Đề c ươn g ôn thi h ọc kì 1 môn v ăn l ớp
10
Posted by Thu Trang On Tháng Sáu 04, 2016 0 Comment
Đề cương ôn tập học kì 1 môn ngữ văn, lớp 10.
Đề cương được đóng góp bởi Trần Thị Huyền Trang, Thu Trang rất cảm ơn những
chia sẻ của bạn.
TẤM CÁM
I/TÌM HIỂU CHUNG
1/Thể loại
a/ Khái niệm
-Truyện cổ tích là loại truyện dân gian kể về các kiểu nhân vật. truyện có nhiều chi
tiế kì ảo, thể hiện ước mơ và niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng cyar
cái thiện với cái ác, sự công bằng với sự bất công.
-Truyện cổ tích có 3 loại: cổ tích thần kì, cổ tích sinh hoạt, cổ tích về loài vật.
àTruyện cổ tích thần kì có nội dung phong phú nhất và chiến số lượng nhiều
nhất, là loại truyện tiêu biểu nhất cho truyện cổ tích nói chung.
-Tấm Cám thuộc kiểu truyện về người mồ coi trong truyện cổ tích thần kì
b/ Đặc trưng: truyện cố tích thần kì có một số đặc trưng sau:
-Các yếu tố thần kì: phép mày biến hóa: tiên, bụt
-Nhân vật chính: người bình thường hoặc bất hạnh
-Mô thuẫn thường gặp: gia đình (anh/chị – em, mẹ ghẻ – con chồng), xã hội (tốt –
xấu, thiện – ác….)
-Kết thúc truyện: ở hiền gặp lành, ác giả ác báo.
2/ Truyện Tấm Cám
a/ Đặc điểm
-Thể loại: cổ tích thần kì
-Kiểu truyện: phổ biến sâu rộng trên thế giới và ở Việt Nam: về người mồ coi bất
hạnh.
-Trên thế giới: có 564 kiểu truyện Tấm Cám, ở Việt Nam có 30 truyện
b/Tóm Tắt: Tấm là cô gái mồ coi, ở với dì ghẻ và người em cùng cha khác mẹ tên
là Cám. Ở với dì ghẻ, Tấm không những phải làm việc vất vả mà còn bị mẹ con
Cám đối xử tàn tệ (lừa giỏ tép, giết chết cá bống, tìm cách không cho Tấm đi dự
hội…). Mỗi khi gặp chuyện bất hạnh, Tấm chỉ biết khóc. May sao có Bụt luôn hỗ
trợ và giúp đỡ cô. Cuối cùng, Tấm được nhà vua cưới về cung làm Hoàng Hậu.
Vào ngày giỗ cha, Tấm về nhà làm giỗ bố và bị mẹ Cám giết chết. Dì ghẻ đưa Cám
vào cung thây Tấm làm hoàng hậu. Qua những lần bị mẹ Cám hãm hại, Tấm nhiều
lần hóa thân thành chim Vàng Anh, cây xoan đào, khung cửi. Cuối cùng, Tấm hóa
thân thành quả thị, được lão hàng nước đón về nhà, ở đây, nhờ có miếng trầu têm,
nhà vua đã nhận ra Tấm. Vua đón Tấm về cung và yêu thương như xưa. Mẹ con cá
đều phải chịu nhận cái chết.
c/ Chủ đề
-Truyện phản ánh những xung đột sâu sắc giữa cái thiện và cái ác, giữa nhân dân
lao động và giai cấp bóc lột. nó thẻ hiện ước mơ và tinh thần lạc quan của nhân dân
lao động về cuộc sống, thể hiện ước mơ cái thiện luôn chiến thắng cái ác và triết lí
về hạnh phúc của nhân dân lao động xưa.
3/ Bố cục
-Phần 1: “ừ đầu đến hằn học của mẹ con Cám”: Cô gái mồ côi trở thành hoàng
hậu: thân phận của Tấm và con đường đến với hạnh phúc của cô
-Phần 2; còn lại: tấm với 4 kiếp hồi sinh: Cuộc đấu tranh gian nan, quyết liệt để
giành và giữ hạnh phúc của Tấm
Hành trình đi tìm hạnh phúc của cô Tấm chia làm 3 chặng:
Chặng 1: bắt tép à chăn trâu à đi hội à lên ngôi hoàng hậu
Chặng 2: hóa Vàng Anh à hóa xoan đào à hóa khung cửi à ẩn trong quả thị
Chặng 3: trở về cung à trả thù.
II/ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1/ MÔ THUẪN GIỮA TẤM VÀ MẸ CON CÁM
Chặng 1: Khi Tấm ở nhà
Tấm
Mồ côi, là phận gái
Mẹ con Cám
– Ăn trắng mặc trơn
Sống với dì ghẻ
Làm lụng vất vả luôn canh
Không phải làm việc nặng
Hiền lành, chăm chỉ, thật thà, Hành vi:
có ước mơ được giao lưu với
xã hội. Nhưng bị đối Xử tàn tệ + Lừa Tấm lấy cắp giỏ Tép
cá Bống
=> Nhỏ bé, yếu đuối, cô đơn. không được đi xem hội
Hiền hậu và bị đối xử không
công bằng
àThiện
+ Lén lút giết
+ Lập mưu bắt Tấm ở nhà
àÁc
=> Nhận xét:
– cô Tấm mồ côi, hiền lành, xinh đẹp >< mẹ con Cám độc ác, tàn nhẫn.
– xung đột trong gia đình -> tranh giành về quyền lợi vật chất và tinh
thần.
– Mẹ con Cám tìm mọi cách để ngược đãi, hành hạ Tấm chứ chưa có hành
động tiêu diệt.
* Cách giải quyết mâu thuẫn: Yếu tố thần kỳ
– Bụt xuất hiện, giúp đỡ:
Mỗi khi Tấm buồn, tủi thân, đau khổ và khóc.
