Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

tam quoc dien nghia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.91 KB, 3 trang )

Tam Quốc diễn nghĩa
Nguồn gốc
1. Tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc là một thành tựu kì diệu của nền văn học Trung Hoa. Nó hình
thành và phát triển rực rỡ từ thời Minh (1308–1644) và thời Thanh (1644–1911). Từ những thoại bản,
những sự kiện lịch sử được các nhà văn lỗi lạc sáng tạo nên những bộ tiểu thuyết đồ sộ mấy nghìn
trang, mấy trăm nhân vật, kết cấu chương hồi phát triển theo dòng chảy thời gian và lịch sử.
2. Tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc có những bộ tiêu biểu nhất
- Tây Du kí: 100 hồi
- Thủy Hử truyện: 120 hồi
- Tam quốc diễn nghĩa: 120 hồi
- Hồng lâu mộng: 120 hồi
Một vài nét về Tam Quốc diễn nghĩa
1. Tác giả
La Quán Trung sống vào đầu thời Minh đã dựa vào các chuyện kể dân gian, các truyền thuyết và sử
sách để viết nên bộ “Tam Quốc diễn nghĩa”, tác phẩm hay nhất trong toàn bộ các tác phẩm tiểu thuyết
cổ điển Trung Quốc.
2. Tóm tắt
Tam Quốc diễn nghĩa kể lại cuộc phân tranh trong vòng 87 năm giữa 3 tập đoàn phong kiến: Ngụy,
(Tào Tháo), Thục, (Lưu Bị) và Ngô (Tôn Quyền).
- Từ hồi 1 đến hồi 14 (năm 184–190) cuộc khởi nghĩa nông dân khăn vàng. Đổng Trác thâu tóm
quyền hành. Vương Doãn dùng mĩ nhân kế diệu Trác.
- Từ hồi 15 đến hồi 50 (năm 190–208) Viện Thiệu xưng hùng rồi đại bại. Tào Tháo tiêu diệt sạch
các tập đoàn phương Bắc, làm chủ trung nguyên Lưu Bị đã có binh hùng tướng mạnh nhưng chưa có
đất. Tào Tháo đại bại ở Xích Bích. Lưu Bị được đất Kinh Châu: Thế chân vạc Ngụy–Thục–Ngô hình
thành.
- Từ hồi 51 đến hết (208–280) Tào Tháo có binh hùng tướng mạnh, lúc đánh Ngô, lúc tiến công
Thục, thế trận giằng co, thì Táo Tháo chết. Con là Tào Phi lên thay, phế vua Hán, lập ra nước Ngụy,
quyền hành rơi dần vào tay thừa tướng Tư Mã Ý.
Lưu bị có mưu sĩ Khổng Minh, có ngũ hổ tướng, thế lực ngày một mạnh. Lưu Bị lên ngôi vua. Quan
Vũ bị Đông Ngô giết. Trương Phi cất quân đánh báo thù cho anh mà bị hại. Lưu Bị thảm bại về trận
hoả công của Đông Ngô rồi ốm chết. Con là Lưu Thiện nối ngôi. Khổng Minh “thất cầm Mạnh


Hoạch”, “Lục xuất Kỳ Sơn”, sự nghiệp đang dở dang thì ốm chết. Thục suy vong dần. Năm 263,
tướng Ngụy là Đặng Ngải, diệt Thục, Lưu Thiện đầu hàng. Nhà Ngô có địa thế Giang Đông hiểm
yếu, có binh hùng tướng mạnh, lấy thủ, làm công, nhiều lần đánh bại Ngụy, Thục. Sau khi Tôn Quyền
chết, Tôn Hạo lên thay, thế yếu dần. Năm 279 Tư Mã Viêm (cháu Tư Mã Ý), kéo đại binh đánh Đông
Ngô, Tấn Hạo đầu hàng. Tư Mã Ý phế Ngụy, lập ra nhà Tôn thống nhất Trung Quốc.
3. Giá trị của “Tam Quốc diễn nghĩa”
- Ca ngợi những tấm gương anh hùng nghĩa sĩ, trung dũng, có tài thao lược một thời loạn lạc.
- Nêu lên khát vọng của nhân dân về một bậc minh quân, về hòa bình ổn định.
- Xây dựng được những điển hình như Ngũ hổ tướng, (Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Tử Long,
Hoàng Trung, Mã Siêu), “Ngũ tuyệt” như Tuyệt nhân (Lưu Bị), Tuyệt trí (Khổng Minh), Tuyệt nghĩa
(Quan Vũ), Tuyệt gian (Tào Tháo), Tuyệt dũng (nhiều tướng lĩnh của ba phe).
- Kể chuyện dùng mưu, tường thuật các trận đánh hào hùng, đầy kịch tính, hấp dẫn…. “Hoa Dung
lộ”, “Quá Ngũ quan trảm lục tướng”, “Hồi trống Cổ Thành”, “Thất cầm Mạnh Hoạch” v.v… Đọc
“Tam Quốc diễn nghĩa” không ai là không nhớ…
- “Tam Quốc diễn nghĩa” từ lâu đã đi vào tuồng, gần đây đã đi vào Truyền hình làm chấn động 5
châu, 4 biển.
Phân tích “Hồi trống Cổ Thành”
1. Tóm tắt
Biết tin anh là Lưu Bị ở Hà Bắc trên đất Viên Thiệu, Quan Vũ đưa hai chị (vợ của Lưu Bị) đi tìm
anh. Tào Tháo tránh không tiếp Quan Vũ đến từ biệt vì muốn lưu giữ Quan Vũ để dùng. Tháo không
cấp giấy qua ải, nhưng cũng không cho tướng đuổi bắt. Các tướng giữ ải vẫn không cho Quan Vũ qua
ải, Quan Vũ phải mở đường máu mà đi.
- Qua ải Đông lĩnh chém Khổng Tú
- Đến ải Lạc Dương chém Hán Phúc và Mạnh Thầu
- Qua Nghi Thuỷ giết Biện Hỷ
- Vượt ải Huỳnh Dương chém Vương Thực
- Đến bờ Hoàng Hà, giết Tần Kỳ
- Đến Cổ Thành, Quan Vũ ngỡ là gặp được em xiết bao vui mừng, ai ngờ Trương Phi “mắt trợn
tròn xoe” râu hùm vểnh ngược, hò thét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công”. Bất ngờ Sái
Dương lại kéo quân đến bắt Quan Vũ. Phi càng nghi ngờ… Chỉ đến lúc đầu Sài Dương bị Quan Vũ

