thị sự tăng trưởng đó, rõ ràng có sự suy thoái kinh tế toàn diện từ
năm 2007 đến nay ở cả ba khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản, dịch vụ, công nghiệp và xây
dựng và ở cả nền kinh tế nếu xem xét trên góc độ tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Tốc độ
tăng trưởng kinh tế ổn định trong khoảng 7,5% từ 2000 đến 2007 và bắt đầu tuột dốc từ 2007,
và giảm đến mức 5,25% ở năm 2012, tức là giảm gần 3%. Trong ba khu vực kinh tế, khu vực
nông lâm nghiệp và thủy sản luôn có tốc độ tăng trưởng thấp hơn nhiều so với hai khu vực
dịch vụ, công nghiệp và xây dựng. Tốc độ tăng trưởng khu vực này thường không vượt quá
4,2% và có biểu hiện dao động mạnh, không ổn định. Đến năm 2012, tốc độ tăng trưởng của
khu vực này chỉ là 2,68%; chỉ cao hơn một chút so với mốc thấp lịch sử 1,91% ở năm 2009
(biểu đồ 4).

Biểu đồ 1. Tổng sản phẩm trong nước theo giá so sánh 2010 theo khu vực kinh tế (tỷ đồng)
Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2013

Biểu đồ 2. So sánh cấu trúc GDP Việt Nam hai năm 2005 và 2012
Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2013

2



Biểu đồ 3. Diễn biến giá trị xuất khẩu hàng hóa Việt Nam giai đoạn 1995-2012
Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2013

Biểu đồ 4. Tốc độ phát triển của tổng sản phẩm trong nước (năm trước = 100), %
Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2013

Nếu so với lực lượng dân số và lao động nông thôn, mặc dù tốc độ tăng trưởng và sự đóng
góp của khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản ngày càng giảm dần, nhưng trách nhiệm bảo
đảm sinh kế và tạo ra cơ hội công ăn việc làm của khu vực này lại hết sức quan trọng đối với
quốc gia (bảng 1.1). Do sự sụt giảm về tăng trưởng của hai khu vực dịch vụ và công nghiệp
và xây dựng, khả năng hấp thụ lực lượng dân số và lao động quốc gia từ nông thôn diễn ra
kém, lao động nông thôn dư thừa không có cơ hội dịch chuyển đến hai khu vực dịch vụ và
công nghiệp và xây dựng và bị “tắc” lại ở nông thôn. Điều này thể hiện qua số liệu giai đoạn
2005-2012, cơ cấu dân số nông thôn so cả nước giảm chưa đầy 5% (từ 72,9% năm 2005 giảm
còn 68,06% năm 2012); trong khi đó lực lượng lao động nông thôn lại tăng từ 53,4% lên
59,8%. Con số này cho thấy sự tắc nghẽn nghiêm trọng của lao động ở khu vực nông thôn. Số
lao động nông thôn không những không giảm đi, mà ngược lại còn tăng thêm. Trong bối cảnh
quỹ đất nông nghiệp hạn hẹp, áp lực dân số lao lao động trên đất nông nghiệp lại càng tăng
thêm, và tác động không tốt đến năng suất lao động nông nghiệp.

3


Các số liệu thống kê cho thấy trong khi khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản chỉ tạo ra được
chưa đầy 20% tổng giá trị sản phẩm trong nước nhưng phải nuôi sống đến hơn 2/3 dân số và
tạo ra việc làm cho gần 60% lao động cả nước1. Chính vì vậy, năng suất lao động (tính bằng
giá trị sản phẩm nông lâm nghiệp và thủy sản trên lao động) của khu vực này rất thấp, chỉ dao
động trong khoảng 10-12 triệu đồng/lao động/năm tính theo giá cố định 2010, tương đương

khoảng 500 USD/lao động/năm và tăng với tốc độ rất thấp 1,77%/năm trong suốt giai đoạn
2005-2012. Do năng suất lao động thấp nên thu nhập của khu vực nông thôn, mặc dù tính cả
các nguồn phi nông nghiệp, vẫn rất thấp. Theo kết quả điều tra Mức sống hộ gia đình Việt
Nam 2010, thu nhập bình quân đầu người theo tháng ở khu vực nông thôn chỉ là 1,074 triệu
đồng, khoảng một nửa so với thu nhập của khu vực thành thị (Tổng cục Thống kê, 2011).
Các con số này cho thấy nông nghiệp không những có vai trò kinh tế quan trọng mà còn là
chỗ dựa cho dân số và lao động quốc gia khi dịch vụ và công nghiệp chậm phát triển, trong
khi bản thân khu vực này cũng rơi vào tình trạng trì trệ. Mặc dù khu vực nông lâm nghiệp và
thủy sản có vai trò kinh tế không cao so với hai khu vực dịch vụ và công nghiệp – xây dựng,
nhưng vai trò xã hội của nó hết sức to lớn, nhất là tạo ra công ăn việc làm và gánh đỡ cho nên
kinh tế quốc gia khi khó khăn. Ngoài ra, trong giai đoạn suy thoái kinh tế từ 2008 đến nay,
khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản lại phát huy vai trò đắc lực trong việc giảm chỉ số giá
tiêu dùng, giảm áp lực lạm phát thông qua việc cung cấp nguồn hàng nông sản thực phẩm dồi
dào và phong phú và duy trì được mức tăng giá thấp và ổn định. Nhờ đó, người tiêu dùng đô
thị giảm được gánh nặng chi tiêu cho lương thực và thực phẩm, cân đối tốt hơn nguồn thu
nhập và chi tiêu cho đời sống gia đình. Như vậy, khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản góp
phần ổn định kinh tế - xã hội không những cho khu vực nông thôn, mà còn cho khu vực đô thị
và cả nền kinh tế nói chung.
Mặc dù vậy, nông nghiệp chưa thực sự được coi trọng, ít nhất dưới góc độ đầu tư toàn xã hội
hay đầu tư từ khu vực kinh tế nhà nước. So sánh với tổng mức đầu tư toàn xã hội và của khu
vực kinh tế nhà nước, suất đầu tư vào khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản năm 2012 chỉ xấp
xỉ 5%, thậm chí còn thấp hơn mức đầu tư vào các ngành khai khoáng, xấp xỉ với ngành thông
tin và truyền thông và giáo dục đào tạo. Xu hướng cũng thể hiện tỷ trọng đầu tư vào khu vực
kinh tế này ngày càng giảm dần trong khi tỷ trọng đầu tư vào các ngành khác đều có xu
hướng tăng (bảng 1). Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2013), tỷ trọng dư nợ
tín dụng nông lâm nghiệp và thủy sản chỉ chiếm 9,6% tổng dư nợ năm 2012; và 10,5% tổng
dư nợ 9 tháng năm 2013. Vốn đầu tư FDI vào khu vực nông nghiệp cũng hết sức khiêm tốn.
Tính đến cuối năm 2012, khu vực này chỉ nhận 3,4% số dự án được cấp giấy phép (493/14522
dự án) và 1,55% tổng số vốn đăng ký (3.263/210.521,6 triệu USD), theo số liệu của Tổng cục
Thống kê.

Có thể nhận định rằng đầu tư vào nông lâm thủy sản còn quá ít, và không tương xứng với vai
trò kinh tế - xã hội và sự đóng góp của nó. Với mức đầu tư thấp như vậy, sự trì trệ của khu
vực nông lâm nghiệp và thủy sản liên tục trong nhiều năm qua là rõ ràng không thể tránh
khỏi. Năng suất lao động quá thấp, thu nhập lao động nông thôn thấp, không được cải thiện và
chênh lệch thu nhập nông thôn-thành thị cao là kết quả phản ánh chân thực sự trì trệ này và
đầu tư thiên lệch này. Xu hướng đầu tư giảm dần vào khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản
cũng phản ánh sự không nhất quán giữa định hướng phát triển nông nghiệp, nông dân, nông

1

Giả định rằng số lao động nông thôn có thể đại diện cho số lao động ở khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản.
4


thôn của Đảng và Chính phủ và các chính sách, cũng như các hoạt động đầu tư, hỗ trợ cho
khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản trên thực tế.
Bảng 1. Cơ cấu dân số, cơ cấu lao động nông thôn, năng suất lao động nông thôn và vốn đầu tư
cho khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản
ĐVT

2005

2009

2010

2011

Cơ cấu dân số nông thôn so cả nước


(%)

72,90

70,26

69,50

68,25

Sơ bộ
2012
68,06

Cơ cấu lao động nông thôn so cả nước

(%)

53,40

58,00

58,80

59,20

59,80

Giá trị sản phẩm nông lâm nghiệp và
triệu

10,68
11,24
11,48
11,90
thủy sản/lao động nông thôn
đồng/năm
Vốn đầu tư toàn xã hội cho khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản
(%)
9,14
12,01
12,53
11,04
 so với tổng giá trị sản phẩm
nông lâm nghiệp và thủy sản
(%)
1,97
2,34
2,37
2,04
 so với tổng giá trị sản phẩm
trong nước
(%)
 so với tổng mức đầu tư toàn
xã hội
7,00
6,21
6,15
6,08
Vốn đầu tư thực hiện của khu vực kinh tế nhà nước cho khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản
(%)

4,87
4,87
4,55
3,87
 so với tổng giá trị sản phẩm
nông lâm nghiệp và thủy sản
(%)
1,05
0,95
0,86
0,72
 so với tổng giá trị sản phẩm
trong nước
(%)
 so với tổng mức đầu tư
7,14
6,04
5,86
5,71
Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2013

12,05

9,37
1,69

5,19
3,58
0,65
5,28


1.2 Các vấn đề tồn tại của khu vực kinh tế nông lâm nghiệp và thủy sản
1.2.1 Trình độ khoa học công nghệ còn thấp
Hiện nay, quỹ đất nông nghiệp đã được khai thác tối đa, nông nghiệp tăng trưởng chủ yếu
theo chiều rộng và đã đến mức tới hạn. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến việc tốc độ tăng
trưởng của ngành nông nghiệp có xu hướng giảm ở các năm gần đây. Vì vậy, nâng cao trình
độ khoa học công nghệ nông nghiệp là một vấn đề cốt yếu đối với việc tăng cường năng lực
cạnh tranh của hàng hóa nông sản dưới góc độ nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng;
đồng thời giảm giá thành sản phẩm và bảo đảm các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm cho
người tiêu dùng.
Khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam nhìn chung còn thấp vì trình độ
khoa học công nghệ sản xuất thấp. Ở Việt Nam, đã xác định một số mặt hàng nông sản có khả
năng cạnh tranh khá trên thị trường thế giới như gạo, cà phê, cao su, nhân hạt điều, hồ tiêu,
chè, thủy sản và đồ gỗ. Ngược lại, một số mặt hàng có khả năng cạnh tranh thấp như thịt,
trứng, rau quả, ngô. Nhiều mặt hàng nông sản không có khả năng cạnh tranh như sữa, đậu
nành, lạc, mía đường, bông vải.
Nhìn từ góc độ năng suất, năng suất của các nhiều loại cây trồng không được cải thiện rõ ràng
trong nhiều năm qua (biểu đồ 5). Đối với cây hàng năm, tốc độ tăng năng suất thường dưới
5%/năm và có xu hướng giảm dần từ năm 2000 cho đến 2012. Mặc dù cây công nghiệp lâu
năm có sự biến động năng suất lớn vì chịu nhiều tác động của bất ổn khí hậu và thời tiết,
5


nhưng xu hướng chung vẫn là sự giảm dần về tăng trưởng năng suất. Ngoại trừ lúa, cà phê và
cao su có lợi thế năng suất tương đối cao so với các các nước trên thế giới, nhiều loại cây
trồng khác có năng suất khá thấp và chưa thấy triển vọng được cải thiện.
Về kỹ thuật canh tác, ngoại trừ canh tác lúa đã được cơ giới hóa khá cao và đồng bộ ở các
công đoạn làm đất, gieo trồng, và thu hoạch thì trong phần lớn ngành trồng trọt, các công
đoạn gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch vẫn còn sử dụng lao động chân tay là chính. Công tác
cải tiến giống được áp dụng phổ biến vẫn trên cây lúa và ngô, trong khi chưa có sự tiến bộ rõ

nét ở những cây trồng hàng năm và cây lâu năm khác. Diện tích trồng rau, hoa áp dụng công
nghệ cao như trồng trong nhà kính, nhà lưới, có tưới nhỏ giọt, có kiểm soát vi khí hậu và cho
năng suất cao còn khá khiêm tốn và chủ yếu chỉ tập trung ở một số vùng chuyên canh.
Chính vì trình độ khoa học công nghệ còn thấp nên năng suất nông nghiệp Việt Nam chưa
được cải thiện, kết hợp với quy mô canh tác của lao động nông nghiệp quá ít nên dẫn đến hệ
quả là năng suất lao động nông nghiệp thấp so với nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam
Á.

