Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

công tác bảo quản tài liệu lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia III

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.55 KB, 34 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu này là do tôi thực hiện.Các tài liệu và kết
luận chưa được công bố ở các nghiên cứu khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên
cứu của mình.
Hà Nội, ngày 19 tháng 8 năm 2016
Sinh viên


LỜI CẢM ƠN
Với lời cảm ơn sâu sắc, tôi xin cảm ơn TS. Lê Thị Hiền – người đã hướng
dẫn tôi hoàn thành bài nghiên cứu khoa học này.
Tôi cũng xin cảm ơn các anh chị trong Trung tâm lưu trữ Quốc Gia III và
đặc biệt là các anh chị trong phòng Bảo quản tài liệu lưu trữ, đã giúp đỡ tôi trong
quá trình thực hiện đề tài này.


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tài liệu lưu trữ có ý nghĩa quan trọng đối với tổ chức, cá nhân, đất nước và
đối với hoạt động xã hội như hoạt động chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội. Bảo quản
tài liệu lưu trữ không chỉ là kéo dài tuổi thọ cho tài liệu mà còn lưu giữ thông tin
phục vụ cho hoạt động nghiên cứu mà nó còn bảo vệ chủ quyền nền văn hoá thiêng
liêng của dân tộc, từ đó cho ta thấy được cội nguồn lịch sử của dân tộc. Do vậy
ngay từ những ngày đầu nước nhà giành được độc lập. Hồ Chí Minh, chủ tịch
Chính Phủ lâm thời nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã kí thông đạt số 1C/VP
ngày 03 tháng 01 năm 1946 về công tác công văn giấy tờ. Trong đó người chỉ rõ
“tài liệu lưu trữ có vai trò về phương diện quốc gia” và đánh giá “tài liệu lưu trữ là
tài sản quý báu có tác dụng to lớn trong việc nghiên cứu tình hình, tổng kết kinh


nghiệm, định hướng chương trình kế hoạch công tác và phương châm chính sách
về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, cũng như khoa học kỹ thuật. Đối với các cơ
quan, tổ chức, công tác lưu trữ cũng có vai trò đặc biệt quan trọng. Tuy mỗi cơ
quan, tổ chức có chức năng, nhiệm vụ riêng nhưng đều có một đặc điểm chung là
trong quá trình hoạt động đều sản sinh những giấy tờ liên quan và những văn bản,
tài liệu có giá trị đều được lưu giữ lại để tra cứu, sử dụng khi cần thiết. Bởi đây là
những bản gốc, bản chính, là căn cứ xác nhận sự việc đã xảy ra và có giá trị pháp
lý rất cao. Việc soạn thảo, ban hành văn bản đã quan trọng, việc lưu trữ, bảo quản
an toàn và phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ còn quan trọng hơn nhiều. Do đó, khi
các cơ quan, tổ chức được thành lập, công tác lưu trữ sẽ tất yếu được hình thành vì
đó là “huyết mạch” trong hoạt động của mỗi cơ quan, tổ chức
Nhận thức được tầm quan trọng, Đảng và Nhà nước ngày càng quan tâm
hơn nữa đến công tác lưu trữ nói chung và công tác bảo quản nói riêng. Được
thành lập từ năm 1995, Trung tâm lưu trữ quốc gia III là một trong những cơ quan
đầu ngành về lưu trữ, dưới sự chỉ đạo của Bộ Nội vụ và Cục Văn thư – Lưu trữ nhà
nước, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III đang bảo quản một khối lượng tài liệu lớn
của Bộ, ngành khác nhau.

4


Nhận thấy được sự cần thiết của việc đổi mới nâng cao hiệu quả công tác
bảo quản tài liệu ở Trung tâm lưu trữ Quốc gia III và các kho lưu trữ chuyên dụng,
nên em quyết định chọn nội dung bảo quản tài liệu lưu trữ để nghiên cứu với tên
gọi “công tác bảo quản tài liệu lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia III”.
2.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Công tác bảo quản tài liệu lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Quốc Gia III
2.2 Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian: 2011 đến 2015

- Không gian: khảo sát công tác bảo quản tài liệu lưu trữ tại phòng Bảo quản
tầng 4, tầng 5, tầng 6 toà nhà A Trung Tâm Lưu trữ Quốc gia III.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của công tác bảo quản tài liệu lưu
trữ
- Tìm hiểu thực trạng của công tác bảo quản tài liệu lưu trữ cũng như phân
tích nguyên nhân của thực trạng cũng như ưu, nhược điểm của công tác bảo quản
tài liệu lưu trữ.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo quản tác
bảo quản tài liệu ở trung tâm 3 nói riêng và cả nước nói chung.
4. lịch sử nghiên cứu
Nói đến tài liệu lưu trữ thì ta có thể biết đến chiều dài lịch sử văn hoá dân
tộc của một đất nước và để lưu giữ chiều dài lịch sử văn hoá của dân tộc thì ta phải
bảo vệ, lưu giữ những tài liệu này. Có thể nói rằng việc bảo quản tài liệu lưu trữ
rất quan trọng và vô cùng khó khăn và phức tạp, đòi hỏi nhà lưu trữ phải có tầm
hiểu biết về chuyên môn và các lĩnh vực khác có liên quan.
Những năm gần đây đã có nhiều các công trình nghiên cứu khoa học về vấn
đề bảo vệ, bảo quản tài liệu lưu trữ, đặc biệt là sự việc công bố tài liệu về Hoàng sa
Trường sa của Việt Nam.
- Nghiên cứu giải pháp tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ lịch sử TP Đà Nẵng
của Lê Thanh Hùng.
5


- Một số kinh nghiệm chỉnh lý tài liệu lưu trữ thuộc cơ quan giải thể thuộc
bộ vật tư .Tạp chí văn thư lưu trữ số 2, 1985.PGS.TS Vũ Thị Phụng
- Nghiên cứu biên soạn sách chỉ dẫn các phông lưu trữ tài liệu TTLT QG 1
Hà Nội. Ngô Thiếu Hiệu năm 1995
- Nghiên cứu sử dụng chất Bê – ka phốt để diệt côn trùng trong kho lưu trữ.
Vũ Hữu Vân /năm 1988

