Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Ôn tập truyện an dương vương và mị châu trọng thủy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.27 KB, 8 trang )

Ôn t ập Truy ện An D ươn g V ươn g và M ị
Châu Tr ọng Th ủy
Posted by Thu Trang On Tháng Chín 23, 2016 0 Comment
Hướng dẫn cách ôn tập Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng
Thủy.
Phần 1 : Các dạng đề thi về Truyện An Dương Vương và Mị Châu
Trọng Thủy
Phần 2 : Kiến thức cơ bản cần nắm vững
Về Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy các em ôn tập
theo những dạng đề như sau :
Dạng 1 : Văn tự sự.
Với dạng này, thường có các kiểu ra đề như :
Đề 1 : Nhập vai nhân vật An Dương Vương ( hoặc Mị Châu, Trọng
Thủy ) để kể lại câu chuyện
Đề 2 : ( Kể sáng tạo ) : Hãy nhập vai nhân vật An Dương Vương,
kể lại câu chuyện theo một kết thúc khác
Đề 3 : ( Kể sáng tạo ): Sau khi tự tử ở giếng nước Loa Thành,
xuống thủy cung, Trọng Thủy đã tìm gặp lại Mị Châu. Hãy tưởng
tượng và kể lại câu chuyện đó ( đề bài này trong SGK )
Dạng văn tự sự thường thi và kiểm tra trên lớp ( Bài viết số 2 )
Dạng 2 : Nghị luận.
Ví dụ có những cách ra đề như :
Đề 1 :Cảm nhận về nhân vật An Dương Vương/ Mị Châu


Đề 2 : Cảm nhận về chi tiết , ví dụ : chi tiết Ngọc trai- Giếng nước
Đề 3 ( khó ) : Nghị luận ý kiến bàn về tác phẩm, nhân vật. Ví dụ
như
Cảm nhận về nhân vật Mị Châu trong truyền thuyết An Dương
Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ, có người khẳng định: “Phút sai
lầm của một người, dân tộc phải trả giá bằng ngàn năm nô lệ. Tội


đó của Mị Châu không thể dung tha”.
Lại có người viết:
Am Mị Châu thờ bức tượng không đầu
Cảnh báo một trái tim khờ dại.
Thử hỏi, nửa thế giới này đang tồn tại
Đã yêu rồi, ai không giống Mị Châu?
(Vô đề – Hạnh Mai, Tạp chí Người Hà Nội, số 115, 8- 2009)
Thông qua việc phân tích nhân vật Mị Châu, anh/chị hãy bình luận
những ý kiến trên và đưa ra quan điểm của bản thân mình.
(Hướng dẫn cách làm: )
Dạng Nghị luận ít khi thi vào, hoặc chỉ dành cho thi chọn học sinh
giỏi, bài viết ở nhà.


KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM
Truyền thuyết là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố lịch sử và
yếu tố tưởng tượng hoang đường. Nó phản ánh quan điểm đánh
giá, thái độ và tình cảm của nhân dân về các sự kiện lịch sử và
các nhân vật lịch sử.
Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy là câu chuyện
về bi kịch mất nước của cha con An Dương Vương và bi kịch tình
yêu của Mị Châu – Trọng Thủy. Từ câu chuyện ấy, nhân dân ta
muốn rút ra và truyền lại cho con cháu các thế hệ sau bài học lịch
sử về ý thức đề cao cảnh giác với âm mưu xâm lược của kẻ thù.
Phân tích
1.

Nhân vật An Dương Vương

Truyện có thể chia làm hai phần. Phần một (từ đầu đến… không

dám đốc chiến bèn xin hoà): An Dương vương xây thành, chế nỏ
giữ nước. Phần còn lại: Bi kịch tình yêu của Mị Châu – Trọng Thuỷ
gắn liền với thất bại của nước Âu Lạc. Cả hai phần của truyện đều
thể hiện rõ nhận thức và thái độ của nhân dân đối với vai trò và
trách nhiệm của cha con An Dương Vương trước lịch sử.
a. An Dương Vương xây thành, chế nỏ thần, đánh Triệu Đà
An Dương Vương kế tục sự nghiệp dựng nước của mười tám đời
Hùng Vương. Thời ấy, Văn Lang đã cố bờ cõi và nền văn hiến
riêng. Vì vậy, việc chống giặc giữ nước là vấn để sống còn của dân
tộc. An Dương vương đã tiến hành dời đô từ vùng núi Nghĩa Lĩnh,
Phong Châu (Phú Thọ) vể vùng đổng bằng Phong Khê (Đông Anh,
Hà Nội ngày nay) để phát triển sản xuất và mò rộng lưu thông rồi
bắt tay ngay vào việc xây thành. Đó là quyết sách đúng đắn
chứng tỏ trí tuệ sáng suốt và bản lĩnh vững vàng của An Dương
Vương.
Việc xây thành bằng đất gặp nhiều khó khăn. Chuyện kể rằng
thành cứ đắp ban ngày thì ban đêm lại đổ, xây mãi không xong.
Người xưa giải thích hiện tượng ấy là do sự phá hoại của ma quỷ.
Lược bỏ yếu tố hoang đường, ta có thể thấy những khó khăn trong