Biểu đồ 5. Xu hướng thay đổi tốc độ tăng trưởng năng suất một số cây hàng năm và lâu năm
Nguồn: Tính từ số liệu Tổng cục Thống kê (2013)

1.2.2 Nông nghiệp Việt Nam còn phụ thuộc nhiều vào thị trường thế giới về nguyên liệu đầu
vào và nông sản xuất khẩu
Trong sản xuất nông nghiệp, tự chủ nguyên liệu đầu vào là yếu tố quan trọng bảo đảm sự ổn
định, tránh được những rủi ro biến động về nguồn cung gây ra bất ổn về lượng và giá cả
những mặt hàng trọng yếu này. Tuy nhiên, sản xuất nông sản Việt Nam còn phụ thuộc khá
nhiều về nguyên liệu, vật tư đầu vào nhập khẩu từ thế giới, nhất là ngành thức ăn chăn nuôi.
Ngành trồng trọt hàng năm nhập khẩu khoảng 4 triệu tấn phân bón các loại, chủ yếu là phân
DAP và phân Kali do chưa sản xuất được trong nước. Phân SA được nhập khẩu chủ yếu để
6


phối trộn sản xuất phân NPK nội địa. Nhờ vào nguồn sản xuất nội địa được cải thiện, lượng
phân urea nhập khẩu giảm rất nhanh, từ hơn 2 triệu tấn/năm xuống còn khoảng 500 ngàn tấn
cuối năm 2012 (biểu đồ 6). Nhu cầu phân đạm urea cho sản xuất nông nghiệp ở nước ta chỉ ở
mức 1,9 - 2 triệu tấn/năm, trong khi tổng năng lực sản xuất urea của 4 nhà máy trong nước2
dự kiến năm 2013 đạt khoảng 2,34 triệu tấn. Như vậy urea không chỉ đáp ứng được 100% nhu
cầu trong nước mà còn bắt đầu cho phép xuất khẩu. Mặc dù vậy, hàng năm, Việt Nam vẫn
phải còn tiêu tốn khoảng 1,5 tỷ USD cho phân bón nhập khẩu. Theo tính toán của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, nhu cầu phân bón các loại của cả nước trong năm 2012 sẽ

khoảng 9,8 triệu tấn. Trong đó, phân NPK 3,5 triệu tấn, phân urê 2 triệu tấn, phân lân các loại
1,8 triệu tấn, DAP 950 nghìn tấn, kali 920 nghìn tấn, đạm SA 710 nghìn tấn.
Trong các loại phân bón chủ lực trên, thì đến năm 2012, Việt Nam đã hoàn toàn tự túc được
NPK, lân và urê. Còn đối với phân DAP, dù hiện đã có Nhà máy DAP Đình Vũ (Hải Phòng)
với công suất 330 nghìn tấn/năm, nhưng cũng chỉ đáp ứng được 35% nhu cầu cả nước. Còn
lại 65% nhu cầu DAP vẫn phải phụ thuộc vào nhập khẩu. Tập đoàn hóa chất đang tích cực
xúc tiến việc xây dựng nhà máy DAP ở Lào Cai, có công suất tương đương với Nhà máy
Đình Vũ. Như vậy, chỉ sau vài năm nữa, lượng DAP nhập khẩu sẽ giảm đáng kể. Còn 2 loại
phân quan trọng khác là SA và kali vẫn phải nhập 100% từ nước ngoài, bởi trong nước hiện
nay chưa có nhà máy nào sản xuất 2 loại phân bón này (Trung tâm Thông tin Công nghiệp và
Thương mại - Bộ Công Thương, 2013).
Trong khi việc tự chủ sản xuất phân bón hóa học trong nước đang tăng và làm giảm nhu cầu
nhập khẩu, thì dường như ngành chăn nuôi ngày càng phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu thức
ăn chăn nuôi nhập khẩu. Ngành chăn nuôi chủ yếu nhập nguyên liệu chế biến thức ăn gia súc,
bình quân 8 triệu tấn/năm (Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại - Bộ Công
Thương, 2013). Trong đó, các loại nguyên liệu giàu đạm như khô dầu đậu nành, bột xương
thịt, bột cá lượng nhập chiếm đến 90%. Các khoáng chất, vitamin, phụ gia khác phải nhập
khẩu 100%. Hai loại nguyên liệu chiếm tỷ lệ nhập khẩu cao là hạt bắp và đậu nành. Lượng
nhập bắp hạt dao động trong khoảng 1,2 – 1,5 triệu tấn/năm, với giá trị nhập khẩu trên dưới
500 triệu USD. Lượng đậu nành nhập khẩu năm 2012 là 1,29 triệu tấn, giá trị đạt mức kỷ lục
777 triệu USD, tăng 41% so với năm 2011 do sức ép giá đậu tương tăng mạnh trên thị trường
quốc tế (bảng 2). Chỉ riêng hai loại nguyên liệu thô này, Việt Nam đã tốn khoảng 1,2 – 1,5 tỷ
USD hàng năm, chưa kể các nguyên liệu khác như bột cá, premix, v.v. Sự phụ thuộc nhiều
của ngành thức ăn chăn nuôi vào nguyên liệu nhập khẩu dẫn đến rủi ro cho ngành chăn nuôi
khi có biến động về giá hoặc nguồn cung trên thế giới. Hiện nay đang có tranh luận về việc
giảm cung lúa gạo để sản xuất bắp và đậu nành cho chăn nuôi, hoặc dùng gạo giá rẻ làm thức
ăn chăn nuôi để tiết kiệm chi phí nhập khẩu nguyên liệu.
Nông nghiệp Việt Nam cũng phụ thuộc nhiều vào thị trường thuốc bảo vệ thực vật trên thế
giới. Mặc dù Việt Nam có hàng chục doanh nghiệp sản xuất và phân phối các loại thuốc bảo
vệ thực vật nhưng nguyên liệu chủ yếu được nhập khẩu. Sự gia tăng thâm canh nông nghiệp

cũng làm cho nhu cầu nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật gia tăng. Đến năm 2012, giá trị nhập
khẩu thuốc bảo vệ thực vật và nguyên liệu đã lên đến gần 700 triệu USD (biểu đồ 7).

2

nhà máy đạm Hà Bắc, nhà máy phân bón Ninh Bình, đạm Phú Mỹ và đạm Cà Mau,
7


Biểu đồ 6. Nhập khẩu phân bón cho sản xuất nông nghiệp
Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2013
Bảng 2. Nhập khẩu đậu nành của Việt Nam 2010-2012
2010

2011

2012

Lượng
Giá trị
Lượng
Giá trị
Lượng
Giá trị
(nghìn tấn) (triệu USD) (nghìn tấn) (triệu USD) (nghìn tấn) (triệu USD)
Tổng cộng
227,6
106,5
1.025
549,9

1.289,9
777,3
Brazil
506,9
258,2
584,6
345,3
Hoa Kỳ
178,1
87,4
227,1
135,9
460,9
292,4
Canada
17,8
8,5
88,2
47,6
122,4
66,5
Achentian
13,3
6
159,8
87,6
99
62,8
Uruguay
26,9

15,4
8,4
5,3
Trung Quốc
13,7
2,2
9,8
1,6
7,2
1,2
Các nước khác
4,7
2,4
6,3
3,6
7,4
3,8
Nguồn: Cục xúc tiến thương mại (Vietrade), dẫn nguồn từ Tổng cục Hải quan Việt Nam, Global Trade
Atlas, số liệu điều chỉnh của USDA

Biểu đồ 7. Nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật và nguyên liệu cho sản xuất nông nghiệp
Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2013

Mặc dù là quốc gia xuất khẩu với khối lượng lớn một số mặt hàng như gạo, cao su, cà phê, hồ
tiêu, nhân hạt điều và thủy sản nhưng Việt Nam vẫn là người chấp nhận giá, chứ chưa có khả
năng định giá. Do đó, kim ngạch xuất khẩu của từng mặt hàng cụ thể lại lệ thuộc vào thị
trường thế giới, vào các sàn giao dịch nông sản và các nhà buôn lớn, và các nhà buôn trung
gian. Nhìn chung, khả năng chủ động trong đàm phán thương mại, tìm kiếm và phát triển thị
trường mới, điều chỉnh nhanh khối lượng, chủng loại và chất lượng hàng hóa nông sản kịp
thời theo yêu cầu thị trường và can thiệp vào giá bán của các doanh nghiệp Việt Nam còn khá

