ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I
NĂM HỌC: 2008 – 2009
Môn: Ngữ văn 9
I- PHẦN TRẮC NGHIỆM:
Câu 1: Trong văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh”, tác giả cho rằng: “Nếp sống giản dị
và thanh đạm của Bác Hồ” là “một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống”. Theo em, cụm từ
“quan niệm thẩm mĩ” là gì?
A. Quan niệm về cái đẹp C. Quan niệm về cuộc sống
B. Quan niệm về đạo đức D. Quan niệm về nghề nghiệp
Câu 2: Theo tác giả quan điểm thẩm mĩ về cuộc sống của Chủ Tịch Hồ Chí Minh là gì?
A. Phải tạo cho mình một lối sống khác đời, hơn người.
B. Có hiểu biết cao sau để được người đời tôn sùng.
C. Đã là con người phải có đạo đức hoàn toàn trong sáng.
D. Cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên, thanh cao.
Câu 3: Những câu tục ngữ, cao dao sau phù hợp với phương châm hội thoại nào trong
giao tiếp?
1- Một câu nhịn, chín câu lành.
2- Hoa thơm ai nỡ bỏ roi.
Người khôn ai nỡ nặng lời làm chi.
3- Ai ơi chớ vội cười nhau
Ngẫm mình cho tỏ trước sau hãy cười.
A. Phương châm quan hệ C. Phương châm lịch sự
B. Phương châm về chất D. Phương châm cách thức
Câu 4: Các câu tục ngữ sau phù hợp với phương châm hội thoại nào trong giao tiếp?
1- Nói có sách, mách có chứng.
2- Biết thì thưa thốt
Không biết thì dựa cột mà nghe.
A. Phương châm về lượng. C. Phương châm quan hệ
B. Phương châm về chất D. Phương châm cách thức
Câu 5: Theo em, phần in đậm trong đọan văn sau nói về nội dung gì?
Tất cả trẻ em trên thế giới đều trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc.
Đồng thời chúng hiểu biết, ham hoạt động và đầy ước vọng. Tuổi chúng phải được
sống trong vui tươi, thanh bình, được chơi, được học và phát triển. Tương lai của
chúng phải được hình thành trong sự hòa hợp và tương trợ. Chúng phải trưởng thành
khi được mở rộng tầm nhìn, thu nhận thêm những kinh nghiệm mới.
A. Quyền của mọi công dân C. Nghĩa vụ của người lớn đối với trẻ em.
B. Nghĩa vụ của trẻ em D. Quyền của trẻ em
Câu 6: Đoạn văn (Câu 5), việc nhắc lại nhiều lần từ “phải” và “được” có tác dụng gì?
A. Nhấn mạnh những việc người lớn cần làm cho trẻ em.
B. Nhấn mạnh những quyền lời mà trẻ em được hưởng.
C. Nhấn mạnh những việc mà trẻ em cần làm.
D. Nhấn mạnh những điều trẻ em cần tránh.
Câu 7: Câu trả lời trong đọan hội thoại sau không tuân thủ phương châm hội thoại nào?
Nam hỏi Lan:
- Cậu có biết quyển sách Ngữ văn 9 bán ở đâu không?
- Thì … ở nhà sách chứ đâu!
A. Phương châm về chất C. Phương châm quan hệ
B. Phương châm cách thức D. Phương châm về lượng.
Câu 8: Nối nội dung cột (A) với nội dung thích hợp ở cột (B) để có được những nhận
định đúng về các phương châm hội thoại.
Cột A Cột B Trả lời
1- Phương châm về lượng
2- Phương châm về chất
3- Phương châm về quan hệ
4- Phương châm cách thức
5- Phương châm lịch sự
a. Cần chú nói ngắn gọn, rành mạch,
tránh cách nói mơ hồ.
b. Khi nói, cần tế nhị và tôn trọng người
khác.
c. Nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng
yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu,
không thừa.
d. Không nói những điều mà mình không
tin là đúng hay không có bằng chứng xác
thực.
e. Cần nói vào đúng đề tài giao tiếp, tránh
nói lạc đề.
