Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

Phân tích thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2013 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (894.45 KB, 38 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là bài nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu kế quả nêu trong bài chuyên đề là trung thực và không sao chép từ các bài
chuyên đề khác.

TP.HCM, ngày 03 tháng 10 năm 2016
Sinh viên thực hiện

Lý Hoàng Long


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện chuyên đề môn học “Kinh tế vĩ mô”, tôi đã chọn đề tài
“Phân tích thực trạng thất nghiệp của Việt Nam giai đoạn 2013 đến nay” để nghiên cứu.
Với tinh thần ham học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu, tôi đã hoàn thành bài chuyên đề này. Tuy
nhiên để có được kết quả ấy ngoài tinh thần trên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới :
Trường Đại học Công Nghiệp Tp.Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện về cơ sở vật
chất kỹ thuật cần thiết như phòng học, trang thiết bị hiện đại, tài liệu sách vở, … phục vụ
cho nhu cầu tra cứu thông tin .
Cảm ơn khoa Quản trị kinh doanh đã trang bị những kiến thức cơ bản làm nền
tảng trong quá trình học tập .
Và đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới PGS.TS Nguyễn Minh
Tuấn đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, giải đáp những thắc mắc và những khó khăn trong quá
trình hoàn thành chuyên đề này.
Tuy đã cố gắng hết sức song không tránh khỏi còn có những thiếu sót. Rất mong
nhận được những ý kiến, góp ý chân thành để đề tài nghiên cứu được hoàn chỉnh hơn .

XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN !


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN



.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................


Chuyên đề môn học

GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn


MỤC LỤC
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MÔN HỌC KINH TẾ VĨ MÔ ....................................... 1
1.1. Mô tả môn học ................................................................................................................ 1
1.2. Một số khái niệm ............................................................................................................ 1
1.2.1. Hạch toán thu nhập quốc dân ........................................................................................ 1
1.2.2. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu về lạm phát – thất nghiệp ............................................... 2
1.2.3. Chính sách tài chính ...................................................................................................... 4
1.2.4. Tiền tệ ngân hàng và chính sách tiền tệ ......................................................................... 5
1.2.5. Thương mại quốc tế ....................................................................................................... 6
1.2.6. Tăng trưởng kinh tế ....................................................................................................... 7
1.3. Lý thuyết về thất nghiệp................................................................................................ 8
1.3.1. Khái niệm thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp .................................................................... 8
1.3.2. Phân loại thất nghiệp ..................................................................................................... 8
1.3.3. Nguyên nhân gây thất nghiệp ......................................................................................... 9
1.3.4. Tác động của thất nghiệp ............................................................................................. 10
CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM GIAI
ĐOẠN 2013 ĐẾN NAY. ....................................................................................................... 11
2.1. Giới thiệu tổng quan về thất nghiệp. ........................................................................... 11
2.2. Thực trạng thất nghiệp ở việt nam hiện nay............................................................... 12
2.2.1. Tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2013 - 2015 ................................................... 12
2.2.2. Tỷ lệ thất nghiệp năm 2016........................................................................................ 17
2.3. Nhận xét, đánh giá ......................................................................................................... 18
2.3.1. Thuận lợi ....................................................................................................................... 18
2.3.2. Khó khăn....................................................................................................................... 19
2.4. Giải pháp giảm tỷ lệ thất nghiệp .................................................................................. 20
2.4.1. Hạ thấp tỉ lệ thất nghiệp theo lý thuyết: ....................................................................... 20
2.4.2. Việc đầu tư hay nói đúng hơn là kích cầu .................................................................... 21
2.4.3. Tạo mọi điều kiện cho lao động mất việc .................................................................... 22
2.4.4. Hướng nghiệp ............................................................................................................... 24

SVTH: Lý Hoàng Long

i


Chuyên đề môn học

GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn

CHƢƠNG 3: NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH GIẢNG DẠY HỌC PHẦN ..... 25
3.1. Tính thiết thực của môn học: ....................................................................................... 25
3.2. Nhận xét quá trình giảng dạy học phần: ..................................................................... 25
3.2.1. Giảng viên: ................................................................................................................... 25
3.2.2. Giáo trình, tài liệu tham khảo, thời lượng giảng dạy: .................................................. 25
3.2.3. Cơ sở vật chất: .............................................................................................................. 26
3.3. Giải pháp để quá trình giảng dạy đƣợc tốt hơn: ........................................................ 26
3.3.1. Giảng viên: ................................................................................................................... 26
3.3.2. Giáo trình, tài liệu tham khảo: ...................................................................................... 26
3.3.3. Cơ sở vật chất: .............................................................................................................. 26
KẾT LUẬN ........................................................................................................................... 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................... 28

SVTH: Lý Hoàng Long

ii


Chuyên đề môn học

GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn


CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
CPI
GDP
GNP
GRDP
KCX-KCN
PAPI
PAR-index
PCI
PTTH
TPP
TW

Nội dung
Chỉ số giá tiêu dùng
Tổng sản phẩm quốc nội
Tổng sản phẩm quốc dân
Tổng sản phẩm nội địa trên địa bàn TP. HCM
Khu chế xuất - Khu công nghiệp
Chỉ số hành chính công cấp tỉnh
Chỉ số cải cách hành chính
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
Phổ thông trung học
Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương
Trung ương

SVTH: Lý Hoàng Long


iii


Chuyên đề môn học

GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn

DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

ĐỒ THỊ 2.1 - Tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam 1/2013-1/2016.
ĐỒ THỊ 2.2 - Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên năm 2015
ĐỒ THỊ 2.3 - Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi theo quý 2015
ĐỒ THỊ 2.4 - Tỷ lệ thất nghiệp của lao động từ 25 tuổi trở lên 2013-2015
ĐỒ THỊ 2.5 - Tỷ lệ lao động thiếu việc làm 2013-2015
ĐỒ THỊ 2.6 - Tỷ lệ thiếu việc làm theo quý 2015
ĐỒ THỊ 2.7 - Tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam 1/2013-7/2016.

SVTH: Lý Hoàng Long

iv


Chuyên đề môn học

GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong công cuộc đổi mới nước ta hiện nay với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ
thuật đã tạo ra không ít những sự nhảy vọt về mọi mặt, đã đưa nhân loại tiến xa hơn nữa.