thực tế mà An Dương vương gặp phải khi tiến hành công việc xây
thành. Đó là do ông chưa nắm được đặc điểm của đất đồng bằng,
do kĩ thuật còn hạn chế và chưa biết dựa vào sức dân.
Sau này, được sứ Thanh Giang tức Rùa Vàng giúp đỡ, An Dương
Vương xây thành chi trong vòng nửa tháng là xong. Hành động
lập đàn trai giới, đón mời cụ già vào điện hỏi kế xây thành, ra cửa
Đông đợi sứ Thanh Giang, nghe lời Rùa Vàng diệt trừ yêu quái,…
thể hiện thái độ trân trọng hiền tài của An Dương Vương trong
việc xây dựng và bảo vệ đất nước. Sự giúp đỡ của Rùa Vàng

chứng tỏ việc xây Loa Thành của An Dương vứơng là hợp ý trời,
hợp lòng người, cho nên được dân chủng ủng hộ.
An Dương Vương trước hết là một nhà quân sự xuất sắc. Ông đã
biết xây thành cao, đào hào sâu để bảo vệ kinh đô. An Dương
Vương được Cao Lỗ hỗ trợ trong việc chế tạo ra cung nỏ để chống
quân xâm lược. Sức mạnh của thứ vũ khí ấy đã được các tác giả
dân gian kì diệu hoá, thần thánh hoá bằng hình tượng nỏ thần.
Hình tượng then chốt của truyện là chiếc lẫy thần. Rùa Vàng giúp
vua xây xong Loa Thành và cho nhà vua vũ khí để bảo vệ đất
nước. Nỏ thắn tượng trưng cho sức mạnh của nhà nước Âu Lạc,
tượng trưng cho trí tuệ, sức mạnh và khát vọng chiến thắng ngoại
xâm của tổ tiên ta thuở ấy.
Chiếc nỏ thẩn có khả năng bắn một phát giết hàng vạn giặc vừa
là sản phẩm của trí tưởng tượng bay bổng, vừa phản ánh trình độ
chế tạo và sủ dụng vũ khí chiến đấu của người Âu Lạc. Quân ta đã
chế tạo ra cung nỏ và đúc được mũi tôn bằng đồng. Vũ khí ấy tuy
thô sơ nhưng không kém phần lợi hại trong các cuộc chiến đấu
chống xâm lăng.
Khi Triệu Đà kéo quân sang xâm lược, vì An Dương Vương có nỏ
thần trong tay nên quân Triệu Đà thua to, không dám đối đầu, bèn
xin hoà. Chiến thắng của An Dương vương chứng tỏ sức mạnh
quân sự của nhá nước Âu Lạc lúc bấy giờ, đồng thời khẳng định ý
chí, tình thần đoàn kết của nhân dân ta. Đây là bài học tích cực
trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.
b. An Dương Vương để mất nước


Sau chiến thắng, An Dương vương sinh ra chủ quan, quên rằng
nguy cơ xâm lược của kẻ thù phương Bắc luôn luôn tồn tại.
Chúng ta đau xót cho cha con An Dương vương vì sai lầm tai hại