1- ……...
2- ……...
3- ……...
4- ……...
5- ……...
Câu 9: Dòng nào sắp xếp đúng trình tự diễn biến của các sự việc trong truyện Kiều?
A. Gặp gỡ và đính ước – Đoàn tụ – Gia biến và lưu lạc
B. Gặp gỡ và đính ước – Gia biến và lưu lạc – Đoàn tụ
C. Gia biến và lưu lạc – Đoàn tụ – Gặp gỡ và đính ước
D. Gia biến và lưu lạc – Gặp gỡ và đính ước – Đoàn tụ
Câu 10: Câu thơ “Mai cốt cách tuyết tinh thần” nói lên nội dung gì?
A. Miêu tả vẻ đẹp của hoa mai và tuyết trắng
B. Gợi tả vẻ đẹp duyên dáng, thanh cao, trong trắng của người thiếu nữ.
C. Nói lên cốt cách và tinh thần trong sáng của nhà thơ.
D. Giới thiệu vẻ đẹp chung của những người phụ nữ trong xã hội cũ.
Câu 11: Theo em, vì sao tác giả lại miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân trước, vẻ đẹp của
Thúy Kiều sau?
A. Vì Thúy Vân không phải là nhân vật chính.
B. Vì Thúy Vân đẹp hơn Thúy Kiều
C. Vì tác giả muốn làm nổi bật vẻ đẹp của Thúy Kiều
D. Vì tác giả muốn đề cao Thúy Vân.
Câu 12: Câu thơ “Kiều càng sắc sảo mặn mà” nói về vẻ đẹp nào của Kiều?
A. Nụ cười và giọng nói C. Trí tuệ và tâm hồn
B. Khuôn mặt và hàm răng D. Làn da và mái tóc.
Câu 13: Câu thơ “Làn thu thủy nét xuân sơn” miêu tả vẻ đẹp nào của Thúy Kiều?
A. Vẻ đẹp của đôi mắt C. Vẻ đẹp của mái tóc
B. Vẻ đẹp của làn da D. Vẻ đẹp của dáng đi
Câu 14: Trong câu thơ “Một hai nghiêng nước nghiêng thành” tác giả đã sử dụng biện
pháp nghệ thuật gì?
A. Sử dụng phép so sánh C. Sử dụng điển cố, điển tích
B. Sử dụng phép hoán dụ D. Sử dụng phép ẩn dụ
* Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: (15, 16, 17)
“Thông minh vốn sẳn tính trời
Pha nghề thi hoạ đủ mùi ca ngâm
Cung thương làu bậc ngũ âm.
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương
Khúc nhà tay lựa nên chương
Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân”
Câu 15: Những câu thơ trên cho thấy Kiều là con người như thế nào?
A. Có vẻ đẹp hình dáng bên ngoài
B. Có vẻ đẹp tâm hồn bên trong.
C. Có sự thông minh sắc sảo.
D. Có tài cầm, kì, thi, họa.
Câu 16: Cụm từ “nghề riêng” nói về tài nào của Thuý Kiều?
A. Tài chơi cờ C. Tài đánh đàn
B. Tài làm thơ D. Tài vẽ
Câu 17: Qua cung đàn mà Kiều sáng tác, em hiểu thêm điều gì về nhân vật này?
A. Là người vui vẻ, tươi tắn C. Là người có trái tim đa sầu, đa cảm.
B. Là người gắn bó với gia đình D. Là người có tình yêu chung thuỷ.
Câu 18: Nội dung chính của đoạn trích “Cảnh ngày xuân” là gì?