Đằng sau những thành tựu mà chúng ta được thì cũng có không ít những vấn đề mà Đảng và
nhà nước ta cần quan tâm như: tệ nạn xã hội, lạm phát, thất nghiệp…Nhưng có lẽ vấn đề
được quan tâm hàng đầu ở đây là thất nghệp. Thất nghiệp đó là vấn đề cả thế giới cần quan
tâm. Bất kỳ quốc gia nào dù kinh tế có phát triển đến đâu đi chăng nữa thì vẫn tồn tại thất
nghiệp đó là vấn đề không thể tránh khỏi chỉ có điều là thất nghiệp đó ở mức thấp hay mức
cao mà thôi. Vấn đề thất nghiệp, các chính sách giải quyết việc làm, mối quan hệ giữa thất
nghiệp với tăng trưởng kinh tế đang là vấn đề “nóng bỏng và không k m phần bức bách”
đang được toàn xã hội đặc biệt quan tâm.
Thất nghiệp là hiện tượng kinh tế vĩ mô ảnh hưởng sâu sắc và trực tiếp đến mọi người.
Việt Nam trong những năm gần đây nền kinh tế đang gặp không ít những khó khăn và chịu
tác động mạnh mẽ của nền kinh tế toàn cầu khiến tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam ngày càng gia
tăng. Thất nghiệp dẫn đến nhiều vấn đề bất ổn cho xã hội như : gia tăng tỷ lệ tội phạm, vấn
đề tâm lý, tỷ lệ phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc… cho nên giải quyết vấn đề thất
nghiệp đang là “vấn đề cấp bách và cần thiết” đưa nền kinh tế đất nước đi lên. Tuy nhiên vấn
đề này chưa được giải quyết thỏa đáng, đang còn là vấn đề được nhiều người quan tâm. Mặt
dù nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây có nhiều biến chuyển tốt nhưng tình
trạng thất nghiệp vẫn chưa được đẩy lùi và có chiều hướng ngày càng gia tăng.Vì vậy đề tài
tôi chọn để thực hiện chuyên đề này là : “Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam từ năm
2013 đến nay và các giải pháp khắc phục”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
-

Hệ thống hóa những cơ sở lý luận về kinh tế vĩ mô.

-

Phân tích thực trạng tình hình thất nghiệp ở nước ta

-


Đưa ra một số giải pháp để khắc phục tình trạng thất nghiệp

3. Đối tƣợng nghiên cứu
-

Nghiên cứu môn học kinh tế vĩ mô

SVTH: Lý Hoàng Long

v


Chuyên đề môn học
-

GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn

Tình hình thất nghiệp ở nước ta

4. Phạm vi nghiên cứu
-

Thời gian thực hiện: từ 01/9/2016 đến 01/10/2016

-

Phạm vi nghiên cứu : tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam, các số liệu của cục thống kê
từ năm 2013 đến nay.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu: phương pháp hệ thống hóa,
thống kê, tổng hợp, so sánh dẫn giải, phân tích… Để xây dựng một đề tài chặt chẽ, có tính
logic, dựa trên cơ sở lý luận chắc chắn và mang tính thực tế cao, tôi đã sử dụng các phương
pháp sau đây để nghiên cứu:
-

Dùng Internet là phương tiện chủ đạo để tìm kiếm số liệu, thông tin và trích nguồn
dẫn chứng cho nội dung vì đây là nguồn tài liệu dễ tìm kiếm và đa dạng nhất.

-

Dùng các loại sách về kinh tế vĩ mô, bài giảng mình đã từng học để tìm kiếm thêm
thông tin và số liệu vì giáo trình là tài liệu chuẩn để tra cứu và tìm hiểu về thông tin.

-

Dùng phương pháp suy luận trực tiếp và trao đổi với bạn bè, đồng nghiệp.

6. Kết cấu chuyên đề
Chuyên đề gồm có 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về môn học Kinh tế vĩ mô
Chương 2: Phân tích thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2013 đến nay
Chương 3: Nhận xét, đánh giá quá trình giảng dạy học phần

SVTH: Lý Hoàng Long

vi


Chuyên đề môn học


GVHD: Th.S Nguyễn Thị Túc

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MÔN HỌC KINH TẾ VĨ MÔ
1.1.

Mô tả môn học
Kinh tế vĩ mô là môn học kinh tế học căn bản cung cấp cho sinh viên kiến thức đại

cương về mô hình nền kinh tế quốc dân và hoạt động của nền kinh tế. Nội dung môn học
gồm cách tính tổng sản lượng quốc gia; sản xuất và tăng trưởng; tổng chi tiêu và sản lượng
quốc gia; những dao động của tổng chi tiêu; tổng cầu và tổng cung; tiền tệ, ngân hàng, giá cả
và lãi suất; cung-cầu lao động và thất nghiệp; lạm phát; chính sách tài chính và chính sách
tiền tệ và tìm hiểu về tỉ giá hối đoái và cán cân thanh toán.
Môn kinh tế vĩ mô cung cấp các kiến thức nền về kinh tế học trước khi sinh viên học
các môn chuyên ngành kinh tế. Kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô là môn học kinh tế đại cương
nền tảng cho các môn kinh tế ứng dụng và các môn về kinh tế kinh doanh được dạy cho sinh
viên chuyên ngành kinh tế, phát triển nông thôn. Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ
bản về nguyên lý kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước.
1.2.

Một số khái niệm

1.2.1. Hạch toán thu nhập quốc dân
Hệ thống kế toán thu nhập quôc dân là thước đo của tổng sản phẩm và thu nhập hàng
năm. Nó cũng là cơ sở để đánh giá hiệu quả kinh tế cũng như việc hiểu biết về các thành
phần kinh tế tác động với nhau như thế nào. Phương pháp đo toàn diện nhất đối với sản
phẩm của chúng ta là GDP và GNP. Sự khác biệt giữa GDP và GNP đó là : GDP là giá trị tất
cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất trên lãnh thổ một nước, còn GNP là giá trị
tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng do công dân 1 nước sản xuất ra.

