Tóm T ắt Tam Qu ốc di ễn ngh ĩa.La Quán
Trung
Posted by Thu Trang On Tháng Ba 25, 2015 0 Comment
Để tiện cho việc dạy – học đoạn trích “Hồi Trống Cổ Thành “và “Tào Tháo uống
rượu luận anh hùng” trong SGK Ngữ Văn 10, tôi xin cập nhật bản tóm tắt tiểu
thuyết Tam Quốc diễn nghĩa. Thầy cô và các em học sinh có thể tham khảo tại đây:
Truyện lấy bối cảnh vào thời suy vi của nhà Hán khi mà những hoàng đế cuối cùng
của nhà Hán quá tin dùng giới hoạn quan mà gạt bỏ những bề tôi trung trực. Triều
đình ngày càng bê tha, hư nát, khiến kinh tế suy sụp và an ninh bất ổn. Đến đời
Hán Linh Đế, loạn giặc Khăn Vàng nổ ra do Trương Giác, một người đã học được
nhiều ma thuật và bùa phép chữa bệnh, cầm đầu.
Hà Tiến chỉ huy các quan đại thần chẳng mấy chốc dập tắt được quân nổi loạn. Hà
Tiến là anh rể vua và nhờ đó mà nhậm được chức đại tướng quân của triều đình.
Tuy nhiên, Hà Tiến lại mắc mưu của đám hoạn quan, bị chúng lừa vào cung và giết
chết. Liền sau đó các quan đại thần nổi giận chạy vào cung giết sạch đám hoạn
quan này.
Trong số các quan lại cứu vua có Đổng Trác là thứ sử Tây Lương. Đổng Trác nhân
cơ hội này vào cung bảo vệ vua. Sau đó ông ta phế truất Thiếu Đế và lập Trần Lưu
Vương lên làm hoàng đế, rồi làm tướng quốc nắm hết quyền triều chính vào tay
mình.
Hành vi tàn bạo, lộng quyền của Đổng Trác khiến quan lại vô cùng phẫn nộ, họ hội
quân với Viên Thiệu và lập mưu khiến Đổng Trác dời đô từ Lạc Dương về Trường
An. Cuối cùng Đổng Trác bị giết bởi chính người con nuôi của ông ta là Lữ Bố,
một chiến binh dũng mãnh, do cùng giành giật một người con gái đẹp là Điêu
Thuyền.
Trong lúc đó, trong các quan lại lục đục nội bộ với nhau, Tôn Kiên, cha của Tôn
Sách và Tôn Quyền, lợi dụng lúc lộn xộn, đã lấy được ngọc tỷ triều đình. Không
còn triều đình trung ương vững mạnh, các quan lại quay về địa phương của mình
và bắt đầu giao chiến với nhau. Nhiều anh hùng như Tào Tháo và Lưu Bị, mặc dù
chưa chính thức được ban tước và quân, cũng bắt đầu xây dựng lực lượng riêng.
Nhân vật Tào Tháo trong Kinh Kịch. Theo truyền thống, khuôn mặt ông ta được tô
trắng để tượng trưng cho tính cách gian hùng.
Quyền lực của Tào Tháo ngày một mạnh lên sau một loạt những sự kiện sau đó.
Trong chiến dịch quân sự đánh Viên Thiệu, chiến thắng quyết định của Tào Tháo là
tại trận Quan Độ. Thất bại của Viên Thiệu đã đặt cơ sở cho Tào Tháo củng cố
quyền lực tuyệt đối khắp miền bắc Trung Quốc.
Trong lúc đó, Lưu Bị đã lập được căn cứ ở Nhữ Nam và tự đem quân đi tấn công
Tào Tháo nhưng bị thất bại. Lưu Bị bèn tới Kinh Châu nhờ Lưu Biểu là một người
anh họ xa của Lưu Bị cho lánh nạn. Tại đó Lưu Bị, sau ba lần đến thăm lều cỏ của
Gia Cát Lượng, đã chiêu mộ được ông ta làm mưu sĩ. Hai lần đầu tiên, Gia Cát lấy
cớ đi có việc để từ chối gặp khách. Chỉ có lần cuối cùng vì cảm kích bởi sự chân
thành và kiên trì của Lưu Bị mà Gia Cát Lượng mới quyết định theo phò tá.
Chẳng may Lưu Biểu mất, để lại Kinh Châu cho hai con trai nhỏ. Sau khi trừ được
Viên Thiệu, Tào Tháo lập tức nhòm ngó về phía nam. Ông ta tự đem quân đi chiếm
Tân Dã. Lưu Bị được lòng dân chúng thành Tân Dã nên trước viễn cảnh bị xâm
chiếm, toàn bộ dân trong thành một lòng xin đi theo Lưu Bị. Lưu Bị đành đưa dân
Tân Dã về thành Tương Dương của người con thứ của Lưu Biểu, tại đây Lưu Bị bị
từ chối không cho vào thành. Không còn cách nào khác ông phải tiếp tục nam tiến
xuống Giang Hạ (江夏), là thành của Lưu Kỳ người con trưởng của Lưu Biểu. Ở
Giang Hạ, Lưu Bị cuối cùng cũng tạm có được một chỗ đặt chân để chống lại cuộc
tấn công dữ dội của Tào Tháo.