8


hạn chế. Từ đó, mặc dù khối lượng hàng hóa xuất khẩu nhiều, nhưng kim ngạch xuất khẩu lại
chưa được cải thiện.
1.2.3 Chuỗi giá trị nông sản thiếu tính liên kết
Hệ thống kinh doanh nông sản Việt Nam chỉ đang bắt đầu phát triển trong thời kỳ đổi mới
kinh tế và tập trung vào một số ngành truyền thống hoặc có lợi nhuận cao như lúa gạo, cao su,
cà phê, hồ tiêu, điều và thủy sản. Vấn đề liên kết sản xuất hợp tác dưới dạng hình thành các
liên kết ngang như hợp tác xã, nhóm, tổ cùng sở thích để tham gia trực tiếp vào liên kết dọc
trong ngành kinh doanh nông sản còn rất yếu ớt. Chuỗi giá trị nông sản nhìn chung còn rời
rạc, phân mảnh, và tính liên kết dọc rất yếu ớt. Phần lớn nông sản Việt Nam được sản xuất và
tiêu thụ thông qua thị trường thời điểm, không hình thành liên kết dọc chặt chẽ. Chỉ xuất hiện
một số điển hình liên kết ngang và liên kết dọc như mô hình cánh đồng mẫu lớn trong canh
tác lúa do Công ty Bảo vệ Thực vật An Giang phát triển; các liên kết dọc dưới dạng sản xuất
theo hợp đồng giữa các nhà bán lẻ như Metro Cash Carry, Saigon Co-opMart với các công ty,
hợp tác xã và nhóm nông dân trồng rau an toàn; giữa Vinamilk và Dutch Lady với nông dân
nuôi bò sữa ở khu vực TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận.
Đối với ngành thủy sản, mặc dù tiềm lực sản xuất và chế biến là rất lớn, nhưng tính thiếu liên
kết và sản xuất phân mảnh vẫn tồn tại khá trầm trọng. Hầu hết các công ty xuất khẩu/chế biến
thủy sản đều không có liên kết với các người nuôi nguyên liệu, thậm chí cố gắng phát triển
vùng nguyên liệu riêng của doanh nghiệp.
1.2.4 Khả năng cạnh tranh kém
Khi chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam phải đối mặt với nhiều rủi ro trong thương
mại nông sản. Đối với các mặt hàng có khả năng cạnh tranh, Việt Nam có thể gia tăng sản
lượng xuất khẩu, nhưng vướng phải nhiều rào cản, chủ yếu là rào cản kỹ thuật, chất lượng và
vệ sinh an toàn thực phẩm mà nhìn chung trình độ và công nghệ sản xuất hiện nay chưa đáp
ứng tốt được. Việc áp dụng rộng rãi tiêu chuẩn VietGAP trong công đoạn sản xuất chưa phổ
biến nên chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của nông sản chưa được bảo đảm, mặc dù hệ
thống nhà máy chế biến nông sản đạt được trình độ công nghệ khá cao, và áp dụng nhiều tiêu

chuẩn quốc tế trong quản lý chất lượng. Tư duy chạy theo số lượng, sản lượng sản xuất và
xuất khẩu vẫn thay vì sản xuất và xuất khẩu với nông sản chất lượng cao vẫn còn phổ biến
trong chiến lược phát triển nông nghiệp, quy hoạch nông nghiệp của nhà nước và chiến lược
kinh doanh của các doanh nghiệp. Điều này có thể quan sát được ở tất cả ngành nông sản Việt
Nam.
Ngoài ra, công ăn việc làm của nông dân ở các ngành kém năng lực cạnh tranh sẽ gặp nhiều
khó khăn khi nông sản nước ngoài có giá rẻ hơn được nhập khẩu với số lượng lớn vào Việt
Nam. Điển hình là ngành mía đường – đường, ngành chăn nuôi gia súc gia cầm ngày càng đối
mặt với nhiều khó khăn thách thức khi hội nhập vì công nghệ lạc hậu hơn, năng suất thấp hơn
và chi phí sản xuất cao hơn. Nếu thiếu vắng chính sách bảo hộ nông nghiệp, ví dụ như với
ngành mía đường, thì các ngành này có nguy cơ tan vỡ khi Việt Nam phải dỡ bỏ rào cản thuế
quan đối với nông sản nhập khẩu theo các cam kết quốc tế. Ngược lại, do thiếu vắng các hàng
rào phi thuế quan đối với nông sản nhập khẩu như tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn vệ sinh an
toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật, các loại nông sản kém chất lượng giá rẻ nhập
khẩu càng làm cho ngành nông nghiệp trong nước khó phát triển.
9


1.2.5 Phát triển nông nghiệp thiếu tính ổn định và bền vững
Trong các năm gần đây, rủi ro vì thiên tai, dịch bệnh liên tục xảy ra và chưa khắc phục được.
Ví dụ dịch rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá trên cây lúa; dịch lở mồm long móng, bệnh cúm gia
cầm, bệnh tai xanh v.v. Hậu quả là tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp bị ảnh hưởng, thu
nhập của nông dân giảm sút. Kết hợp với tác động của biến đổi khí hậu vốn làm cho các thiên
tai diễn ra bất thường và cực đoan hơn, các nhân tai khác như vấn đề khai thác rừng quá mức,
phát triển thủy điện trên vùng rừng đầu nguồn và đầu tư kém cỏi cho hệ thống thủy lợi, đê
điều càng làm cho sản xuất nông nghiệp gặp nhiều rủi ro hơn.
Môi trường nông nghiệp đang suy thoái, có nơi cạn kiệt vì khai thác quá mức hoặc sử dụng
sai cách. Một ví dụ điển hình là các vùng ven biển chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng
nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ đang bắt đầu gánh chịu các hệ quả về suy thoái môi
trường. Các vùng trồng cà phê thường xuyên thiếu nước tưới trong mùa khô; vấn đề phá rừng

để phát triển cao su vượt khuôn khổ quy hoạch là những minh chứng cụ thể cho việc phát
triển nông nghiệp thiếu bền vững, chạy theo sản lượng trong nhiều năm vừa qua.

2. Các chính sách nông nghiệp, sản xuất và thương mại nông sản trong giai
đoạn 2012-2013
Phần 2 tổng quan một số chính sách quy hoạch sản xuất nông nghiệp và thương mại nông sản
trong hai năm 2012 -2013. Các chính sách này cũng được phân tích để thấy tác động của các
chính sách này đến sự phát triển nông nghiệp cũng như một số ngành hàng nông sản quan
trọng trong thời gian qua.
2.1 Các chính sách quy hoạch nông nghiệp
Trong giai đoạn 2012-2013, Chính phủ đã có nhiều quyết định liên quan đến quy hoạch sản
xuất nông nghiệp. Nổi bật là các quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể sản xuất ngành
nông nghiệp, quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản. Ngày 02 tháng 02 năm 2012 Chính phủ
đã công bố QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông
nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030. Có thể điểm qua một số thông tin quan trọng
trong quyết định này như sau:
Về quan điểm quy hoạch, Chính phủ khẳng định quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp
phải 1) theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh, hiệu quả và tính bền
vững của nền nông nghiệp; 2) dựa trên tiếp cận thị trường, ứng dụng các thành tựu khoa học
công nghệ, bảo vệ môi trường sinh thái; 3) gắn kết với công nghiệp bảo quản, chế biến và thị
trường tiêu thụ, tích tụ ruộng đất, hình thành các vùng hàng hóa nông sản tập trung; 4) gắn với
chuyển dịch cơ cấu lao động, đáp ứng yêu cầu sử dụng trình độ kỹ thuật và công nghệ ngày
càng cao; và 5) có hệ thống chính sách huy động các nguồn lực xã hội và sự hỗ trợ của nhà
nước cho sản xuất.
Có thể thấy quan điểm này thể hiện sự tiếp cận hệ thống của chính phủ về quy hoạch nông
nghiệp nhưng đòi hỏi phải có nhiều chính sách đồng bộ để khuyến khích sự tham gia của hộ
gia đình, các doanh nghiệp tư nhân cũng như sự gia tăng đầu tư của nhà nước cho khu vực
nông lâm nghiệp và thủy sản, cũng như các chính sách phù hợp, nhất là chính sách đất đai.
Nếu không có các chính sách đất đai phù hợp, khuyến khích sự phát triển của thị trường đất
đai và chuyển dịch cơ cấu lao động trên bình diện quốc gia thì khó mà thúc đẩy tích tụ ruộng

10


đất, xây dựng được các vùng hàng hóa tập trung, gắn kết với công nghiệp bảo quản, chế biến
và thị trường tiêu thụ.
Về mục tiêu phát triển, Chính phủ mong muốn bảo đảm tốc độ tăng trưởng GDP nông lâm
thủy sản từ 3,5-4%/năm trong thời kỳ 2011-2020, và đạt kim ngạch xuất khẩu 40 tỷ USD vào
năm 2020. Các chỉ tiêu này khó lòng mà đạt được nếu không có sự đầu tư tích cực từ khu vực
nhà nước và tư nhân về cả vốn, khoa học công nghệ cũng như phát triển thị trường xuất khẩu
thông qua việc xây dựng chuỗi giá trị nông sản vững chắc, bảo đảm chất lượng vệ sinh an
toàn thực phẩm đối với các ngành hàng nông sản quan trọng của Việt Nam. Trong khi đó,
hiện nay với nguồn vốn đầu tư hạn chế, FDI đầu tư vào nông nghiệp không được khuyến
khích và tích tụ đất đai chưa được mở rộng thì chắc chắn khu vực nông nghiệp vẫn rơi vào
tình trạng thiếu vốn, và không được giới tư nhân và FDI tích cực tham gia. Nếu không có
những tháo gỡ chính sách này, mục tiêu phát triển theo quy hoạch khó mà đạt được.
Về định hướng quy hoạch sử dụng đất, Chính phủ dự kiến khai hoang mở thêm đất nông,
lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản từ năm 2001 đến năm 2020 khoảng 1,1 triệu ha. Điều này
rất mâu thuẫn với quan điểm quy hoạch hướng nâng cao năng suất, chất lượng, khả năng cạnh
tranh, hiệu quả và tính bền vững của nền nông nghiệp và bảo vệ môi trường sinh thái. Trên
thực tế, Việt Nam hầu như không còn đất hoang và quỹ rừng đã bị khai thác quá nhiều cho
sản xuất nông nghiệp và thủy điện. Nếu mở thêm diện tích đất nông nghiệp thì buộc phải phá
rừng, và càng làm tăng nguy cơ hạn hán, lũ lụt, suy thoái đất đai và bất ổn môi trường và tác
động bất lợi đến khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản.
Quy hoạch diện tích các loại hình sản xuất nông nghiệp quan trọng. Theo quy hoạch, diện
tích đến năm 2020 của một số loại cây trồng quan trọng là 450 ngàn ha sắn; 300 ngàn ha mía;
40 ngàn ha bông vải; 500 ngàn ha cà phê; 800 ngàn ha cao su; 400 ngàn ha điều; 910 ngàn ha
cây ăn quả. Tuy nhiên, trên thực tế đến năm 2012, cả nước đã có 550,6 ngàn ha sắn; 622 ngàn
ha cà phê; việc phát triển cao su bùng phát mạnh mẽ đến mức đến 2013 đã có hơn 900 ngàn
ha cao su (trong khi số liệu Tổng cục Thống kê năm 2012 chỉ là 505,8 ngàn ha), trong đó có
đến hơn 100 ngàn ha trồng mới trong khoảng 5 năm gần đây, chủ yếu đựa trên đất rừng

chuyển đổi. Ngược lại, diện tích mía năm 2012 là 297,9 ngàn ha; bông vải giảm đến chỉ còn
6,4 ngàn ha; điều trên đà suy giảm còn xấp xỉ 300 ngàn ha. Tương tự, diện tích quy hoạch
trồng cây ăn quả cũng quá tham vọng (nhãn 140 ngàn, vải 140 ngàn ha, xoài 110 ngàn ha,
cam quýt 115 ngàn ha) so với thực tế hiện có (nhãn 78 ngàn, vải 91 ngàn ha, xoài 73,7 ngàn
ha, cam quýt 55 ngàn ha. Các loại cây trồng có khả năng xuất khẩu tốt và mang lại thu nhập
cao cho người trồng đã có diện tích xấp xỉ hoặc vượt quy hoạch; trong khi các loại cây trồng
có lợi thế so sánh kém thì có sự suy giảm diện tích rất nhanh và không thể nào có triển vọng
đạt diện tích quy hoạch.Các con số này cho thấy có sự sai biệt rất lớn giữa diện tích trồng trên
thực tế hoặc theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, và diện tích quy hoạch. Nói cách khác, quy
hoạch còn rời xa thực tế và không được thực thi và kiểm soát trên thực tế.
Về ngành thủy sản, Chính phủ có Quyết định 1445/QĐ-TTg ngày 16 tháng 8 năm 2013 phê
duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030. Theo quyết
định này, đáng chú ý là sản lượng thủy sản quy hoạch đến 2020 là 7 triệu tấn, trong đó sản
phẩm nuôi trồng chiếm 65%. Diện tích nuôi trồng được quy hoạch là 1,2 triệu ha, phần lớn
tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long (805.460 ha), trong đó tôm sú 80 ngàn ha, tôm thẻ
chân trắng 60.000 ha, cá tra 10.000 ha. Với quy mô tăng trưởng này, ngành thủy sản cần có sự
đầu tư hết sức mạnh mẽ của cả khu vực nhà nước lẫn tư nhân để có thể cải thiện được cơ sở
11


hạ tầng kỹ thuật cho nuôi trồng, khai thác và chế biến; đồng thời phải tăng cường bảo đảm
chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và đa dạng hóa sản phẩm để có thể mở rộng thị trường
tiêu thụ.
2.2 Một số chính sách thương mại
Các chính sách thương mại nông sản được ban hành trong giai đoạn 2012-2013 cũng có
những tác động đáng chú ý đến sản xuất và thương mại nông nghiệp trong nước. Có hai văn
bản quan trọng là Thông tư 08/2013/TT-BCT Quy định chi tiết về hoạt động mua bán hàng
hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài tại Việt Nam, và Thông tư số 28/TT-BCT quy định chi tiết việc đăng ký quyền
xuất khẩu, quyền nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện thương mại tại