Hố cách GDP và số nhân
Hố cách GDP: sự khác biệt hay chênh lệch giữa chi tiêu ở mức GDP cân bằng với GDP ở
mức toàn dụng
Hố cách suy thoái: chênh lệch của mức chi tiêu mong muốn theo sản lượng toàn dụng
thấp hơn mưc sản lượng toàn dụng.
Hố cách lạm phát: chênh lệch cua mức chi tiêu mong muốn theo mức sản lượng toàn
dụng vượt qua mức sản lượng toàn dụng.
SVTH: Lý Hoàng Long

1


Chuyên đề môn học

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Túc

Số nhân đơn giản: là số nhân theo đó một sự thay đổi ban đầu của chi tiêu sẽ tạo ra một
sự thay đổi chi tiêu được hình thành sau một loạt các vòng chi tiêu kéo theo.
Điều chỉnh hố cách:
Theo quan điểm của Keynes cần có sự can thiệp của chính phủ
Theo quan điểm cổ điển không cần sự can thiệp của chính phủ
GDP là chỉ tiêu tốt về phúc lợi kinh tế nhưng nó không phải là chỉ tiêu hoàn hảo về
phúc lợi. Vì một số yếu tố tốt đẹp như thời gian nghỉ ngơi sẽ bị loại bỏ ra khỏi GDP. Tổng
Thu nhập của các gia đình, công ty, chính phủ cung cấp sức mua để mua sản phẩm. Khi sức
mua được sử dụng, GDP cũng được sáng tạo thêm và quá trình sản xuất mới được tiếp tục.
1.2.2. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu về lạm phát – thất nghiệp
Lạm phát là hiện tượng giảm mãi lực của đồng tiền. Điều này cũng đồng nghĩa với
“vật giá leo thang”, giá cả hàng hóa, dịch vụ tăng cao khiến với cùng một số lượng tiền,
người tiêu thụ mua được ít hàng hóa hơn hoặc phải trả một giá cao hơn để hưởng cùng một
dịch vụ. Một khái niệm khác về lạm phát là khối lượng tiền được lưu hành trong dân chúng

tăng lên do nhà nước in và phát hành thêm tiền vì những nhu cầu cấp thiết (chiến tranh, nội
chiến, thâm thủng ngân sách v.v...). Trong khi đó, số lượng hàng hoá không tăng khiến dân
chúng cầm trong tay nhiều tiền quá sẽ tranh mua khiến giá cả tăng vọt có khi đưa đến siêu
lạm phát. Những ví dụ cùng cực nhất của siêu lạm phát đã xảy ra tại Đức trong những năm
đầu thập niên 1920 khi tỉ lệ lạm phát lên tới 3.25 x 106 mỗi tháng, có nghĩa là giá cả tăng
gấp đôi mỗi 49 tiếng đồng hồ hoặc tại Hungary sau Thế chiến thứ hai với tỉ lệ lạm phát 4.19
x 1016 (giá cả tăng gấp đôi mỗi 15 giờ đồng hồ).
Để đo lƣờng tỉ lệ lạm phát, ngƣời ta thƣờng dùng hai chỉ số:


Chỉ số giá cả sản xuất PPI (Producer Price Index): Đây là chỉ số giá thành sản xuất

của một số mặt hàng và dịch vụ tiêu biểu. Mang so sánh với thời kỳ trước để tính ra tỉ lệ tăng
giảm như thế nào. Chỉ số PPI tuy có thể là dấu báo hiệu hiện tượng lạm phát nhưng chưa hẳn
lạm phát sẽ bắt buộc phải xảy ra.


Chỉ số giá cả tiêu thụ CPI (Consumer Price Index): chỉ số giá cả của một số

nhu yếu phẩm và dịch vụ tiêu biểu. Chỉ số CPI cho biết tỉ lệ lạm phát thật sự đang xảy ra khi
so sánh với thời kỳ trước đó. Ảnh hưởng của lạm phát đối với nền kinh tế Lạm phát khó có
SVTH: Lý Hoàng Long

2


Chuyên đề môn học

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Túc


thể là một điều tốt lành cho nền kinh tế trừ trường hợp ở mức độ nhẹ và trong tầm kiểm soát
của chính phủ. Ví dụ, hàng năm chính phủ có thể phát hành thêm một lượng tiền mới để tiêu
xài cho những chương trình công cộng hoặc giải quyết thiếu hụt ngân sách khiến đồng tiền
được xoay vòng tạo ra thêm của cải, trực tiếp đẩy cao tổng sản lượng quốc dân GDP (Gross
Domestic Product) lên thêm một mức. Dĩ nhiên nếu quá đà sẽ có nguy cơ gây ra lạm phát
nặng hoặc siêu lạm phát và làm các hoạt động kinh tế sẽ bị tê liệt. Nhiều người quan niệm
việc chính phủ in thêm tiền trong giới hạn cho ph p của nền kinh tế là một hình thức thu
“thuế lạm phát”. Chính phủ sử dụng khoản phụ trội này để quân bình ngân sách với hi vọng
sang năm kinh tế tiếp tục phát triển sẽ được nộp ngân sách nhiều hơn. Một chút lạm phát
cũng khiến doanh nghiệp kiếm thêm lợi nhuận vì thông thường từ khâu nhập nguyên liệu
(giá trước lạm phát) đến lúc hoàn thành sản phẩm bán được cao giá hơn cũng tốt thêm cho
doanh vụ.
Ngoài những trường hợp kể trên, bao giờ lạm phát cũng có ảnh hưởng xấu đối với
kinh tế. Tỉ lệ lạm phát bao nhiêu là vừa phải cũng tùy thuộc vào tình hình phát triển kinh tế
của từng nơi, đặc điểm của nền kinh tế của từng quốc gia khác nhau. Theo lẽ thông thường
thì tỉ lệ lạm phát nếu giữ được ở mức thấp hơn tỉ lệ phát triển kinh tế thì là điều tốt. Do đó,
các quốc gia đang ở giai đoạn kinh tế cất cánh (tỉ lệ phát triển xấp xỉ 10%) có thể chấp nhận
một tỉ lệ lạm phát cao hơn các quốc gia đã phát triển (tỉ lệ phát triển dưới 5%)
Nguyên nhân đƣa đến lạm phát
Có nhiều trường phái kinh tế khác nhau đưa ra các lý thuyết về nguyên nhân đưa đến
lạm phát, trong số đó trường phái Neo-Keynesian có vẻ được chấp nhận hơn cả với “mô
hình tam giác” nói lên ba dạng lạm phát chính và những nguyên nhân của nó:
• Lạm phát do nhu cầu tăng (Demand-pull inflation).Lạm phát do nhu cầu sản xuất và dịch
vụ (gọi chung là Tổng Thu Nhập Quốc Dân GDP) tăng trong khi tỉ lệ thất nghiệp còn thấp.
Còn gọi là Phillips Curve - đường cong Phillips. Nói cách khác là khi nhu cầu kinh tế tăng
mà thị trường lao động bị hạn chế sẽ gây lạm phát.
• Lạm phát do đột biến giá cả (Cost-push inflation).Giá cả một số nguyên vật liệu trọng yếu,
ví dụ giá dầu hoả, tăng cao bất thường có thể đưa đến lạm phát vì hiện tượng dây chuyền,
các mặt hàng khác sẽ tăng theo.
SVTH: Lý Hoàng Long


