TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐẶNG TRÚC MY
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THẤT NGHIỆP
CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2012 - 2014
CHUYÊN ĐỀ
Ngành Kinh Tế
Tháng 5 – Năm 2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐẶNG TRÚC MY
MSSV: B1201544
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THẤT NGHIỆP
CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2012 - 2014
CHUYÊN ĐỀ
Ngành Kinh Tế
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
NGUYỄN NGỌC ĐỨC
Tháng 6 – Năm 2014
MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1 Tốc độ tăng trưởng GDP theo quý giai đoạn 2012 – 2014..............9
Hình 3.2 Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm của lực lượng lao động..........10
Hình 3.3 Tăng trưởng GDP và số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động
các quý năm 2013 và 2014.................................................................................22
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Số người thất nghiệp và thiếu việc làm của lực lượng lao động
trong độ tuổi........................................................................................................10
Bảng 3.2 Số người thất nghiệp và thiếu việc làm phân theo khu vực thành
thị và nông thôn..................................................................................................13
Bảng 3.4 Cơ cấu lao động thất nghiệp và thiếu việc làm giữa thành thị và
nông thôn............................................................................................................13
Bảng 3.4 Số người thất nghiệp và thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi
phân theo vùng....................................................................................................15
Bảng 3.5 Số người thất nghiệp của lao động phân theo độ tuổi...................16
Bảng 3.6 Tổng sản phẩm trong nước theo giá hiện hành của các khu vực
kinh tế..................................................................................................................18
Bảng 3.7 Cơ cấu lực lượng lao động trong độ tuổi phân theo khu vực kinh
tế..........................................................................................................................19
Bảng 3.8 Tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo chia theo trình độ
năm 2013.............................................................................................................20
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh,
trước hết là hướng đến mục tiêu Việt Nam trở thành nước công nghiệp phát
triển vào năm 2020 thì vấn đề thất nghiệp và các chính sách giải quyết việc
làm đang là đề tài hết sức nóng bỏng và không kém phần bức bách được toàn
xã hội đặc biệt quan tâm.
Thất nghiệp là một hiện tượng kinh tế vĩ mô ảnh hưởng sâu sắc và trực tiếp
đến nền kinh tế mà hầu hết các nước trên thế giới phải đương đầu. Trong nền
kinh tế thị trường, thất nghiệp là một hiện tượng khách quan và nó được biểu
hiện như một đặc trưng vốn có của kinh tế thị trường. Tác động của thất
nghiệp đến sự phát triển, ổn định kinh tế, chính trị và xã hội của mỗi quốc gia
là rất lớn, nó đẩy người lao động bị thất nghiệp vào tình cảnh túng quẫn do
giảm sút thu nhập, lãng phí nguồn lực xã hội, là một trong những nguyên nhân
cơ bản làm cho nền kinh tế bị đình trệ. Thất nghiệp gia tăng làm cho tình hình
chính trị xã hội bất ổn, các tệ nạn xã hội và tỉ lệ tội phạm gia tăng, vấn đề tâm
lý, khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn,…Đồng thời, thất nghiệp còn làm
tăng chi tiêu của Chính phủ, của doanh nghiệp và xã hội do các trợ cấp thất
nghiệp và các chi phí có liên quan như chi phí đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng,
dịch vụ việc làm.
Đối với nước ta là một nước có dân số đông thì vấn đề việc làm cho người
lao động đang gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là những vùng ở nông thôn. Theo
Tổng cục Thống kê (2014), lực lượng lao động của Việt Nam đạt gần 55 triệu
người và dự báo sẽ còn tăng hơn nữa, mỗi năm lại tăng thêm một triệu lao
động khiến cho áp lực của chính phủ phải tạo thêm việc làm ngày càng gia
tăng. Cho nên, giải quyết vấn đề thất nghiệp ổn thỏa là vấn đề cấp bách và cần
thiết để đưa nền kinh tế đất nước đi lên.
Vì vậy, đề tài “Phân tích tình hình thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn
2011-2014” được thực hiện nhằm phân tích rõ hơn tình trạng thất nghiệp ở
nước ta trong ba năm 2012 - 2014, từ đó đưa ra chính sách hợp lý để tạo công
ăn việc làm cho người lao động và hạn chế tỷ lệ thất nghiệp.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2012 – 2014, các
nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp từ đó đưa ra giải pháp giải quyết vấn đề thất
nghiệp, tạo công ăn việc làm ở Việt Nam.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2012 –
2014
Mục tiêu 2: Phân tích tác động của thất nghiệp đến tăng trưởng kinh tế ở
Việt Nam
Mục tiêu 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyết vấn đề thất nghiệp ở
Việt Nam.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về tình hình thất nghiệp ở Việt Nam
1.3.2 Thời gian nghiên cứu
Thu thập số liệu trong khoảng thời gian từ 1/1/2012 đến 31/12/2014
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung vào phân tích tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm của lực
lượng lao động trong độ tuổi lao động của cả nước Việt Nam qua các năm
2012- 2014.
