Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

giao an minh hoa day hoc tich hop mon dia ly 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.15 KB, 11 trang )

GIÁO ÁN MINH HỌA MÔN ĐỊA LÍ LỚP 9
Bài 23
Tiết 26 :

VÙNG BẮC TRUNG BỘ

I/MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Sau bài học, HS cần:
1.Kiến thức:
- Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát
triển kinh tế- xã hội.
- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và những thuận
lợi khó khăn đối với việc phát triển kinh tế- xã hội.
- Trình bày được đặc điểm dân cư, xã hội và những thuận lợi khó khăn đối với sự phát
triển của vùng
2.Kĩ năng:
- Học sinh xác định trên lược đồ, bản đồ ranh giới của vùng, vị trí giới hạn của vùng,
một số tài nguyên quan trọng.
- Sử dụng bản đồ tự nhiên hoặc Atlat địa lí phân tích và trình bày đặc điểm tự nhiên.
- Phân tích bảng thống kê để hiểu và trình bày được đặc điểm dân cư, xã hội.
3. Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, lòng tự hào dân tộc,
- Khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản hợp lí, tiết kiệm, bền vững. Khả năng
khai thác năng lượng thủy triều và sóng ở nước ta.
- Có ý thức bảo vệ và giữ gìn các di sản của vùng.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tư duy; giải quyết vấn đề; tự học; hợp tác; sử dụng ngôn
ngữ.
- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ; sử dụng bảng số liệu thống kê; sử dụng hình
vẽ, tranh ảnh; Tổng hợp tư duy theo số liệu thống kê.
-



* Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục
Tư duy: thu thập và xử lí thông tin từ lược đồ, bảng số liệu và bài viết.
Giáo tiếp: trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực, giao tiếp
và hợp tác khi làm việc theo nhóm
Làm chủ bản thân
Tự nhận thức
1

1


* Các phương pháp/kĩ thuật dạy học tích cực:
- Động não, thảo luận nhóm, HS làm việc cá nhân, cặp.
II.CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
1. Giáo viên:
- Lược đồ tự nhiên vùng Bắc Trung Bộ.
- Một số tranh ảnh của vùng, tư liệu…
2. Học sinh:
- Đồ dùng học tập, SGK, SBT , Atlat. . .
III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1.Ổn định lớp:(1 phút)
2.Kiểm tra bài cũ: kiểm tra tập học sinh phần thực hành vẽ biểu đồ (1 phút)
3. Bài mới:( 1 phút)
Khởi động: Chúng ta đã tìm hiểu xong hai vùng kinh tế phía bắc, bài học hôm nay
chúng ta tiếp tục tìm hiểu một vùng nhỏ hẹp nhưng có tầm quan trọng trong sự nối kết
miền nam và miền bắc, nước ta và các nước thuộc bán đảo Trung Ấn đó là vùng Bắc
Trung Bộ
Họat động 1: I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ GIỚI HẠN LÃNH THỔ (6 phút)
1.


PP/KT dạy học:Phương pháp nhận xét bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, SGK...Kĩ
thuật đặt câu hỏi: nêu vấn đề, giải quyết vấn đề...

2.

Hình thức tổ chức hoạt động: Cả lớp
Hoạt động của thầy và trò

Nội dung ghi bảng

?Vùng Bắc Trung Bộ có diện tích bao nhiêu,
gồm những tỉnh thành nào?
Gv lưu ý học sinh cách nhớ tên các tỉnh
Thanh- Nghệ-Tĩnh-Bình-Trị-Thiên
GV treo Lược đồ vùng Bắc Trung Bộ.

Khái quát
- Gồm 6 tỉnh
- Diện tích: 51.513 km2
-Dân số năm 2003 : 10,3 triệu
người chiếm 13% so với cả nước
-

2

2


HS: Quan sát kết hợp H 23.1 tr 82 SGK

? HS lên xác định giới hạn lãnh thổ của
vùng
Hs xác định
? Dựa vào lược đồ nhận xét về hình dánh
lãnh thổ của vùng Bắc Trung Bộ
Nêu ý nghĩa vị trí địa lý của vùng đối với sự
phát triển kinh tế –XH .
( Là chiếc cầu nối giữa Bắc bộ với các vùng
phía Nam. Cửa ngõ của các nước tiểu vùng
sông Mê Công ra Biển Đông và ngược lại.
Ngã tư đường đối với trong nước các nước
trong khu vực .