3


Chuyên đề môn học

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Túc

• Lạm phát sẵn có tự nhiên (Built-in inflation).Lạm phát sẵn có, liên quan đến hiện tượng
“vòng xoắn giá/lương” (price/wage spiral) nghĩa là hiện tượng công nhân luôn luôn muốn
được trả lương cao hơn (dĩ nhiên rồi), chủ bắt buộc phải trả thêm vì không tìm đâu ra công
nhân nữa, kinh tế phát triển nên ai cũng có công ăn việc làm cả rồi. Người chủ muốn chuyển
chi phí phụ trội này qua người tiêu thụ nên tăng giá sản phẩm lên. Công nhân, đồng thời là
người tiêu thụ, thấy giá lên lại đòi lương cao hơn nữa. Cái vòng luẩn quẩn này cuối cùng gây
ra lạm phát. Cả ba dạng này có thể cộng hưởng và tạo ra mức lạm phát hiện hành của nền
kinh tế của một quốc gia.
Tác hại của lạm phát đối với kinh tế
Đối với các quốc gia đang phát triển, tác hại dễ thấy nhất là lạm phát phủ định
(negate) tăng trưởng kinh tế nếu bằng hay cao hơn tăng trưởng kinh tế. Ví dụ theo World
Factbook, nếu một nền kinh tế tăng trưởng kinh tế ở mức 8.4% nhưng tỉ lệ lạm phát lên tới
8.3%. Như vậy, trung bình người dân có thu nhập cao hơn 8.4% nhưng đời sống sinh hoạt
mắc hơn 8.3% cùng thời kỳ thì coi như cũng không tích lũy được gì. Tiêu chuẩn đời sống
không được cải thiện bao nhiêu. Nếu không có biện pháp ngăn chận, lạm phát sẽ làm tê liệt
dần bộ máy kinh tế vì doanh nhân sẽ không thiết tha hoạt động sản xuất nữa vì không có lợi
nhuận. Tâm lý chung sẽ chỉ mua bán “chụp giựt” và chuyển tài sản thành kim loại quý hay
ngoại tệ mạnh để tránh lạm phát. Điều này rõ ràng không có lợi cho sự xoay vòng của đồng
tiền để phát triển nền kinh tế.
Đối với các quốc gia công nghiệp (industrialized countries) mà xã hội đã chuyển qua dạng
xã hội tiêu thụ rồi thì lạm phát tác hại theo một qui trình 3 bước:
-


Lạm phát

-

Giảm phát

-

Suy thoái kinh tế

1.2.3. Chính sách tài chính
Chính sách tài chính là khái niệm dùng để chỉ việc chính phủ thay đổi chi tiêu hoặc
thuế để ổn định hoạt động của nền kinh tế. Chính sách tài chính bao gồm 2 công cụ là chi
tiêu và thuế.

SVTH: Lý Hoàng Long

4


Chuyên đề môn học

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Túc

Thất bại vĩ mô xảy ra khi các mức chi tiêu mong muốn không bằng với giá trị sản
xuất ở điều kiện làm việc đầy đủ gây ra thất nghiệp và lạm phát. Việc chi tiêu của người tiêu
dùng bị ảnh hưởng bởi các nhân tố ngoài thu nhập và thu nhập hiện có. Việc tiết kiệm của
người tiêu dùng biểu hiện bằng sự rò rỉ của luồng luân chuyển. Đó là nhừng luồng tiền
không quay lại thị trường sản phẩm, thuế và nhập khẩu cũng làm rò rỉ tiền ra khỏi nền kinh

tế. Những khoản rò rỉ đó được bù lại bằng các khoản đầu tư, chi tiêu của chính phủ và xuất
khẩu. Mất cân bằng trong chi tiêu sẽ gây ra lạm phát và thất nghiệp, không có sự điều chỉnh
tự động nào để trở lại mức việc làm đầy đủ.
Chính sách thuế của chính phủ không trực tiếp tác động lên tổng cầu, nó gián tiếp làm
thay đổi tổng cầu thông qua việc làm thay đổi hành vi của khu vực tư nhân. Khi chính phủ
thay đổi thuế thì tác động đầu tiên của nó là làm thay đổi thu nhập sử dụng của mọi người.
Theo lý thuyết Keynes, nền kinh tế không thể tự cân bằng và ổn định được chính vì
vậy cần có sự can thiệp của chính phủ. Những chính sách tài chính của chính phủ đề cập tới
cách dùng thuế và chi tiêu chính phủ như thế nào để đạt được kết quả vĩ mô như mong
muốn. Mục tiêu của chính sách tài chính là lấp đầy khoảng cách GDP, khi sử dụng chính
sách tài chính thì ngân sách của chính phủ có thể thăng dư, thâ hụt hay cân bằng một cách
ngẫu nhiên.Trong thực tế, đôi khi chính sách tài chính sẽ gây ra sự khó khăn trong nền kinh
tế chính vì vậy một số nhà kinh tế cho rằng nên sử dụng cơ chế tự ổn định như thuế và trợ
cấp để hạn chế phần nào sự biến động của nền kinh tế.
1.2.4. Tiền tệ ngân hàng và chính sách tiền tệ
Tiền: một cách khái quát, là những gì đƣợc thừa nhận chung để làm trung gian
cho việc mua bán hàng hóa.
Sử dụng tiền: trung gian trao đổi, dự trữ giá trị, đơn vị tính toán
Loại tiền: tiền hàng, tiền pháp lệnh
Trong nền kinh tế thị trường, tiền tệ đảm nhận chức năng cơ bản trong việc tạo thuận
lợi cho việc trao đổi và chuyên môn hóa, do vậy cho ph p tăng sản lượng. Ngân hàng trung
ương có năng lực tạo ra tiền tệ bằng cách cho vay. Trong việc cấp các khoản vay, ngân hàng
tạo nên các khoản tiền gửi giao dịch mới mà chúng sẽ trở thành một phần của cung tiền tệ.
Tiềm năng tạo tiền của mỗi ngân hàng đều bị giới hạn bởi các qui định của chính phủ. Ngân
SVTH: Lý Hoàng Long