Còn ở phía tây nam, Tôn Quyền vừa mới lên nắm quyền sau cái chết của người anh
là Tôn Sách. Cả Tào Tháo lẫn Lưu Bị đều định liên kết với Tôn Quyền. Tuy nhiên,
Gia Cát Lượng tự mình đến quận Sài Tang (柴桑) và thuyết được Tôn Quyền hợp
tác với Lưu Bị. Liên minh này đã dẫn đến thất bại thảm hại nhất của Tào Tháo tại
trận Xích Bích
Nơi từng diễn ra trận Xích Bích
Với ý định loại trừ Lưu Bị, người mà Tôn Quyền cho là một mối đe dọa tiềm tàng,
ông ta bày mưu gả em gái cho Lưu Bị. Sau đó, Lưu Bị mắc mưu sang Sài Tang để
làm lễ cưới. Tuy nhiên, Tôn Quyền rất nghe lời mẹ Ngô Quốc Thái Phu Nhân; bà
này rất quý Lưu Bị và không cho ai hãm hại Lưu Bị. Cũng do mưu lược của Gia
Cát Lượng mà Lưu Bị cuối cùng đã thoát được quay về Giang Hạ cùng với người
vợ mới.
Tình trạng giằng co giữa ba thế lực vẫn bế tắc cho đến khi Tào Tháo chết vào năm
219 (có lẽ do u não). Năm sau đó, con thứ của Tào Tháo là Tào Phi ép phế Hiến Đế
và lập ra nhà Ngụy. Đáp lại, Lưu Bị tự xưng đế Thục Hán (để chứng tỏ vẫn mang
dòng máu quý tộc nhà Hán nhưng đặt đô tại Thành Đô Thục).
Lúc này, Tôn Quyền lại ngả về phía Ngụy. Ông ta chịu để Tào Phi phong vương
nước Ngô. Tôn Quyền làm việc này nhằm tập trung lực lượng chống Lưu Bị, người
đã từng khởi binh đánh Ngô để trả thù cho Quan Vũ bị Tôn Quyền giết chết.
Một loạt những sai lầm mang tính chiến lược do hành động nóng vội của Lưu Bị
đã dẫn đến thất bại của quân Thục. Tuy nhiên, Lục Tốn (陆陆), quân sư phía Ngô đã
từng chĩa mũi nhọn tấn công về phía Thục, đã ngưng không tiếp tục dấn sâu về
phía tây. Vì tin vào đòn trừng phạt của Lục Tốn, Tào Phi phát động một cuộc xâm
lược vào nước Ngô vì cho rằng như vậy quân Ngô vẫn còn ở ngoài nước. Cuộc tấn
công đã bị đè bẹp bởi sự kháng cự quyết liệt của quân Ngô cùng với bệnh dịch
bùng phát phía bên quân Ngụy.
Trong lúc đó tại nước Thục, Lưu Bị bị bệnh chết và để lại con trai Lưu Thiện còn
nhỏ dại, phó thác cho Gia Cát Lượng chăm sóc. Nắm bắt cơ hội này, Tào Phi gắng
mua chuộc một số lực lượng, trong đó có Tôn Quyền và các bộ tộc thiểu số để tấn
công nước Thục. Một sứ giả của Thục thuyết được Tôn Quyền lui quân, nhưng Gia
Cát Lượng vẫn phải lo xử lý quân của các bộ tộc thiểu số.
Một trong những mưu lược tài ba cuối cùng của Gia Cát Lượng là tiến hành chiến
dịch thu phục Mạnh Hoạch, thủ lĩnh bộ tộc người Man (蛮族). Gia Cát Lượng đã
bảy lần bắt sống Mạnh Hoạch, lần nào cũng cho thả ra nguyên vẹn. Mạnh Hoạch vì
cảm động bởi mưu trí và lòng nhân từ của Gia Cát Lượng nên đã thề mãi mãi gắn
bó với nhà Thục.
Trong lúc này, Tào Phi cũng lâm bệnh mà chết. Gia Cát Lượng liền nhìn về phía
bắc. Tuy thế, ông không còn sống được bao lâu nữa. Chiến thắng đáng kể cuối
cùng của ông chống lại quân Ngụy có lẽ là chiêu hàng được Khương Duy về phía
mình. Khương Duy trước đó là một tướng bên Ngụy, về tài năng có thể nói là một
chín một mười nếu so với Gia Cát Lượng. Khương Duy tiếp tục tiến hành chiến
dịch của Gia Cát Lượng chống lại nhà Ngụy tới một kết cục khá cay đắng, ngay cả
sau khi Lưu Thiện đầu hàng. Khương Duy bày mưu kích động xung đột giữa hai
tướng lớn phía Ngụy. Kế sách này đã tiến rất sát đến thành công. Thật không may,
bệnh tim bộc phát ngay giữa trận đánh cuối cùng. Ông liền dùng kiếm tự vận, đánh
dấu kháng cự cuối cùng của nhà Thục.
Cuộc chiến kéo dài nhiều năm giữa Ngụy và Thục thì phía Ngụy liên tục đổi ngôi.
Nhà họ Tào ngày một yếu thế. Cuối cùng, vào thời Tào Hoán, cháu đại thần Tư Mã
Ý là Tư Mã Viêm bắt Tào Hoán nhường ngôi giống như Tào Phi đã từng ép Hiến
Đế, tức là Tấn Vũ Đế. Tấn Vũ Đế sau đó lập ra nhà Tấn vào năm 265.
Vua cuối cùng của Ngô là Tôn Hạo (陆陆) đến năm 280 bị Tấn Vũ Đế chinh phục.
Cả ba vua cuối cùng của ba nước là Tào Hoán, Lưu Thiện và Tôn Hạo, được sống
cho đến tận cuối đời. Và thế là thời đại Tam Quốc cuối cùng cũng chấm dứt sau
gần một thế kỷ đầy xung đột.