Việt Nam.
Trong vài năm nay, khu vực nông nghiệp hầu như không thu hút được đầu tư trực tiếp nước
ngoài để cải thiện công nghệ và nâng cao chất lượng sản phẩm. Trong khi đó, lại tồn tại tình
trạng thương nhân nước ngoài, mà chủ yếu là thương nhân Trung Quốc không có hiện diện tại
Việt Nam thu gom nông sản ở nhiều tỉnh thành, mà chủ yếu là dừa trái, thủy sản nguyên liệu
và nhiều loại khác, gây ra tình trạng tranh mua nguyên liệu với các doanh nghiệp chế biến
trong nước, đẩy giá một số nông sản lên cao bất thường gây ra rủi ro thua lỗ cho ngành chế
biến nông sản nội địa.
Nếu thiếu vắng cơ chế kích thích đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp, phát
triển chuỗi giá trị nông sản, xây dựng vùng nguyên liệu, tham gia vào chế biến và xuất khẩu
nông sản thì khó đạt được các mục tiêu quy hoạch đề ra. Trong khi đó, Thông tư 08/2013/TTBCT của Bộ Công Thương có hiệu lực từ 7/6/2013, Quy định chi tiết về hoạt động mua bán
hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Thông tư này quy định doanh nghiệp FDI không được tổ
chức mạng lưới mua gom hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu nhằm hướng đến việc ngăn
chặn doanh nghiệp FDI lách luật, tranh mua tranh bán và thao túng thị trường và bảo vệ các
doanh nghiệp trong nước. Điều này sẽ tạo ra lợi thế cho các nhà đầu tư trong nước và là các
cản ngại pháp lý cho các doanh nghiệp FDI đầu tư vào khu vực nông nghiệp hoặc tham gia
các dự án phát triển công tư (PPP). Một số doanh nghiệp nước ngoài đã tham gia các dự án
xây dựng hạ tầng sản xuất nông nghiệp ở một số địa phương; đầu tư giống, vốn, đào tạo kỹ
thuật canh tác cho nông dân trồng nhiều loại cây công nghiệp và nuôi trồng thủy sản, hỗ trợ
nông dân tiếp cận các chứng nhận chất lượng sản phẩm, như UTZ, 4C của cà phê, ca cao; RA
của chè sạch; ASC và BRC với thủy sản, v.v. Hơn nữa, nếu cấm các doanh nghiệp FDI thiết
lập hệ thống thu mua nông sản trực tiếp sẽ khiến các doanh nghiệp này không còn muốn đầu
tư cho nông dân và vùng nguyên liệu nữa. Mặt khác, Thông tư này đi ngược lại nguyên tắc thị
trường, tạo ra sự độc quyền mua nguyên liệu nông sản cho doanh nghiệp trong nước, nông
dân có thể không bán được sản phẩm theo giá thị trường3 (Thời báo Kinh tế Việt Nam, 2013).
Ngược lại, sự chậm chạp trong ban hành văn bản dưới luật đã không hạn chế được tình trạng
thu gom nguyên liệu nông sản cho chế biến trong thời gian qua. Từ năm 2007, Chính phủ đã
ban hành Nghị định 23/2007/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2007 quy định về hoạt động mua
3


VnEconomy. />12


bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, và Nghị định
90/2007/NĐ-CP ngày 31 tháng 5 năm 2007 quy định về quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu
của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam. Mãi cho đến ngày 27 tháng 9
năm 2012, Bộ Công Thương mới ban hành Thông tư 28/2012/TT-BCT quy định chi tiết việc
đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu của thýõng nhân nýớc ngoài không có hiện diện
tại Việt Nam. Sau khi có Thông tý này, tình hình tổ chức thu mua nông sản trái phép của các
thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam đã được cải thiện phần nào.
Tình hình trên cho thấy môi trường thương mại nông sản Việt Nam đã phát triển nhanh và đa
dạng, thu hút sự quan tâm hoạt động thu mua nông sản nguyên liệu của các doanh nghiệp vốn
đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và cả thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt
Nam. Tuy nhiên, các phản ứng trái chiều về chính sách cho thấy dường như chưa có sự nhất
quán trong định hướng thương mại nông sản nội địa nhằm thúc đẩy thương mại nông sản một
cách công bằng giữa doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và
thương nhân nước ngoài. Chính sách thương mại có lẽ vừa cần thiết để kiểm soát và ổn định
hóa việc thu mua nông sản nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu, tránh những hoạt động có thể
gây ra cạnh tranh không bình đẳng và gây tổn hại đến nền kinh tế, nhưng đồng thời cũng phải
tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư sâu vào việc tổ chức xây
dựng vùng nguyên liệu, đầu tư cơ sở hạ tầng chế biến và chuyển giao công nghệ cho cả khu
vực sản xuất lẫn chế biến, xây dựng chuỗi giá trị dựa trên liên kết với người sản xuất và thúc
đẩy xuất khẩu nông sản Việt Nam.

3. Hiện trạng sản xuất – tiêu thụ một số mặt hàng nông sản chủ lực giai
đoạn 2012-2013
Phần 3 này chủ yếu trình bày tình hình sản xuất, tiêu thụ một số nông sản chủ lực của Việt
Nam và những thảo luận liên quan đến chính sách sản xuất và thương mại nông sản. Các loại
nông sản được phân tích bao gồm 1) lúa gạo; 2) cà phê; và 3) cao su.

3.1 Lúa gạo
3.1.1 Tình hình sản xuất và xuất khẩu
Lúa gạo là ngành kinh tế nông nghiệp truyền thống, nền tảng và quan trọng đối với khu vực
nông thôn nói riêng, và cả nền kinh tế nói chung. Sự phát triển liên tục về năng suất và sản
lượng lúa gạo trong hai thập kỷ qua đã cho phép Việt Nam tự bảo đảm an ninh lương thực
quốc gia, góp phần bảo đảm an ninh lương thực thế giới, và khẳng định vị trí quan trọng trong
thương mại lúa gạo thế giới.
Hiện nay, sản xuất lúa gạo ở các tỉnh miền Bắc, miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ
chủ yếu nhằm mục tiêu bảo đảm an ninh lương thực tại chỗ, trong khi Đồng Bằng Sông Cửu
Long có vai trò chủ yếu trong việc sản xuất lúa gạo hàng hóa để bảo đảm an ninh lương thực
cả nước, duy trì giá lương thực phù hợp cho người tiêu dùng ở các khu vực đô thị, và tham gia
xuất khẩu. Vì vậy sản xuất lúa gạo ở Đồng Bằng Sông Cửu Long được thị trường hóa cao độ
và diễn biến giá lúa nội địa vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long gắn chặt với giá gạo xuất khẩu
và giá gạo trên thị trường thế giới.
Các yếu tố góp phần quan trọng cho sự tăng trưởng ổn định trên chính là khả năng duy trì ổn
định diện tích gieo trồng, và thâm canh tăng năng suất kết hợp với áp dụng các tiến bộ khoa
13


học công nghệ về giống, phân bón, bảo vệ thực vật và duy trì được năng lực tưới tiêu. Trong
khi diện tích gieo trồng không thay đổi nhiều, chỉ tăng 28,3% trong giai đoạn 1990-2012;
nhưng năng suất đã tăng đến 2,27 lần; năng suất tăng 1,77 lần từ 3,18 tấn/ha/vụ lên 5,63
tấn/ha/vụ (biểu đồ 8).
Nhờ vào sự gia tăng bền bỉ về cả diện tích, năng suất và sản lượng; kết hợp với sự thay đổi cơ
cấu tiêu dùng lương thực và khẩu vị của người tiêu dùng, nhất là ở vùng đô thị, lượng gạo dư
thừa cho phép xuất khẩu ngày càng tăng (biểu đồ 8).
Có ba cột mốc đáng ghi nhận về kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam. Năm 2005 lần đầu tiên
kim ngạch xuất khẩu vượt mốc 1 tỷ USD. Năm 2008 vượt mốc 2 tỷ USD, và từ năm 2011,
vượt mốc 3 tỷ USD. Năm 2013, tính đến hết tháng 11, Việt Nam đã xuất khẩu 6,221 triệu tấn
gạo các loại, với kim ngạch 2,745 tỷ USD (số liệu Tổng cục Hải quan, 2013). Với giá trị kim

ngạch xuất khẩu như trên, ngành lúa gạo đã đóng góp rất lớn vào nền kinh tế quốc gia với các
vai trò khai thác nguồn lợi đất đai và lợi thế so sánh, nhất là ở Đồng bằng sông Cửu Long; bảo
đảm an ninh lương thực quốc gia; tạo ra sự ổn định sinh kế cho hàng triệu hộ nông dân trồng
lúa ở vùng nông thôn; cung cấp lương thực với giá rẻ và ổn định cho khu vực thành thị; và
mang lại ngoại tệ, vốn cho phát triển (biểu đồ 9).
Mặc dù có những đóng góp hết sức quan trọng cho nền kinh tế, nhưng ngành lúa gạo vẫn có
những vấn đề khó khăn đã bộc lộ, và cần có những chính sách khắc phục trong thời gian sắp
tới.

Biểu đồ 8. Sự phát triển diện tích gieo trồng, sản lượng lúa gạo và lượng gạo xuất khẩu giai đoạn
1990-2012
Nguồn: Tổng cục Thống kê (2013)

14


Biểu đồ 9. Sự phát triển khối lượng gạo xuất khẩu và kim ngạch giai đoạn 1990-2012
Nguồn: Hiệp hội Lương thực Việt Nam – VFA, 2013

3.1.2 Những vấn đề tồn tại của ngành lúa gạo
(1) Dư cung
Về thị trường, cần nhắc lại là thị trường gạo thế giới có đặc trưng có khối lượng gạo giao dịch
rất ít so với tổng sản lượng gạo thế giới (chỉ ở mức trên dưới 5%); dễ bị tác động do yếu tố
thời tiết khí hậu; giá cả thay đổi nhanh chóng vì khả năng thay đổi cung rất nhanh do chu kỳ
sản xuất lúa rất ngắn; và một số nước nhập khẩu chính như Indonesia và Philippines đóng vai
trò định giá. Các nước nhập khẩu gạo luôn có xu hướng thúc đẩy sản xuất nội địa, trợ giá đầu
vào và áp dụng thuế xuất hoặc hạn ngạch để giảm nhập khẩu. Ngoài ra, vì tính chất giao dịch
theo mùa, các nước nhập khẩu có xu hướng tập trung nhập khẩu vào thời điểm thu hoạch rộ
của các nước xuất khẩu để mua với giá thấp. Thị trường xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là
các nước Châu Á và Châu Phi.