- Nghiên cứu sử dụng thông số kỹ thuật xây dựng kho lưu trữ chuyên dụng
tài liệu giấy. Ts.Nguyễn Cảnh Đương, năm 1996
- Nghiên cứu đề xuất phương pháp hoá chất khử trùng tài liệu lưu trữ. Cử
nhân Nguyễn Trọng Biên, năm 2000
- Nghiên cứu cơ sở khoa học tổ chức mạng lưới các kho, viện lưu trữ . Gs
Vương Đình Quyền, năm 1989
- Nghiên cứu xây dựng chức danh và tiêu chuẩn nghiệp vụ của viên chức
ngành lưu trữ. Ts Hồ Văn Quýnh năm 1986
- Bước đầu tìm hiểu khối hồ sơ tài liệu án thuộc phông lưu trữ Viện kiểm sát
nhân dân tối cao. Tạp chí văn thư- lưu trữ số 2, năm 1988, PGS.Ts Vũ Thị Phụng.
- Tổ chức và sử dụng tài liệu lưu trữ để nghiên cứu lịch sử Nhà nước Việt
Nam hiện đại , tạp chí Lưu trữ Việt Nam số 3 năm 1990. PGS.Ts Vũ Thị Phụng
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng giá trị quản lý Nhà Nước.
Ts Dương Văn Khảm năm 1998
- Nghiên cứu cơ sở khoa học để xây dựng thời hạn bảo quản tài liệu kế toán
hành chính sự nghiệp.Ths Nguyễn Nghĩa Văn, năm 1996
- Nghiên cứu xác định nguồn và thành phần tài liệu thiết kế xây dựng cần
nộp vào Trung tâm lưu trữ Quốc Gia. Ts Nguyễn Cảnh Đương, năm 1993
- Nghiên cứu nguồn và thành phần tài liệu Nhà nước cần nộp vào lưu trữ
tỉnh. Chủ nhiệm Nguyễn Quang Lệ, năm 1993
- Nghiên cứu nguồn và thành phần tài liệu bản đồ cần nộp vào TTLTQG. Ts
Nguyễn Minh Phương, năm 1997
- Nghiên cứu cơ sở khoa học để xác định nguồn bổ sung tài liệu ảnh có giá
trị lưu trữ vĩnh viễn. Lã Thị Hồng, năm 1989
6


- Xác định nguồn và thành phần nghiên cứu khoa học phải nộp vào Lưu trữ
Quốc Gia. Ts Nguyễn Minh Phương, năm 1995
- Nghiên cứu xác định nguồn, thành phần tài liệu văn học nghệ thuật có giá

trị nộp vào Lưu trữ Quốc Gia. Cử nhân Nguyễn Thị Phương Mai, năm 1989
- Nghiên cứu xây dựng bảng thời hạn bảo quản cho tài liệu quản lý Nhà
nước chủ yếu ở cơ quan Nhà nước. Cử nhân Hà Văn Huề, năm 1997
- Nghiên cứu xác định nguồn và thành phần tài liệu có giá trị ở cấp huyện
cần phải lưu trữ. Ths Nguyễn Nghĩa Văn, năm 1997
- Nghiên cứu xây dựng bảng thời hạn bảo quản tài liệu nhân sự. Cử nhân Lã
Thị Hồng, năm 1997
- Nghiên cứu xác định nguồn thành phần tiêu biểu thuộc diện nộp lưu vào
Trung tâm lưu trữ Quốc gia III của các cơ quan quản lý Nhà nước TW. Cử nhân
Nguyễn Thị Tâm, năm 2001
- Nguyên cứu các nguyên tắc và phương pháp mô tả tài liệu lưu trữ tại
TTLTQG. (tài liệu quản lý Nhà nước thời kỳ sau CMT8 năm 1945). Cử nhân Trần
Thị Hương, năm 1998
- Nghiên cứu hoàn thiện thống nhất các nghiệp vụ lưu trữ cơ bản trong các
TTLTQG. Ts Nguyễn Minh Phương, năm 2000
- Nghiên cứu thành phần tài liệu điện tử của các cơ quan Nhà nước nộp vào
Lưu trữ Quốc gia. Ths Tiết Hồng Nga, năm 2000
- Nghiên cứu phương pháp khử trùng tài liệu lưu trữ. Cử nhân Nguyễn
Trọng Biên, năm 2000
- Nghiên cứu xây dựng hệ thống công cụ tra cứu khoa học tài liệu phông lưu
trữ Quốc gia. Ts Phan Đình Nham, năm 1986
- Nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin tự động tài liệu lưu trữ Quốc gia.
Dương Văn Khảm, năm 1989
- Nghiên cứu nội dung, phương pháp biên soạn sách tra cứu sử liệu trong lưu
trữ. Ts Hồ Văn Quýnh, năm 1994
- Nghiên cứu xây dựng thời hạn bảo mật tài liệu lưu trữ ở các Trung tâm lưu
trữ Quốc gia Việt Nam. Cử nhân Ngô Thiếu Hiệu, năm 1995
7



- Nghiên cứu biên soạn sách chỉ dẫn các phông lưu trữ Quốc gia II. TP
HCM. Ts Phan Đình Nham, năm 1996.
Những tài liệu trên là những gợi ý quý báu có giá trị tham khảo rất lớn cho
đề tài nghiên cứu:Bảo quản tài liệu lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia III
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập thông tin trực tiếp đó là quan sát
Phương pháp thu thập thông tin gián tiếp đó là thu thập phân tích và tổng
hợp thông tin
+Nghiên cứu tư liệu, tài liệu tham khảo
+ Nguồn tài liệu từ mạng Internet
+ Nghiên cứu tài liệu từ sách,báo, tạp chí định kỳ văn thư lưu trữ…
6. Đóng góp của đề tài
Đề tài nghiên cứu góp phần chuẩn hoá, góp phần nâng cao hiệu quả trong
việc bảo quản tài liệu lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia III
Kết quả của đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho cán bộ, sinh
viên nghiên cứu về vấn đề này
7. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết thúc và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được
chia làm 03 chương
Chương I. Một số vấn đề lý luận về tài liệu lưu trữ và quản lý tài liệu lưu trữ
Trung tâm Lưu trữ quốc gia III
Chương II. Thực trạng công tác lưu trữ tại Trung tâm
Chương III. Một số giải pháp về công tác lưu trữ ở Trung tâm