– Con đường dẫn đến hạnh phúc:
– Cô gái mồ côi, nghèo hèn -> Hoàng hậu
=> Triết lí “Ở hiền gặp lành”
b/Chặng 2: Khi Tấm đã vào cung
Tấm
-Trèo cau
-Hóa thành chim Vàng Anh
Mẹ con Cám
-Chặt cây ghết Tấm
-Giết Vàng Anh
-Thành cây xoan đào
-Chặt xoan đào
-Thành khung cửi
Đốt khung cửi
-Thành cây thị – quả thị
-Bị trừng phạt đích đáng
-Trở lại làm người – sống hạnh
phúc
àMâu thuẫn xã hội:Thiện – Ác, chính nghĩa – phi nghĩa trở nên một mất một
còn
2/NHỮNG HÌNH THỨC BIẾN HÓA CỦA TẤM VÀ Ý NGHĨA CỦA QUÁ
TRÌNH BIẾN HÓA
a/ Ý nghĩa những lần hóa thân
-Mượn hình thức thuyết luân hồi của đạo Phật để thể hiện tinh thần lạc quan của
nhân dân
+Hóa thân thành Vàng Anh àSức sống mãnh liệt của con người
+Hóa thân thành cây xoan đào – khung cửi àtha thiết với hạnh phúc và tình yêu
+Hóa thân thành cây thị – quả thị à đấu tranh vạch mặt kẻ thù
+Trở về làm người à Ước mơ của nhân dân
ð– Thể hiện sức sống mãnh liệt của Tấm.
– Thể hiện ước mơ về chiến thắng của chính nghĩa
1. b) Ý nghĩa việc trả thù của Tấm:
– Hành động trả thù của Tấm là hành động của cái thiện trừng trị cái ác.
– Phù hợp với quan niệm của nhân dân: “ở hiền gặp lành”, “ác giả ác báo”.
c/ Thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân
-Về hạnh phúc: hạnh phúc chỉ có được khi ta biết giành và giữ lấy.
-Về sự chiến thắng của cái Thiện đối với cái ác
-Về lẽ công bằng trong xã hội
d/ Ý nghĩa của những vật hóa thân và hình ảnh “miếng trầu cánh phượng”:
– Những vật hóa thân như: chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi…rất gần gũi,
quen thuộc với đời sống của người dân; là nơi Tấm gửi linh hồn để trở về đấu tranh
quyết liệt với cái ác để giành lại hạnh phúc..
– “Miếng trầu cánh phượng”: Vật nối duyên, mang đậm đà bản sắc dân tộc.
III/ TỔNG KẾT
1/Nội dung
-Bản chất của mô thuẫn và xung đột àGiá trị hiện thực
-Cảm thông trước số phận của người dân lao động
–Sức sống và sự trỗi dậy mãnh liệt của con người trước sự vùi dập, tấn công của
cái Ác.
Ước mơ đổi đời -> niềm lạc quan trong cuộc sống
àTinh thần nhân đạo
2/ Nghệ thuật
-Cốt truyện li kì hấp dẫn, khắc hoạc tính cách nhân vật
-Yếu tố kì ảo: tạo sức hấp dẫn và kết thúc có hậu.
-Các câu văn cần: giàu chất thơ, khắc sâu cốt truyện
IV/ LUYỆN TẬP
1/ câu hỏi
Câu 1: tại sao nói: “Mô thuẫn giữa cô Tấm (truyện cổ tích “Tấm Cám”) mồ côi,
xinh đẹp, hiền lành với mẹ con dì ghẻ độc ác, tàn nhẫn phát triển từ thấp đến cao”
Câu 2: Quá trình hóa thân của Tấm nói lên ý nghĩa gì?
Câu 3: Anh/ chị chỉ ra vai trò của yếu tố thần kì trong truyện “Tấm Cám”.
2/ đề văn
“Đặc sắc nghệ thuật của truyện thể hiện ở sự chuyển biến của hình tượng nhân vật
Tấm: từ yếu đuối, thụ động đến kiên quyết đâu tranh giành lại sự sống và hạnh
phúc cho mình. (SGK ngữ văn 10 tập 1 trang 72). Anh chị hãy phân tích truyện
Tấm Cám để làm sáng tỏ điều đó.
Đây là đề thi của bạn Trần Thị Huyền Trang gửi tới website, />Thu Trang cảm ơn bạn, hi vọng sẽ nhận được nhiều tài liệu hữu ích của quý bạn
đọc./.
TAM ĐẠI CON GÀ
NHƯNG NÓ PHẢI BẰNG HAI MÀY
(truyện cười)
I/ TÌM HIỂU CHUNG
1/ Truyện cười dân gian
a/khái niệm:
-Là những truyện dân gian ngắn có kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ
-Kể về những sự việc, hành vi trái tự nhiên của con người, có tác dụng gây cười,
nhằm mục đích giải trí và phê phán xã hội.
b/ đặc trưng cơ bản
-Khai thác những sự việc, hành vi, thói xấu xủa một bộ phận đối tượng trong dân
gian.
-Chứa đựng những mô thuẫn trái quy luật tự nhiên và tiềm ẩn những yếu tố gây
cười.
-Dung lượng ngắn, kết cấu logic chặt chẽ và kết thúc bằng những sự việc hoặc liên
tượng bất ngờ.
-Mang ý nghĩa giải trí và giáo dục
àTruyện cười không chỉ là sản phẩm của óc khôi hài mà còn là một vũ khí đấu
tranh đặc dụng của nhân dân ta.
c/Phân loại: Truyện khôi hài (giải trí), truyện trào phúng (phê phán).