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Một số khái niệm
- Lực lượng lao động (hay dân số hoạt động kinh tế) bao gồm những người
đang làm việc và thất nghiệp từ 15 tuổi trở lên trong tuần nghiên cứu. Lực
lượng lao động không bao gồm những người trong tuổi lao động nhưng nằm
trong tình trạng: làm nội trợ chính trong gia đình, học sinh, sinh viên, những
người không có nhu cầu làm việc 1
- Thất nghiệp là tình trạng tồn tại của những người lao động muốn có việc
làm nhưng không tìm được việc làm. Số người thất nghiệp là những người từ
15 tuổi trở lên mà trong tuần tham chiếu đã hội tụ đủ yếu tố sau đây:
(i) Không làm việc nhưng sẵn sàng và mong muốn có việc làm
(ii) Đang đi tìm việc làm có thu nhập, kể cả những người trước đó chưa bao
giờ làm việc 2
- Tỷ lệ thất nghiệp là chỉ tiêu biểu hiện tỷ lệ so sánh số người thất nghiệp
với lực lượng lao động (tổng dân số hoạt động kinh tế) trong kỳ 3. Tỷ lệ thất
nghiệp được đo lường theo công thức:
- Người thiếu việc làm bao gồm những người có việc làm mà trong thời
gian tham chiếu (7 ngày trước thời điểm điều tra) thoả mãn cả 3 tiêu chuẩn
sau đây:
Thứ nhất, mong muốn làm việc thêm giờ, nghĩa là: (i) muốn làm thêm một
(số) công việc để tăng thêm giờ; (ii) muốn thay thế một trong số (các) công
việc đang làm bằng một công việc khác để có thể làm việc thêm giờ; (iii)
muốn tăng thêm giờ của một trong các công việc đang làm, (iv) hoặc kết hợp
3 loại mong muốn trên.
1, 2, 3 Tổng cục Thống Kê. 2013. Niên giám thống kê. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống Kê
2
3
Thứ hai, sẵn sàng làm việc thêm giờ, nghĩa là trong thời gian tới (ví dụ một
tuần) nếu có cơ hội việc làm thì họ sẵn sàng làm thêm giờ ngay.
Thứ ba, thực tế họ đã làm việc dưới một ngưỡng thời gian cụ thể đối với tất
cả các công việc đã làm trong tuần tham chiếu. Giống như các nước đang thực
hiện chế độ làm việc 40 giờ/tuần, “ngưỡng thời gian” để xác định tình trạng
thiếu việc làm của nước ta là “đã làm việc dưới 35 giờ trong tuần tham chiếu”
4
- Tỷ lệ thiếu việc làm là chỉ tiêu biểu hiện tỷ lệ so sánh số người thiếu việc
làm với lực lượng lao động (tổng dân số hoạt động kinh tế) trong kỳ 5. Tỷ lệ
thiếu việc làm được đo lường theo công thức:
2.1.2 Phân loại thất nghiệp
Để dễ nghiên cứu về vấn đề thất nghiệp hơn, các nhà kinh tế chia thất
nghiệp thành ba loại: thất nghiệp cọ xát, thất nghiệp cơ cấu và thất nghiệp chu
kỳ (hay thất nghiệp do nhu cầu thấp)
Thất nghiệp cọ xát
Thất nghiệp cọ xát đề cập đến việc người lao động có kỹ năng lao động đáp
ứng được nhu cầu của thị trường nhưng lại bị thất nghiệp trong một thời gian
ngắn nào đó do: thay đổi việc làm một cách tự nguyện hay sự thay đổi trong
cung cầu hàng hóa dẫn đến việc phải thay đổi công việc từ một doanh nghiệp,
một ngành sản xuất hay một vùng lãnh thổ sang nơi khác.
Rất nhiều người lao động muốn tìm được việc làm tốt hơn việc làm đang
có. Tốt hơn có thể là tiền lương cao hơn, địa điểm làm việc phù hợp hơn, môi
trường làm việc tốt hơn hay điều kiện sống tốt hơn. Dù với bất kỳ mục tiêu gì,
sẽ rất khó giữ công việc cũ đồng thời với tìm kiếm công việc mới. Đó là vì
các doanh nghiệp thường không mở cửa sau giờ làm việc hay vào cuối tuần để
người lao động đang làm việc nơi khác đến xin việc. Hơn nữa, người chủ hiện
tại chắc chắn sẽ không hài lòng nếu người lao động xin vắng mặt để tìm việc
làm tốt hơn. Ông ta có thể cho người lao động cả thời gian còn lại để tìm việc
mới, nghĩa là có thể cho nghỉ việc. Do đó, hầu hết lao động phải tự động rời
4, 5 Tổng cục Thống Kê. 2013. Niên giám thống kê. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống Kê
5
bỏ công việc cũ để tìm kiếm công việc mới tốt hơn, dẫn đến thất nghiệp cọ
xát.