8


Chương I.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÀI LIỆU LƯU TRỮ VÀ QUẢN LÝ TÀI
LIỆU LƯU TRỮ TRUNG TÂM LƯU TRỮ QUỐC GIA III

1.1Khái niệm
1.1.1 Khái niệm chung về tài liệu lưu trữ
Tài liệu là vật mang tin hình thành trong quá trình hoạt động của cơ quan tổ
chức, cá nhân.
Tài liệu bao gồm văn bản, dự án, bản vẽ thiết kế, bản đồ công trình nghiên
cứu, sổ sách, biểu thống kê, âm bản, dương bản phim, vi phim, băng đĩa ghi âm ghi
hình, tài liệu điện tử, bản thảo tác phẩm văn học, sổ công tác, nhật ký, hồi ký, bút
tích, tài liệu viết tay, tranh vẽ hoặc in, ẩn phẩm và các vật mang tin khác.
Tài liệu lưu trữ là tài liệu có giá trị phục vụ cho hoạt động thực tiễn, nghiên
cứu khoa học, lịch sử được chọn để lưu trữ.
Tài liệu lưu trữ bao gồm bản gốc, bản chính, trong trường hợp không còn
bản gốc, bản chính thì được thay thế bằng bản sao hợp pháp.
Tài liệu lưu trữ chứa đựng thông tin quá khứ, phản ánh các thành tựu lao
động sáng tạo của nhân dân trong các thời kỳ lịch sử khác nhau, ghi lại những sự
kiện lịch sử hoặc những cống hiến to lớn của các anh hùng dân tộc, các nhà khoa
học và văn hoá nổi tiếng. Tài liệu lưu trữ có tính chính xác cao, tài liệu lưu trữ do
Nhà nước thống nhất quản lý, nó được đăng ký, bảo quản và khai thác, sử dụng
theo những quy định của pháp luật.
Tài liệu lưu trữ phản ánh hoạt động của hầu hết các ngành trong xã hội nên
nó bao gồm nhiều loại hình phong phú và đa dạng. Căn cứ vào đặc điểm ghi tin,
các nhà lưu trữ học đã phân chia tài liệu lưu trữ ra một số loại hình cơ bản như: tài
liệu hành chính, tài liệu khoa học kĩ thuật, tài liệu ảnh, phim điện ảnh, ghi âm và
ghi hình…
1.1.2 Khái niệm chung về công tác bảo quản
Bảo quản tài liệu lưu trữ là việc sử dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật để
kéo dài tuổi thọ và bảo đảm an toàn cho tài liệu, nhằm phục vụ tốt cho các yêu cầu
khai thác sử dụng. Công tác bảo quản không chỉ có vai trò quan trọng đối đối với
9



trung tâm lưu trữ quốc gia 3 mà còn có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự nghiệp
xây dựng, bảo vệ và phát huy giá trị của đất nước ta. Việc bảo quản tài liệu tốt
nhằm đảm bảo sự hoàn chỉnh và an toàn phông lưu trữ Quốc Gia Việt Nam, và góp
phần kéo dài tuổi thọ của tài liệu.
Nội dung của công việc bảo quản:
+ Xây dựng, cải tạo, bố trí kho lưu trữ
+ Bố trí kho lưu trữ
+Tổ chức sắp xếp tài liệu trong kho lưu trữ
+ Xử lý kỹ thuật bảo quản tài liệu
+ Tu bổ và phục chế những tài liệu đã bị hư hỏng
Để bảo quản tốt tài liệu lưu trữ cần nắm được những tác nhân gây hại cho tài
liệu, mức độ và cách thức tác động làm hư hỏng tài liệu từ đó đề ra và thực hiện
các chế độ quy định về bảo vệ, bảo quản tài liệu, áp dụng các biện pháp khoa học
kỹ thuật nhằm hạn chế, ngăn chặn sự tác động của các nhân tố gây hại đối với tài
liệu. Kết hợp các biện pháp khoa học kỹ thuật hiện đại và vận dụng những kinh
nghiệm cổ truyền để hạn chế quá trình lão hoá tự nhiên nhằm kéo dài tuổi thọ của
tài liệu. Xây dựng kho lưu trữ chuyên dụng, bố trí các phòng bảo quản tài liệu hợp
lý, xắp xếp khoa học tài liệu trong kho lưu trữ góp phần hạn chế những tác nhân
gây hại đối với tài liệu lưu trữ. Đối với những tài liệu hư hỏng và có nguy cơ bị hư
hỏng cần phải áp dụng các biện pháp để tu bổ và phục hồi tài liệu để phục vụ
nghiên cứu.
* Kết quả công tác bảo quản đã đạt được trong năm qua là:
Xuất tài liệu phục vụ độc giả là 3.603 hồ sơ;
Xuất tài liệu phục vụ công tác chuyên môn và Đề án của Trung tâm được
17.134 hồ sơ (phông Bộ vật tư là 2.080 hồ sơ; phông Văn phòng Quốc hội là
4.252; phông Công trình lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Quảng trường Ba đình là
131 hồ sơ…
Xuất tài liệu phông Bộ Tài chính để tu bổ: 44.022 tờ, xuất tài liệu các phông
để chỉnh lý nâng cấp được 62,2 mét. Nhập kho, kiểm đếm đày đủ, an toàn, đúng
thủ tục 443 m tài liệu,tài liệu nhập kho 02 CD dữ liệu, 03 băng video, thay hộp,