2/ Văn bản: “Tam đại con gà”, “Nhưng nó phải bằng hai mày”
a/ Thể loại: trào phúng
b/Nội dung: Phê phán thầy đồi dốt nát (truyện Tam đại con gà), và quan lại tham
những (nhưng nó phải bằng hai mày).
II/ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1/TAM ĐẠI CON GÀ
a/ Đối tượng cười: anh học trò dốt làm thầy đồ.
b/Nội dung cười: phê phán thói giấu dốt.
c/Tình huống gây cười:
-Thầy đồ liên tiếp bị đưa vào những tình huống làm tăng mức độ phi lí trong hành
động, lời nói của thầy đồ.
+Lần 1: hạy học mà chữ “kê” nghĩa là gà thầy cũng không biết. bị học trò hỏi dồn,
thấy bí quá lại giấu dốt nên nói bừa àCười thầy dốt lại nói liều.
+Lần 2:Sợ có người biết, thầy thận trọng bảo học trò đọc khẽ à cười sự giấu dốt,
thói sĩ diện hão của thầy.
+Lần 3: Thầy không chịu tìm hiểu lại xin quả âm dương rồi đắc chí bảo học trò đọc
to (cái dốt vô tình được khuếch đại) à cười thói mê tin; cười thầy dốt lại thích
huênh hoang.
+Lần 4: Biết mình dốt nhưng khi bị phát hiện lại cố tình tìm cách bào chữa cho cái
dốt (lời biện minh)
à cười cái dốt, ưa chống chế, bao biện cho cái dốt của thầy.
àNhận xét: Tiếng cười trào phúng bật lên từ mâu thuẫn trái tự nhiên: dốt
><khoe giỏi, dốt >< giấu dốt.
Tiểu kết:
-Thầy đồ đi dạy học mà dốt đến mức cái chữ tối thiểu trong sách cũng không biết,
không đọc được.
-Dốt mà vẫn ham khỏe giỏi
-Dù đã biết mình dạy dốt vẫn cũ nhất quyết bao biện cho mình bằng lí sự cùn hàng
toàn không thể tin tưởng được.
à Bản chất dốt của thầy đồ đã được bộc lộ rõ.
àTất cả những hành động cố gắng lấp liếm cái dốt này, chỉ làm cho thầy đồ
càng thảm bại hơn.
d/ Ý nghĩa phê phán
-Truyện phê phán một loại người, một thói xấu trong xã hội: Đó là thói dốt hay nói
chữ, dốt học làm sang, dốt lại bảo thủ.
-Khuyên mọi người phải mạnh dan học hỏi, không nên che giấu cái dốt của mình.
e/Nghệ thuật
-Kết cấu ngắn gọn, kết cấu chặt chẽ chỉ xoay quanh một mâu thuẫn gây cười là
“dốt – giấu dốt. Mọi chi tiết đều hướng vào mục đích gây cười.
-Cách vào truyện tự nhiện, cách kết thúc truyện rất bất ngờ.
-Thủ pháo “Nhân vật tự bộc lộ”: cái dốt của nhân vậy tự hiện ra tăng dần thao
mạch phát triển truyện
2/ NÓ PHẢI BẰNG HAI MÀY
a/ Giới thiệu thầy Lý
-Là một viên quan xử kiện, đại diện cho sự công bằng của luật pháp.
-Có tật ăn hối lộ nhưng lại được tiếng xử kiện giỏi.
b/Việc xử kiện của thầy Lý
-Cải và Ngô đánh nhau và cũng tìm đến thầy Lý để kiện, ai cũng sợ kém thế.
-Kết quả xử kiện của thầ Lý căn cứ vào số tiền mà Cải và Ngô đút lót:
+Cải: lót trước 5 đồng
+Ngô: biện chè lá 10 đồng (gấp đôi cải)
-Lẽ phải mà thầy xử thuộc về Ngô, vì Ngô đút lót tiền cho thầy bằng hai lần số
tiền của Cải đót lót quan.
c/ Nghệ thuật gây cười trong việc xử kiện của thầy Lý
-Cách tạo các mâu thuẫn gây cười đầy kịch tính thông qua cử chỉ và hành động gây
cười.
+Cử chỉ của Cải khi xòe 5 ngón tay và nhìn thầy Lý khẽ bẩm.
+Cử chỉ của thầy Lý cũng xòe 5 ngón tay trái úp lên 5 ngón tay mặt.
àGiống màn kịch câm
-Hình thức chơi chữ gây cười được thể hiện qua câu nói của thầy Lý ở cuối truyện
+Tao biết mày phải nhưng nó phải bằng hai mày.
•
Phải thứ 1: chỉ lẽ phải
•
Phải thứ 2: chỉ điều buộc cần phải có
-Thầy Lý xử kiện vừa bằng lời nói lại vừa bằng cử chỉ
+Xòe năm ngón tau trai úp lên năm ngón tay mặt.
Ngón tay = đơn vị tiền
•
Lẽ phải = tiền
àĐồng tiền che mắt kẻ tham lam, làm mờ công lý.
àĐồng tiền có sức mạnh vạn năng: biến trái thành phải, biến sai thành đúng,
biến kẻ tội đồ thành kẻ vô tội…
d/ Nhân vật Cải và Ngô trong câu chuyện xử kiện
-Cải và Ngô là những người đi kiện nhau chỉ vì một xích mích nhỏ.
•
-Họ đã dùng tiền đút lót quan để rồi tự biến mình thành nạn nhân của thủ phạm
trong tấn bi –hai của việc xử kiện. Nhất là Cải đã mất tiền lại còn bị phạt một chục
roi.
àTiếng cười chua chat cũng dành cho họ
àHọ vùa đáng thương vùa đáng trách.
e/ Ý nghĩa phê phán của truyện cười
-Phê phán một cách trào lộng mà thâm thúy nạn tham nhũng của những viên quan
lại xử kiện trong XHPK.
