Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

G4 phat trien thuong hieu banh tam giac mach

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (550.95 KB, 18 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o---------

NHÓM 4

ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI

PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU
BÁNH TAM GIÁC MẠCH

Học viên

:

Khóa/lớp
:
Người hướng dẫn :
Cơ quan
:

Trần Xn Trường
Hồng Thanh Tùng
Nguyễn Minh Thắng
Trương Thị Thanh Hằng
Nguyễn Anh Tú
QH-2015.E-QTKD2
ĐỖ MINH CƯƠNG


ĐH KINH TẾ - ĐHQGHN

Hà Nội - Năm 2016

MỤC LỤC

Vũ Thị Hải Yến
Nguyễn Thị Lan Hương
Lê Thị Ánh Tuyết
Nguyễn Sơn Lâm
Phan Mạnh Công


2


ĐỊNH NGHĨA THUẬT NGỮ VÀ CÁC TỪ VIẾT TẮT
Thuật ngữ
KTXH

Định nghĩa
Kinh tế Xã hội

Ghi chú

3


1. GIỚI THIỆU
1.1.Hà Giang

Hà Giang có diện tích tự nhiên là 7.884,37 km 2, dân số vào khoảng
724.537 người, bao gồm nhiều dân tộc thiểu số như Mông, Tày, Dao, Mán,
Nùng, Giáy và Lô Lô, v.v…

Hà Giang là một quần thể núi non hùng vĩ, địa hình hiểm trở, có độ
cao trung bình từ 800m đến 1.200m so với mực nước biển. Năm 2015,
lượng khách du lịch đến Hà Giang đạt khoảng 800.000 lượt khách, trong đó
lượng khách quốc tế đạt 250.000 lượt. Thời gian lưu trú của du khách vào
4


khoảng 1,5 - 1,8 ngày. Doanh thu du lịch bình quân hàng năm lên tới trên
25%. Du lịch - dịch vụ của Hà Giang chiếm tỷ trọng 35% trong GDP.
Hà Giang có nhiều lợi thế về tài nguyên sinh thái tự nhiên và nhân
văn để phát triển các loại hình du lịch, tuy nhiên vẫn còn ở dạng tiềm năng,
chưa được khai thác hiệu quả, thiếu sự gắn kết giữa phát triển văn hóa với
du lịch.
1.2.Bánh Tam Giác Mạch
1.2.1.

Đặc điểm sinh học của cây Tam Giác Mạch

Tam Giác Mạch là một loại cây thuộc họ rau răm (Polygonaceae),
tên khoa học là Fagopyrum esculentum moench. Đây là lồi cây thân thảo
có phân cành, cao từ 30-80cm, lá hình quả tim, hoa mọc thành chùm ở nách
lá hoặc ở ngọn với màu trắng hay trắng phớt hồng. Hoa khi còn ở dạng búp
có hình chóp với ba mặt khá rõ, đến khi hoa tàn ở giữa kết một hạt mạch
hình chóp nhọn với ba mặt hình quả tim, màu vàng vỏ đậu và biến màu
thành nâu đen khi khô, bên trong hạt có chứa nội nhũ bột. Loại cây này vốn
khơng ưa nước và có sức chịu lạnh yếu, chỉ sinh trưởng tốt ở vùng khí hậu

ấm và mát với nhiệt độ 15-22°C.
5


1.2.2.

Truyền thuyết về loài hoa Tam Giác Mạch
Chuyện kể rằng nàng Tiên Gạo và nàng Tiên Ngô đi gieo hạt nơi hạ