Kể từ cuộc khủng hoảng lương thực thế giới năm 2008, thị trường lúa gạo thế giới đã có
những thay đổi quan trọng từ cả phía cung lẫn cầu.
Về phía cung, các quốc gia xuất khẩu ròng như Thái Lan, Việt Nam gia tăng lượng gạo xuất
khẩu, dựa theo tín hiệu giá cao trên thị trường từ năm 2008. Đặc biệt là Thái Lan, vốn là quốc
gia xuất khẩu gạo chất lượng cao và thường nắm giữ vị trí số một thế giới về xuất khẩu gạo,
đã có chính sách trợ giá đầu ra trực tiếp cho nông dân. Theo báo cáo mới được công bố của
Ủy ban Kiểm toán Thái Lan, chính phủ nước ngày đã lỗ khoảng 390 tỷ baht (khoảng 13 tỷ
USD) qua bốn vụ trợ giá gạo từ cuối năm 2011 tới tháng 10/2013 vừa qua. Với gói vốn kích
thích sản xuất khổng lồ này, nông dân trồng lúa Thái Lan là người hưởng lợi khi chính phủ
Thái Lan thường được thu mua ở mức 15.000 baht/tấn và gạo hương lài được mua với giá
20.000 baht/tấn; và hệ quả là nông dân Thái Lan sản xuất lúa gạo nhiều hơn, và lượng tồn kho
ngày càng lớn khi giá thu mua bị đẩy lên cao hơn 40-50% giá thị trường, khiến gạo Thái Lan
khó bán ra thị trường thế giới. Theo số liệu tính toán sơ bộ từ các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan,
mỗi kg gạo được thu mua với giá 32,32 baht, trong khi chỉ bán được với giá trung bình 10,20
baht/kg (Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại, 2013). Chính vì vậy, lượng gạo
tồn kho của Thái Lan ngày càng tăng, có lúc hơn 10 triệu tấn, mặc dù đã xuất khẩu được hơn
10 triệu tấn theo các hợp đồng liên chính phủ. Từ năm 2011 đến nay, Ấn Độ lại nổi lên như
một cường quốc xuất khẩu gạo ngoài nhóm basmati. Năm 2010 Ấn Độ chỉ xuất khẩu được
hơn 2 triệu tấn ở năm 2010, nhưng qua năm 2011 Ấn Độ xuất khẩu 4,437 triệu tấn; tăng lên
kỷ lục 10 triệu tấn năm 2012 và dự kiến suýt soát 10 triệu tấn năm 2013 và chiếm vị trí dẫn
15


đầu trong các quốc gia xuất khẩu gạo (AgroMonitor, 2013). Ngoài ra, Pakistan, Cambodia
cũng tăng cường lượng cung gạo. Myanmar với lợi thế là một quốc gia có tiềm lực đất đai và
nguồn nước phong phú, với chính sách đổi mới như hiện nay sẽ thu hút đầu tư, và ngành gạo
Mymanmar có thể sẽ phát triển rất mạnh trong vài năm tới (biểu đồ 10). Trong khi đó, Việt
Nam cũng tăng cung gạo xuất khẩu trong giai đoạn 2008-2012 (số liệu đã dẫn). Nguồn cung
phong phú, tính cạnh tranh tăng cao và áp lực tăng cung, nhất là từ phía Thái Lan làm do giá
gạo trên thị trường thế giới năm 2012 giảm mạnh, và tăng lợi thế cho phía người mua trong

đàm phán giá.
Ngược lại về phía cầu, Indonesia và Philippines là hai nước nhập khẩu ròng trong nhiều năm
nay, và chủ yếu dựa vào nguồn cung gạo của Thái Lan và Việt Nam. Tuy nhiên, từ cuộc
khủng hoảng lương thực năm 2008, hai nước này đã thay đổi chính sách lương thực theo
hướng tái đầu tư mạnh mẽ cho sản xuất lúa gạo trong nước, hạn chế sự phụ thuộc vào thị
trường lúa gạo thế giới. Cho đến nay, Indonesia gần như hoàn thành được mục tiêu tự túc
lương thực, riêng Philippines do ảnh hưởng nghiêm trọng của cơn bão Hải Yến, dự kiến sẽ
phải nhập gạo bổ sung lượng thiếu hụt (Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại,
2013). Các số liệu thống kê cho thấy cả diện tích và sản lượng lúa hai nước này tăng nhanh
trong thập niên 2000 cho đến nay (biểu đồ 10).

Biểu đồ 10. Sự phát triển diện tích và sản lượng lúa của Cambodia, Myanmar, Indonesia và
Philippines giai đoạn 2000-2012
Nguồn: FAO STAT, 2013

Các thông tin thực tế phản ảnh rõ tình trạng dư cung trên thị trường lúa gạo thế giới hiện nay.
Vì thế, vấn đề đáng ngại chính của ngành lúa gạo xuất khẩu của Việt Nam là tình trạng dư
cung trầm trọng. Nông dân ĐBSCL, dưới sự khuyến khích của Chính phủ và chính quyền địa
phương sản xuất lúa vụ 3 (Thu Đông) ngày càng nhiều trong mùa lũ, tạo nguồn cung lớn và
gây áp lực nặng nề cho vụ Đông Xuân kế tiếp. Trong khi đó, các nước nhập khẩu quan trọng
như Philippines và Indonesia có xu thế tăng cường sản xuất nội địa cho an ninh lương thực Vì
vậy, giải pháp căn bản là giảm cung. Việt Nam cần cân nhắc duy trì xuất khẩu ổn định một
lượng gạo nhất định, và kiểm soát cung (bằng cách hạn chế diện tích canh tác vụ Thu Đông,
và quay vòng canh tác vụ Thu Đông trong giới hạn) để giảm áp lực, và giảm cung có có nghĩa
tạo cơ hội tăng giá trên thị trường. Bằng chứng là hai năm 2011 và 2012, mặc dù lượng gạo
16


xuất khẩu tăng liên tục, nhưng kim ngạch xuất khẩu lại giảm nghiêm trọng. Thực tế là chúng
ta đang tốn kém chi phí nhiều hơn để sản xuất, để có sản lượng lớn hơn, nhưng giá trị kim

ngạch lại giảm đi. Có nghĩa Việt Nam đang giúp thế giới có gạo giá rẻ để ăn, và chính nông
dân Việt Nam là người chịu thiệt thòi trực tiếp khi góp phần tạo ra dư cung này. Chính phủ
nên nghĩ đến việc giảm cung lúa gạo, và định hướng sản xuất một số loại nông sản khác, ví dụ
bắp, đậu nành, trên diện tích đất quay vòng để tăng thu nhập cho nông dân
(2) Chính sách xuất khẩu gạo Việt Nam đã tốt hơn
Việc điều hành xuất khẩu gạo của Việt Nam hiện nay được thực hiện thông qua hoạt động của
Tổ điều hành xuất khẩu gạo của Chính phủ. Nghị định 109/2010/NĐ-CP ngày 04/11/2010
quy định định hướng thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung: “Bộ Công Thương chủ trì,
phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Hiệp hội Lương thực
Việt Nam xây dựng cơ chế, tiêu chí để chỉ định thương nhân ký kết, tổ chức thực hiện hợp
đồng tập trung và chỉ đạo việc thực hiện hợp đồng tập trung.” Để bảo đảm định hướng trên,
“Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn và Hiệp hội Lương thực Việt Nam xây dựng cơ chế, tiêu chí để chỉ định thương nhân ký
kết, tổ chức thực hiện hợp đồng tập trung và chỉ đạo việc thực hiện hợp đồng tập trung.”
Theo quy định, thương nhân ký kết, tổ chức thực hiện hợp đồng tập trung trực tiếp xuất khẩu
20% (hai mươi phần trăm) lượng gạo trong hợp đồng. Căn cứ các tiêu chí tại khoản 4 Điều này
và quy định do Bộ Công Thương ban hành, Hiệp hội Lương thực Việt Nam phân bổ số lượng
gạo 80% (tám mươi phần trăm) còn lại của hợp đồng cho các thương nhân khác để thực hiện
uỷ thác xuất khẩu.
Đáng chú ý là Nghị định 109/2010/NĐ-CP đã quy định điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo
(Điều 4. Điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo) đối với thương nhân xuất khẩu gạo, nói cách
khác xuất khẩu gạo được coi là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện. Hai điều kiện cơ bản là có ít
nhất một kho chứa tối thiểu 5.000 tấn/năm và ít nhất một cơ sở xay xát chế biến có công suất
tối thiểu 10 tấn lúa/giờ. Năm 2013, đã có 100 thương nhân được cấp giấy chứng nhận đủ điều
kiện xuất khẩu gạo. Như vậy, quy định này đã góp phần làm giảm số lượng doanh nghiệp
tham gia xuất khẩu như các nhà buôn trung gian, làm cho thị trường tập trung, ít rối loạn hơn.
(3) Chính sách thu mua tạm trữ xuất khẩu không đem lại lợi ích thực sự cho nông dân
Cơ chế xuất khẩu hiện nay đã được nới lỏng rất nhiều so với trước đây. Mặc dù các văn bản
chính thức đều không nhắc đến cơ chế hạn ngạch, nhưng tổng lượng gạo xuất khẩu phải dựa
trên định hướng số lượng xuất khẩu do Chính phủ quy định dựa trên cân đối cung cầu thường

kỳ. Ngoài ra, việc quy định tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu tập trung (chỉ định giao
dịch dự thầu hoặc ký kết hợp đồng, phân giao chỉ tiêu 20% xuất khẩu trực tiếp, 80% xuất
khẩu ủy thác qua các thành viên khác) và việc quy định đăng ký số lượng xuất khẩu cho các
hợp đồng thương mại trên cơ sở chỉ tiêu xuất khẩu gạo định hướng cũng thể hiện bản chất của
cơ chế điều hành xuất khẩu gạo hiện nay là theo hạn ngạch.
Theo lý thuyết kinh tế, khi nước xuất khẩu muốn hạn chế việc tăng giá gạo nội địa do tác
động của sự gia tăng giá gạo quốc tế thì có thể áp dụng cơ chế thuế xuất khẩu hoặc hạn ngạch.
Cơ chế thuế xuất khẩu sẽ chuyển giao thu nhập từ thuế xuất khẩu về cho Nhà nước, trong khi
cơ chế hạn ngạch sẽ chuyển giao lợi ích đó về cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Ngoài ra, cơ
17