-Đưa ra bài học cho những người dân thường: đừng vì quyền lợi riêng mà tự biến
mình thành nạn nhân và thủ phạm bị kịch cho những viên uant ham nhũng.
III/ TỔNG KẾT
1/ NỘI DUNG
-Truyện vạch trần bản chất tham nhũng của quan lại thời xưa.
-Truyện ít nhân vật, bố cục chặt chẽ, ngắn gọn hấp dẫn người đọc người nghe.
2/ NGHỆ THUẬT
-Tình huống gây cười dần dần phát triển và bộc lộ qua hành động và lời nói nhân
vật.
-Xây dung được những cử chỉ và hành động gây cười mang nhiều ý nghĩa.
-Kết hợp giữa cử chỉ gây cười và lời nói gây cười (giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ
cử chỉ)
-Dùng hình thức chơi chữ để gây cười.
IV/ LUYỆN TẬP
Câu 1: Ý nghĩa phê phán của truyện “Tam đại con gà”
Câu 2: Ý nghĩa của truyện “Nhưng nó phải bằng hai mày”.
Câu 3:Từ hai truyện cười trên, anh/chị hãy cho biết đặc điểm nghệ thuật của truyện
cười dân gian.
CA DAO THAN THÂN, YÊU THƯƠNG TÌNH NGHĨA
I/ TÌM HIỂU CHUNG
1/ Ca dao.
a/Khái niệm
-Ca dao là lời thơ trữ tình dân gian, thường két hợp với âm nhạc khi diễn xướng.
-Ca dao diễn tả thế giới nội tâm con người.
b/Nội dung của ca dao:Ca dao diễn tả đời sống tâm hồn, tình cảm của nhân dân
trong các mối quan hệ lứa đôi, gia đình, quê hương, đất nước…, thể hiện tinh thần
lạc quan của người dân lao động
c/ Nghệ thuật
-Thể thơ: lục bát (lục bát biến hình) chủ yếu
– Ngôn ngữ:
+Giản dị, gần gũi với lời nói hàng ngày, giàu hình ảnh.
+Có lỗi diễn đạt mang tính motip
-Các BPNT: so sánh, ẩn dụ, hoán duh, nhân hóa, phép lặp, câu hỏi tu từ…
d/ Phân loại: ca dao than thân, ca dao hài hước, ca dao yêu thương tình nghĩa.
2/ Văn bản
-Ca dao than thân: bài 1, 2
Ca dao yêu thương tình nghĩa: 3, 4, 5, 6
àCa dao là hòn ngọn quý của nhân dân
àCác nhà thơ, nhà văn học tập được nhiều ở ca dao.
II/ TÌM HIỂU VĂN BẢN
1/ NHỮNG CÂU HÁT THAN THÂN
vNét chung
-Chủ đề than thân: người phụ nữ
-Mở đầu: thân em
àTiếng than thân ngậm ngùi
àThân phận nhỏ nhoi, đáng thương
-Hình ảnh: Tấm lựa đào, ruột trong thì trắng
àGiá trị, phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ.
-Nghệ thuật: so sánh – ẩn dụ
àGiàu hình tượng, tạo sức liên tưởng
vNét riêng
Bài 1:
-Phất phơ giữa chợ:
+Vẻ đẹp giá trị >
| àKhông được trân trọng
-Biết vào tay ai
àCảm giác đắng cay của thân phận bếp bênh trong xã hội xưa
àBài ca dao là lời than thân của cô gái không thể làm chủ được tương lai,
hạnh phúc của mình.
Bài 2:
-Sự đối lập:
Ruột trong >
Trắng
>< Đen
àHình thức >
àKhẳng định phẩm chất tốt đẹp
-“Ai ơi nếm thử mà xem” lời bộc bạch và mời gọi da diết tìm hiểu vẻ đẹp thực sự.
à Bài ca dao là lời than ngậm ngùi, xót xa của người con gái khao khát tình
yêu và hạnh phúc
Tiểu kết: cả hai bài ca dao không chỉ nói lên thân phận bị lệ thuộc của người
phụ nữ trong XHPK mà còn lên tiếng khẳng định vẻ đẹp và giá trị phẩm chất
của họ. Vang lên cả hai bài ca dao là nỗi đau, sự ngậm ngùi chua xót nhưng
vẫn mang giá trị nhân văn sâu sắc.
2/TIẾNG HÁT YÊU THƯƠNG TÌNH NGHĨA
Bài 3:
-Đại từ phiếm chỉ “ai”: Thế lực chia rẽ tình duyên, ngăn cản hạnh phúc con người
-“Khế ơi” Lời gọi than tha thiết à khế chua, lòng người cũng đầy chua xót
-Các Hình ảnh sóng đôi:
Mặt trăng – mặt trời
Sao Hôm – sao Mai
à Hình ảnh vĩnh hằng, khẳng định tình cảm thủy chung
-Câu hỏi tu từ “Có nhớ ta chăng”
à Nỗi nhớ thường trực, mỏi mòn
-Câu thơ cuối: với nghệ thuật so sánh khẳng định sự thủy chung đinh ninh của
nhân vật trữ tình
àBài ca dao thể hiện nỗi buồn vì tình duyên lỡ dở nhưng tình nghĩa thì mãi
bền vững.
Bài 4:
-Điệp ngữ: thương nhớ
-Hình ảnh nhân hóa, hoán dụ: khăn, đèn, mắt
à Tâm trạng nhớ nhung da diết của người đang yêu
-Các từ chỉ trạng thái:
+Rơi xuống
+Vắt lên
+Chùi nước mắt
+Đèn không tắt
+Mắt không yêu
àNỗi nhớ được nén chặt tâm trạng rối bời, ngổn ngang trăm mối.