5


Chuyên đề môn học


GVHD: Th.S Nguyễn Thị Túc

hàng TW kiểm soát tiền tệ của mỗi quốc gia bằng 3 công cụ cơ bản đó là tỷ lệ dự trữ bắt
buộc, lãi suất chiết khấu và nghiệp vụ thị trường mở.
Theo quan điểm của phái Keynes, nhu cầu về tiền là quan trọng. Nhu cầu này phản
ánh mong muốn giữ tiền cho các mục đích giao dịch, đầu tư và dự phòng. Tác động qua lại
giữa cung và cầu tiền tệ quyết định lãi suất cân bằng.
Chính sách tiền tệ là khái niệm dùng để chỉ việc chính phủ thay đổi cung tiền hoặc lãi
suất để ổn định hoạt động của nền kinh tế. Cơ quan hoạch định chính sách tiền tệ là chính
phủ hoặc ngân hàng TW, nhưng cơ quan thực thi chính sách tiền tệ luôn luôn là ngân hàng
TW.
Sự gia tăng cung ứng tiền làm giảm lãi suất cân bằng, ngược lại giảm cung ứng tiền
sẽ làm tăng lãi suất cân bằng. Để chính sách tiền tệ phát huy hết tác dụng, lãi suất phải thể
hiện được hết những thay đổi trong cung tiền và chi tiêu đầu tư phải phản ứng được với
những thay đổi trong lãi suất. Không có điều kiện nào được đảm bảo. Trong tính trạng bẫy
thanh khoản, người ta muốn giữ tiền không hạn chế ở mức lãi suất thấp nào đó. Lãi suất sẽ
không giảm xuống mức thấp này khi cung tiền tăng cao. Hơn nữa kỳ vọng của nhà đầu tư sẽ
làm thay đổi quyết định đầu tư.
Để chống thất nghiệp, chính phủ cũng có thể sử dụng chính sách tiền tệ. Trong trường
hợp này chính phủ phải thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng, thông qua việc mua trái phiếu
chính phủ, giảm lãi suất chiết khấu hoặc cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Tuy nhiên, họ phải
trả giá cho thành công này bằng mức lạm phát cao hơn.
Mặc dù các đòn bẩy tài chính có vẻ ấn tượng nhưng trên thực tế trong nền kinh tế thì
không được tốt lắm. Thất nghiệp và lạm phát gia tăng khó có thể thực hiện các chính sách tài
chính nêu ra trên lý thuyết. Ở một chừng mực nào đó, sự thất bại của chính sách kinh tế còn
phản ánh các nguồn lực khan hiếm và những mục tiêu mang tính cạnh tranh. Ngoài ra còn
tồn tại những vấn đề về đo lường, lập kế hoạch và vần đề thực thi.
1.2.5. Thƣơng mại quốc tế
Thương mại quốc tế cho phép mỗi quốc gia chuyên môn hóa trong phạm vi của hiệu

quả tương đối, làm tăng sản lượng thế giới. Với mỗi quốc gia, lợi ích thu đƣợc từ thƣơng
mại phản ánh qua khả năng tiêu thụ vƣợt quá khả năng sản xuất .
SVTH: Lý Hoàng Long

6


Chuyên đề môn học

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Túc

Tỷ giá thương mại sẽ nằm đâu đó giữa chi phí cơ hội của các đối tác buôn bán. Tỷ giá
thương mại xác định lợi ích thu được từ thương mại như thế nào. Rõ ràng, một quốc gia chỉ
tham gia thương mại khi tỷ giá thương mại tốt hơn đối với các cơ hội trong nước Sự chống
lại do tự do hóa thương mại phát sinh từ công nhân và các doanh nghiệp sản xuất cạnh tranh
với nhập khẩu,do việc nhập khẩu sẽ là cho công việc ít đi và thu nhập sản xuất trong nước
cũng ít đi.
Hàng rào thương mại có nhiều hình thức: hạn ngạch hạn chế số lượng hàng hóa
xuất khẩu hay nhập khẩu, thuế quan kiềm chế nhập khẩu bằng cách làm cho mọi thứ đắt
đỏ lên, các hàng rào phi thuế quan khác cũng làm cho thương mại đắt hơn hoặc tốn thời
gian hơn. Các chính sách bảo hộ của chính phủ sẽ tạo ra những tổn thất vô ích cho nền kinh
tế, đặc biệt là hiệu quả trong việc sử dụng nguồn nhân lực cho nền kinh tế. Chính sách bảo
hộ làm cho các doanh nghiệp trong nước không chịu đổi mới, cải tiến nâng cao chất lượng,
hạ giá thành sản phẩm. Bên cạnh đó chính sách bảo hộ cũng mang lại nhiều lợi ích cho nền
kinh tế như: tăng giá hàng hóa làm hạn chế tiêu dùng các mặt hàng xa xỉ phẩm, bảo hộ các
ngành non trẻ trong nước, bảo vệ lao động nội địa. Ngoài ra,một quốc gia cần được bảo hộ
nhằm đề phòng các mối quan hệ xấu về chính trị giữa các nước.
Có 3 loại tỷ giá: tỷ giá thả nổi, tỷ giá cố định, tỷ giá thả nổi có quản lý. Trong cơ
chế tỷ giá cố định, nếu ngân hàng TW muốn tăng tỷ giá thì phải mua ngoại tệ vào và ngược
lại. Tỷ giá hối đoái thay đổi sẽ tác động đến xuất nhập khẩu hàng hóa, giá hàng hóa trong

nước và nợ nước ngoài.
1.2.6. Tăng trƣởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng sản lượng thực. Trong đó tăng trưởng ngắn hạn có
thể là do sự gia tăng trong việc sử dụng năng lực sản xuất. Tuy nhiên, trong dài hạn cần phải
có sự gia tăng trong bản thân năng lực. Các thước đo cơ bản của tăng trưởng kinh tế là
GDP, GNP hoặc các chỉ tiêu bình quân đầu người. Cùng với thời gian, tăng năng suất gắn
liền với tăng mức sống.
Tăng trưởng nhanh giúp cho mức sống tăng nhanh nhưng nó cũng tạo ra những tác
động khác có hại cho nền kinh tế chính vì vậy, chúng ta cần cân nhắc để tiến tới sự tăng
trưởng bền vững. Khó khăn của các nước đang phát triển là vốn đầu tư thấp, dân số tăng
SVTH: Lý Hoàng Long

