Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Phân tích hình tượng nhân vật lor ca trong bài thơ đàn ghi ta của lor ca của thanh thảo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (33.29 KB, 3 trang )

Posted by mocao On Tháng Tư 08, 2016 0 Comment
Đề bài: ” Phân tích hình tượng nhân vật Lor-ca trong bài thơ “Đàn
ghi ta của Lor-ca” của Thanh Thảo.
Bài làm:
Cùng với Xuân Quỳnh, Thanh Thảo cùng thuộc thế hệ nhà thơ
trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Mỹ nhưng trang thơ
Thanh Thảo lại có dấu ấn rất riêng. Ông là người đi đầu trong
phong trào cách tân thơ Việt, con đường mà ông lựa chọn để cách
tân thơ Việt là việc đào sâu cái tôi nội cảm, tìm kiếm những cách
biểu đạt mới qua hình thức những câu thơ tự do, phá bỏ mọi ràng
buộc, khuôn sáo. Thanh Thảo đi theo trường phái thơ tượng trưng
siêu thực có nguồn gốc từ phương Tây mà Lor-ca là một đại biểu đi
đầu trong trường phái thơ đó. Bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” được
rút ra từ tập “Khối vuông ru bích”, bài thơ đã xây dựng thành công
hình tượng nhân vật Lor-ca.
Lor-ca là một nghệ sĩ thiên tài người Tây Ban Nha, ông một tầm
ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống chính trị cũng như trong sống
nghệ thuật của Tây Ban Nha. Trong đời sống nghệ thuật, Lor-ca là
một trong những người đi đầu trong phong trào cách tân nền
nghệ thuật già nua của Tây ban Nha. Trong đời sống chính trị, Lorca là người khởi xướng phong trào đấu tranh chống lại chế độ độc
tài thân phát xít đã quá phản động. Năm 1936, bè lũ Phrăng-cô
quá hoảng sợ trước tầm ảnh hưởng của Lor-ca nên chúng đã tìm
cách bắt và sát hại ông. Tuy nhiên sau cái chết của Lor-ca, tầm
ảnh hưởng của ông càng trở nên sâu rộng hơn. Nó vượt ra khỏi
biên giới của Tây Ban Nha, tên tuổi của Lor-ca trở thành một biểu
tượng cho công cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa nghĩa phát xít,
bảo vệ văn hóa và nền văn minh nhân loại. Sự ảnh hưởng của Lorca không chỉ nằm trong thời đại của ông mà nó còn tồn tại mãi
cho tới bây giờ. Cuộc đời, sự nghiệp, những cống hiến của Lor-ca
là nguồn cảm hứng sáng tạo dồi dào để Thanh Thảo viết nên bài
thơ này. Và cũng bằng nguồn cảm hứng dồi dào ấy, Thanh Thảo
đã xây dựng thành công hình tượng người nghệ sĩ Lor-ca.


Bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” được Thanh Thảo sáng tác theo
trường phái thơ tượng trưng siêu thực nên khi đọc đòi hỏi người


đọc phải không ngừng liên tưởng, tưởng tượng để cảm nhận được
rõ ý thơ. Qua bài thơ tác giả đã tái hiện lại cuộc sống của Lor-ca,
tái hiện lại sự kiện bước ngoặt đầy bi thảm, đau đớn là cái chết
của Lor-ca. Nhưng trong tiềm thức, trong tình cảm của Thanh
Thảo, Lor-ca vẫn sống, qua đó thể hiện cho chúng ta thấy rõ Lorca là một nghệ sĩ chân chính, ông là một người nghệ sĩ dám sống
để đấu tranh vì nghệ thuật, dám chết vì nghệ thuật. Lor-ca là
người nghệ sĩ mang vẻ đẹp bất tử.
Sáu câu thơ đầu của bài thơ Thanh Thảo tái hiện sự sống của Lorca. Hình ảnh “những tiếng đàn bọt nước” biểu trưng cho sự sống
cũng như sự nghiệp sáng tạo của Lor-ca, hình ảnh này gợi cho
chúng ta hình dung sự sống cũng như sự sáng tạo của Lor-ca là vô
cùng mong manh dễ vỡ.” Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt”, câu thơ
nhắc tới xứ sở Tây Ban Nha và hình ảnh “áo choàng đỏ gắt” làm
cho ta liên tưởng đến môn thể thao truyền thống của đất nước
này: đấu bò tót, một môn thể thao đòi hỏi không chỉ sức mạnh mà
người đấu sĩ còn cần phải khôn ngoan và khéo léo, vì vậy trận đấu
bò tót nào cũng đầy sự căng thẳng. Hình ảnh ‘áo choàng đỏ gắt”
được tác giả nhắc đến ở đây cũng có thể là biểu trưng cho môi
trường chính trị của Tây Ban Nha lúc này bức bối, ngột ngạt và
phản động. Hình ảnh “những tiếng đàn bọt nước” được đặt cạnh
hình ảnh “áo choàng đỏ gắt” cho thấy cuộc sống của Lor-ca lúc
này đang cực kì bức bối , ông dường như đang phải cố gồng mình
lên để đối mặt với một chế độ xã hội phản động già nua và có thể
nói cuộc sống của ông đang đầy thách thức. Mặc dù phải sống
trong môi trường xã hội ngột ngạt, người nghệ sĩ Lor-ca vẫn không
ngừng sáng tạo vì đến câu thơ thứ ba hợp âm tiếng đàn ghi ta
được ngân lên “li la li la li la”, nó biểu trưng cho những sáng tạo

của Lor-ca. Người nghệ sĩ vẫn say sưa với những sáng tạo của
mình, vẫn sống lạc quan mặc cho hoàn cảnh sống đang bị bóp
nghẹt. Ba câu thơ còn lại của đoạn thơ tái hiện hành trình đi tìm
cái tôi nghệ sĩ, đi tìm cảm hứng sáng tạo nghệ thuật của người
nghệ sĩ Lor-ca. Hành trình của người nghệ sĩ Lor-ca là hành trình
đơn độc vì trong hành trình ấy chỉ có một chú ngựa, vầng trăng,
vầng trăng thì chếnh choáng, chú ngựa cũng mỏi mòn, rã rời. .
Đối với người nghệ sĩ, vầng trăng là tri kỉ, khi vui nhất người nghệ
sĩ cũng nghĩ đến trăng, mà khi buồn nhất họ cũng chỉ có trăng là
bạn thế nhưng vầng trăng lại “chếnh choáng”, nửa say nửa tỉnh.


Có thể nói người nghệ sĩ Lor-ca lúc này đang cô đơn, lạc lõng giữa
cuộc đời. Người nghệ sĩ đang đi nhưng là đi đâu? Người nghệ sĩ đi
lang thang, đi nhưng chưa biết nơi đâu là đích đến. tác giả sử
dụng danh từ “miền”, danh từ giới hạn không gian, nơi chốn tạo
điểm dừng, đích đến nhưng lại là “miền đơn độc”, miền của tâm
trạng, cảm xúc. Người nghệ sĩ đang đi về miền của tâm trạng,
miền của cảm xúc, miền cái cội nguồn của sự sáng tạo. Người
nghệ sĩ Lor-ca đang say sưa trong hành trình đi tìm cảm hứng
sáng tạo, tìm hướng cách tân nền nghệ thuật già nua. Một lần nữa
Thanh Thảo đã chứng tỏ Lor-ca là người nghệ sĩ sống hết mình vì
nghệ thuật,dám hi sinh cho nghệ thuật.



×