nên dẫn đến thảm hoạ mất nước. Nhà vua không phân tích được
hành động cầu hoà rồi cầu hôn cho con trai của Triệu Đà thực chất
là âm mưu thâm độc, chuẩn bị cho cuộc xâm lược tiếp theo. Thất
bại của An Dương vương không phải chờ tới khi quân giặc tiến đến
chân thành mới bộc lộ, mà bộc lộ ngay từ Khi nhà vua mất cảnh
giác, đồng ý cho Trọng Thuỷ vào thành.
Ông đã bằng lòng gả Mị Châu cho Trọng Thuỷ, lại còn cho ở rể,
việc đó có khác chi “Nuôi ong tay áo, nuôi cáo trong nhà”?! Đây là
sự hoà hiếu thiếu cảnh giác, tạo cơ hội thuận lợi cho kẻ thù phá từ
trong phá ra. Mầm mống mất nước khởi nguồn từ đây.
Sau chiến thắng, An Dương Vương không quan tâm đến việc củng
cố lực lượng, không dựa vào sức mạnh đoàn kết toàn dân để
chống giặc mà lại ỷ vào vũ khí, vào sự hỗ trợ của thần linh, Những
nhược điểm ấy khi kẻ thù nắm được tất dẫn đến thất bại không
thể tránh khỏi.
Nghe tin báo Triệu Đà lại cất quân sang đánh Âu Lạc, An Dương
Vương cậy có nỏ thần vẫn điểm nhiên ngồi đánh cờ, cười mà nói
rằng: “Đà không sợ nỏ thần sao?”. Thái độ chủ quan khinh địch đó
đã dẫn An Dương Vương nhanh chóng đến thất bại thảm hại. Tới
khi giặc đã tiến sát chân thành, An Dường Vương mới cẩm lấy nỏ,
thấy lẫy thần đã mất bèn bỏ chạy; Trong cơn cùng quẫn, An
Dương Vương chi còn cách đem theo con gái lên ngựa, bỏ thành
mà chạy về phương Nam.
Cha con An Dương Vương đã cùng đường mà quân thù thì cứ theo
dấu lông ngỗng của Mị Châu rắc dọc đường truy đuổi sát sau lưng.
Quả là cha con An Dương Vương đã mất thế trời che, đất chở.
Khi Rùa Vàng hiện lên mặt nước, thét lớn: “Kẻ nào ngồi sau ngựa
chính là giặc đó thì An Dương Vương mới tỉnh ngộ. Đây là lời kết
tội đanh thép của công lí, của nhân dân về hành động vô tình
phản quốc của Mị châu. Nhà vua tự tay chém chết cô con gái yêu

dấu, cũng là tự xử một cách nghiêm khắc, quyết liệt đối với sai


lầm của bản thân. Nhưng tất cả đểu đã quá muộn màng. Câu
chuyện kết thúc thật bi thảm!
Hành động rút gươm chém Mị Châu thể hiện lập trường dứt khoát
của An Dương Vương lá đứng về phía công lí và quyền lợi dân tộc
để xử án, đổng thời thể hiện sự tĩnh ngộ muộn màng trước lỗi lầm
nghiêm trọng của mình.
Đây là cái giá mà ông phải trả cho sai lầm không thể sửa chữa,
liên quan đến vận mệnh đất nước và dân tộc.
Hai cha con An Đương Vương vì chủ quan, mất cảnh giác nên đã
trực tiếp làm tiêu vong sự nghiệp và đẩy Âu Lạc vhò thảm hoạ
mất nước. Đó là bài học xương máu về thái độ mất cảnh giác dối
với kẻ thù dành cho những người đứng đầu, chịu trách nhiệm về
sự tổn vong của quốc gia.
Hình ảnh An Dương Vương cầm sừng tê bảy tấc, theo Rùa Vàng
xuống thuỷ phủ là yếu tố kì ảo phản ánh thải độ và tìm cảm cuá
nhân dân đối với ông. Nhân dân thương tiếc vị vua tài ba, ann
dũng nên không muốn ông chết. Chi tiết lòng biển bao dung đón
người anh hùng bất tử thể hiện sự ngưỡng mộ và thương tiếc của
người xưa.
An Dương Vương đã tự tay chém đầu người con gái duy nhất của
mình. Cách xử lí này hoàn toàn phù hợp với đạo lí truyền thống
của dân tộc ta. Nó thể hiện lòng bao dung của dân tộc đối với
những đứa con lầm lỗi nhưng đã biết cúi đầu hối hận và chịu tội.
Trước đất nước, nhân dân, cách hành xử của nhà vua là đầy trách
nhiệm. Thế nhưng về tình nhà, An Dương Vương chắc chắn cũng
vô cùng đau đớn. Việc để cho hai cha con đoàn tụ bên nhau (khi
chết) là cái kết hợp tình hợp lí và nhân hậu của nhân dân ta.

2. Nhân vật Mỵ Châu – Trọng Thủy
Mị Châu sai lầm ờ tình yêu mù quáng nên vô tình đã tự biến mình
thành tòng phạm với giặc. Nàng ngây thơ chân thật đến mức nhạ
dạ cả tin. Nàng dám giấu cha cho Trọng Thuỷ xem trộm nỏ thần
mà quên rằng đó là con trai của kẻ thú. Từ đó, Mị Châu đã tiếp tay
cho Trọng Thuỷ đánh cắp bí mật vũ khí lợi hại của quốc gia, dẫn