Vị trí
Dải đất hẹp ngang, kéo dài từ dãy
Tam Điệp đến dãy Bạch Mã.
Giới hạn
- Phía Bắc tiếp giáp Đồng bằng Sông
Hồng và vùng Tây bắc thuộc vùng
TDMNPB
- Phía Nam tiếp giáp vùng Nam Trung
Bộ
- Phía Đông là biển Đông
- Phía Tây tiếp giáp Cộng Hoà Dân
Chủ Nhân Dân Lào

Ý nghĩa: Là chiếc cầu nối giữa miền
Bắc và miền Nam. Cửa ngõ của các
nước láng giềng ra biển Đông và
ngược lại, Cửa ngõ hành lang ĐôngTây của Tiểu vùng sông Mê Công .


Lieân heä TT: Đường số 9 được chọn là 1 trong
những con đường xuyên Asean ; Lao Bảo trở
thành khu vực trọng điểm phát triển kinh tế và
thương mại
Gv cho học sinh quan sát cửa khẩu Lao Bảo
qua Atlat
* Chuyển ý: Với vị trí địa lý và giới hạn của vùng như trên sẽ tác động đến thiên
nhiên và các tài nguyên của vùng như thế nào chúng ta cùng nhau chuyển qua mục II
Họat động 2: II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
1.

3

PP/KT dạy học:Phương pháp nhận xét bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, SGK...Kĩ
thuật đặt câu hỏi: nêu vấn đề, giải quyết vấn đề...
3


2.

Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân / Cặp (17 phút)

Hoạt động của thầy và trò
Quan sát bản đồ tự nhiên vùng BTB kết hợp
lược đồ H 23.1 tr 82 SGK và kiến thức đã
học lớp 8, hãy cho biết:

Nội dung ghi bảng
Đặc điểm: thiên nhiên có sự phân hóa

giữa phía Bắc và phía nam Hoành
Sơn, từ tây sang đông ( từ tây sang
đông tỉnh nào cũng có núi, gò đồi,
+ Từ tây sang đông địa hình của vùng có đồng bằng, biển)
sự khác nhau như thế nào? So sánh với
các vùng đã học?
+ Đặc điểm địa hình như vậy thuận lợi cho
vùng phát triển những ngành kinh tế nào?
Hs trả lời
- Học sinh dựa vào kiến thức đã học cho
biết:
+ Dải núi Trường Sơn Bắc có ảnh hưởng
như thế nào đến khí hậu Bắc Trung Bộ?
" VẬN DỤNG KIẾN THỨC TOÁN
HỌC:
" Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát mô
hình hiệu ứng gió phơn: học sinh nhóm 1,2
chuẩn bị trước ở nhà
Gv chuẩn kiến thức: Giải thích rõ cho học
sinh- Dãy núi Trường Sơn Bắc vuông góc với
hai hướng gió chính của hai mùa.
+Mùa đông đón gió mùa đông bắc gây mưa
lớn, thu đông hay có bão.
+ Mùa hạ lại chịu ảnh hưởng của hiệu ứng
phơn với gió Tây Nam khô nóng,
" VẬN DỤNG KIẾN THỨC VẬT LÍ ( về
sự ngưng tụ) để giải thích hiệu ứng Phơn –
hay còn gọi là gió vượt núi(gió Lào) từ đó
giúp học sinh hiểu được ảnh hưởng của địa
hình đối với khí hậu( càng lên cao nhiệt độ

càng giảm( trung bình 0,60C/100m) và hiểu
rõ hơn vì sao gió Phơn khi vào Việt Nam lại
khô và nóng như vậy
"
4

Giáo viên nhấn mạnh : Như vậy các em
4


có thể thấy giữa địa hình và khí hậu có mối
quan hệ rất chặt chẽ: Địa hình phân hoá Tây
- Đông
" khí hậu cũng phân hóa Tây Đông dãy Trường Sơn.
" VẬN DỤNG KIẾN THỨC ÂM NHẠC
( Giáo viên có thể hát cho học sinh nghe bài
hát: Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây) từ
đó giúp hoc sinh thấy được sự khác nhau
giữa khí hậu của hai sườn đông và tây dãy
Trường Sơn.)
CH: Đặc điểm khí hậu của vùng có gì khác
so với các vùng đã học ?
* Giáo viên chuyển ý: Với đặc điểm địa
hình, khí hậu như vậy có ảnh hưởng như thế
nào đến sông ngòi của vùng?
- Quan sát hình 23.1hãy:
+ Kể tên và xác định vị trí các con sông
lớn của vùng?
" VẬN DỤNG KIẾN THỨC LỊCH
SỬ ( Giáo viên yêu cầu học sinh kể tên