7


Chuyên đề môn học

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Túc

nhanh nhưng chất lượng lao động lại k m. Thương mại quốc tế chủ yếu dựa vao nông
nghiệp là chính. Các chính sách của chính phủ có thể khuyến khích tăng trưởng kinh tế theo
nhiều cách: khuyến khích tiết kiệm, đầu tư, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, thúc đẩy giáo
dục, kiểm soát mức tăng dân số và thúc đẩy nghiên cứu khoa học.
Các nước kém phát triển đều thiếu lao động có tay nghề cao và trình độ quản lý
vốn, công nghệ. Mặc dù tiết kiệm trong nước có thể đáp ứng nhu cầu đầu tư một vài lĩnh
vực nhưng vẫn cần phải có nguồn đầu tư từ nước ngoài. Để đi tìm một ngành chủ lực để phát
triển, các nước phải lựa chọn giữa khuyến khích xuất khẩu và thị trường trong nước. Xuất
khẩu thu được ngoại tệ nhưng phải đương đầu với nhiều bất ổn. Mặt khác, sản xuất cho thị
trường trong nước có thể dẫn tới chi phí cao và nhu cầu hạn hẹp. tăng trưởng kinh tế chỉ là
điều kiện cần chứ chưa đủ để phát triển kinh tê. Một quốc gia phát triển chậm nhưng một

phần nào đó vẫn có thể cải thiện được tình trạng phát triển thấp bằng các chính sách xã hội.
Đánh giá sự phát triển kinh tế được thực hiện theo 3 khía cạnh: tăng trưởng kinh tế,
chuyển dịch cơ cấu,các yếu tố xã hội khác. Tăng trưởng kinh tế tạo tiền đề vật chất cho việc
thực hiện mục tiêu phát triển. chuyển dịch cơ cấu kinh tế là dấu hiệu phản ánh sự biến đổi về
chất và các chỉ tiêu xã hội chính là mục tiêu cuối cùng cần đạt tới.
Các chỉ số xã hội được thể hiện trên các khía cạnh: mức độ đảm bảo nhu cầu của con
người, mức độ nghèo đói và trình độ dân trí.
1.3.

Lý thuyết về thất nghiệp

1.3.1. Khái niệm thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp
Thất nghiệp là những người trong lực lượng lao động xã hội không có việc làm và đang tích
cực tìm kiếm việc làm.
Tỷ lệ thất nghiệp là tỷ số giữa người thất nghiệp so với lực lượng lao động xã hội:
+ Lực lượng lao động = số người có việc làm + số người thất nghiệp
Số người thất nghiệp
Công thức tính: U%

LLLĐXH

1.3.2. Phân loại thất nghiệp


Theo nguồn gốc thất nghiệp:

SVTH: Lý Hoàng Long

8



Chuyên đề môn học

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Túc

-Thất nghiệp tạm thời ao gồm : những người bỏ công việc cũ, tìm công việc mới,
những người mới gia nhập và tái nhập lực lượng lao động
-Thất nghiệp cơ cấu:
Xảy ra khi có sự mất cân đối về mặt cơ cấu giữa cung và cầu lao động đó là do yêu
cầu về trình độ quá cao mà người lao động không đáp ứng được

bị xa thải và mất việc

làm
Do sự phát triển không đồng đều giữa các vùng: Vùng kinh tế phát triển sử dụng
nhiều lao động hơn vùng kinh tế k m phát triển
Do sự tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ va giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp
-Thất nghiệp chu

: xảy ra khi nền kinh tế suy thoái làm cho toàn bộ thị trường mất

cân bằng dẫn đến thất nghiệp gia tăng
-Thất nghiệp do yếu tố ngo i thị trƣờng: do mức tiền lương không ổn định trên thị
trường cung – cầu tiền tệ


thất nghiệp gia tăng

Theo lý thuyết về cung cầu lao động:
-Thất nghiệp tự nguyện: bao gồm những người không muốn đi làm ở mức tiền lương


hiện hành mà muốn đi làm ở mức tiền lương cao hơn
-Thất nghiệp không tự nguyện: bao gồm những người mà muốn đi làm ở mức tiền
lương hiên hành mà không được thuê
-Thất nghiệp tự nhiên: thất nghiệp tại mức sản lượng tiềm năng về bản chất thất
nghiệp tự nhiên chính là thất nghiệp tự nguyện khi thị trường lao động cân bằng
-Thất nghiệp trá hình – vô hình
1.3.3. Nguyên nhân gây thất nghiệp


Lý thuyết tiền công linh hoạt (quan điểm của trường phái cổ điển):



Quan điểm: giá cả và tiền lương hết sức linh hoạt vì vậy thị trường lao động luôn luôn

tự điều chỉnh để đạt được trạng thái cân bằng.


Nguyên nhân: Do đó thất nghiệp xảy ra khi mức tiền lương trong nền kinh tế không

chịu sự quyết định bởi các lực lượng thị trường mà chịu sự ấn định của Chính phủ, Nhà
nước, các tổ chức Công đoàn làm cho mức tiền lương trong nền kinh tế cao hơn mức tiền
lương cân bằng thực tế trên thị trường lao động. Vì vậy trên thị trường lao động xuất hiện dư
SVTH: Lý Hoàng Long

9


Chuyên đề môn học


cung lao đọng

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Túc

gia tăng số người thất nghiệp



Lý thuyết tiền công cứng nhắc

-

Quan điểm: giá cả tiền lương hết sức cứng nhắc

-

Nguyên nhân: thất nghiệp xảy ra do sự suy giảm của tổng cầu trong thời kỳ suy thoái

kinh tế dẫn đến mức cầu chung về lao động giảm xuống đường cầu lao động dịch chuyển
sang trái trong khi P, W không đổi dẫn đến toàn bộ thị trường lao động bị mất cân bằng
1.3.4. Tác động của thất nghiệp
- Tỷ lệ thất nghiệp cao gây thiệt hại cho nền kinh tế: tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thấp,
các nguồn lực về con người không được sử dụng
- Gia tăng tỷ lệ thất nghiệp đi liền với việc gia tăng các tê nạn xã hội…
- Do thiếu các nguồn tài chính và phúc lợi xã hội người lao động buộc phải làm những
công việc không phù hợp với trình độ năng lực
- Thất nghiệp làm giảm thu nhập của người dân khiến cho người dân không có khả năng
chi trả cho việc mua sắm hàng hóa