giới, mày trấu, mày ngơ chẳng biết làm gì bèn đổ vào khe núi. Cây ngô, cây
lúa lớn lên cho hạt. Người người lấy hạt về ăn.
Khi hạt ngô, hạt lúa trong nhà đã cạn mà vụ sau vẫn chưa tới, cái đói
về u ám bản làng, chiều đã bng dài nơi rừng cây mà vẫn chưa thấy ai
nhóm bếp. Một hôm mọi người họp nhau lại rồi chia nhau đi khắp núi rừng
để tìm cái ăn.
Nhiều ngày trơi qua, nhiều nơi đã đến, nhiều hang cùng góc núi đã
lục tìm mà vẫn chưa thấy gì có thể làm no cái bụng. Một hơm, thoảng bay
trong gió mùi hương là lạ, từ trước đến giờ chưa ai được ngửi. Mọi người
cùng tìm đến khe núi, và ai nấy đều ngỡ ngàng, một rừng hoa li ti trải dài
suốt từ núi bên này sang núi bên kia, nhìn kỹ mới thấy những cái lá có hình
tam giác ẩn nấp khá kín ở dưới hoa. Khi kết hạt mọi người đem về ăn thử
thấy ngon khơng kém gì ngơ và gạo. Cái bụng đã ngủ n khơng lóc óc địi
ăn nữa. Khói bếp lại bay lên mỗi chiều. Vì là họ nhà lúa, được nảy lên từ
mày lúa, mày ngô, nên gọi là mạch, lá có hình tam giác, và thế là nó có tên
“Tam Giác Mạch”.
1.2.3.

Bánh Tam Giác Mạch
Bánh Tam Giác Mạch là sản phẩm gắn liền với đời sống của dân tộc


Mông vùng Hà Giang, mang đậm đà bản sắc dân tộc.
Bánh Tam Giác Mạch của người Hà Giang được làm từ hạt Tam
Giác Mạch – thứ mà ít người cất công lên tới Hà Giang để ý, bởi mải say
trong những cánh hoa Tam Giác Mạch muôn hồng nghìn tía. Cuối mùa thu,
người dân thu hoạch Tam Giác Mạch, hạt của chúng được phơi khô, một
phần dùng ủ tạo thành loại men hồng mi nổi tiếng, một phần có thể xay bột
làm thành món bánh Tam Giác Mạch.

6


Bột Tam Giác Mạch phải được xay thật kỹ bằng tay sẽ tạo độ mịn,
dẻo, thơm ngon. Bột Tam Giác Mạch sau khi xay nhuyễn được đổ vào
khn hấp chín trên bếp lửa.

Bánh Tam Giác Mạch có vị bùi ngậy, mang hương vị núi rừng, có độ
xốp, mềm.

7


Bánh Tam Giác Mạch có màu tím nhạt với những chấm tím sậm nổi
lên li ti, ăn kết hợp với thắng cố sẽ tạo ra vị đặc trưng, độc đáo của núi rừng
Hà Giang.
2. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Theo hành trình du lịch Việt Nam, đến mỗi vùng đất đều có những
cái tên khiến du khách phải ngạc nhiên rồi nhung nhớ. Đến Hà Giang cũng
vậy, cái tên Tam Giác Mạch mới nghe thôi đã gợi cho du khách sự háo hức,
tị mị, thậm chí với nhiều người nó cịn là nỗi ám ảnh ngọt ngào đến khó
lịng tả hết. Đặc biệt, ai có dịp đi tour du lịch Hà Nội – Hà Giang vào mùa

hoa Tam Giác Mạch thì nhớ nếm thử những chiếc bánh Tam Giác Mạch,
đặc sản vùng cao chắc chắn sẽ cho ta những hương vị khó có thể nào quên
được khi đặt chân lên mảnh đất địa đầu Tổ quốc này. Chỉ riêng cái tên đã
gợi bao xuyến xao, háo hức. Nó mang lại hương vị đặc biêt, mềm mềm,
xốp xốp, vị ngọt thanh thanh, càng nhai càng bùi, lâu lâu lại phảng phất
hương thơm riêng của cây rừng. Những chiếc bánh tam giác được xếp
thành từng chồng, tất cả đều chung một màu tim tím đầy huyền hoặc, mời
gọi, làm nên thứ bánh đặc trưng ở cao nguyên đá.
Tuy nhiên, bánh Tam Giác Mạch bây giờ hầu như không mấy ai làm
nữa, một phần vì nó làm chẳng dễ, một phần vì giá bán chẳng đáng là bao
so với công làm.
Nhận thức được điều này, nhóm 4 đã chọn đề tài nghiên cứu về
“Phát triển thương hiệu Bánh Tam Giác Mạch” nhằm giữ gìn, phát huy bí
quyết của nghề làm bánh cũng như đẩy mạnh phát triển sản phẩm bánh dân
gian, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân Hà Giang, đồng
thời để mỗi khi nhắc tới Hà Giang, người ta sẽ nghĩ ngay đến món “Bánh
Tam Giác Mạch”, một món ăn độc đáo của vùng cao nguyên đá.