tới thảm hoạ đất nước rơi vào tay giặc. Trên đường trốn chạy,
nàng lại tiếp tục rắc lông ngỗng chĩ đường cho giặc truy đuổi vua
cha. Hai hành động ấy của Mị Châu là trọng tội. Nhiều người cho
rằng những hành động trên là vô tình nhưng xét cho cùng thì vl Mị
Châu quá tin yêu Trọng Thuỷ nên đã mù quáng nghe theo lời
chồng. Rùa Vàng gọi đích danh nàng là giặc quả không sai vì nàng
đã gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Trọng Thuỷ là nhân vật đáng thương nhưng cũng thật đáng ghét.
Chàng chấp nhận làm công cụ thực hiện ý đồ xâm lược của cha.
Tuy là con rể An Dương vương nhưng thực chất Trọng Thuỷ là tên
gián điệp lợi hại cài vào đất Âu Lạc, Bằng mọi thủ đoạn xảo quyệt,
Trọng Thuỷ đã lừa Mị Châu để đánh tráo lẫy thần, sau đó nói dối là
về thăm cha để mang lẫy thần về nước. Triệu Đà có được lẫy thần,
cả mừng liền cất binh sang đánh chiếm Âu Lạc một lần nữa.

Trong khi Mị Châu ngây thơ hết lòng tin chổng thì Trọng Thuỷ lại
lừa dối nàng và rắp tâm chiếm đoạt lẫy thần. Tuy vậy, những ngày
ở Loa Thành, sống bên người vợ đẹp người, ngoan nết, Trọng Thuỷ
đã nảy sinh tình yêu thật sự với Mị Châu. Mâu thuẫn giữa hai tham
vọng lớn cùng tồn tại trong con người Trọng Thuỷ là tham vọng
chiếm được Âu Lạc và tham vọng trọn tình với người đẹp cũng bắt
đầu nảy sinh. Nhưng hai tham vọng đó không thể dung hoà. Vì

vậy sau khi chiến thắng, đáng lẽ Trọng Thuỷ phải vui hưởng vinh
quang thì chàng lại đau khổ đến mức tự tử vì ân hận và thương
tiếc Mị Châu. Trọng Thuỷ tự tử vì hiểu ra rằng không thể giải quyết
mâu thuẫn gay gắt trong con người mình. Cái chết của chàng đã
gợi chút xót xa, tội nghiệp trong lòng mọi người.
Mối tình Mị Châu – Trọng Thuỷ éo le là do luôn bị âm mưu xâm
lược của Triệu Đà chi phối. Vì vậy, kết thúc bi thảm của mối tình
đó thực sự mang ý nghĩa tố cáo chiến tranh phi nghĩa.

Tình yêu Mị Châu – Trọng Thuỷ thắm thiết nhưng bi thầm. Nhân
dân ta không ca ngợi, mà chỉ dành cho họ một niềm thương xót vì
hạnh phúc lứa đôi của họ bị chiến tranh làm cho tan vỡ. Mối oan
tình ấy đã được đển bù bằng hình ảnh ngọc trai, giếng nước. Đây


là hình ảnh thể hiện thái độ phản kháng chiến tranh xâm lược, là
tiếng nói nhân đạo và cũng là cách kết thúc có hậu của truyện cổ.
3. “Cốt lõi lịch sử” của truyện là việc An Dương Vương xây thành
Cổ Loa và sự thực về sự thất bại của Âu Lạc trước sự xâm lược của
Triệu Đà. Cái cốt lõi ấy đã được dân gian làm cho sinh động bằng
việc thêm vào nhiều sự việc chi tiết thần kì như chuyện xây
thành, chế nỏ; chuyện về cái chết của An Dương Vương và của Mị
Châu; chi tiết về “ Ngọc trai – giếng nước”…. Chính việc thêm vào
truyện các chi tiết thần kì này đã giúp cho câu chuyện thêm hấp
dẫn và sinh động. Nó cũng thể hiện một cái nhìn bao dung của
nhân dân ta với các nhân vật lịch sử và với tất cả những gì đã xảy
ra.
4. Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy, cho đến tận
ngày nay vẫn chiếm được cảm tình của người đọc. Người ta đọc
truyện để hiểu về lịch sử, để rút ra những bài học bổ ích cho mình

và cho con cháu đời sau. Nhưng không chỉ thế, đọc truyền thuyết
này, người ta còn muốn hiểu sâu sắc hơn bi kịch của một mối tình
rất đẹp trong lịch sử.
Trong bài thơ “Tâm sự” rút trong tập thơ “Ra trận” của nhà thơ Tố
Hữu, có đoạn viết
… Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu,
Trái tim lầm lỡ để trên đầu.
Nỏ thần vô ý trao tay giặc
Nên nỗi cơ đồ đắm biểu sâu…



×