-Hai câu cuối:
+Tâm trạng:Lo phiền
+Đại từ: Em
àGiãi bày trực tiếp. Lo phiền vì thương nhớ, lo lắng cho thân phận, hạnh phúc lứa
đôi.
àLo phiền vì yêu, vì tình yêu còn bị ngăn cản bởi những trở ngại
Bài 5:
-Nhân vật trữ tình: cô gái
-Lời nói: sông rộng một gang, bắc câu dải yếm
àTính chất phóng đại, hóm hỉnh.
-Hình ảnh biểu tượng:
+Sông: sự cách trở
+Cây cầu: sự đoàn viên, hạnh phúc
+Dải yếm: mềm mại, gần gũi mang hơi ấm con người
àCầu dải yếm không có thực, nó được dệt nên bằng ước mơ táo bạo của con
người
àƯớc muốn được gần nhau, thể hiện tình cảm rất táo bạo nhưng cũng rất đầm
thắm và đầy nữ tính
àTình yêu mãnh liệt và sự chủ động, táo bạo của cô gái vượt lên mọi tỏa chiết
của lễ giáo phong kiến hà khắc.
Bài 6
-Nhân vật trữ tình: vợ chồng
-Hình ảnh: muối mặn – gừng cay
à Tượng trưng cho tình nghĩa mặn mà nồng nàn
-Tình nghĩa con người: ba vạn sáu ngàn ngày mới xa
-Hình ảnh: muối mặn – gừng cay
àThủy chung trọn đời
àBài ca dao thể hiện sự gắn bó thủy chung, son sắt, bền vững của tình cảm vợ
chồng
III/ TỔNG KẾT
1/NỘI DUNG
Những bài ca dao đã vẻ lên bức tranh tâm tình của người bình dân trong cuộc sống,
nỗi niềm chua xót, đắng cay và tình cảm yêu thương chung thủy trong xã hội cũ
được nộ lộ chân thành và sâu sắc.
2/ NGHỆ THUẬT
-Hình ảnh so sánh, ẩn dụ, tượng trưng
-Ngôn ngữ: giản dị, gần gũi, mộc mạc
-Giọng điệu: nhẹ nhàng, tình cảm
IV/ LUYỆN TẬP
1/ Câu hỏi
Câu 1: nét chung và nét riêng của bài ca dao 1, 2
Câu 2:Tác giả dân gian đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật gì để diễn tả nỗi nhớ trong
bài ca dao số 4? Hiệu quả của thủ pháp nghệ thuật này?
Câu 3: vì sao khi nói đến tình nghĩa của con người, ca dao lại dùng hình ảnh “muối
– gừng”
Câu 4: Nét chung về NT trong các bài ca dao trên? Tìm trong kho tang ca dao VN
những bài ca dao thể hiện rõ những nét chung nghệ thuật.
2/ Đề văn
Phân tích một số bài ca dao đã học và học thêm để làm rõ ý kiến sau: “ca dao trữ
tình là tiếng hát than thân, những lời ca dao yêu thương tình nghĩa cất lên từ cuộc
đời còn nhiều xót xa, cay đắng nhưng đằm thắm ân tình của người bình dân Việt
Nam” (SGK Ngữ văn 10 – tập 1)
CA DAO HÀI HƯỚC
I/ GIỚI THIỆU VỀ CA DAO HÀI HƯỚC
1/ Phân loại
-Ca dao tự trào: là những bài ba dao vang lên tiếng tự cười bản thân mình, cười
hoàn cảnh của mình…
-Ca dao châm biếm: dùng lời lẽ sắc sải thâm thúy để phê phán, chê bai, chê giễu
những thói hư tật xấu những kiểu người xấu trong xã hội.
2/ Vị trí, ý nghĩa
Tiếng cười dân gian của ca dao hài hước là vẻ đẹp tâm hồn, trí tuệ dân gian: sự
hóm hỉnh, thông minh, bao dung, lòng yêu đời, tinh thần lạc quan của con người
binh dân xưa dù cuộc sống nhiều lo toan, cay cực.
3/ Nội dung
-Phản đối chính sách cai trị hà khắc
-Phê phán chế độ đa thê
-Cười cợt những thói hư tật xấu
-Cười cợt cái nghèo.
4/Nghệ thuật
-Phản ánh ngược
-Dùng các yếu tố đối lập, mâu thuẫn
-Khoa trương
-Chơi chữ
II/ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1/Bài ca dao số 1
a/ Hình thức kết câu: kiểu đối đáp
-Từ nhân xưng: anh – em
+Lời chàng trai: 6 câu đầu
+Lời đáp cô gái: các câu con lại
-Dấu hiệu đối đáp: hai gạch đầu dòng tương ứng với 2 lượt lời.
àHình thức đối đáp được thể hiện rất nhiều trong ca dao. Nhất là trong những
cuộc vui đùa hay hát giao duyên trai gái. ở đây, lời hát cất lên như trong
chặng hát cưới của dân ca.
b/ Nội dung chính: Sính lễ dẫn cưới và thách cưới.
c/ Vật dẫn cưới của chàng trai
Dự định
Toan
à
Sợ
Dẫn voi
à quốc cấm
Dẫn trâu
à Họ máu hàn
Dẫn bò
à Co gân
Lễ vật sang, to
Lý do tuy có lý, có tình, chính đán nhưng
Tát, hứa hẹn một
cũng có phần suy diễn hài hước
Đén cưới kinh đình
Quyết định dẫn cưới
–Miễn: cứ có là được
-Thú bốm chân: đảm bảo tiêu chuẩn số lượng
-Chuột béo: chất lượng đảm bảo
àChàng chọn được vật dẫn cưới độc đáo đến phi lí, xưa nay chưa từng có
àCách nói dí dỏm, hóm hỉnh, hài hước thông minh
àTinh thân lạc quan, yêu đời, vui vẻ, phóng khoáng của chàng trai
àQua cách nói này, chàng trai cũng đã khéo léo bày tở gia cảnh của mình để
cô gái thông cảm
d/ Lời thách cưới của cô gái
-Người ta thách lợn, thách gà
-Còn em: thách một nhà khoai lang
-Sử dụng lễ vật để:
+Củ to: mời làng
+Củ nhỏ: họ hàng ăn chơi
+Củ mẻ: cho trẻ con
+Củ rím, củ hà: cho lợn, cho gà
à Trong cách lo toan chu tất của cô gái, ngay cả những thứ bỏ đi cũng trở nên hữu
dụng
àVật thách cưới giản dị thể hiện tấm lòng đôn hậu, thông cảm, bao dung của cô
gái. Chẳng những đã không buồn sâu, mặc cảm mà còn rất vui vẻ bằng lòng.