SVTH: Lý Hoàng Long

10


Chuyên đề môn học

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Túc

CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THẤT NGHIỆP Ở VIỆT
NAM GIAI ĐOẠN 2013 ĐẾN NAY.
2.1. Giới thiệu tổng quan về thất nghiệp.
Ngày 20-7-2015, Viện Lao động và Xã hội công bố bản tin cập nhật thị trường lao
động Quý I/2015 cho thấy tỷ lệ thất nghiệp và tỉ lệ thiếu việc làm trong nền kinh tế đang gia
tăng. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động của cả nước là 2,43% tăng 0,22 điểm phần
trăm so với cùng kỳ năm 2014. Cả nước hiện có hàng triệu người thất nghiệp và thiếu việc
làm. Riêng tỷ lệ thất nghiệp ở nông thôn đã gia tăng 0,42 điểm phần trăm so với cùng kỳ
năm trước và gấp đôi tỷ lệ gia tăng thất nghiệp chung.
Nếu như trước đây, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội giải thích tỷ lệ thất nghiệp ở
Việt Nam thấp là do những người không tìm được việc làm ở thành thị đã trở về nông thôn
để tham gia sản xuất nông nghiệp, thì đến nay nông thôn cũng không còn là chốn để những
người thất nghiệp có thể dung thân. Việc tạo thêm nhiều việc làm mới cho nền kinh tế, đặc
biệt cho người lao động ở nông thôn, đã trở thành vấn đề rất cấp bách và thậm chí là vấn đề
cần quan tâm bậc nhất ở Việt Nam. Và việc tăng lương tối thiểu ở mức quá cao sẽ không có
lợi cho việc đạt được mục tiêu này. Vì một mặt, sẽ không khuyến khích các doanh nghiệp
đầu tư mới, tạo việc làm. Mặt khác, đối với các doanh nghiệp còn đang hoạt động, thì có đến
gần 70% không có lãi,việc tăng lương tối thiểu không hợp lý sẽ làm gia tăng tình trạng thua
lỗ của các doanh nghiệp, buộc họ phải thu hẹp sản xuất, đẩy người lao động đang có việc
làm ở thành thị trở lại nông thôn, làm tiếp tục gia tăng tình trạng thất nghiệp và gây bất ổn
xã hội.

Tình hình việc làm của người lao động ở nông thôn sẽ còn cấp bách hơn khi Việt
Nam ký kết TPP. Nếu TPP được ký kết, ngành chăn nuôi, khu vực có đến 10 triệu lao động
đang làm việc, sẽ chịu thiệt hại nặng nề nhất do cạnh tranh từ bên ngoài, mà như một số
chuyên gia ví von, là sẽ rơi vào tình trạng “tối như Đêm ba mươi”. Bởi vậy, nếu các khu vực
sản xuất khác như dệt may, da giày, lắp ráp điện tử, thủy sản…, những ngành thâm dụng lao
động và được hưởng lợi từ TPP, không thể tạo thêm nhiều việc làm mới do chi phí nhân
công cao, tăng trưởng đầu tư thấp, thất nghiệp sẽ trở thành vấn đề nhức nhối đối với nền
kinh tế, chính trị và xã hội Việt Nam trong thời gian tới.
SVTH: Lý Hoàng Long

11


Chuyên đề môn học

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Túc

Cũng cần nói thêm rằng, sự kiện Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ 4,5% vừa qua
đã khiến cho nỗi lo hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc tràn qua biên giới vào Việt Nam tăng
cao hơn bao giờ hết. Các đề nghị phá giá VND để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa
Việt Nam xuất hiện với tần suất dày đặc trên các phương tiện thông tin đại chúng. Ngân
hàng Nhà nước, cuối cùng, cũng phải phá vỡ cam kết trước đó của mình, đưa ra quyết định
điều chỉnh tỷ giá thêm 1% cùng với việc nới rộng biên độ giao dịchtừ /- 1% lên +/- 3%.
Tuy nhiên, trái ngược với sự kiện trên, các tác động của đề xuất tăng lương tối thiểu
vùng thêm 16% từ phía Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đến sức cạnh tranh của hàng
hóa Việt Nam lại chưa nhận được những phân tích thấu đáo từ phía các chuyên gia, các nhà
khoa học. Đây thực sự là điều đáng tiếc! Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phụ thuộc
rất nhiều vào mức tăng chi phí sản xuất. Tại các ngành sử dụng nhiều lao động, chi phí tiền
lương là một phần đáng kể, thậm chí là phần mang tính quyết định, tạo nên sức cạnh tranh
của hàng hóa. Đối với các doanh nghiệp mà chi phí lao động chiếm trên 30% tổng chi phí,

việc tăng lương thêm 16% sẽ khiến cho giá thành tăng thêm ít nhất 5%. Với họ, đây chẳng
khác gì một cú sốc phá giá đồng nhân dân tệ lần thứ hai!
Tóm lại, vấn đề tạo việc làm cho người lao động hiện nay là rất cấp bách. Bởi vậy,
những người có trách nhiệm trong đàm phán tiền lương cần có cái nhìn duy lý, dựa trên các
cơ sở khoa học, tuân theo các quy luật khách quan, hướng tới mục tiêu chung và dài hạn là
năng lực cạnh tranh của nền kinh tế cũng như tạo việc làm cho người lao động và nhất định
phải ngăn chặn tình trạng thất nghiệp đang gia tăng hiện nay.
2.2. Thực trạng thất nghiệp ở việt nam hiện nay
2.2.1. Tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2013 - 2015
Tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam giảm xuống còn 2,31 phần trăm trong quý IV của năm
2015 từ 2,36 phần trăm trong quý thứ ba của năm 2015. Theo thông tin từ Tổng cục Thống
kê, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm 2015 là 2.31% (năm 2013 là 2.18 %;
năm 2014 là 2.10%). Như vậy so với năm 2013 và 2014, tỷ lệ thất nghiệp ở năm 2015 đã
tăng lên đáng kể. Năng suất lao động mặc dù đã cải thiện nhưng vẫn còn ở mức thấp so với
các nước trong khu vực và không đồng đều giữa các ngành và lĩnh vực.