những con sông lớn , những cây cầu ở vùng
Bắc Trung Bộ đã đi vào lịch sử và gắn liền
với những chiến công hiển hách của quân và
dân ta : sông Mã; sông Bến Hải; sông
Gianh, cầu Hàm Rồng....
GV yêu cầu đại diện nhóm 3,4 lên trình bày
phần sưu tầm của mình về cầu Hàm Rồng
CH: Em có nhận xét gì về mạng lưới sông - Thuận lợi: có một số tài nguyên
ngòi của vùng ?
quan trọng
(Phần lớn các sông của vùng đều ngắn,
dốc, hẹp ngang)
+ Rừng, khoáng sản tập trung phía bắc
_ Giáo viên nhấn mạnh như vậy đến đây dãy Hoành Sơn ( thiếc, crôm, Sắt, Đá
các em thấy rõ ràng: Đặc điểm khí hậu, địa vôi, Cao lanh-sét, gỗ quý lâm sản . . .)
hình còn chi phối đến cả đặc điểm của sông + Du lịch tập trung phía nam (Phong
ngòi..
Nha-Kẻ Bàng, Bạch Mã, các bãi tắm
nổi tiếng)
* Chuyển ý: Bên cạnh điều kiện tự nhiên thì
tài nguyên thiên nhiên của vùng cũng có vai
5

5


trò rất quan trọng tạo điều kiện thuận lợi,
khó khăn cho phát triển kinh tế – xã hội. Vậy
vùng có những tài nguyên thiên nhiên nào ?
GV yêu cầu học sinh quan sát lược đồ hình

23.2 ;23.1
+ Hãy nêu sự khác nhau về sự phân bố
tài nguyên giữa bắc và nam Hoành Sơn?
(khác nhau về tài nguyên rừng và khoáng
sản phía Bắc > Nam)
CH: Quan sát vào H23.1 và 23.2 cho biết
tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng
có những thuận lợi và khó khăn gì?
GV sử dụng câu hỏi gợi ý sau:
CH: Dựa vào bảng 23.1 và quan sát hình
23.2, hãy nhận xét về tiềm năng tài
nguyên rừng và khoáng sản giữa phía bắc -Khó khăn:thiên tai thường xảy ra
và phía nam dãy Hoành Sơn.
như bão, lũ bùn , lũ quét, hạn hán, cát
lấn, cát bay , gió nóng tây nam

HS:Tài nguyên rừng tài nguyên khoáng sản
tập trung phía Bắc dãy Hoành Sơn,
CH: Hãy xác định các điểm du lịch nổi
tiếng của vùng?
HS: lên bảng xác định
- Giáo viên nhấn mạnh thiên nhiên ở đây có
sự phân hoá đông tây, bắc nam rõ rệt.
CH: Bằng những kiến thức đã học hãy kể
tên 1 số thiên tai thường xảy ra ở Bắc
Trung Bộ ?
6

6



- Giáo viên liên hệ thực tế
(Gv yêu cầu nhóm 1: trình bày hình ảnh về
thiên tai đã chuẩn bị ở nhà
GDMT
CH: Nguồn tài nguyên nào có ý nghĩa lớn
về môi trường để phát triển kinh tế – XH
của vùng?
HS: Rừng
CH: Hiện trạng rừng vủa vùng hiện nay?
HS:trả lời
CH: Để giảm tối thiểu tác hại của thiên
tai và nâng cao đời sống dân cư trong
vùng nhà nước có những dự án gì?
GV: liên hệ trận lũ lụt trong tháng 10- 2010
vừa qua. Biện pháp khắc phục hiệu quả nhất
là bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn,
trồng rừng phòng hộ, xây dựng hệ thống hồ
chứa nước, triển khai rộng rãi cơ cấu kinh tế
nông – lâm – ngư nghiệp.
( Giáo viên yêu cầu nhóm 2: trình bày sản
phẩm của mình về hình ảnh đường hầm qua
đèo Hải Vân, đường Hồ Chí Minh, các
Công trình thuỷ lợi…)
" VẬN DỤNG KIẾN THỨC MÔN GIÁO
DỤC CÔNG DÂN (để giáo dục tinh thần
đoàn kết, tương trợ, tương thân, tương ái.)
( Gv yêu cầu đại diện nhóm 3 :trình bày
những hình ảnh sưu tầm của nhóm về tinh
thần đoàn kết.)