10


dán nhãn tài liệu phông Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam được 200 mét
giá tài liệu.
Khử axit phông Bộ Vật tư được 92.060 tờ, bảo vệ an toàn và vệ sinh kho tài
liệu thường xuyên, thường xuyên kiểm tra thiết bị PCCC và vận hành các phương
tiện máy móc, kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm trong kho theo quy định.
Hiện nay ở trung tâm lưu trữ quốc gia 3 thực hiện rất tốt công tác bảo quản
giúp bảo vệ, duy trì phục chế tài liệu lưu trữ. Nội dung của công tác bảo quản tài
liệu lưu trữ rất đa dạng, liên quan đến nhiều ngành khoa học tự nhiên như vật lý,
hóa học, sinh vật, khí tượng…Như vậy công tác bảo quản cần được quan tâm hơn
và đầu tư chú trọng hơn. Hiện nay, Trung tâm đã và đang vận dụng các quy định
của Nhà nước về công tác bảo quản.
1.2. Phòng Bảo quản tài liệu của Trung tâm III
1.2.1 Chức năng: Có chức năng tổ chức thực hiện các biện pháp chuyên môn
nghiệp vụ, kỹ thuật bảo quản tài liệu, tài liệu lưu trữ thuộc phạm vi quản
lý của Trung tâm Lưu trữ quốc gia III.
1.2.2 Nhiệm vụ cụ thể:
- Xây dựng kế hoạch bảo quản tài liệu dài hạn và hàng năm, tổ chức thực
hiện khi kế hoạch được duyệt.
- Tiếp nhận tài liệu khi mới thu về do Phòng Thu thập tài liệu bàn giao.
- Trên cơ sở các văn bản quy định của Cục Văn thư – Lưu trữ Nhà nước, xây
dựng các văn bản hướng dẫn cụ thể về công tác bảo quản, quản lý kho tài liệu trình
Giám đốc duyệt ban hành thực hiện trong phạm vi Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III.
- Sắp xếp khoa học tài liệu trong kho.
- Xuất, nhập tài liệu phục vụ cho các nhu cầu nghiệp vụ theo đúng chế độ
quy định.
- Xây dựng phông bảo hiểm theo sự chỉ đạo của Cục Văn thư và Lưu trữ
Nhà nước và Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III.

- Xây dựng và quản lý hồ sơ phông.

11


- Phòng chống cháy, nổ và các nguy cơ huỷ hoại tài liệu, thường xuyên kiểm
tra kho tàng, tài liệu phát hiện và có biệm pháp xử lý kịp thời nhằm đảm bảo an
toàn tài liệu.
- Tham gia nghiên cứu khoa học, đề xuất các biện pháp cải tiến, các quy
trình nghiệp vụ trong lĩnh vực bảo quản tài liệu.
- Vệ sinh kho tàng và tài liệu.
- Quản lý, sử dụng trang thiết bị của nhà kho A1.
Hệ thống điều hoà trung tâm, hút ẩm để duy trì nhiệt độ, độ ẩm cho phù hợp
với tài liệu lưu trữ.
Hệ thống báo cháy chữa cháy.
Hệ thống báo đột nhập.
Hệ thống điện báo sáng.
Hệ thống điện thoại nội bộ.
- Quản lý, sử dụng hệ thống báo cháy, chữa cháy xưởng tu bổ, Nhà kho B2,
buồng hạ trạm biến áp và trạm diezel.

12


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC LƯU TRỮ TẠI TRUNG TÂM
LƯU TRỮ QUỐC GIA III.
2.1. Khái quát về công tác lưu trữ của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III
Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III là một trong bốn Trung tâm Lưu trữ Quốc
gia lớn nhất của Việt Nam trực thuộc Cục Lưu trữ Nhà nước. Thành lập ngày
10/6/1995, Trung tâm có chức năng thu thập, bổ sung, bảo quản an toàn và tổ chức

sử dụng có hiệu quả tài lưu trữ có ý nghĩa toàn quốc từ sau Cách mạng tháng Tám
năm 1945 đến nay. Toàn bộ tài liệu lưu trữ đang bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ
Quốc gia III được hình thành trong quá trình hoạt động của cơ quan thuộc bộ máy
Nhà nước Trung ương, các Bộ, ngành, các đoàn thể xã hội và các liên khu được
thành lập từ những ngày đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cho tới
nay. Đồng thời qua những tài liệu này là những chứng cứ lịch sử phản ánh chân
thực, khách quan và toàn diện cả một quá trình thành lập, xây dựng và bảo vệ đất
nước Việt Nam độc lập suốt mấy chục năm qua.
Sau khi được thành lập, TTLTQG III đã được TTLTQG I chuyển giao cho
toàn bộ khối tài liệu hình thành trong quá trình hoạt động của các cơ quan Trung
ương của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam có trụ sở đóng trên lãnh thổ từ Quảng Bình trở ra phía Bắc và các tổ chức cấp
Kỳ, cấp Liên khu, Khu của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ năm 1945 đến
nay.
TTLTQG III hiện đang quản lý gần 15 km giá tài liệu của các cơ quan Nhà
nước và đoàn thể Trung ương, các nhân vật tiêu biểu, bao gồm 4 khối tài liệu chính
như sau:
- Khối tài liệu hành chính hình thành trong quá trình hoạt động của gần 300
cơ quan Nhà nước Trung ương như: Quốc hội, Chính phủ, các Bộ và ủy ban Hành
chính các Khu, Liên khu đã giải thể, v.v… có thời gian từ năm 1945 đến nay.
- Khối tài liệu khoa học kỹ thuật, bao gồm: tài liệu thiết kế, thi công của các
công trình trọng điểm như Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Quảng trường Ba Đình,
13


Thủy điện Hòa Bình, Đường dây 500KV Bắc - Nam, Cầu Thăng Long, hồ sơ bản
đồ, địa giới hành chính các cấp, v.v…
- Khối tài liệu nghe nhìn gồm khoảng trên 4.000 cuộn băng ghi âm, hơn
150.000 ảnh và phim âm bản, hơn 100 phim điện ảnh và băng video thời sự có giá
trị lịch sử rất lớn.