8


3. TÌM HIỂU VỀ BÁNH TAM GIÁC MẠCH
3.1.Quy trình làm bánh
Bánh Tam Giác Mạch được làm từ hạt, thứ mà ít người cất công lên
tới Hà Giang để ý bởi mải say trong những cánh hoa mn hồng nghìn tía.
Cuối mùa, người dân thu hoạch Tam Giác Mạch, hạt của chúng được phơi
khô, một phần dùng ủ tạo thành loại men hồng mi nổi tiếng, một phần có
thể xay bột làm thành món bánh. Đã có một thời ở đây người ta chẳng ai
mấy để ý đến nó và cũng vì thế chẳng ai làm nó nữa, phần vì kỳ cơng, phần
vì khơng bán được. Thế nhưng từ khi lồi hoa này “nổi lên” trở thành gần

giống như “thương hiệu riêng” của Hà Giang thì nó đã trở thành thứ q
vặt “rất hot”.
Hạt Tam Giác Mạch bé xíu cịn chưa bằng nửa hạt đỗ đen, xay nhỏ
thành thứ bột thật mịn. Bột nhào với nước thành hỗn hợp dẻo mềm rồi cho
vào khn đúc thành từng tấm bánh trịn xoe. Nếu tới đây vào mùa thu,
chúng ta không nên bỏ qua món ăn đặc biệt này. Bánh có mùi vị lạ khi mới
cho lên miệng. Bánh dẻo như bánh nếp nhưng thơm vị mạch và ngọt đậm
đà.
Người dân ở đây bảo rằng, trông chiếc bánh đơn giản là thế nhưng
làm ra nó người Mơng khá vất vả, nhưng vất vả nhất là công đoạn xay bột.
Bột xay bằng tay, nếu khơng khéo bánh rất dễ bị lợn cợn, khó ăn. Hạt Tam
Giác Mạch phơi khô đến chừng nào cũng là bí quyết. Bánh được hấp chín
trên bếp lửa, khi đến tay người mua vẫn còn nguyên hơi ấm. Chỉ mười
ngàn đồng một tấm bánh to chừng hai bàn tay người lớn. Người Mông đi
chợ phiên thường mua bánh Tam Giác Mạch để ăn cùng thắng cố, như cách
họ ăn bánh ngô, bánh gạo hay xôi bảy màu. Không quá mướt mát như bột
gạo, bột Tam Giác Mạch thoáng vị bùi bùi, phảng phất chút hăng hăng đặc
trưng của cây rừng. Những chấm tím sậm lấm tấm nổi lên trên nền bánh
đượm sắc tím phai như gợi nhớ về một mùa hoa ngọt ngào mỗi độ cuối thu.
9


Từ nhu cầu và lợi thế của loại hoa này, mới đây huyện Đồng Văn đã
bắt tay vào sản xuất bánh và rượu từ hạt của cây Tam Giác Mạch. Các sản
phẩm như bánh cốm, bánh dẻo Tam Giác Mạch đã được sản xuất và bày
bán tại các điểm du lịch trên địa bàn huyện Đồng Văn. Lên Hà Giang bây
giờ khách du lịch khơng khó để tìm mua thứ quà vặt này. Bạn chỉ cần đỗ
xe trước cổng khu di tích nhà Vương là bạn sẽ được những người bán hàng
chào mời đon đả.
Chúng tơi có thể tổng hợp sơ lược quy trình làm bánh Tam Giác