CH: Trước những khó khăn trên của
người dân vùng Bắc Trung Bộ thì bản
thân em đã làm gì để chia sẻ với đồng bào
miền Trung?( ủng hộ các bạn vùng lũ sách
vở, quần áo, tiền …)
* Chuyển ý: Các điều kiện tự nhiên của vùng là điều kiện tác động đến sự phát triển
dân cư xã hội , để biết được đạc điển dân cư của vùng như thế nào chúng ta cùng tìm
câu trả lời trong mục III
7

7


Hoạt động 3

III. ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI

1/ Phương pháp /kĩ thuật dạy học: PP nhận xét Bản đồ, biểu đồ , tranh ảnh,SGK…kĩ
thuật đặt câu hỏi; nêu vấn đề; giải quyết vấn đề
2/ Hình thức tổ chức hoạt động : Cá nhân/ cặp (15phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
- Học sinh dựa vào bảng 23.1; 23.2 và kênh chữ III. ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ
sách giáo khoa hãy cho biết:
VÀ XÃ HỘI
-Có 10,3 triệu dân ( 2002), là
CH: Vùng Bắc Trung Bộ có số dân là bao địa bàn cư trú của 25 dân tộc.
nhiêu ? Là địa bàn cư trú của những dân tôc Phân bố dân cư và hoạt động
nào?
kinh tế có sự khác biệt từ

đông sang tây:
- Dựa vào hình 23.1 hãy cho biết :
+ Miền đồng bằng ven biển
CH: Những khác biệt trong cư trú và hoạt động phía đông người Kinh sống
kinh tế giữa phía đông và tây của Bắc Trung chủ yếu kinh tế là sản xuất
Bộ?
lương thực, đánh bắt và nuôi
trồng thủy sản, công nghiệp,
" VẬN DỤNG KIẾN THỨC MÔN CÔNG thương mại, dịch vụ.
NGHỆ:
+ Miền núi, gò đồi phía tây là
( Để giải thích rõ cho học sinh thấy được ảnh địa bàn cư trú chủ yếu của các
hưởng của điều kiện tự nhiên và đặc biệt là nhân tố dân tộc ít người. Kinh tế nghề
địa hình đến phân bố dân cư và hoạt động kinh tế – rừng, trồng cây CN lâu năm,
Dạng địa hình đồi núi, đồng bằng, ven biển...thích chăn nuôi trâu bò.
hợp phát triển mô hình kinh tế gì?
CH: Đặc điểm dân cư như trên có thuận lợi gì
cho vùng trong quá trình phát triển kinh tế?
" VẬN DỤNG KIẾN THỨC LỊCH SỬ:
(Giáo viên có thể cho học sinh biết Bắc Trung Bộ
trong quá khứ cũng như hiện tại người dân phải
hứng
chịu
nhiều
đau
thương mất
mát:
.+Thời kì Phong kiến : chiến tranh Đàng TrongĐàng Ngoài ; Trịnh – Nguyễn phân tranh.
+ Trong kháng chiến chống Mĩ thì đây là chiến
trường khốc liệt nhất với các địa danh : Vĩ tuyến

17, Khe Sanh, Đường 9 Nam – Lào, Thành Cổ
Quảng Trị...

- Thuận lợi: lực lượng lao động
dồi dào, có truyền thống lao
động cần cù, giàu nghị lực và
kinh nghiệm trong đấu tranh
với thiên nhiên .

" VẬN DỤNG KIẾN THỨC MÔN GIÁO DỤC
CÔNG DÂN ( Để giáo dục ý thức vượt khó vươn
lên)
8

8


+ Trong điều kiện khó khăn khắc nghiệt của vùng
nhưng con người nơi đây rất hiếu học. Đây là quê
hương của nhiều lãnh tụ kiệt xuất
+ Giáo viên yêu cầu học sinh kể tên một vài tấm
gương tiêu biểu( Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh, Võ
Nguyên Giáp...)