- Khối tài liệu cá nhân gồm các tài liệu cá nhân, bản thảo các công trình
nghiên cứu, sáng tác của các nhà khoa học, văn nghệ sỹ, các nhà hoạt động chính
trị, xã hội nổi tiếng.
Vừa qua, Nhà nước đã đầu tư kinh phí cho Trung tâm xây nhà kho 11 tầng
hiện đại để bảo quản số tài liệu nói trên.
2.2. Thực trạng công tác bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III
2.2.1. Biện pháp kỹ thuật để bảo quản tài liệu lưu trữ của Trung tâm
Trong kho bảo quản của trung tâm lưu trữ quốc gia 3 hiện nay, tài liệu lưu
trữ có nhiều dạng: tài liệu giấy, tài liệu ảnh, tài liệu phim, tài liệu ghi âm (tài liệu
ghi âm được bảo quản ở kho nhiệt đọ riêng), chế độ bảo quản gồm có 1 hệ thống
điều hòa, máy hút ẩm chạy 24/24 và các phương tiện hỗ trợ khác,…Tài liệu giấy
chiếm khối lượng lớn trong kho. Nước ta là nước ở vùng nhiệt đới, nằm trên bờ
biển Thái bình dương, nhiệt độ trung bình trên 20 0C, độ ẩm cao nắng nhiều và gay
gắt, mưa nhiều, lượng mưa lớn nên sự thay đổi khí hậu tác động rất lớn đến tài liệu
lưu trữ, gây khó khăn cho việc bảo quản tài liệu vì vậy trung tâm lưu trữ quốc gia 3
đã có các biện pháp phòng chống sự tác động và ảnh hưởng từ bên ngoài đến tài
liệu lưu trữ như sau:
2.2.1.1. Biện pháp phòng chống ẩm
- Dùng thông gió:
Dùng thông gió là biện pháp thích hợp giúp điều hòa không khí bên trong và
bên ngoài môi trường, hiện nay ở trung tâm lưu trữ quốc gia 3 sử dụng thông gió
cho các kho bảo quản tài liệu. Thông gió là biện pháp rẻ tiền, đơn giản, tuy vậy
14


cũng có nhược điểm là: khi thông gió, bụi và côn trùng có điều kiện thâm nhập vào
kho. Có thể dùng thông gió tự nhiên hoặc thông gió bằng máy.
- Dùng hóa chất hút ẩm như: Silicagel, canxioxit, canxiclorua để hút ẩm

15



2.2.1.2. Biện pháp phòng chống nấm mốc
Để phòng chống nấm mốc trước khi đưa tài liệu vào kho tài liệu phải khô,
sạch và được khử trùng. Tài liệu đó khi được phát hiện là bị nấm mốc thì cần phải
khống chế nhiệt độ, độ ẩm, để hạn chế sự phát triển của nó, sau đó dùng các loại
hóa chất sau để tiêu diệt: pentaclorua phelnal, petanitro phelnol, pentaclorua
phenolat natri.
2.2.1.3. Biện pháp phòng chống côn trùng
Kho lưu trữ ở trung tâm lưu trữ quốc gia 3 luôn được kiểm tra vệ sinh
thường xuyên nên giảm được phần nào hư hỏng tài liệu do côn trùng gây ra. Trước
khi đưa tài liệu vào kho phải được vệ sinh sạch sẽ cùng với kho tàng và trang thiết
bị, ngăn chặn và phá bỏ đường xâm nhập của côn trùng, các phương tiện bảo quản
phải được kê cao cách tường trần để cách ly xâm nhập, khi phát hiện ra thì dùng hố
nhử, rồi dùng hóa chất tiêu diệt.
2.2.1.4. Biện pháp phòng chống chuột
Kho lưu trữ ở trung tâm được che chắn kín đáo, hệ thống cống quanh kho,
trung tâm luôn chú ý khơi thông, tài liệu và trang thiết bị luôn được khử trùng và
khi phát hiện thì dùng hóa chất tiêu diệt hoặc dùng bẫy.
2.2.1.5.Biện pháp phòng chống cháy
- Biện pháp phòng cháy của trung tâm là ban hành nội quy ra vào cơ quan,
những quy định phòng cháy chữa cháy và mỗi nơi đều có dụng cụ phòng cháy
chữa cháy,trang bị hệ thống báo cháy tự động.
- Và đồng thời cũng có biện pháp chữa cháy khi có sự cố xảy ra như: khi
phát hiện kho lưu trữ cháy thì cách ly vật bị cháy, rồi làm ngạt hơi cháy, sau đó
làm lạnh cục bộ khu vực cháy.