Mạch gồm 6 bước như sau:


Sàng hạt Tam Giác Mạch để lọc sạn, bụi bẩn sau khi thu hoạch và

loại bỏ các hạt lép.
− Dã hạt Tam Giác Mạch cho bong vỏ bằng cối đá.
− Sàng hạt Tam Giác Mạch để tách vỏ và bột của hạt. Sàng thật kỹ để
tránh sạn hoặc là vỏ hạt cịn sót để khi ăn bánh sẽ ngon hơn.
− Trộn bột Tam Giác Mạch với nước đến khi dẻo qnh ta có thể đem
đi hấp. Khơng cần phải cho thêm đường vì trong bột đã chứa sẵn hàm
lượng đường vừa phải.
− Cho bột đã nhào vào khay tròn và hấp trong chảo gang khoảng 15
phút.
− Sau 15 phút bánh đã chín và để khơ có thể ăn ln. Muốn ăn ngon
hơn ta có thể đem nướng để bánh có mùi thơm hơn và ngon hơn.
Bánh Tam Giác Mạch thường ăn với đường hoặc thắng cố.
3.2.Kênh phân phối
Bánh Tam Giác Mạch có hai loại: loại làm thủ cơng và loại làm bằng
máy. Loại bánh được làm thủ công do các bà, các chị người dân tộc Mông
xay và giã yến mạch bằng tay rồi nướng trên lửa. Vì là làm thủ công nên
không sản xuất được nhiều do vậy bánh chỉ được bán vào cuối tuần tại các
phiên chợ vùng cao để người dân và người du lịch mua ăn kèm với thắng
cố - món ăn đặc sản của đồng bào dân tộc nơi đây. Rất dễ nhận ra hàng bán
10


bánh ở chợ bởi các bà, các chị người Mông mặc váy xịe hoa thường ngồi
bên bếp than có xếp những chồng bánh, bánh màu vàng là bánh bột ngô,
bánh màu trắng là bánh ngơ nếp cịn bánh Tam Giác Mạch thì màu tím nhạt

với những chấm tím sậm nổi lên li ti. Loại thứ 2 là bánh làm bằng máy, do
một số cơ sở sản xuất bánh kẹo tại địa phương làm, kết hợp với hương liệu
tạo ra sự đa dạng sản phẩm, sản lượng nhiều nên được dùng để phân phối
bày bán tại các cửa hàng tạp hoá, cửa hàng đồ lưu niệm tại các điểm du lịch
trên cao nguyên đá Đồng Văn. Ngày nay, lên Hà Giang du khách khơng
khó để có thể tìm mua những sản phẩm từ hoa Tam Giác Mạch. Chỉ cần đỗ
xe tại khu di tích nhà Vương là bạn có thể được những người bán hàng
chào mời đon đả.
3.3.Hiệu quả kinh doanh
Những chiếc bánh Tam Giác Mạch có giá từ 10.000 đ đến 15.000đ.
Bánh thủ công do người dân tộc làm và bày bán vào cuối tuần với giá thành
thường không cao nên người dân tộc thường sản xuất khơng nhiều.
Có lẽ vì giá thành rẻ mà trước đây người ta rất ít bán. Ngày nay, do
nhu cầu của khách du lịch khắp nơi đổ tới Hà Giang để ngắm hoa, diện tích
gieo trồng được mở rộng, nên loại bánh này được bán nhiều hơn, các cơ sở
sản xuất cũng bắt đầu sản xuất đại trà để phục vụ nhu cầu mua về làm quà
của khách du lịch. Hiện tại, huyện Đồng Văn đã thành lập dây chuyền sản
xuất sản phẩm từ Tam Giác Mạch nhưng cơng suất cịn thấp, cung khơng
đủ cầu, các hộ sản xuất cịn nhỏ lẻ, khơng tập trung.
3.4.Khó khăn, thuận lợi trong việc phát triển thương hiệu
3.4.1.