SVTH: Lý Hoàng Long

12


Chuyên đề môn học

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Túc

ĐỒ THỊ 2.1 - Tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam 1/2013-1/2016.
Nguồn: www.tradingeconomics.com
Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (Từ 15-24 tuổi) năm 2015 lên tới 6,85% (Năm 2013
là 6,17%; năm 2014 là 6,26%). Tỷ lệ thất nghiệp của lao động từ 25 tuổi trở lên năm 2015 là
1,27% (Năm 2013 là 1,21%; năm 2014 là 1,15%). Đáng lưu ý, tỷ lệ thất nghiệp của thanh

niên độ tuổi 20-24 có trình độ chuyên môn kỹ thuật ở mức rất cao: cao đẳng chuyên nghiệp
là 19,58% và đại học trở lên 20,79%. Nguy cơ thất nghiệp với lao động độ tuổi thanh niên
đáng báo động. Điều này cũng cho thấy vai trò quan trọng của việc giáo dục đào tạo cũng
như công tác chuyển dịch lao động từ nhà trường tới môi trường việc làm là rất quan trọng.

SVTH: Lý Hoàng Long

13


Chuyên đề môn học

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Túc

ĐỒ THỊ 2.2 - Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên năm 2015. Nguồn: GSO
Trong đó khu vực thành thị là 11,20% (năm 2013 là 11,12%; năm 2014 là 11,06%);
khu vực nông thôn là 5,20% (Năm 2013 là 4,62%; năm 2014 là 4,63%).Theo Tổng cục
Thống kê, nền kinh tế khởi sắc với sự phát triển mạnh của khu vực công nghiệp và dịch vụ
là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị.
Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi giảm dần theo quý (quý I là 2,43%; quý
II là 2,42%; quý III là 2,35%; quý IV là 2,12%) và giảm chủ yếu ở khu vực thành thị (quý I
là 3,43%; quý II là 3,53%; quý III là 3,38%, quý IV là 2,91%).
4

3,43

3,53

3,5
3


3,38
2,91

2,43

2,42

2,5

2,35

2,12

2

Cả nước
Thành Thị

1,5
1
0,5
0
Quý I

Quý II

Quý III

Quý IV


ĐỒ THỊ 2.3 - Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi theo quý 2015. Nguồn
www.baomoi.com
Tỷ lệ thất nghiệp của lao động từ 25 tuổi trở lên năm 2015 là 1,27% (năm 2013 là
1,21%; năm 2014 là 1,15%), trong đó khu vực thành thị là 1,83% (năm 2013 là 2,29%; năm
2014 là 2,08%); khu vực nông thôn là 0,99% (năm 2013 là 0,72%; năm 2014 là 0,71%).

SVTH: Lý Hoàng Long

14


Chuyên đề môn học

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Túc

3,31

3,5

2,96

2,75

3

2,4

2,5


2,32
Cả nước

1,82

2

1,48

Thành Thị

1,2

1,5

0,82

1

Nông Thôn

0,5
0
2013

2014

2015

ĐỒ THỊ 2.4 - Tỷ lệ thất nghiệp của lao động từ 25 tuổi trở lên 2013-2015. Nguồn

www.baomoi.com
Tuy nhiên, để đánh giá về tình hình lao động và việc làm trong nền kinh tế, chúng ta
cần biết thêm một tiêu chí khác là tỷ lệ lao động thiếu việc làm. Đây là tiêu chí quan trọng
được tính cho cả lao động ở khu vực nông thôn và thành thị nhưng chưa được công bố từ
trước đến nay. Ở Việt Nam, tỷ lệ lao động thiếu việc làm thường cao hơn nhiều so với tỷ lệ
thất nghiệp; trong đó tỷ lệ thiếu việc làm nông thôn thường cao hơn thành thị. Tỷ lệ thiếu
việc làm của lao động trong độ tuổi lao động năm 2015 là 1,82% (năm 2013 là 2,75%; năm
2014 là 2,40%), trong đó khu vực thành thị là 0,82% (năm 2013 là 1,48%; năm 2014 là
1,20%); khu vực nông thôn là 2,32% (năm 2013 là 3,31%; năm 2014 là 2,96%).
3,31

3,5
3

2,96

2,75
2,4

2,5
2

2,32
1,82

1,48

Thành Thị

1,2


1,5

0,82

1

Cả nước

Nông Thôn

0,5
0
2013

2014

2015

ĐỒ THỊ 2.5 - Tỷ lệ lao động thiếu việc làm 2013-2015. Nguồn: www.baomoi.com
SVTH: Lý Hoàng Long

15


Chuyên đề môn học

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Túc

Trong số thất nghiệp này những người lao động chân tay không có tay nghề chiếm

57,2%, số còn lại là những người có trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng nghề nghiệp.
Nếu tính riêng người được coi là có trình độ cao đẳng chuyên nghiệp mà không có việc làm
là 117.300 người. Sinh viên tốt nghiệp đại học không tìm được việc làm còn cao hơn lên đến
225.500 người.
Tỷ lệ thiếu việc làm có xu hướng giảm dần vào cuối năm (quý I là 2,43%; quý II là
1,80%; quý III là 1,62%; quý IV là 1,66%) và giảm chủ yếu ở khu vực nông thôn (quý I là
3,05%; quý II là 2,23%; quý III là 2,05%; quý IV là 2,11%).
3,5

3,05

3
2,43

2,23

2,5
1,8

2

2,05
1,62

2,11
1,66

Cả nước
Nông Thôn


1,5
1
0,5
0
Quý I

Quý II

Quý III

Quý IV

ĐỒ THỊ 2.6 - Tỷ lệ thiếu việc làm theo quý 2015. Nguồn www.baomoi.com
Theo Tổng cục thống kê, ước tính trong năm 2015 cả nước có 56% lao động có việc
làm phi chính thức ngoài hộ nông, lâm nghiệp, thủy sản có việc làm phi chính thức(năm
2013 là 59,3%; năm 2014 là 56,6%), trong đó thành thị là 47,1% (năm 2013 là 49,8%; năm
2014 là 46,7%) và nông thôn là 64,3% (năm 2013 là 67,9%; năm 2014 là 66,0%).
Thất nghiệp trong thanh niên đang trở thành một vấn đề quan tâm của xã hội. Nguyên
nhân chính dẫn đến tình trạng thất nghiệp trong thanh niên tăng cao một phần xuất phát từ
việc thị trường lao động được bổ sung thêm nhiều nhân lực trong khi nền kinh tế chưa đạt
tới tốc độ tăng trưởng phù hợp để đáp ứng nhu cầu việc làm đó.

SVTH: Lý Hoàng Long

16


×