- Khó khăn: mức sống chưa
cao, cở sở vật chất kĩ thuật
còn hạn chế

" VẬN DỤNG KIẾN THỨC LỊCH SỬ (Giáo viên
yêu cầu học sinh nhóm 4 : Trình bày một số hình

ảnh về một vài di tích lịch sử văn hóa của vùng?
TÍCH HỢP DI SẢN: Cố Đô Huế, nhà Lưu niệm
Bác Hồ, nghĩa trang liệt Sĩ Trường Sơn, cầu Hàm
Rồng....vv
- Học sinh quan sát bảng 23.2 hãy :
CH: Nhận xét sự chênh lệch các chỉ tiêu của
vùng so với cả nước?
Giáo viên thuyết trình mặc dù đời sống người dân
nơi đây còn gặp nhiều khó khăn song với sự nỗ lực,
truyền thống cần cù, giàu nghị lực cùng với hàng
loạt các dự án đang được triển khai.....sẽ mở ra
cho vùng có nhiều cơ hội để phát triển.
- Gv mở rộng: Các dự án lớn đang được triển
khai(Việc hoàn thành đường Hồ Chí Minh và hầm
đường bộ dài gần 7 km qua đèo Hải Vân; Nhà máy
lọc dầu Nghi Sơn – Thanh Hoá; nhiệt điện Vũng
áng...) giúp cho việc khai thác có hiệu quả nguồn
lực tự nhiên của vùng, từng bước cải thiện đời sống
nhân dân , xoá đói giảm nghèo...
IV/ TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
1.Tổng kết (3 phút)
Câu 1. Điều kiện tự nhiên của Bắc Trung Bộ có những thuận lợi và khó khăn gì cho
sự phát triển kinh tế – xã hội ?
Câu 2. Vùng Bắc Trung bộ có di sản văn hóa và di sản thiên nhiên được UNESCO
công nhận đó là:
Cố đô Huế, động Hương Tích.
Các lăng tẩm ở Huế, vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng.
Cố đô Huế, vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng.
Đại nội Huế, núi Bạch Mã.


a.
b.
c.
d.

9

9


Câu 3. Để giảm tối thiểu tác hại của thiên tai và nâng cao đời sống dân cư trong vùng
nhà nước có những dự án gì?
2. Hướng dẫn học tập:( 1 phút)
- Về nhà học bài
- Chuẩn bị bài sau: Bài 24 chú ý một số nội dung sau
+ Tình hình phát triển kinh tế của vùng
+ Các nghành công nghiệp quan trọng của vùng
+ Đọc phân tích biểu đồ và lược đồ, sưu tầm số liệu
+ Hiểu được Bắc Trung Bộ còn nhiều khó khăn nhưng đang đứng trước nhiều triển
vọng lớn
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
………………………………
7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
a/ Cách thức đánh giá
- Đánh giá về quá trình thực hiện như : sự chuẩn bị , khả năng thuyết trình ,
tranh luận của từng nhóm , cá nhân.
Việc đánh giá sẽ có thể gồm các mặt sau:

+ Nội dung-giá trị sản phẩm của HS là ở chỗ nào ?
+ Rút ra được bài học , nội dung gì ? ( kiến thức , kĩ năng , thái độ )
+ Làm việc tập thể như thế nào ?
+ Sự thoải mái và tích cực tham gia ở mức độ nào ?
+ Điều gì cần tiếp tục phát huy , điều gì cần thay đổi?
- Kiểm tra nội dung kiến thức mà HS đã ghi nhận được trong bài học
- Kiểm tra HS bằng cách cho giải quyết các câu hỏi, các bài tập ….
b/ Tiêu chí đánh giá
- Học sinh trả bài kiểm tra mức độ đạt trên 96%, tức là học sinh đã nắm
được các kiến thức cơ bản về địa lí tỉnh Phú Thọ
- Học sinh giải quyết được các tình huống đưa ra
- Học sinh vận dụng được các kiến thức của nhiều môn học khác nhau để
giải quyết được những vấn đề thực tiễn cuộc sống
c/ Kết quả thực hiện
10

10


* Đánh giá kết quả đạt được
- Học sinh đã vận dụng được các kiến thức của nhiều môn học để giải quyết
vấn đề của thực tế cuộc sống
- Học sinh có hứng thú học tập bộ môn cao
- Bồi dưỡng tình yêu quê hương thông qua những việc làm cụ thể thiết thực.
* Thống kê trước và sau khi thực hiện dự án
Chất lượng bài kiểm tra :
Tiến hành kiểm tra 29 học sinh
Trước khi thực hiện dự án
Giỏi
3 = 10,34%


Khá
7 = 24,13%

Trung bình
15= 51,72%

Yếu
4= 13,79%

Trung bình
12 = 41,37%

Yếu
1 = 3,44%

Sau khi thực hiện dự án
Giỏi
6 = 20,68%

Khá
10 = 34,48%

8. Các sản phẩm của học sinh
Các bài powerpoint của các nhóm

11

11




×