Điều kiện tự nhiên
Hà Giang là tỉnh miền núi nằm ở cực Bắc Việt Nam: Phía Bắc giáp

với tỉnh Vân Nam và Quảng Tây Trung Quốc, phía Nam giáp với tỉnh
Tuyên Quang, phía Đơng giáp với tỉnh Cao Bằng, phía Tây giáp với tỉnh
11



Yên Bái và Lào Cai. Với đặc điểm địa hình bị chia cắt mạnh, trên địa bàn
tỉnh hình thành 03 tiểu vùng mang những đặc điểm khác nhau:




Vùng cao núi đá phía Bắc.
Vùng cao núi đất phía Tây.
Vùng đồi núi thấp.
Tổng diện tích tự nhiên tồn tỉnh là 7.914.8892 km 2. Trong đó đất

nơng, lâm nghiệp 678.597,13 ha, đất phi nông nghiệp 26.478,85 ha, đất
chưa sử dụng 86.414,9 ha. Nhiệt độ trung bình năm là 22,4 o C, lượng mưa
trung bình là 1.808,9 mm, độ ẩm trung bình là 84%.
Thuận lợi
Xét nguyên vùng cao núi đá phía Bắc (nơi tập trung nhiều cây Tam
Giác Mạch): Bao gồm các huyện Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh, Quản
Bạ; độ cao trung bình từ 1.000 m đến 1.600 m; gồm nhiều khu vực núi đá
vơi có độ dốc lớn, nằm sát chí tuyến bắc. Vùng này mang đặc trưng tiểu
vùng khí hậu ơn đới. Tồn vùng được UNESCO cơng nhận là cơng viên địa
chấn tồn cầu. Với tổng diện tích lên đến 2.368,6 km 2, nằm cách Hà Nội
400 km, cách thành phố Hà Giang hơn 50 km, là vùng thiếu đất và thiếu
nước, rất khó khăn trong việc phát triển nơng, lâm nghiệp, nhưng chính khó
khăn trên lại rất thuận lợi cho việc đồng bào nơi đây trồng cây Tam Giác
Mạch.
Ngoài ra, nổi bật về khí hậu cao nguyên đặc sắc kiểu châu Âu và một
mơi trường cịn trong lành, cùng với những sản vật độc đáo như chè tuyết,
thịt bò, cam, mật ong, v.v…, từ thời Pháp thuộc, Cao nguyên đá đã được
người Pháp đánh giá là một trong những khu vực nghỉ mát có giá trị khơng
kém Sa Pa, Tam Đảo. Về vị trí, Cao nguyên đá Đồng Văn là cực bắc của

Việt Nam, toàn vùng nằm cuối trục đường quốc lộ 2 – huyết mạch kinh tế,
xã hội nối vùng Đông Bắc với Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Bên
cạnh đó khu vực cơng viên địa chất tồn cầu Cao ngun đá Đồng Văn có
thể kết nối dễ dàng với các tỉnh lân cận như Cao Bằng, Yên Bái, Lào Cai
12