16



2.2.2. Phương pháp quản lý tài liệu trong kho lưu trữ của Trung tâm III
Bảo quản tài liệu trong kho lưu trữ phải đạt yêu cầu đảm bảo an toàn, tra tìm
nhanh tài liệu. Vì vậy, trung tâm lưu trữ quốc gia 3 đặc biệt là phòng bảo quản đã
sắp xếp tài liệu khoa học theo phương án nhất định, phòng bảo quản thường xuyên
kiểm tra, thống kê số liệu và chất lượng của tài liệu. Trong đợt tìm hiểu này, em đã
được so sánh, kiểm tra về số liệu và chất lượng của hồ sơ tài liệu trong kho. Ngoài
ra, trung tâm lưu trữ quốc gia 3 đã ban hành nội quy quy định về công tác bảo vệ,
phòng cháy chữa cháy và áp dụng thống nhất trong kho.
2.2.3. Phương pháp sắp xếp tài liệu trong kho lưu trữ của Trung tâm III
Có phương pháp sắp xếp tài liệu trong kho khoa học, tạo điều kiện cho công
tác thống kê, kiểm tra và tra tìm tài liệu lưu trữ, nhằm nắm chắc địa chỉ tài liệu, số
lượng, chất lượng của tài liệu, phục vụ yêu cầu quản lý và khai thác tài liệu lưu trữ.
Hiện nay, trung tâm lưu trữ quốc gia 3 xây dựng phương pháp sắp xếp tài liệu khoa
học, sắp xếp từ hồ sơ sau đó sắp xếp tài liệu lên giá, sau đó sắp xếp tài liệu trong
kho và xây dựng bảng chỉ dẫn tài liệu, phương án sắp xếp này sẽ giúp cho việc tiết
kiệm thời gian, công sức, và tạo điều kiện xử lý sự cố xảy ra.
- Sắp xếp tài liệu trong hồ sơ
Tài liệu trong hồ sơ, đơn vị bảo quản được sắp xếp theo đặc trưng đã được
vận dụng trong khi lập hồ sơ, mỗi hồ sơ chỉ nên dày 2-3cm, nếu hồ sơ ít văn bản
tài liệu thì lập thành một đơn vị bảo quản, nếu khối lượng tài liệu nhiều thì nên
chia thành đơn vị bảo quản, khi sắp xếp những tờ nào có số nhỏ hơn thì xếp lên
trên còn những tờ nào số lớn thì xếp dưới, những tờ tài liệu trong 1 hồ sơ phải
được đánh số liên tục, đánh bằng bút chì ở góc trên phải của tờ tài liệu. Tài liệu là
bản vẽ, có khổ rộng thì đặt nằm hoặc cuộn tròn.
- Sắp xếp tài liệu lên giá
Nguyên tắc sắp xếp tài liệu lên giá là phải dễ tìm thấy, dễ lấy, tùy theo từng
loại tài liệu, việc sắp xếp tài liệu theo từng khoang, từng giá được thống nhất theo
quy định từ trái qua phải, từ trên xuống dưới theo đúng số thứ tự.
17



Ví dụ: tài liệu sắp xếp từ trái qua phải được đánh số thứ tự liên tiếp
…….
BAN ĐIỀU TRA HẬU QUẢ CHIẾN TRANH
HỘP SỐ: 350
Từ hồ sơ số : 16902
Đến hồ sơ số : 16908
THBQ: Vĩnh viễn
BAN ĐIỀU TRA HẬU QUẢ CHIẾN TRANH
HỘP SỐ: 351
Từ hồ sơ số : 17001
Đến hồ sơ số : 171
THBQ: Vĩnh viễn
…….
Trường hợp sắp xếp tài liệu trong hộp, trong gói (ví dụ như tài liệu khoa học
hoặc bản đồ khổ lớn) thì cũng được đánh số thứ tự và được xếp lên giá theo đúng
thứ tự như trên.
- Sắp xếp giá trong kho
Trong kho lưu trữ tại trung tâm lưu trữ quốc gia 3 thì giá đựng tài liệu được
sắp xếp một cách khoa học, khoảng cách giữa các giá di động thì cứ 5 giá liên tiếp
thì để một khoảng trống khoảng 50cm thuận tiện cho việc đi lại, tra tìm tài liệu, vệ
sinh tài liệu, kho tàng, khoảng cách giữa các giá là 50cm, và ở giữa có lối đi rộng
2m đối với giá cố định.Việc sắp xếp giá khoa học tạo điều kiện vận chuyển tài liệu
vào kho và đi lại trong kho tránh được yếu tố phá hoại tài liệu lưu trữ, tiết kiệm
diện tích kho tàng, thuận tiện cho công tác thống kê, tra tìm và vệ sinh tài liệu
trong kho.
- Bảng chỉ dẫn nơi để tài liệu theo phông
Tài liệu
Tên
Số phông

phông

Kho
18

Nơi để tài liệu
Tầng

Phòng


Mục lục
hồ sơ

Đơn vị bảo
quản

Giá số

19

Ngăn số


- Bảng chỉ dẫn nơi để tài liệu theo giá
Giá
số
Nhà
số
Tầng

số
Phòn
g số

Ngăn

Phông số

Tên phông mục lục số

Đvbq số

2.2.4. Chế độ bảo vệ tài liệu trong kho lưu trữ của Trung tâm III
Nhằm mục đích bảo vệ an toàn tài liệu và bảo quản toàn vẹn trạng thái vật lý
của tài liệu, phòng bảo quản đã xây dựng nội dung chế độ bảo quản tài liệu gồm:
+ Quy chế kiểm tra định kỳ, đột xuất về chất lượng, số lượng của tài liệu lưu
trữ.
+ Quy chế vệ sinh là chế độ lau chùi, quét dọn để làm sạch tài liệu và phát
hiện những hư hỏng của tài liệu. Trên cơ sở đó có biện pháp kịp thời phòng và
khắc phục các hậu quả làm hư hại tài liệu lưu trữ.
+ Quy chế phòng cháy, chữa cháy: Nhằm mục đích loại trừ những nguyên
nhân gây ra các đám cháy trong kho và quy định ra vào kho như: Cấm các chất
cháy, dễ gây cháy trong kho, cấm sử dụng các chất dễ phát ra lửa, cấm hút thuốc
và quy định sử dụng điện trong kho, có phương án phòng cháy chữa cháy và
phương tiện chữa cháy.
+ Nội quy ra vào kho: Để quản lý người ra vào kho, đề phòng kẻ gian đột nhập
vào đánh cắp, phá hoại tài liệu lưu trữ, nên trung tâm lưu trữ quốc gia 3 đã xây dựng
nội quy ra vào kho, trong nội quy quy định rõ: Thủ tục về liên hệ công tác hay sử
dụng tài liệu, đăng ký tên người, ngày giờ vào và ngày giờ rời khỏi kho lưu trữ.
Ngoài ra thì phòng bảo quản cũng đặt ra quy trình, quy phạm trong thao tác

sử dụng hóa chất, để tránh gây hư hỏng cho tài liệu. Còn những tài liệu hư hỏng thì
được thống kê phục vụ yêu cầu sửa chữa để hạn chế làm hư hỏng thêm tài liệu.
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ CÔNG TÁC
20