A. Tả lại vẻ đẹp của chị em Thuý Kiều
B. Tả lại cảnh chị em Thuý Kiều đi chơi xuân.
C. Tả lại cảnh mọi người đi lễ hội trong tiết Thanh Minh
D. Tả lại cảnh thiên nhiên mùa xuân rực rỡ.
Câu 19: Thế nào là thuật ngữ?
A. Là những từ ngữ dùng trong lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân lao động
và mang sắc thái biểu cảm.
B. Là từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ, thường được dùng trong
các văn bản khoa học, công nghệ.
C. Là từ ngữ sử dụng trên báo chí để cung cấp thông tin về các lĩnh vực trong đời
sống hàng ngày.
D. Là từ ngữ trong các văn bản hành chính của các cơ quan nhà nước.
Câu 20: Cụm từ “Khoá xuân” trong câu thơ “Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân” được
hiểu là gì?
A. Mùa xuân đã hết C. Bỏ phí tuổi xuân
B. Khoá kín tuổi xuân D. Tuổi xuân bị tàn phai
Câu 21: Cụm từ “mây sớm đèn khuya” chủ yếu gợi tả điều gì?
A. Cảnh thiên nhiên quanh lầu Ngưng Bích.
B. Cảnh vật xung quanh Thuý Kiều.
C. Thời gian tuần hoàn khép kín
D. Sự tàn tạ của cảnh vật.
Câu 22: Cụm từ “tấm son” trong câu thơ “Tấm son gột rửa bao giờ cho phai” sử dụng
cách nói nào?
A. Ẩn dụ C. Nhân hoá
B. Hoán dụ D. So sánh
Câu 23: Cụm từ “quạt nồng ấp lạnh” được gọi là gì?
A. Thành ngữ C. Hô ngữ
B. Thuật ngữ D. Trạng ngữ
Câu 24: Các từ “sân lai”, “gốc tử” được gọi là gì?
A. Các định ngữ C. Các vị ngữ
B. Các điển cố D. Các chủ ngữ
Câu 25: Tác dụng của việc nhắc lại 4 lần cụm từ “buồn trông” trong tám câu thơ cuối là
gì?
A. Nhấn mạnh những hoạt động khác nhau của Kiều.
B. Tạo âm hưởng trầm buồn cho các câu thơ.
C. Nhấn mạnh tâm trạng đau đớn của Kiều.
D. Nhấn mạnh sự ảm đạm của cảnh vật thiên nhiên
Câu 26: Hai câu thơ: “Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi” nói lên tâm trạng gì của
Kiều?
A. Nhớ cha mẹ, nhớ quê hương.
B. Buồn nhớ người yêu.
C. Xót xa cho duyên phận lỡ làng.
D. Lo sợ cho cảnh ngộ của chính mình.
Câu 27: Trong các câu sau, câu nào sai về lỗi dùng từ?
A. Khủng long là loài động vật đã bị tuyệt tự.
B. Truyện Kiều là một tuyệt tác văn học bằng chữ Nôm của Nguyễn Du.
C. Ba tôi là người chuyên nghiên cứu những hồ sơ tuyệt mật.
D. Có ấy có vẻ đẹp tuyệt trần.
Câu 28: Nghĩa gốc của từ “chân” là gì?
A. Biểu tượng của cương vị, phận sự của một người với tư cách là thành viên của
một tổ chức.
B. Bộ phận dưới cùng của đồ dùng, có tác dụng đở cho các bộ phận khác.
C. Phần dưới cùng của một số vật, tiếp giáp và bám chặt vào nền đất.
D. Bộ phận dưới cùng của cơ thể con người hay động vật, dùng để đi đứng.
Câu 29: Truyện Lục Vân Tiên được viết bằng ngôn ngữ nào?
A. Chữ Hán C. Chữ Pháp
B. Chữ Nôm D. Chữ quốc ngữ
Câu 30: Nối một từ thích hợp ở cột (A) với nội dung thích hợp ở cột (B) để có các giải
thích đúng về nội dung các từ.
