Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

NGOẠI KHÓA 12 (HẠNH PHÚC)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 12 trang )

BÀI NGOẠI KHOÁ
BÀI NGOẠI KHOÁ
MÔN
MÔN
:
: Giáo dục công dân
Giáo viên
Giáo viên: Bùi Thị Trâm
LỚP
LỚP : 12/8

TỔ
TỔ : 2
ĐỀ TÀI:

HẠNH PHÚC LÀ GÌ?
HẠNH PHÚC LÀ GÌ?
THEO EM MỘT GIA ĐÌNH NHƯ
THEO EM MỘT GIA ĐÌNH NHƯ


THẾ NÀO ĐƯỢC XEM LÀ HẠNH PHÚC?
THẾ NÀO ĐƯỢC XEM LÀ HẠNH PHÚC?

Trường THPT Nguyễn Trãi
Ngày 29/12/2008
" Hạnh phúc là gì hả Mẹ?" đó là câu hỏi mà gần như đã bào mòn cả tâm hồn
của hầu hết tất cả chúng ta thời cắp sách đến trường, và thậm chí cho đến tận
bây giờ đôi khi vẫn len lỏi vào giấc ngủ.
Hạnh phúc? Đã từng có nhiều quan niệm khác nhau về hạnh phúc. Sở dĩ có
những quan niệm khác nhau là vì hạnh phúc gắn với cảm nhận và đánh giá


của cá nhân, xã hội về cuộc sống thực tại. sự cảm nhận và đánh giá này lại
phụ thuộc vào từng cá nhân, đồng thời lại phụ thuộc vào những tiêu chuẩn,
sự đánh giá và sự thừa nhận của Xã hội…Điều đó làm cho quan niệm về
hạnh phúc vừa mang nội dung khách quan vừa mang nội dung chủ quan. Để
có một định nghĩa hoàn chỉnh về hạnh phúc rất khó, nhóm em xin đưa ra
quan điểm của mình về hạnh phúc như sau:
Hạnh phúc có thể là cảm xúc vui sướng hài lòng của con người trong cuộc
sống khi được đáp ứng thoả mãn các nhu cầu chân chính, lành mạnh về vật
chất và tinh thần.
Có người cho rằng hạnh phúc là có thật nhiều tiền của, nhiều vàng bạc, lúa
thóc đầy kho; hạnh phúc là quyền lực, địa vị danh vọng. Có người nghĩ hạnh
phúc là có nhà cao cửa rộng, vợ đẹp con thơ, ruộng vườn thẳng cánh cò bay.
Có người lại quan niệm hạnh phúc là sức khoẻ, là sự bình an thư thái của
tâm hồn; hạnh phúc là sự hoà hợp giữa thể xác và tâm hồn, giữa cá nhân và
cộng đồng xã hội, giữa cái tôi và vũ trụ bao la.
Mỗi người có một cách nhìn nhận khác nhau, không ai sai cả.
Tần Thuỷ Hoàng cho xây vạn lý trường thành, sai người đi tìm thuốc trường
sinh bất tử để mong thoả ước mơ được hạnh phúc, được sống bất tử.
Với Nhà văn Philippe Delerm, hạnh phúc là điều thật đơn giản, là tổng cộng
các niềm vui nhỏ gộp lại. Năm phút nằm dài trên bãi cỏ xanh nhìn mây trời
lãng đãng trôi, hớp ngụm bia ngon, thưởng thức một bản nhạc hay… đều có
thể làm hưng phấn, tạo được niềm vui hạnh phúc.

Kim Thánh Thán, nhà phê bình Trung Hoa đã từng có 33 phút vui tinh thần
mà ông cho đó là phút giây thực sung sướng trong đời. Thú vui đó là thưởng
thức thiên nhiên, dưới ánh trăng non, tay bầu rượu túi thơ, cùng bạn hữu trao
đổi kinh sử văn thơ, cùng uống trà để quên đi sự huyên náo của phồn hoa,
lòng thấy thanh thản.

“Không phải giàu có hay cao sang tạo ra hạnh phúc nhưng chính là sự tĩnh

lặng và công việc”
Thomas Jefferrson
“Hạnh phúc là có việc gì đó để làm, có một người để yêu thương và có một
điều để hy vọng”
Hay đơn giản, hạnh phúc là sáng sớm ta mong mau đến chỗ làm và chiều
muốn mau về nhà.
Hạnh phúc không phải là điều gì cao sang hay xa vời trong cuộc sống hằng
ngày của chúng ta cả. Hạnh phúc là khi đem lại niềm vui cho người khác,
hạnh phúc là khi làm được những điều ấp ủ, hạnh phúc là khi có được những
người bạn thật sự hiểu mình, hạnh phúc là khi vấp ngã luôn có những người
thân bên cạnh động viên an ủi.Hạnh phúc nó rất đơn sơ thôi bạn ạ.