chế phân bổ chỉ tiêu lại có thể dẫn đến vấn đề xin – cho, mua bán chỉ tiêu cũng như sự chọn
lựa thiếu công bằng giữa các nhà xuất khẩu. Khi có chênh lệch lớn giữa giá quốc tế và nội địa,
nhà xuất khẩu sẽ là người hưởng lợi chính chứ không phải là Nhà nước (thông qua thu nhập
từ thuế xuất khẩu) và nông dân (nhờ giá tăng). Rõ ràng là cơ chế phân giao chỉ tiêu xuất khẩu
hiện nay không tạo ra cơ hội cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp xuất khẩu và cũng
không tạo ra lợi ích tối đa cho Nhà nước và người sản xuất.
Cơ chế bình ổn giá chưa được xác lập rõ ràng và nhất quán. Dường như do Nhà thiếu vốn bảo
đảm thu mua dự trữ quốc gia nên dự trữ lưu thông do các doanh nghiệp thực hiện là cơ chế
chủ yếu được áp dụng để bình ổn giá hiện nay. Tuy nhiên, cơ chế này tỏ ra không phù hợp với
bản chất kinh tế thị trường của các doanh nghiệp xuất khẩu, vì buộc các doanh nghiệp thu
mua tạm trữ nhằm bình ổn giá bằng nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Việc buộc
doanh nghiệp dự trữ lớn sẽ tăng thêm chi phí, nhất là khi lãi suất cho vay của ngân hàng tăng
và cuối cùng lại tính vào giá thành làm giảm sức cạnh tranh của gạo Việt Nam khi xuất khẩu.
Đồng thời, một nghịch lý khác là khi giá gạo xuất khẩu xuống thấp, doanh nghiệp có thể thua
lỗ nếu phải bắt buộc mua lúa từ nông dân với giá sàn bảo đảm lợi nhuận cho nông dân 30% so
với giá bán. Hơn nữa, khi có dư cung trên thị trường thế giới, và giá xuất khẩu xuống thấp thì
việc buộc doanh nghiệp phải bảo đảm lợi nhuận mang tính nguyên tắc cho nông dân cũng
không phù hợp với quy luật thị trường.

Trên thực tế, để tránh tình trạng ứ đọng lúa hàng hóa, Nhà nước bù 100% lãi suất trong thời
gian tạm trữ 3 tháng cho doanh nghiệp thực hiện thu mua dự trữ lưu thông với kỳ vọng duy trì
được mức giá lúa có lợi cho nông dân. Mặc dù vậy, có nhiều chỉ trích cho rằng trong khi
doanh nghiệp được vay vốn kinh doanh với ưu đãi lãi suất, giá lúa của nông dân vẫn không
được cải thiện, có nghĩa là doanh nghiệp thụ hưởng toàn bộ lợi ích từ chính sách thu mua dự
trữ lưu thông này. Cơ chế thu mua tạm trữ (dự trữ lưu thông) hiện nay bằng vốn ưu đãi của
Nhà nước cho các doanh nghiệp chỉ có tác động trong ngắn hạn, và chỉ có lợi cho doanh
nghiệp do được cấp bù lãi suất, một dạng trợ cấp, trong khi đáng lẽ người nông dân phải
hưởng được tác động trợ cấp này vì mục tiêu của chính phủ là giúp cho nông dân có thu nhập
cao hơn.
Rõ ràng là cơ chế bình ổn giá hiện nay không tách biệt được lợi ích công (dự trữ cho mục tiêu
an ninh lương thực và bình ổn giá) và lợi ích tư nhân (có được lợi nhuận từ kinh doanh của
các doanh nghiệp). Đáng lẽ ra, cơ chế bình ổn giá phải tách biệt cho được hai chức năng này.
Một khi chính sách giá sàn trên thực tế không thực thi được, hoặc không có tác động đúng
vào đối tượng mục tiêu chính sách, thì nên tìm kiếm giải pháp chính sách khác.
Trong khi đó, năng lực dự trữ chung của vùng rất hạn chế do quá thiếu kho chứa. Ý định của
Chính phủ triển khai đầu tư xây dựng hệ thống kho dự trữ hiện đại có quy mô 4 triệu tấn vẫn
chưa thể thực hiện do thiếu vốn, không xác định được rõ ràng vai trò ai là chủ đầu tư, cơ chế
đầu tư, và cơ chế vận hành, khai thác. Hiện nay, dường như một số doanh nghiệp chế biến gạo
xuất khẩu được chỉ định nhận vốn Nhà nước để xây dựng kho chứa. Cơ chế này lại không
tách biệt được lợi ích công và lợi ích tư, và tạo thêm sự phân biệt đối xử đối với các doanh
nghiệp. Do đó, việc thu mua dự trữ quốc gia nhằm mục tiêu an ninh lương thực và bình ổn
cũng khó thực hiện được vì thiếu cơ sở hạ tầng lưu trữ, trong khi kho chứa được xây mới lại
do một số doanh nghiệp có đặc quyền sử dụng.
18


Một vấn đề tồn tại khác là sự thiếu vắng một hệ thống cơ quan độc lập có chức năng giám sát,
đánh giá, phân tích về chi phí, giá thành và hiệu quả kinh tế của từng hoạt động và toàn bộ
ngành hàng lúa gạo ở Đồng Bằng Sông Cửu Long để cung cấp thông tin tin cậy cho các bên

liên quan. Nhà hoạch định chính sách không biết được chi phí sản xuất, lợi nhuận, giá trị gia
tăng ở từng tác nhân tham gia trong ngành hàng là bao nhiêu, và phân phối lợi ích kinh tế giữa
các tác nhân như thế nào để điều chỉnh chính sách cho phù hợp. Các tranh cãi dai dẵng về
cách tính giá thành và phân phối lợi nhuận giữa các tác nhân trong ngành hàng cũng là hệ quả
của vấn đề này.
(4) Chuỗi giá trị lúa gạo còn quá rời rạc, phân tán, thiếu liên kết dọc chặt chẽ
Cơ chế thu mua chế biến lúa gạo xuất khẩu hiện nay diễn ra chủ yếu theo phương thức “mua
đứt bán đoạn” giữa những tác nhân sản xuất, chế biến và thương mại trong ngành hàng và
không tồn tại liên kết dọc thật sự trong ngành hàng. Doanh nghiệp xuất khẩu căn cứ trên giá
hợp đồng, dự kiến mức lợi nhuận sau khi trừ chi phí và thuế, để định giá mua gạo từ các
doanh nghiệp cung ứng. Các doanh nghiệp cung ứng gạo xuất khẩu mà đa số là doanh nghiệp
tư nhân kiêm chức năng xay xát, lau bóng và đóng gói thành phẩm, dựa trên mức giá bán cho
doanh nghiệp xuất khẩu, dự kiến mức lợi nhuận sau khi trừ chi phí và thuế để định giá thu
mua gạo nguyên liệu (gạo lức hoặc gạo 25% tấm) từ các nhà máy xay xát trong vùng sản xuất.
Các nhà máy căn cứ trên giá mua của doanh nghiệp cung ứng gạo xuất khẩu, định giá thu mua
lúa thông qua mạng lưới thương lái thu mua lúa tươi (tại ruộng) hoặc lúa khô (tại nhà) để sấy,
xay xát đến mức gạo nguyên liệu. Thương lái thu mua lúa sẽ căn cứ vào giá đặt hàng từ các
nhà máy xay xát để định giá mua lúa của nông dân.
Từ năm 2010, mô hình “cánh đồng mẫu lớn” do Công ty Bảo vệ Thực vật An Giang thực hiện
đã được học tập và nhân rộng thêm. Đây là mô hình mang tính chất liên kết dọc chặt chẽ giữa
người sản xuất và nhà thu mua – chế biến – xuất khẩu. Đây cũng là điểm sáng của ngành lúa
gạo trong các năm qua. Từ kết quả một số nghiên cứu đánh giá so sánh mô hình cánh đồng
mẫu lớn sản xuất tư do, có thể thấy nông dân tham gia mô hình nhận được các lợi ích như 1)
giá trị doanh thu tăng; lợi nhuận và thu nhập tăng; hiệu quả kinh tế cao hơn; 2) có tư vấn kỹ
thuật, làm cho năng suất có xu hướng tăng lên; 3) có thị trường ổn định, lâu dài. Tuy nhiên, để
mô hình thành công, doanh nghiệp có vai trò quyết định và cũng không phải bất kỳ doanh
nghiệp nào cũng có thể thành công. Các yếu tố sau phải được bảo đảm để mô hình thành
công: 1) Các điều khoản hợp đồng và khả năng thi hành rất quan trọng, phải được bảo đảm
thực thi và thể hiện sự công bằng trong chia xẻ rủi ro và lợi nhuận; 2) doanh nghiệp có hỗ trợ
kỹ thuật, cung cấp vật tư chất lượng cao, có năng lực cung cấp ứng trước vốn và vật tư khi có

yêu cầu; và 3) có đủ năng lực hậu cần trong thu mua, vận chuyển lúa gạo từ đồng ruộng đến
cơ sở chế biến và có hệ thống máy sấy, kho chứa đầy đủ.

Tóm lược lại, có thể thấy có nhiều vấn đề mà dư luận xã hội bức xúc đối với quan hệ kinh tế thể chế của ngành hàng lúa gạo, bao gồm các điểm chính yếu sau:
Về phía sản xuất: nông dân có thu nhập và lợi nhuận thấp trong sản xuất lúa gạo;
Về phía nhà kinh doanh xuất khẩu lúa gạo:
-

Có hiện tượng doanh nghiệp độc quyền nhóm;
19


-

Có tồn tại sự phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp thành viên của VFA và không phải
thành viên; giữa nhóm thành viên chủ yếu chiếm thị phần lớn và các thành viên nhỏ;

-

Doanh nghiệp xuất khẩu chiếm giữ phần lớn lợi nhuận sinh ra từ chuỗi giá trị lúa gạo xuất
khẩu;

Về phía tổ chức sản xuất:
-

Cấu trúc chuỗi giá trị lúa gạo bất hợp lý về cả khía cạnh tổ chức, kinh tế và kỹ thuật;

-

Phân bố cụm ngành cho chuỗi giá trị lúa gạo không hợp lý;


Chính sách vĩ mô liên quan:
-

Duy trì chính sách ổn định quy mô canh tác lúa và định hướng xuất khẩu riêng cho khu
vực Đồng bằng sông Cửu Long cần được xem xét lại tính hợp lý về sử dụng nguồn lực;

-

Chưa có chính sách cụ thể về dự trữ lương thực quốc gia gắn kết với ngành hàng lúa gạo ở
Đồng Bằng Sông Cửu Long;

-

Chính sách điều hành xuất khẩu gạo hiện nay có lợi cho doanh nghiệp, bất lợi cho nông
dân;