àCoi trọng tình nghĩa hơn của cái vật chất
e/ Yếu tố nghệ thuật tạo nên sự hài hước cho bài ca dao
-Lối nói khoa trương, phóng đại: dẫn voi, trâu, bò
-Lối nói giản dần:
+voiàtrâuà bòà chuột
+Củ toàcủ nhỏàcủ mẻàcủ rím, củ hà
-Cách nói đối lập
-Chi tiết độc đáo: con chuột béo
f/ ý nghĩa phê phán: đằng sau tiếng cười ấy là sự phê phán tục dẫn cưới, thách
cưới nặng nề của người xưa
2/ Bài ca dao số 2, 3, 4
a/ Bài ca dao số 2
-Đối tượng châm biếm là nam nhi yếu đuổi, lười biếng
-Nghệ thuật: kết hợp biện pháp đối lập với cách nói ngoa dụ. Cách nói ngoa dụ có
tác dụng phóng đại, tô đậm đối tượng châm biếm.
-Tiếng cười có ý nghĩa nhắc nhở: làm trai cho đáng nên trai.
b/ Bài ca dao số 3
-Đối tượng châm biếm: là người đàn ông vô tích sự, lười nhắc, sống nhờ vợ, không
có chí lớn.
-Nghệ thuật:Chi tiết nghệ thuật đặc sắc: sờ đuôi con mèo, chi tiết diễn ra một việc
làm vô ích. Tác giả dân gian đã thâu tóm thần thái nhân vật trong một chi tiết thật
đắt có giá trị khái quát cao cho một loại đàn ông èo uột, lười nhác, ăn bám vợ.
-Tiếng cười có ý nghĩa nhắc nhở.
c/ Bài ca dao số 4
-Chế giễu những người phụ nữ đỏng đảnh, vô duyên
-Nghệ thuật: phóng đại, trí tưởng tượng phong phú
-Tiếng cười có ý nghĩa nhắc nhở
III/ TỔNG KẾT
1/ Nội dung
-Phong phú, phản ánh nhiều khía cạnh đáng thương trong cuộc sống
2/Nghệ thuật
-Biện pháp tu từ: ngoa dụ, khoa trương, phóng đại, đối lập, trùng điệp, giảm dần,
tương phản…
-Hư cấu tài tình, khắc hoạc nhân vật diển hình bằng những chi tiết nghệ thuật đặc
sắc có giá trị khái quát cao.
IV/ LUYỆN TẬP
Câu 1:Tiếng cười trong bài ca dao số 1 có khác gì tiếng cười trong bài ca dao số 2?
Câu 2: những biện pháp nghệ thuật nào thường được sử dụng trong các bài ca dao
hài hước trên?
ÔN TẬP VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
I/ TÌM HIỂU CHUNG
1/ Đặc trưng của văn học dân gian
– Nghệ thuật ngôn từ truyền miệng.
– Sáng tạo tập thể.
Þ VHDG gắn bó với các sinh hoạt trong đời sống cộng đồng ; phục vụ các sinh
hoạt của nhân dân.
Thể loại của VHDG :
Thể loại chính :
– Truyện dân gian (thần thoại, truyền thuyết, sử thi, cổ tích, truyện cười, ngụ
ngôn).
2.
3.
– Câu nói dân gian (tục ngữ, câu đố)
– Thơ ca dân gian (ca dao, dân ca, vè)
– Sân khấu dân gian (chèo).
1.
Đặc trưng chủ yếu : Sử thi, Truyền thuyết, Cổ tích,truyện cười, Ca
dao,truyện thơ.
Thể loại
Sử thi anh hùng
Mục đích
sáng tác
HT lưu
truyền
Ghi lại cs và
ước mơ phát
triển cộng
dồng của
người dân TN Hát, Kể
xưa
ND phản ánh Kiểu NVchính
Đặc điểm NT
NT: so sánh,
phóng đại,
XH TN cổ đại
trùng điệp,
đang ở thời
Người ah sử thi cao hình tượng
công xã thị tộc đẹp, kì vĩ.
hoành tráng
Truyền thuyết
Truyện cổ tích
Truyện cười
Thể hiện thái Kể, diễn
độ và cách
xướng ( lễ
đánh giá của hội )
ND-> sự kiên
và các NV
lịch sử
– Kể về các sự
kiện lịch sử và
nhân vật lịch – Nhân vật lịch sử
sử có thật
được truyền thuyết
nhưng được hoá ( An Dương
khúc xạ -> cốt Vương, Mị Châu –
chuyện hư cấu Trọng Thuỷ
Thể hiện ước
mơ của ND
trong XH có Kể
g/c, chính
nghĩa sẽ thắng
gian tà
– Từ cốt lõi
lịch sử -> hư
cấu thành câu
chuyện mang
yếu tố hoang
đường, kì ảo.