Như thế ta có thể thấy được, với hạnh phúc là có muôn lối nhìn tuỳ vào mỗi
người mà thôi. Điều này đồng nghĩa với việc hạnh phúc không quá xa xôi,
nhưng không có nghĩa rằng nó tự nhiên mà đến để ta chỉ cần với tay là lấy
được.
Để có được hạnh phúc chúng ta cần phải biết cho đi hạnh phúc. Có được
niềm vui ta đem chia sẻ, hạnh phúc nhân đôi. Lúc cùng mẹ đi chợ, trong số
chúng ta không nhiều thì ít, cũng đã đôi lần thấy những cụ già, em bé đang
cần sự giúp đỡ. Tại sao ta lại bỏ qua điều này? Hãy giúp họ! Bạn sẽ nhận
được niềm vui đấy, cứ nhiều niềm vui như thế gộp lại bạn sẽ cảm thấy mình
hạnh phúc cho xem (nhà văn Philippe Delerm đã nói thế đấy). Bạn nói bạn
không có điều kiện thì không thể giúp. Nhưng bạn à! Buổi sáng bạn chỉ cần
bớt 1000 đồng tiền quà sáng ba mẹ cho, buổi chiều bạn bớt 15’ chơi game,
thế là mỗi ngày bạn dư được 1500 đồng. Đủ không? Sẽ không đủ nếu bạn
chỉ dành 1 ngày, bạn hãy làm như thế hằng ngày, sẽ có lúc bạn cần đến.
Không hoàn toàn rằng bạn sẽ tặng hết số ấy, bạn có thể mua tặng mẹ đoá
hồng trong ngày 8-3, hay tặng bố một chiếc caravat mà bố thích…
Không chỉ có thế, bạn còn sẽ dành được chút ít thời gian
giúp chị công việc gia đình.

Nếu được thế, mình chắc chắc rằng bạn sẽ cảm thấy rất vui, vui đến độ hạnh
phúc.
Qua đây chúng ta có thể nhận ra được rằng, hạnh phúc có thể là hạnh phúc
cá nhân cũng có thể là hạnh phúc xã hội. Con người sống trong xã hội nên
hạnh phúc cá nhân không tách rời hạnh phúc xã hội, giữa chúng có mối quan
hệ chặt chẽ với nhau. Hạnh phúc của từng cá nhân là cơ sở của hạnh phúc xã
hội và khi được sống trong một xã hội thì các cá nhân có điều kiện phấn đấu
cho hạnh phúc của mình, ngược lại chúng ta cũng phải góp phần tạo ra hạnh
phúc trong xã hội. Chỉ khi ấy hạnh phúc mới trở nên vẹn tròn, ý nghĩa.
Đây là một ví dụ về sự cho đi để nhận lại được hạnh phúc:
Hai người đàn ông đều bệnh nặng, được xếp chung 1 phòng tại bệnh viện. Một người được
phép ngồi dậy mỗi ngày 1 tiếng để thông phổi. Giường ông ta nằm cạnh cửa sổ duy nhất
trong phòng, người kia phải nằm suốt ngày. Hai người đã nói với nhau rất nhiều. Họ nói về
vợ con, gia đình, nhà cửa công việc, những năm tháng trong quân đội và cả những kỳ nghỉ
đã trải qua.
Mỗi chiều khi được ngồi dậy, người đàn ông cạnh cửa sổ dành hết thời gian để tả cho
người bạn cùng phòng nghe những gì ông thấy được ngòai cửa sổ. người kia, mỗi chiều lại
chờ đợi được sống trong cái khỏanh khắc 1 tiếng đó-cái thời gian mà thế giới của người đó
mở ra sống động bởi những họat động và màu sắc bên ngòai.
Cửa sổ nhìn ra 1 công viên với 1 cái hồ nhỏ xinh xắn. Vịt, ngỗng đùa giỡn trên mặt hồ
trong khi bọn trẻ thả những chiếc thuyền giấy. Những cặp tình nhân tay trong tay nhau đi
dạo giữa ngàn hoa và ráng chiều rực rỡ. Những cây cổ thụ sum suê tỏa bóng mát, và xa xa
là đường chân trời của thành phố ẩn hiện. Khi người đàn ông bên cửa sổ mô tả bằng những
chi tiết tinh tế, người kia có thể nhắm mắt và tưởng tượng ra cho riêng mình 1 bức tranh
sống động.
1 chiều, người đàn ông bên cửa sổ mô tả 1 đòan diễu hành đi ngang qua. Du` không nghe
được tiếng nhạc, người kia vẫn như nhìn thấy được trong tưởng tượng qua lời kể của người
bạn cùng phòng. Ngày và đêm trôi dần….
1 sáng, khi mang nước đến phòng cho họ, cô y tá phát hiện người đàn ông bên cửa sổ đã
qua đời êm ái trong giấc ngủ. Cô báo cho người nhà đến mang ông đi. 1 ngày kia, người

đàn ông còn lại yêu cầu được chuyển đến bên cạnh cửa sổ. Cô y ta đồng ý để ông được yên
tĩnh 1 mình. Chậm chạp gắng sức, ông nhổm dậy bằng 2 cùi chỏ và ngắm nhìn thế giới bên
ngòai. Ông căng thẳng nhìn ra cửa sổ. Đối diện ông chỉ là 1 bức tường xám xịt.
Ông hỏi cô y tá điều gì khiến người bạn khốn khổ cùng phòng của ông đã mô tả cho ông
nghe những điều tuyệt diệu qua cửa sổ. Cô y tá cho biết rằng người đàn ông đó bị mù và
thậm chí ông ta cũng không thấy được bức tường nữa. Cô nói: “ Nhưng ông ta muốn
khuyến khích ông can đảm lên”.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×