và đặc biệt liên thông với Trung Quốc qua cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy,
và một số cửa khẩu khác như Nghĩa Thuận, Bạch Đích, Phó Bảng và Săm
Pun. Cao ngun đá Đồng Văn cịn có nhiều di tích lịch sử, văn hóa đặc sắc
đã được xếp hạng như phố cổ Đồng Văn, di tích kiến trúc nghệ thuật nhà
Vương, cột cờ Lũng Cú, cảnh quan đỉnh Mã Pì Lèn và Núi đơi Quản Bạ.
Bên cạnh đó, khu vực này cịn có các khu bảo tồn thiên nhiên đa dạng sinh
học với các loài động thực vật quý hiếm trong sách đỏ Việt Nam và thế
giới được nhiều nước quan tâm. Song song phát triển nền văn hóa vật thể,
phi vật thể kể trên, vơ hình chung những du khách thập phương tới Hà
Giang tham quan, du lịch đã biết đến cánh đồng hoa Tam Giác Mạch bạt
ngàn, mang mác tím để từ đó họ có cơ hội nếm thử mùi vị bùi, ngậy, đặc
biệt của bánh Tam Giác Mạch nơi đây, dần dần quảng bá đưa thứ bánh
bình dị này dần trở thành món quà đặc trưng của Hà Giang.
Khó khăn
Do đặc trưng khí hậu, cũng như đặc thù mùa vụ của Tam Giác Mạch,
mỗi năm chỉ có 01 vụ mùa vào tiết thu nên bánh Tam Giác Mạch chỉ thực
sự ngon nhất, hấp dẫn nhất khi được làm từ những hạt Tam Giác Mạch thu
hoạch đúng vụ mùa. Các mùa còn lại trong năm, bà con đồng bào sẽ trồng
ngô, trồng lúa nương thay cho việc trồng Tam Giác Mạch.
Hà Giang tuy đường xá đã dần được hoàn thiện, xong đặc trưng địa
hình miền núi hiểm trở, khó khăn trong việc đi lại, vận chuyển gây bất lợi
không nhỏ cho việc vận chuyển cũng như buôn bán, quảng bá bánh Tam
Giác Mạch cho các địa phương khác.

3.4.2.

Dân số
Dân số năm 2011 là 749.537 người và hơn 90% dân số làm nông

nghiệp, với 22 dân tộc anh em cùng chung sống và phát triển trong suốt quá
trình lịch sử lâu dài. Hà Giang là khu vực có sự đa dạng về bản sắc văn hóa
dân tộc thiểu số được thể hiện qua ẩm thực, trang phục, lễ hội, tập quán rất
đặc sắc.
13


Thuận lợi
Tỷ lệ dân số làm nông nghiệp chiếm đa số trên tổng lượng dân toàn
tỉnh, điều này thuận lợi cho việc gìn giữ và phát huy truyền thống trồng lúa,
trồng ngô cũng như trồng Tam Giác Mạch. Tận dụng được đặc điểm nổi
bật trên nhằm phát huy điểm du lịch tham quan cánh đồng hoa Tam Giác
Mạch, đồng thời triển khai, quảng bá đưa hương vị bánh Tam Giác Mạch
đến khách tham quan, du lịch thưởng thức và làm món q độc đáo cho
chuyến đi của mình cũng là một phương án độc đáo.
Khó khăn
Dân số cịn phụ thuộc vào nơng nghiệp, trình độ học vấn, chun
mơn cịn kém so với mặt bằng chung của cả nước. Người dân địa phương
chưa thực sự tận dụng tốt lợi thế địa hình, cảnh quan, đặc sản, nền văn hóa
của dân tộc mình để phát huy, truyền bá tới khắp cả nước tạo thêm thu
nhập, nâng cao đời sống. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới việc đưa bánh
Tam Giác Mạch trở thành một đặc sản của Hà Giang mà nhiều người biết
đến.
3.4.3.


Chính trị
Thuận lợi
Ngày 14/7/2012, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVI, kỳ họp thứ năm

đã ra Nghị quyết số 47/2012/NQ-HĐND về ban hành một số chính sách
khuyến khích phát triển KTXH của tỉnh Hà Giang. Đây là bước tiến mới
trong việc thiết lập môi trường đầu tư của tỉnh Hà Giang. Điều này tạo một
động thái mới cho phát triển ngành du lịch cũng như bảo tồn, gìn giữ và
phát huy nền văn hóa đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc của tỉnh Hà Giang.
Khó khăn
Theo chủ trương, đường lối, chính sách của Nhà nước, Hà Giang
phát triển tích cực về KTXH, đồng hành với sự phát triển đó, nếu chính
quyền địa phương, đặc biệt là các tỉnh thuộc vùng cao núi đá phía Bắc,
khơng bắt kịp sự đổi mới và có những chính sách cụ thể về đặc trưng khu
14