chém đứt, Phi mới đánh một hồi trống, Phi mới nguôi giận dần. Và chỉ sau khi nghe tên lính kể đầu
đuôi mọi chuyện,… Phi mới tin, “rỏ nước mắt, thụp lạy Vân Trường”.
2. Hình ảnh Trương Phi
Người anh hùng trong thời loạn đề cao trung nghĩa: “Trung thần thà chịu chết không chịu nhục. Có
lẽ đâu đại trượng phu lại thờ hai chủ?”. Trong suy nghĩ của Trương Phi thì Quan Công đã hàng Tào,
“được phong hầu tử tước”, đã “bội nghĩa” đến Cổ Thành là để lập mưu bắt Phi! Nên phải đâm chết:
“Phen này tao quyết liều sống chết với mày”. “Xin hai chị thong thả, để tôi giết thằng phụ nghĩa này
đã…”.
- Trung thực, nóng nảy, quyết liệt. Nghe Tôn Cào vào báo tin hai chị và Quan Vũ đến, mời Trương
Phi ra đón, Phi “chẳng nói chẳng rằng lập tức mặc áo giáp vác xà mâu lên ngựa, dẫn một nghìn quân
đi tắt qua Cửa Bắc”. Hành động dữ dội, sôi sục “mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược, hò thét như
sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công”. Mạt sát Quan Công: “mày đã bội nghĩa còn mặt nào đến
gặp tao nữa”.
- Ai phân trần khuyên bảo cũng không nghe. Chỉ có một điều kiện “xong 3 hồi trống phải chém
đầu tướng Tào” để làm tin. Đầu Sái Dương rụng, tên lính nói rõ mọi chuyện thì Phi mới tin: “rỏ nước
mắt, thụp lạy Vân Trường”. Phục thiện và biết điều.
Tóm lại, tác giả miêu tả Trương Phi rất sống động: cương trực, thẳng thắn, quyết liệt, trong sáng và
trung nghĩa.
3. Quan Vũ – đó là một võ tướng: tuyệt nghĩa. Vượt qua nguy hiểm để đi tìm anh, quá ngũ quan
trảm lục tướng.
4. Nghệ thuật: “Hồi trống Cổ Thành” hấp dẫn bởi tình huống và kịch tính.
Tình huống1: Trương Phi ngỡ là Quan Công đến lừa bắt mình nộp Tào Tháo. Phi phải giết Quan
Công. Tình huống 2: Sái Dương mang quân đến hỏi tội Quan Công… Phi ngỡ là âm mưu của Quan
Công. Tình huống 3: Trương Phi đánh ba hồi trồng thì Quan Công phải chém chết Tào. Đầu Sái
Dương bị Quan Công chém lăn dưới đất, Trương Phi vừa đánh xong một hồi trống. Mâu thuẫn được
giải quyết, Phi khóc, thụp lạy Vân Trường.
Nhân vật được miêu tả bằng hành động các tình tiết diễn biến nhanh, đẩy xung đột nên căng thẳng
và hấp dẫn.
Tóm lại, “Tiếng trống Cổ Thành” vang lên là đầu giặc bị chém rụng xuống đất để người anh hùng
minh oan bằng tài năng. Đó là tiếng trống hội ngộ của tình nghĩa, của lòng trung thực, của khí phách

anh hùng. Cũng là tiếng trống thúc quân, tiếng trống thắng trận tưng bừng giòn giã.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×