BẢO QUẢN TÀI LIỆU TẠI TRUNG TÂM LƯU TRỮ QUỐC GIA III
3.1. Ưu điểm
- Tài liệu sau khi bảo quản đảm bảo được sự hình thành tự nhiên của tài liệu,
tính logic và lịch sử của tại liệu; phán ánh chính xác và đầy đủ các mặt hoạt động
của cơ quan, tổ chức có tài liệu được bảo quản tại trung tâm.
- Tất cả tài liệu sau khi tu bổ, phục chế được đưa vào bảo quản trong kho lưu
trữ chuyên dụng (khu nhà A1) với các điệu kiện thích hợp cho từng loại hình tài
liệu và kéo dài tuổi thọ cho tài liệu lưu trữ.
- Trong quá trình bảo quản thích hợp, tài liệu được đưa ra khai thác sử dụng,
người khai thác có thể tra cứu được toàn bộ tư liệu lưu trữ một cách khoa học, tạo
điều kiện thuận lợi cho độc giả khi nghiên cứa.
- Hằng năm Trung tâm tổ chức kiểm tra định kì đối với nhưng hồ sơ, tài liệu
có thời hạn bảo quản: 10 năm, 20 năm, 50 năm,...để tạo điều kiện bảo quản những
tài liệu có giá trị vĩnh viễn.
- Việc thực hiện đề án “chống nguy cơ hủy hoại tài liệu lưu trữ Quốc gia”
góp phần nâng cao giá trị của tài liệu lưu trữ - di sản văn hóa của dân tộc. Đồng
thời khắc phục tình trạng tài liệu bị chồng chéo, bó gói , lộn xộn,…
- Công tác bảo quản của bộ ngành cũng đã được quan tâm hơn.
- Nhờ có ý thức trân trọng, giữ gìn tài liệu lưu trữ - 1 di sản văn hóa của đất
nước, sự hưởng ứng nhiệt tình, ủng hộ của cá nhân, gia đình, dòng họ mà nhiều tài
liệu quý hiếm đã được trao tặng, góp phần đưa vào bảo quản và kéo dài tuổi thọ tài
liệu được tốt hơn.
- Đội ngũ cán bộ, công chức: số lượng cán bộ gồm 17 cán bộ, có chuyên
môn, làm tốt công tác bảo quản, có trình độ chuyên môn, đáp ứng về yêu cầu công

việc đề ra.
3.2. Tồn tại
Bên cạnh những ưu điểm thì công tác lưu trữ nói chung và công tác bảo
quản nói riêng của trung tâm lưu trữ quốc gia 3 cũng bộc lộ những tồn tại cần được
quan tâm khắc phục.
21


- Hồ sơ, tài liệu ở các phòng, ban chưa thu được đúng và đủ thành phần; thời
hạn nộp lưu còn chậm;
- Hệ thống văn bản chỉ đạo của nhà nước về công tác lưu trữ đã được quan
tâm, nhưng những văn bản hướng dẫn, quản lý, chỉ đạo về các khâu nghiệp vụ đặc
biệt là công tác bảo quản vẫn chưa được quan tâm, sự thống nhất. Việc hướng dẫn,
thanh tra kiểm tra về thực hiện quy định về công tác lưu trữ được tăng cường
nhưng vẫn còn hạn chế.
- Tại Trung tâm vẫn còn một khối lượng tài liệu mới chỉ được phân loại
hoặc chỉnh lý sơ bộ, do vậy hàng năm Trung tâm phải kiểm tra rà soát lại toàn bộ
khối tài liệu đó đem ra chỉnh lý lại. Điều này làm tiêu tốn nguồn nhân lực và ngân
sách nhà nước và gây khó khăn cho công tác bảo quản và làm ảnh hưởng đến tuổi
thọ của tài liệu.
- Hiện nay tài liệu của các Bộ, ban ngành nộp lưu vào kho với khối lượng
lớn, chưa kịp chỉnh lý, diện tích kho không đáp ứng được khối lượng tài liệu.
- Chất lượng tài liệu nộp vào kho chưa tốt, thiếu chứng từ, chưa được đánh
số tờ, tình trạng vật lý của tài liệu: mờ, rách, ố vàng… gây khó khăn cho việc bảo
quản tài liệu.
- Nhiều tài liệu quý hiếm đang được lưu trữ ở nước ngoài, cần có chính sách,
chủ trương, kế hoạch cụ thể để đưa tài liệu về bảo quản.
3.3. Nguyên nhân của những tồn tại trên:
- Do thiếu các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng nghiệp vụ
hướng dẫn chi tiết, cụ thể về công tác bảo quản.

- Do nhiều cơ quan chưa xác định rõ nguồn, thành phần cần nộp lưu tài liệu
vào trung tâm lưu trữ quốc gia 3.
- Do nhận thức của lãnh đạo các cơ quan có tài liệu nộp vào trung tâm lưu
trữ quốc gia 3 chưa cao, đánh giá chưa đúng về tầm quan trọng và ý nghĩa của việc
bảo quản những tài liệu đó.
- Công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chưa được thực hiện
đồng đều.

22


- Tài liệu được nộp vào trung tâm với khối lượng lớn nên diện tích kho tàng
bị thu hẹp dần dẫn đến việc bảo quản gặp nhiều khó khăn.
- Kho chứa tài liệu của các Bộ, ngành chất lượng chưa tốt, thiếu phương tiện
bảo quản, nên dẫn đến chất lượng của tài liệu không tốt trước khi được đưa vào
bảo quản tại trung tâm 3.
- Việc tổ chức luân chuyển, điều động, phân bổ cán bộ trong từng phòng ban
tại Trung tâm chưa được hợp lý.
Như vậy bên cạnh những kết quả đạt được công tác bảo quản tài liệu vẫn
còn nhiều tồn tại. Những hạn chế này tuy chưa có những biểu hiện gay gắt nhưng
nếu không kịp thời khắc phục sẽ gây ra những hậu quả đối với công tác lưu trữ của
Trung tâm nói riêng và công tác lưu trữ trong cả nước nói chung.
3.4.Một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo
quản tại Trung tâm
3.4.1. Yêu cầu nhà kho và trang thiết bị bảo quản tài liệu lưu trữ
3.4.1.1. Yêu cầu nhà kho bảo quản tài lệu lưu trữ
*, Vị trí: Địa điểm thuận tiện giao thông, có địa chất ổn định, xa các chấn
động nền, có địa thế cao, thoát nước nhanh, không ở gần các khu vự dễ gây cháy,
nổ, ô nhiễm và có đất dự phòng mở rộng khi cần thiết.
*, Thiết kế: Khu vực kho bảo quản tài liệu được bố trí thành khu vực riêng,