vực mình đang có (cụ thể ngành du lịch di tích lịch sử Cao nguyên đá, cảnh
quan đỉnh Mã Pí Lèn, cột cờ Lũng Cú, hay đơn giản hơn không gian vườn
hoa Tam Giác Mạch, cùng hương vị bình dị của chiếc bánh Tam Giác
Mạch hiện đang được rất nhiều các bạn trẻ ưa thích) sẽ khiến các địa danh
trên lịch bị lu mờ và thiếu sự hấp dẫn trong bản đồ du lịch của đất nước.
3.4.4.

Kinh tế
Khái quát về Tình hình phát triển KTXH của tỉnh: Trong giai đoạn 5

năm từ 2006 - 2010, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng nền kinh tế tỉnh Hà
Giang đã phát triển ổn định với tốc độ tăng trưởng cao, qua đó dần thu hẹp
khoảng cách so với mức trung bình của cả nước.

Các chỉ tiêu phát triển KTXH cụ thể là:



Tốc độ tăng trưởng GDP đạt bình quân 12,7%.
Cơ cấu kinh tế: Dịch vụ, thương mại: 39% (tăng 4%); Công nghiệp

xây dựng: 29% (tăng 4,4%); Nông, lâm nghiệp: 32% (giảm 9,1%).
− Thu nhập bình quân đầu người: 7,5 triệu đồng.
− Thu ngân sách trên địa bàn: đạt khoảng 758 tỷ đồng.
− Tỷ lệ phủ sóng phát thanh: 98%, phủ sóng truyền hình: 92%, số hộ
được dùng điện: 90%.
− Tỷ lệ lao động qua đào tạo: đạt 30% (năm 2005 là 14%).
Thuận lợi
Trong suốt 15 năm qua (1996 – 2010), nền kinh tế của tỉnh Hà Giang
đã đạt được những thành tựu lớn, quy mô nền kinh tế ngày càng tăng mạnh,
tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển trong các giai đoạn tiếp theo.
Hà Giang có 10 huyện và 01 thành phố, là trung tâm kinh tế, chính
trị và văn hóa của tỉnh. Hệ thống đường giao thơng khá hồn chỉnh, hiện
nay là 100% số xã trong toàn tỉnh đã có đường ơ tơ đến trung tâm xã, hầu
hết các thơn bản đều có đường bê tơng liên thơn. Định hướng thu hút đầu
tư những năm tới: Tiếp tục thực hiện việc công bố quy hoạch đối với Công
viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn với 4 phân khu chức năng,
đồng thời hoàn thiện quy hoạch về phát triển du lịch trên địa bàn toàn tỉnh.
15


Khó khăn
Tỷ lệ phủ sóng truyền hình và số hộ dùng điện chưa đạt 100%, điều
này gây trở ngại cho công tác truyền bá thông tin, cũng như nâng cao trình