Từ các vấn đề hết sức đa diện như trên, có thể thấy rằng việc hoàn chỉnh cơ chế, chính sách
sản xuất, xuất khẩu lúa gạo khó có thể được thực hiện trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, dựa
trên các phân tích, có thể thấy được một số gợi ý cho điều chỉnh chính sách lúa gạo để khắc
phục những khiếm khuyết hiện nay.
Thứ nhất, Nhà nước nên cân nhắc lại việc duy trì cơ chế điều hành xuất khẩu gạo theo cách ấn
định khối lượng gạo xuất khẩu, và cách thức phân bổ chỉ tiêu cho hợp đồng xuất khẩu tập
trung. Để cân bằng các lợi ích quốc gia về khai thác lợi thế sản xuất và xuất khẩu gạo để tăng
kim ngạch xuất khẩu, bảo đảm lại lợi ích kinh tế cho nông dân và đồng thời bảo đảm giá
lương thực phù hợp cho khu vực đô thị và người tiêu dùng lương thực, việc áp dụng công cụ
thuế linh hoạt thay cho công cụ hạn ngạch vừa có tính khả thi, vừa có hiệu quả tốt hơn. Khi áp
dụng cơ chế thuế xuất khẩu, Hiệp hội lương thực sẽ quay trở về vai trò đúng đắn của một hiệp
hội ngành nghề là đại diện cho lợi ích hợp pháp của các thành viên, nghiên cứu và cung cấp
thông tin thị trường, điều phối việc xuất khẩu của các thành viên thông qua cơ chế đấu thầu

lại các hợp đồng xuất khẩu lương thực cấp Chính phủ với mức thuế xuất khẩu xác định.
Thứ hai, cần phải tôn trọng các quy luật thị trường và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
xuất khẩu song song với việc bảo đảm an ninh lương thực và bình ổn giá. Vì vậy, phải tách
riêng vai trò dự trữ lương thực quốc gia ra khỏi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Điều
kiện tiên quyết phải là đầu tư vốn xây dựng hệ thống kho chứa quốc gia phục vụ mục tiêu dự
trữ quốc gia, bảo đảm an ninh lương thực và bình ổn giá và xây dựng quỹ bình ổn giá lương
thực. Đẩy mạnh hoạt động thu mua dự trữ khi giá lúa nội địa xuống thấp dựa trên quỹ bình ổn
giá vừa giúp bảo bảo an ninh lương thực vừa giúp tạo ra mặt bằng giá an toàn cho người sản
xuất. Khi có nhu cầu xuất khẩu gạo, Nhà nước có thể bán ra một phần lượng lúa dự trữ này
cho các công ty. Các doanh nghiệp cũng có thể thuê hệ thống kho chứa này để dự trữ lúa
trong khi chờ hợp đồng xuất khẩu.

20


Thứ ba, để cải thiện cơ chế thu mua gạo xuất khẩu, cũng như thay đổi cơ chế vận hành của
ngành hàng lúa gạo, cần tiếp tục áp dụng chính sách quy định kinh doanh xuất khẩu gạo là
hoạt động kinh doanh có điều kiện. Các doanh nghiệp xuất khẩu phải đạt một quy mô vốn
nhất định, phải có hệ thống kho chứa, nhà máy xay xát chế biến ở một ngưỡng tối thiểu, có
đầu tư phát triển vùng lúa nguyên liệu riêng trong quan hệ liên kết dọc với người sản xuất mới
được phép kinh doanh xuất khẩu gạo. Cũng cần quy định bắt buộc các doanh nghiệp này phải
xuất khẩu gạo với thương hiệu riêng của mình để nâng cao trách nhiệm với chất lượng hạt gạo
quốc gia.
Thứ tư, trong dài hạn, Nhà nước phải có những giải pháp thực thi quy hoạch và bảo vệ đất
trồng lúa để bảo đảm an ninh lương thực, nhưng cũng phải có những điều chỉnh cần thiết để
giảm bớt tình trạng dư cung và cạnh tranh giá thấp nhằm nâng cao lợi ích quốc gia trong sản
xuất và kinh doanh lúa gạo.
3.2 Cà phê
3.2.1 Tình hình sản xuất và xuất khẩu
Cà phê là một trong những nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Cà phê được trồng chủ

yếu ở khu vực Tây Nguyên, kế đến là Đông Nam Bộ và vùng núi phía Bắc. Theo quy hoạch
của chính phủ, đến năm 2020 Việt Nam sẽ có 500 ngàn ha cà phê, nhưng theo nguồn của
Tổng cục Thống kê, đến năm 2012 diện tích cà phê Việt Nam đã là 622 ngàn ha, trong khi số
liệu của Bộ Nông nghiệp & PTNT là 590 ngàn ha. Trong đó, Tây nguyên là khu vực trồng
chủ yếu, chiếm đến 549 ngàn ha, tương đương 89,4% tổng diện tích cà phê cả nước (hình 1).
Nhìn vào diễn tiến phát triển diện tích trồng cà phê, có thể thấy diện tích cà phê tăng đột ngột
vào năm 2000, và sau đó tăng dần từ 500 ngàn ha cho đến hơn 600 ngàn ha hiện nay. Trong
đó, cà phê vối (Robusta) chiếm hơn 95% diện tích, và cà phê chè (Arabica) chỉ chiếm 4,88%
tổng diện tích (Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm Tây Nguyên, 2012). Với năng suất bình
quân hiện nay trên 2,5 tấn cà phê nhân/ha, Việt Nam có năng suất cà phê cao nhất thế giới.
Phần lớn cà phê nhân được xuất khẩu, với lượng tăng dần nhờ tăng diện tích và năng suất
(biểu đồ 11, 12).
Năm 2012, Việt Nam đã xuất khẩu kỷ lục hơn 1,7 triệu tấn cà phê nhân, kim ngạch 3,67 tỉ
USD với mức giá bình quân xuất khẩu 2.137 USD/tấn, tăng trên 30% cả về lượng và kim
ngạch so với năm 2011. Để đạt được kết quả trên trước hết là do diện tích thu hoạch cà phê đã
tăng liên tục trong những năm qua. Ngoài ra, điều kiện thời tiết cộng với cơ chế thương mại
và tạm trữ phù hợp cũng góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho ngành cà phê đạt tăng trưởng
cao (Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại4, 2013). Ngoài ra, theo Hiệp hội Cà
phê Ca cao Việt Nam (Vicofa), do suy thoái kinh tế toàn cầu, các nhà máy chế biến và người
tiêu dùng trên thế giới chuyển sang dùng cà phê Robusta để giảm chi phí. Nhờ dó, ngành cà
phê Việt Nam đã đem lại sinh kế quan trọng cho hàng trăm ngàn hộ gia đình nông dân, và tạo
ra nhiều cơ hội việc làm trong ngành thương mại và chế biến cà phê.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, có khoảng 373 doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào
hoạt động thương mại và xuất khẩu cà phê. Các doanh nghiệp có quy mô lớn chỉ chiếm 5% số
4

Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại. (2013). Xuất khẩu cà phê đạt kỷ lục mới trong năm 2012.
/>21



lượng nhưng chiếm gần đến 70% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê. Các công ty hàng đầu về
thương mại và xuất khẩu cà phê là Intimex, công ty 2/9 Daklak, công ty TNHH Armajaro
Việt Nam, công ty TNHH Olam, công ty TNHH Atlantic Việt Nam, công ty Mercafe Việt
Nam, công ty TNHH Louis Dreyfus.
Trong năm 2012, giá cà phê robusta kỳ hạn tại thị trường London dao động trong khoảng
1.900 đến 2.300 USD/tấn. Giá FOB HCMC trong năm 2012 đạt từ 2.000 đến 2.200 USD/tấn.
Giá cà phê nhân xô tại Daklak dao động trong khoảng 35-45 ngàn đồng/kg.

Hình 1. Diện tích và các vùng trồng cà phê ở Việt Nam Biểu đồ 11. Diện tích cà phê Việt Nam
Nguồn: Viện KHKT Nông Lâm Tây nguyên (2013) và Tổng cục Thống kê (2013)

Biểu đồ 12. Năng suất và sản lượng cà phê nhân xuất khẩu
Nguồn: Viện KHKT Nông Lâm Tây nguyên (2013) và Tổng cục Thống kê (2013)

3.2.2 Các tồn tại của ngành cà phê Việt Nam hiện nay
Mặc dù cà phê Robusta Việt Nam có năng suất, sản lượng và lượng xuất khẩu cao nhất nhóm
quốc gia trồng và xuất khẩu Robusta, có ngành tập trung ở quy mô lớn, có lợi thế so sánh về
năng suất nhờ trồng ở vùng đất đỏ bazan màu mỡ, nhưng vẫn còn rất nhiều tồn tại chưa được
giải quyết trong nhiều năm nay và làm giảm vị thế của cà phê Việt Nam trên thị trường thế
22


giới cũng như làm giảm lợi tức mà ngành cà phê Việt Nam có thể mang lại cho người trồng,
nhà thu mua chế biến và quốc gia.
(1) Các vấn đề nhìn từ góc độ tổ chức sản xuất – thương mại theo chuỗi giá trị
Ở cấp độ nông hộ. Đầu tiên, diện tích trồng cà phê vượt xa quy hoạch. Vấn đề trồng cà phê
vượt quy hoạch nông nghiệp không phải là mới nhưng chưa hề được giải quyết từ nhiều năm
qua. Nông dân trồng cà phê có khuynh hướng tăng diện tích khi có tín hiệu giá thị trường cao,
và khi đã trồng thì không chặt bỏ được khi giá thấp do đã đầu tư dài hạn. Mặt khác, các cơ
quan quản lý nhà nước chuyên ngành và chính quyền địa phương cũng không có các giải pháp

dể ngăn chặn việc trồng cà phê tự phát, dẫn đến tình trạng di dân tự do và nông dân địa
phương tự ý phá rừng trồng cà phê. Nhiều diện tích cà phê được trồng trên chân đất dốc, xói
mòn, bạc màu, hoặc thiếu nguồn nước tưới, dẫn đến năng suất và chất lượng thấp, hiệu quả
kinh tế không cao. Nông hộ thường sử dụng nước ngầm để tuới cà phê trong mùa khô, góp
phần dẫn đến tình trạng suy thoái nước ngầm nghiêm trọng ở vùng Tây Nguyên. Nông dân
cũng có xu hướng thâm canh quá mức, và sử dụng sai cách các hóa chất nông nghiệp như
dùng quá nhiều phân bón hoặc bảo vệ thực vật không hợp lý, dẫn đến chi phí sản xuất quá
cao. Thông thường, chi phí hàng năm cho cà phê Tây Nguyên từ 40-50 triệu đồng/ha, tính cả
chi phí nhân công thu hoạch. Vì vậy, gánh nặng về vốn vay của nông hộ càng nặng nề hơn.
Thứ hai, các vùng trồng cà phê thường thiếu nhân công thu hái, đồng thời an ninh trong mùa
thu hoạch không được bảo đảm. Tệ nạn trộm cướp cà phê không được chính quyền địa
phương ngăn chặn hiệu quả, trong khi mùa thu hoạch diễn ra tương đối ngắn (dưới 30 ngày),
nên hầu hết nông hộ đều phải thu hái khi tỷ lệ cà phê chín mới khoảng 70%. Tình trạng này
làm cho tỷ lệ quả xanh nhiều, tăng tỷ lệ tạp chất, và giảm chất lượng cà phê nhân trong quá
trình phơi, xay xát và bảo quản. Nông hộ thường không trang bị đầy đủ sân phơi, thiếu máy
sấy trong khi cà phê thường được thu hoạch vào cuối mùa mưa. Chính vì vậy, phẩm chất cà
phê nhân càng khó kiểm soát. Do hệ thống thương lái thu mua cà phê không phân loại, và
phân theo phẩm chất hạt nên nông dân cũng không có động cơ để phân loại hạt cũng như hái
cà phê chín để nâng cao phẩm chất cà phê nhân.
Ở cấp độ thương lái. Thương lái cà phê chủ yếu đóng vai trò trung gian, thực hiện chức năng
thu gom cà phê hạt hoặc cà phê nhân và bán lại cho các doanh nghiệp thu mua – xuất khẩu cà
phê nhân. Hệ thống thương lái cũng chỉ mua cà phê nhân không phân loại, phân hạng theo
phẩm chất theo tiêu chuẩn Việt Nam hoặc tiêu chuẩn quốc tế. Các thương lái cũng thường
thiếu kho chứa, sân phơi và phương tiện sấy đạt chuẩn nên chất lượng cà phê nhân cũng giảm
trong quá trình thu mua, dự trữ.
Ở cấp độ doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thu mua – xuất khẩu cà phê chủ yếu dựa vào hệ
thống thương lái và đại lý thu gom cà phê để thu mua cà phê nhân. Các doanh nghiệp này chủ
yếu cũng thu mua cà phê không phân loại, phân hạng và xuất khẩu cho các nhà thu mua trung
gian. Nguyên nhân chính yếu là các nhà thu mua quốc tế không muốn mua cà phê nhân Việt
Nam với chất lượng cao, mà chỉ mua cà phê chưa phân loại phân hạng với giá thấp và tái chế