– Truyện hư
Xung đột xã
cấu không có
hội cuộc đấu
thật kết cấu
tranh giữa
Người con riêng, theo đường
thiện và ác,
người con út, người thẳng… theo
chính nghĩa và lao động nghèo
3 chặng cuộc
gian tà
khổ, bất hạnh … đời.
mua vui, giải
trí, châm
biếm, phê
phán XH. GD
trong nội bộ
ndvà lên án tố
cáo g/c thống Kể
trị
– Ngắn gọn
Những điều
tình huống
trái tự nhiên, – Kiểu nhân vật có bất ngờ ><
những thói hư thói hư tật xấu
phát triển
tật xấu đáng ( Anh học trò dấu nhanh, kết
cười trong xã dốt, thầy lý tham thúc đột ngột
hội
lam
-> gây cười.
So sánh các thể loại : Sử thi, truyền thuyết, truyện cười.
Nội dung nghệ thuật của ca dao :
a) Nội dung :
– Ca dao than thân : Lời người phụ nữ nói về thân phận của mình trong xã hội
PK.
– Ca dao yêu thương tình nghĩa : Đề cập đến tình cảm, phẩm chất của người lao
động (tình bạn, tình yêu).
– Ca dao hài hước : Tâm hồn lạc quan yêu đời của người lao động.
1. b) Nghệ thuật :
– Thể thơ : Lục bát, lục bát biến thể, song thất lục bát.
– Ngôn ngữ : Giản dị, gần với ngôn ngữ nói
– Biện pháp tu từ : ẩn dụ, so sánh, điệp từ ngữ …
II/ LUYỆN TẬP
Bài tập 1 và 2 trong sgk
3.
4.
5.
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ THẾ KỶ X
ĐẾN HẾT THẾ KỶ XIX
I/ CÁC THÀNH PHẦN CỦA VĂN HỌC TỪ THẾ KỶ X ĐẾN HẾT THẾ KỈ
XIX
-Văn học Việt Nam thời trung đại gồm hai thành phần chủ yếu là văn học chữ Hán
và văn học chữ Nôm. Giai đoạn cuối, văn học chữ quốc ngữ xuất hiện nhưng chưa
có thành tựu đáng kể.
Văn học chữ Hán
Văn học chữ Nôm
-Bao gồm những sáng tác về -Bao gồm những sáng tác về chữ Nôm của
chữ Hán của
Người Việt
người Việt
-Cuối TK XIII
-Xuất hiện sớm (trước TK X)
-Thể loại: một số loại tiếp thu từ văn học TQ còn phần lớn là thể
-Thể loại: chủ yếu các thể loại văn học của dân tộc (song thất lục bát, lục bát, hát nói,
loại văn học TQ như: cáo, ngâm khúc, truyện
chiếu, biểu, hịch, thơ Đường
luật…
thơ…)
-Bao gồm cả thơ và văn xuôi -Chủ yếu là thơ, rất ít tác phẩm văn xuôi
II/ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HỌC TỪ THẾ KỶ X ĐẾN
THÉ KỶ XIX
Giai đoạn
Đặc điểm
– Hoàn cảnh
lịch sử
-Tác giả
Từ TK
Từ TK X
XV đến hết
đến hết TK XIV TK XVII
-Chống quân
-Chống ngoại xâm Minh, nội chiến
(Tống, Mông
Nguyên)
-Phạm Ngũ Lão, -Nguyễn Trãi,
Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Dữ,
Lý Công Uẩn…
Nguyễn Bỉnh
Khiêm…
Từ TK
XVIII đến hết
TK XIX
Nửa cuối TK
XIX
-Chống thực dân
-Nội chiến phân Pháp
tranh, chống
Xiêm, Thanh
-Nguyễn Du, Hồ -Nguyễn Đình
Xuân Hương,
Chiểu, Nguyễn
Nguyễn Công Khuyến, Tú
Xương….
Trứ
-Tác phẩm
-Nội dung
-Nghệ thuật
-Thuật hoài, Hịch -Quân trung từ
tướng sĩ, Chiếu dời mệnh tập, Bình
đô…
Ngô đại cáo…
-Yêu nước (âm
hưởng hào hùng) -Yêu nước (ca
ngợi, phản ánh
hiện thực)
-Văn chính luận,
thơ phú…Chữ
Nôm bắt đầu
phát triển
-Truyện Kiều,
Chinh phụ
ngâm…
-Chủ nghĩa nhân
đạo
-Văn tế nghĩa sĩ
Cần Giuộc, Lục
Vân Tiên….
-Yêu nước (bi
tráng, hào hùng)
-Văn xuôi, văn
-Văn chính luận, vần, khúc ngâm
văn xuôi tự sự
, hát nói, truyện -Văn thơ chữ
Hán, Nôm, văn
, Đường luật… thơ….
xuôi Quốc Ngữ
III/ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM LỚN VỀ NỘI DUNG CỦA VĂN HỌC TỪ TK X
ĐẾN HẾT TK XIX
1/ Chủ nghĩa yêu nước
-Là nội dung lớn, xuyên suốt
-Đặc điểm: gắn liền với tư tưởng “trung quân ái quốc”
-Biểu hiện:
+Ý thức độc lập tự chủ, tự hào dân tộc
+Căm thù giặc sâu sắc
+Tự hào trước những chiến thắng lịch sử
+Biết ơn, ca ngợi anh hùng hi sinh vì nước
+Tình yêu thiên nhiên đất nước…
2/ Chủ nghĩa nhân đạo
-Là nội dung lớn, xuyên suốt
-Đặc điểm:
+Bắt nguồn từ truyền thống nhân đạo của người Việt
+Chịu ảnh hưởng từ những điểm tích cực của nho gia
-Biểu hiện:
+Lòng thương người
+Lên án, tố cáo thế lực chà đạp con người
+Đề cao, ca ngợi con người
+Đề cao quan hệ đạo đức, đào lí làm người
3/ Cảm hứng thế sự
-Phát triển mạnh trong 2 thế kỉ XVII, XIX
-Nội dung: phản ánh hiện thực xã hội, cuộc sống đau khổ của nhân dân
àGắn liền với lịch sử dân tộc và đời sống của nhân dân
1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM LỚN VỀ NGHỆ THUẬT CỦA VĂN HỌC
TỪ TK X ĐẾN THẾ KỈ XIX
1/ Tính quy phạm và sự phá vỡ quy phạm
–Biểu hiện của tính quy phạm
+Quan niệm văn học: thi dĩ ngôn chí, văn dĩ tải đạo
+Tư duy nghệ thuật: Theo công thức có sẵn
VD: nhắc đến: Tùng, cúc, trúc, mai: là nhắc đến phẩm chất, cốt cách, khí tiết của
người quân tử, của bậc trượng phu.