độ nhận thức của người dân. Ngồi ra, tỷ lệ lao động qua đào tạo còn khá
thấp, mang lại bất lợi cho phát triển kinh tế, du lịch, ảnh hưởng không nhỏ
đến công tác phân phối, đưa hương vị bánh Tam Giác Mạch của địa
phương lan xa sang các khu vực khác.
4. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU BÁNH TAM GIÁC
MẠCH
Để xây dựng thương hiệu cho bất kỳ một sản phẩm hay một dịch vụ
nào đó thì điều đầu tiên cần phải làm là nâng cao chất lượng của sản phẩm
hoặc thương hiệu đó. Với bánh Tam Giác Mạch cũng vậy, điều đầu tiên
cần phải làm để xây dựng được thương hiệu cho loại bánh này chúng ta cần
nâng cao chất lượng của bánh như đầu tư dây chuyền sản xuất đảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm, đầu tư về hình thức của sản phẩm, đa dạng hóa
mẫu mã, chủng loại sản phầm.
Song song với việc nâng cao chất lượng sản phẩm địa phương nên
thực hiện việc đăng ký nhãn hiệu cũng như chỉ dẫn địa lý cho thương hiệu
Bánh Tam Giác Mạch – Hà Giang. Mặc dù Tam Giác Mạch nói chung và
Bánh Tam Giác Mạch nói riêng mới chỉ là một “sản phẩm” mới nổi chưa
thực sự có tính điển hình cho địa phương như Bánh đậu xanh – Hải Dương,
Kẹo dừa – Bến tre, Nước mắm – Phú Quốc, v.v… nhưng việc đăng ký
nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm sẽ giúp thương hiệu được xây dựng
chắc chắn ngay từ những bước đầu tiên, để nếu như trước đây khi nhắc đến
Hà Giang thì chỉ có đá và đá thì bây giờ khi nhắc đến Hà Giang chúng ta sẽ
nghĩ ngay đến Tam Giác Mạch.
Để xây dựng được một thương hiệu mạnh cho sản phẩm Bánh Tam
Giác Mạch thì hoạt động quảng bá cho sản phẩm cũng cần phải được đầu
16


tư rất nhiều. Tháng 11/2015 tỉnh Hà Giang đã lần đầu tiên tổ chức lễ hội
“Tam Giác Mạch” nhằm xây dựng “Tam Giác Mạch” thành một sản phẩm

văn hóa của Hà Giang, đồng thời thông qua lễ hội này quảng bá những nét
đặc sắc trong văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Hà Giang, giới
thiệu các đặc sản độc đáo của Hà Giang nhằm thúc đẩy phát triển du lịch
địa phương. Đây là một cơ hội rất tốt để Bánh Tam Giác Mạch được giới
thiệu đến đông đảo khách du lịch đến từ rất nhiều nơi trên mọi miền đất
nước. Những hoạt động như thế này cần được tiếp tục phát huy để Bánh
Tam Giác Mạch có cơ hội được biết đến nhiều hơn nữa. Bên cạnh đó, ở
Việt Nam, các lễ hội văn hóa ở các địa phương được tổ chức khá thường
xuyên, việc mang Bánh Tam Giác Mạch đi đến các lễ hội của các địa
phương khác cũng là một cách quảng bá rất tốt cho sản phẩm. Để mỗi lần
du khách có cơ hội tìm hiểu về Hà Giang thì Bánh Tam Giác Mạch sẽ luôn
nằm trong danh sách đặc sản địa phương được du khách tìm kiếm.
Xây dựng một mạng lưới phân phối tốt cũng là một biên pháp phát
triển thương hiệu cho Bánh Tam Giác Mạch. Hiện tại chúng ta có thể thấy
Bánh Tam Giác Mạch chỉ dễ dàng được tìm thấy tại Đồng Văn – Hà Giang.
Việc này gây cản trở rất lớn cho việc quảng bá, xây dựng thương hiệu cho
loại bánh này. Tuy nhiên, để xây dựng được một mạng lưới phân phối tốt
cần phải có một sự đầu tư tương đối lớn và sự tham gia của các doanh
nghiệp cùng với chính quyền địa phương vì việc xây dựng hệ thống phân
phối rộng rãi yêu cầu vốn đầu tư tương đối lớn cho cửa hàng, cửa hiệu, chi
phí vận chuyển, bảo quản, chi phí nhân cơng v.v…. Việc này tuy không dễ
dàng nhưng là vô cùng cần thiết, vì để cho sản phẩm trở nên thân thuộc với
người tiêu dùng thì khơng có cách nào khác ngồi việc đưa nó đến gần hơn
với người tiêu dùng. Chỉ có như vậy mới mong thương hiệu “Bánh Tam
Giác Mạch” mới có thể phát triển, có tính cạnh tranh và có chỗ đứng trong
lịng người tiêu dùng.

17




×