để có giá trị gia tăng nhiều hơn. Sự áp đặt cà phê Việt Nam ở tiêu chuẩn thấp (R2) về chất
lượng dẫn đến giá xuất khẩu thấp hơn so với các nước trồng Robusta lân cận (Ấn Độ,
Indonesia, Malaysia) từ 10-20%, cho dù phẩm chất cà phê Robusta của Việt Nam không hề
thấp, thậm chí cao nhất thế giới. Thói quen kinh doanh này đã đặt các doanh nghiệp Việt Nam
vào vị trí lệ thuộc chứ không chủ động trong việc áp đặt tiêu chuẩn xuất khẩu trong thương
23


mại. Chính vì vậy, hệ thống thương mại cà phê Việt Nam lệ thuộc vào thương nhân nước
ngoài, không xuất khẩu trực tiếp cho nhà chế biến quốc tế không xây dựng được thương hiệu
riêng, và không có động lực đầu tư phương tiện chế biến để nâng cao giá trị sản phẩm.
Phương thức kinh doanh của hệ thống doanh nghiệp Việt Nam truyền dẫn ngược về thượng
nguồn của chuỗi giá trị cà phê, làm cho toàn bộ hệ thống vận hành theo hướng chú trọng đến
khối lượng cà phê hàng hóa, không quan tâm đến chất lượng, không tạo ra động lực cho toàn
hệ thống cải thiện và nâng cao chất lượng, uy tín và giá của cà phê Việt Nam.
Các doanh nghiệp Việt Nam còn có những hạn chế khác như năng lực vốn yếu, khả năng dự
trữ kém, bán hàng ồ ạt khi vào mùa. Hiện nay, vấn đề doanh nghiệp cà phê vướng nợ xấu, mất
khả năng chi trả đang lan rộng. Nhiều doanh nghiệp có nguy cơ vỡ nợ, phá sản do làm ăn thua
lỗ tích lũy và gánh nặng lãi suất trong vài năm gần đây.
Tất cả các vấn đề này đẩy doanh nghiệp Việt Nam vào tình thế bị động, thua thiệt và nhận rủi
ro trong quá trình kinh doanh.
Ở cấp độ quản lý nhà nước. Việt Nam đã chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế ISO 10470:2004 và
soạn thảo thành TCVN 7932: 2007, được Bộ Khoa học và Công nghệ công bố từ năm 2007.
Nhưng tất cả những tiêu chuẩn đó đều không được thực hiện, thậm chí chưa được giới thiệu
rộng rãi. Trong khi đó, các hợp đồng mua bán cà phê robusta tại thị trường LIFFE đều xếp
hạng cà phê dựa trên các thông số chất lượng đo bằng phần trăm khối lượng, không phải bằng
tỉ lệ phần trăm số lỗi. Như vậy, cách xếp hạng theo phần trăm số lỗi mà Việt Nam đang áp
dụng không được quốc tế công nhận. Rất đông doanh nghiệp Việt Nam không muốn áp dụng
TCVN 4193: 2005; các doanh nghiệp nước ngoài mua cà phê của Việt Nam cũng không
muốn áp dụng tiêu chuẩn này, vì không muốn phải trả giá cao hơn. Hệ quả là cà phê xuất

khẩu của Việt Nam luôn bị phàn nàn về chất lượng xấu, có lúc bị thải loại đến 60%, giá bị
giảm 100 USD-200 USD/tấn, có lúc lên đến 600 USD/tấn tại London. Mặt khác, do việc áp
dụng tiêu chuẩn là tự nguyện (theo Luật tiêu chuẩn và qui chuẩn kỹ thuật), nên cho đến nay
rất nhiều doanh nghiệp vẫn duy trì phân hạng cà phê theo 3 tiêu chí: thủy phần %, đen vỡ %,
tạp chất % mà không áp dụng tiêu chuẩn Nhà nước ban hành (VnEconomy, 2010)5.
(2) Các vấn đề nhìn từ góc độ sản xuất: tình trạng già cỗi dần của các vùng trồng cà phê,
và thiếu vốn trồng tái canh cà phê
Theo số liệu ở biểu đồ 11, có đến 265 ngàn ha cà phê Việt Nam được trồng từ năm 1998 trở
về trước, có nghĩa là từ 15 tuổi trở lên. Diện tích cà phê già cỗi từ 140-160 ngàn ha và cần
được thay thế trong vài năm tới. Theo Cục Trồng trọt-Bộ Nông nghiệp &PTNT, cả nước hiện
có khoảng 86 ngàn ha trên 20 năm tuổi (15%), 140 ngàn ha từ 15 đến 20 năm tuổi (25%). Đối
với vườn cà phê già quá 20 tuổi năng suất bắt đầu giảm thấp, kích cỡ và chất lượng hạt giảm.
Chính vì vậy, tỷ lệ diện tích vườn cà phê già cỗi quá cao sẽ tác động trực tiếp đến năng suất,
sản lượng, chất lượng và chi phí của hộ trồng cà phê. Chỉ riêng tỉnh DakLak, diện tích cà phê
già cỗi hơn 65 ngàn ha trong tổng số 202 ngàn ha. Với chi phí đầu tư ước tính 80 triệu đồng
cho năm đầu tiên, từ 40-50 triệu đồng cho mỗi năm tiếp theo, tổng chi phí cần cho 1 ha cà phê
trồng mới có thể lên đến 150-200 triệu đồng. Như vậy, số tiền toàn ngành cần cho trồng mới
5

Trần Lê. (2010). Tiêu chuẩn hóa cà phê xuất khẩu, bao giờ?
/>24


cho 200 ngàn ha sẽ từ 1,4 đến 1,9 tỷ USD trong vòng 5 năm, chưa kể kinh phí giải quyết đời
sống của người trồng cà phê trong những năm tái canh. Đây là số tiền khổng lồ mà với tình
hình kinh tế hiện nay, chính phủ và cả ngành cà phê gần như không có biện pháp giải quyết.
Những tồn tại trên là những thách thức to lớn mà ngành cà phê Việt Nam khó có thể giải
quyết trong thời gian ngắn, nhất là trong điều kiện suy thoái kinh tế, thiếu vốn đầu tư như hiện
nay. Nếu không có những giải pháp sáng tạo, huy động được vốn đầu tư từ nhiều nguồn trong
và ngoài nước, từ các thành phần kinh tế trong xã hội, và từ ngân sách để kịp thời giải quyết

vấn đề tái canh cà phê gắn với thực hiện quy hoạch mới theo hướng giảm cung, chỉ cho phép
tái canh ở các chân đất thích hợp và có đủ nước tưới; đồng thời thay đổi căn bản phương thức
thương mại để nâng cao dần chất lượng sản phẩm, thì chắc chắn ngành cà phê Việt Nam
không có nhiều cơ hội duy trì sự tăng trưởng trong tương lai rất gần.
3.3 Cao su
3.3.1 Tình hình sản xuất và xuất khẩu trên thế giới
Theo số liệu của FAO (tính đến 2011), thế giới hiện trồng khoảng 9,7 triệu ha cao su, chủ yếu
tập trung ở khu vực Đông Nam Á và Nam Á. Các nước có diện tích cao su lớn bao gồm
Indonesia (3,45 triệu ha), Thái Lan (2,04 triệu ha), Malaysia (1,117 triệu ha), Trung Quốc
(598 ngàn ha), Ấn Độ (485 ngàn ha), Việt Nam (459 ngàn ha), và Nigeria (345 ngàn ha). Về
sản lượng, tính đến 2012 sản lượng thế giới là 11,329 triệu tấn cao su thiên nhiên. Tính đến
tháng 6/2013 sản lượng thế giới là 5,227 triệu tấn (International Rubber Study Group, 2013).
Số liệu của FAO năm 2011 cho thấy Thái Lan có sản lượng cao nhất (3,3 triệu tấn); kế đến là
Indonesia (3,1 triệu tấn); Malaysia (996 ngàn tấn); Ấn Độ (891 ngàn tấn) và Việt Nam (789
ngàn tấn). Ba nước Thái Lan, Malaysia, Indonesia chiếm 66% sản lượng cao su thiên nhiên
thế giới (7,433 triệu tấn). Kế đến là Ấn Độ 7,9%; Việt Nam 7%, và Trung Quốc 6,6%. Ấn Độ
và Trung Quốc tự tiêu thụ lượng cao su của mình và còn nhập thêm để đáp ứng nhu cầu của
ngành chế biến săm lốp cao su trong nước. Malaysia cũng nhập thêm cao su tự nhiên cho
công nghiệp chế biến trong nước. Xuất khẩu cao su chủ yếu từ Thái Lan, Indonesia, Malaysia
và Việt Nam. Diện tích trồng mới chủ yếu từ Campuchia và Lào. Theo đánh giá, Campuchia
và Lào có khả năng đạt 150 ngàn ha cao su ở mỗi nước. Indonesia có khả năng tăng sản lượng
nếu cải thiện năng suất.
Nhóm tiêu thụ cao su nhiều nhất thế giới gồm Trung Quốc (33,5%), Hoa Kỳ (9,5%), Ấn Độ
(8,7%), Nhật Bản (6,6%), và Malaysia (4,6%). Trong 5 năm gần đây, Trung Quốc tiêu thụ
trung bình 32% cao su thiên nhiên thế giới và chiếm 25% lượng nhập khẩu thế giới. Các nước
xuất khẩu chủ yếu là Thái Lan (2,8 triệu tấn), Indonesia (2,45 triệu tấn), Malaysia (1,31 triệu
tấn) và Việt Nam (1,02 triệu tấn), chiếm 87% khối lượng cao su tự nhiên xuất khẩu toàn cầu
(Ngô Kinh Luân, 2013).
Tiêu thụ cao su thiên nhiên thế giới chủ yếu cho ngành săm lốp (60%), găng tay kỹ thuật
(20%), còn lại là các sản phẩm kỹ thuật khác.

Các nước châu Á đóng vai trò chính trong việc tiêu thụ cao su thiên nhiên (Trung Quốc, Nhật
Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ) và là nhân tố quyết định giá. Cao su thiên nhiên chiếm 40-44% tổng
lượng cao su thế giới, còn lại là cao su nhân tạo (có nguồn gốc dầu mỏ). Vì vậy giá phụ thuộc
vào giá dầu mỏ. Giá dầu mỏ cao làm cho giá cao su nhân tạo tăng, dẫn đến giá cao su tự nhiên
25


×