Cột A Cột B Trả lời
1- Đồng âm
2- Đồng bào
3- Đồng dao
4- Đồng môn
a. là những lời hát dân gian truyền miệng của trẻ em,
thường kèm theo một trò chơi nhất định.
b. là những người cùng học một thầy.
c. là những từ có cách phát âm giống nhau nhưng nghĩa
khác nhau.
d. là một thể truyện dành cho trẻ em, trong đó loài vật và
các vật vô tri được nhân cách hoá để tạo nên một thế giới
thần kì, thích hợp với trí tưởng tượng của trẻ em.
e. là những người cùng một giống nòi, một đất nước, một
tổ quốc.
1- ……...
2- ……...
3- ……...
4- ……...
Câu 31: Hai câu thơ: “Vân Tiên tả đột hữu xông
Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang” sử dụng phép tu từ gì?
A. Nhân hoá C. So sánh
B. Ẩn dụ D. Nói quá
Câu 32: Đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga thể hiện khát vọng gì của tác
giả?
A. Được cứu người, giúp đời
B. Trở nên giàu sang phú quý
C. Có công danh hiển hách
D. Có tiếng tăm vang dội.
* Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: (33, 34)
“Rày doi mai vịnh vui vầy,
Ngày kia hứng gió đêm này chơi trăng
Một mình thông thả làm ăn
Khoẻ quơ chài kéo mệt quăng câu dầm
Nghêu ngao nay chích mai đầm,
Một bầu trời đất vui thầm ai hay
Kinh luân đã sẵn trong tay
Thung dung dưới thế vui say trong đời
Thuyền nan một chiếc ở đời
Tắm mưa chải gió trong vời Hàn Giang”
Câu 33: Những câu thơ trên chủ yếu nói về nội dung gì?
A. Cuộc sống của ông Ngư C. Tình cảm của ông Ngư
B. Tính cách của ông Ngư D. Suy nghĩ của ông Ngư
Câu 34: Em có nhận xét gì về cuộc sống của ông Ngư được miêu tả trong đoạn thơ
trên?
A. Đó là cuộc sống nhiều khó khăn, nghèo khổ.
B. Đó là cuộc sống trong sạch, tự do, ngoài vòng danh lợi.
C. Đó là cuộc sống hoàn toàn thơ mộng, không có thực.
D. Đó là cuộc sống nhỏ nhen, mưu danh trục lợi.
Câu 35: Nhận định nào sau đây không phù hợp với ý nghĩa của đoạn trích?
A. Nói lên sự đối lập giữa cái thiện và cái ác.
B. Nói lên sự đối lập giữa nhân cách cao cả và những tính toán thấp hèn.
C. Thể hiện thái độ quí trọng và niềm tin vào nhân dân lao động của tác giả.
D. Ca ngợi những con người tài ba, dũng cảm, trong nghĩa khinh tài.
Câu 36: Điền từ thích hợp để hoàn thành khái niệm các thuật ngữ sau: Trang điểm,
Trang hoàng, Trang trí, Trang sức.
a)…………………….…… là trình bày, bố trí các vật có hình khối, đường nét, màu sắc
khác nhau sao cho tạo ra một sự hài hoà, làm đẹp một khoảng không gian nào đó.
b) …………………….…… là làm tôn vẻ đẹp hình thức của con người bằng cách đeo
thêm những vật quí, đẹp.
c) …………………….…… là làm cho vẻ người đẹp lên bằng cách dùng son phấn, quần
áo, đồ trang sức.
d) …………………….…… là làm cho một nơi nào đó đẹp lên bằng cách bày thêm các vật
đẹp mắt một cách thẩm mĩ.
Câu 37: Các dòng sau, dòng nào là thành ngữ?
A. Cá không ăn muối cá ươn. C. Uống nước nhớ nguồn
B. Tham thì thâm D. Nước mắt cá sấu