hạn chế tiếp xúc với đường đi, có lối ra vào độc lập. Tùy thuộc vào loại hình tài
liệu mà bố trí các kho bảo quản tài liệu cho phù hợp.
Mỗi kho bảo quản tài liệu có diện tích tối đa không quá 200m 2 gồm: diện
tích các giá để tài liệu, diện tích lối đi giữa các hàng giá, lối đi đầu giá, lối đi chính
trong kho. Hướng cửa của các kho bố trí tránh hướng tây.
- Kết cấu
Kết cấu kho bảo quản tài liệu phải có sức chịu tải bền vững, chống được
động đất trên 7 độ richte, chống được bão trên cấp 12.
- Tải trọng sàn
23


Tải trọng sàn tối thiểu là 1700 kg/m2 nếu sử dụng giá cố định hoặc 2400
kg/m2 nếu sử dụng giá di động.
-Nền
Nền kho bảo quản tài liệu phải được xử lý chống mối, bằng phẳng, chịu
được ma sát và không gây bụi.
- Tường
Tường kho bảo quản tài liệu và tường ngăn giữa các nhà kho bảo quản tài
liệu phải có độ chịu lửa cấp 1 theo tiêu chuẩn quy định của Nhà nước (không sập
đổ sau 4 giờ cháy). Tường kho bảo quản tài liệu có thể thiết kế theo một trong hai
phương án sau:
+ Thiết kế hai lớp: tường ngoài cách tường trong khoảng 1,2 m tạo hành
lang chống nóng, chống ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào kho bảo quản tài liệu
và để bố trí một số thiết bị khi cần thiết.
+ Thiết kế một lớp: độ dày tối thiểu của tường là 0,6 m.
- Mái: được thiết kế hai lớp: lớp trong đổ bê tông cốt thép tại chỗ, lớp ngoài
bằng vật liệu cách nhiệt. Giữa hai lớp mái có chiều cao tối thiểu 1m tạo lưu không
thông thoáng. Mái kho có độ dốc khoảng 5%.
- Chiều cao tầng: + Tầng kho có chiều cao thông thủy tối thiểu 2,4m.

+ Tầng giáp mái chống nóng có chiều cao khoảng 3,6m.
+ Tầng hầm thông gió, chống ẩm, chống mối có chiều
cao từ 2,1m đến 2,4m.
- Cửa: Cửa ra vào và cửa thoát hiểm phải được làm một cánh bằng vật liệu
chống cháy, có chiều rộng tối thiểu 1m, mở theo chiều từ trong ra ngoài. Khe hở
giữa các cánh cửa với mặt nền không được lớn hơn 5 mm.
Đối với những kho bảo quản tài liệu được lắp đặt điều hòa nhiệt độ thì cửa
kho phải đảm bảo chống được thất thoát nhiệt.
Cửa sổ: diện tích cửa sổ chiếm khoảng 1/10 diện tích mặt tường kho.
Trường hợp tường kho thiết kế một lớp thì các của sổ được thiết kế đối xứng; cửa
sổ phải có khả năng chống đột nhập, chống côn trùng, chống bụi, chống ánh sáng

24


mặt trời trực tiếp, bảo đảm độ chiếu sáng tự nhiên tối thiểu và cho phép thông gió
tự nhiên khi cần thiết.
- Giao thông chiều dọc trong kho gồm:
+ Cầu thang chính;
+ Cầu thang thoát hiểm, được bố trí ở đầu mút khu vực kho, rộng 1,5m
-2,0m.
+ Thang máy được lắp đặt cho kho bảo quản tài liệu có từ hai tầng trở lên.
Thang máy được đặt ở khu vực tiếp giáp giữa các phòng kho bảo quản với các
phòng làm việc. Thang máy chở tài liệu có trọng tải hữu ích 500 – 800 kg, có
tường chịu lửa bao quanh (độ chịu lửa 4 giờ). Thùng thang mát có kích thước 1,5m
x 1,8m và cửa mở có chiều rộng hữu ích tối thiểu 1,2m.
- Bố trí giá để tài liệu: giá để tài liệu được lắp thành hàng giá hai mặt, mỗi
hàng giá không dài quá 10m. Các hàng giá được đặt vuông góc với cửa sổ, cách
mặt tường từ 0,4 -0,6 m, lối đi giữa các hàng giá từ 0,7 -0,8 m, lối đi giữa hai đầu
giá từ 1,2 -1,4 m.

- Môi trường trong kho
+ Nhiệt độ, độ ẩm: đối với tài liệu giấy cần khống chế và duy trì ở nhiệt độ
200C (+_20C) và độ ẩm là 45% (+_5%); đối với tài liệu phim, ảnh, băng, đĩa thì
nhiệt độ là 160C (+_20C) và độ ẩm là 45% (+_5%).
+ Ánh sáng: độ chiếu sáng trong kho bảo quản tài liệu từ 50-80 lux.
+ Nồng độ khí độc trong phòng kho: khí sunfuaro (SO 2) khoảng dưới 0,15
mg/m3; khí oxit nito (NO2) khoảng 0,1 mg/m3; khí CO2 khoảng dưới 0,15mg/m3.
+ Chế độ thông gió: không khí trong kho phải được lưu thông với tốc độ
khoảng 5m/giây.
- Thiết bị bảo vệ, bảo quản tài liệu
+ Thiết bị bảo vệ gồm: camera quan sát, thiết bị báo động, thiết bị báo cháy,
chữa cháy tự động, thiết bị chống đột nhập…
+ Thiết bị cần thiết cho kho bảo quản tài liệu gồm: giá, hộp, tủ đựng tài liệu
được thực hiện theo tiêu chuẩn do Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước quy định,

25


×