Hoặc: nhắc đến: long, lân, quy, phụng: nhắc đến tồng lớp quý tộc PK
+Thể loại văn học: quy định chặt chẽ và kết cấu
+Cách sử dụng thi liệu: theo công thức có sẵn: vay mượn những điển tích, điển cố
có sẵn của TQ
-Sự phá vỡ quy phạm để phát huy tính sáng tạo trong cả nội dung và nghệ thuật
2/ Khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị
-Tính trang nhã:
+Đề tài, chủ đề: hướng đến cái cao cả, trang trọng
+Hình tượng nghệ thuật: Vẻ đẹp tao nhã, mĩ lệ, phi thường
+Ngôn ngữ nghệ thuật: trau chuốt, hoa mĩ
-Xu hướng bình dị: Gần gũi với đời sống hiện thực, tự nhiên, bình dị
3/ Tiếp thu và dân tộc hóa tinh hoa văn hóa văn học nước ngoài
-Tiếp thu tinh hoa văn học TQ:
+Ngôn ngữ, thể loại, thi liệu
-Quá trình dân tộc hóa hình thức văn học:
+Sáng tạo và sử dụng chữ Nôm
+Việt hóa thơ Đường
+Sáng tạo các thể thơ dân tộc
+Thi liệu Việt Nam
V/ LUYỆN TẬP
Câu 1: Những điểm chung và nét riêng của hai nền văn học chữ Hán và chữ Nôm
Câu 2: Văn học Việt Nam từ TK X đến TK XIX có những điểm chung nào về nội
dung và nghệ thuật?
THUẬT HOÀI
(TỎ LÒNG)
-Phạm Ngũ Lão-
I/TÌM HIỂU CHUNG
1/ Tác giả
-Phạm Ngũ Lão (1255-1320) người làng Phù Ùng, huyện Duong Hào, tỉnh Hải
Dương
-Là người văn võ song toàn
-Có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quan Mông –Nguyên
2/ Tác phẩm
a/ Hoàn cảnh ra đời
-Trong cuộc kháng chiến chống giặc Mông –Nguyên xâm lược của vua tôi nhà
Trần
b/ Nhan đề
-Thuật: kể, bày tỏ
-Hoài: hoài bão, chí hướng, khát vọng
àThuật hoài: nghĩa là bày tỏ hoài bão, bày tỏ khát vọng
àThuộc thể loại: thi dĩ ngôn chí trong văn học trung đại
c/ Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt
d/ Bố cục: 2 phần
-Phần 1: 2 câu đầu: hình tượng người tráng sĩ nhà Trần
-Phần 2: 2 câu cuối: tâm sự người tráng sĩ
II/ TÌM HIỂU VĂN BẢN
1/Hình ảnh người tráng sĩ nhà Trần
a/ Câu thơ 1: “Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu
-Tư thế: Hoành sóc (cầm ngang ngọn giáo)
àTư thế hiên ngang, lẫm liệt, người tráng sĩ sẵn sàng chiến đấu
–Không gian: giang sơn
àKhông gian rộng lớn của vũ trụ
-Thời gian: kháp kỉ thu
àThời gian dài đằng đẵng
àCâu 1: khắc họa hình tượng người tráng sĩ nhà trần hiên ngang lẫm liệt nổi
bật giữa không gian và thời gian.
b/ Câu 2: Tam quân tỉ hồ khí thôn ngưu
-Hình ảnh: “tam quân” hình ảnh ước lệ tượng trưng đại diên cho đội quân nhà Trần
-So sánh, ẩn dụ: tì hổ
-Thủ phấp thậm xưng: khí thôn ngưu
àSức mạnh khí thế của quân đội dân tộc
vHào khí Đông A
-Lỗi chơi chữ:
Chữ đông + Bộ A =
東+
Chữ Trần
陳
àHào khí thời nhà Trần nói lên được:
-Tư tưởng độc lập tự cường, tự hào dân tộc
-Ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược
àQua hai câu thơ hình ảnh người tráng sĩ lồng vào hình ảnh dân tộc, đậm chất
sử thi hoàng tráng. Qua đó hình ảnh người trai đời Trần được khắc họa đậm
nét
2/Tâm sự của người tráng sĩ
Câu 3:
-Hình ảnh: nam nhi – công danh trái
-Ý thức được việc lập công danh gắn liền với bảo vệ đất nước.
-Tự cảm thấy mình chưa trả được món nợ công danh, chưa hoàn thành được nghĩa
vụ đối với đất nước “Còn vương nợ”
àKhát vọng lập công để đem đến cho non sống đấn nước một cuộc sống ấm no
hạnh phúc, lập danh để lại tiếng thơm muôn đời
Câu 4: tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu
àLý tưởng cao đẹp, và rất khiêm nhường
à Nâng cao phẩm giá và nhân cách
III/TỔNG KẾT
1/Nghệ thuật
-Thể thơ đường luật ngắn gọn, súc tích
-Hình ảnh giàu sức biểu cảm
-Giọng thơ tràn đầy cảm xúc