Thất nghiệp cơ cấu
Có nhiều người không tìm được việc làm do không đủ khả năng để đáp ứng
nhu cầu của công việc. Có người không có việc làm trong một thời gian dài và
được xem là thất nghiệp dài hạn, nghĩa là khả năng tìm được việc làm là rất
thấp. Loại thất nghiệp này được xem là thất nghiệp cơ cấu.
Thất nghiệp cơ cấu bao gồm:
Những người chưa có đủ khả năng lao động, như những người trong độ
tuổi 20 và một số người trưởng thành chưa qua đào tạo
Những người có kỹ năng lao động nhưng kỹ năng này không đáp ứng
được sự thay đổi trong yêu cầu của công việc
Những người mà kỹ năng của họ bị mất đi sau một thời gian dài không
làm việc nên không thể tìm được việc làm mới
Những người mà kỹ năng lao động của họ không được công nhận do sự
phân biệt đối xử, như người lao động thuộc nhóm dân tộc thiểu số hay người
nước ngoài không hiểu tiếng nói hay phong tục tập quán của địa phương,…
Thất nghiệp chu kỳ
Thất nghiệp chu kỳ còn được gọi là thất nghiệp do nhu cầu thấp. Loại thất
nghiệp này xảy ra so sự giảm sút trong nhu cầu đối với sản phẩm của nền kinh
tế so với sản lượng (hay năng lực sản xuất). Sự giảm sút trong nhu cầu dẫn
đến sự sa thải lao động có thể bắt đầu ở một vài thành phố lớn của nền kinh tế
và sau đó gây ra sự giảm sút trong nhu cầu đối với sản lượng của toàn bộ nền
kinh tế. Khi nhu cầu thấp hơn sản lượng thì tồn kho sẽ tăng lên nên các nhà
sản xuất buộc phải cắt giảm sản lượng và sa thải lao động. Thất nghiệp chu kỳ
thường gắn liền với năng lực cạnh tranh quốc gia, nhất là trong thời kỳ hội
nhập.
Thất nghiệp do nhu cầu thấp có quan hệ mật thiết với tốc độ tăng trưởng
kinh tế thấp. Có thể dễ dàng thấy rằng nếu sản lượng tăng trưởng chậm hơn
tốc độ tăng trưởng của năng lực sản xuất của nền kinh tế, kể cả số lượng lao
động, thì thất nghiệp sẽ tăng. Suy thoái sẽ làm tăng thất nghiệp và phục hồi
hay tăng trưởng sẽ làm giảm thất nghiệp. Sự tăng giảm của thất nghiệp do nhu
cầu thấp sẽ làm tăng giảm tỷ lệ thất nghiệp trong chu kỳ kinh tế.
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu thứ cấp thông qua báo cáo của Tổng cục Thống kê
(Nguồn: ), dữ liệu vĩ mô trang Tin nhanh và Dữ liệu
Chứng Khoán Tài chính Việt Nam (Nguồn: các báo cáo
Tình hình kinh tế - xã hội của Cổng thông tin điện tử Chính phủ (Nguồn:
/>Ngoài ra, còn tham khảo thêm sách, báo, các bài tiểu luận, luận văn mẫu để
hỗ trợ cho việc phân tích, nghiên cứu và đánh giá.
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
Mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp phân tích số tương đối, tuyệt đối, so
sánh từ các số liệu thu thập được, sử dụng phương pháp vẽ biểu đồ để có cái
nhìn tổng quan về tình trạng thất nghiệp của Việt Nam
Mục tiêu 2: Sử dụng phương pháp vẽ biểu đồ và phân tích các vấn đề kinh
tế - xã hội có liên quan để đánh giá sự ảnh hưởng của thất nghiệp đến sự phát
triển kinh tế - xã hội.
Mục tiêu 3: Sử dụng kết quả ở mục tiêu 1 và mục tiêu 2 để làm cơ sở đề
xuất giải pháp hạn chế thất nghiệp.
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG THẤT NGHIỆP CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN
2012 – 2014
3.1 Tổng quan kinh tế Việt Nam giai đoạn 2012 – 2014
Giai đoạn 2011 -2014, nền kinh tế nước ta thu được những thành tựu đáng
ghi nhận đã đưa nền kinh tế nước ta đi lên, uy tín và nâng tầm vị thế trên
trường quốc tế. Nhưng cũng không tránh khỏi những khó khăn và nhiều vấn
đề bất cập,...gây không ít ảnh hưởng cho nền kinh tế nước ta. Cụ thể như sau:
Kinh tế nước ta năm 2012 bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn kinh tế thế giới do
khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công ở Châu Âu chưa được giải
quyết. Hoạt động sản xuất và thương mại toàn cầu bị tác động mạnh, giá cả
hàng hóa diễn biến phức tạp. Tăng trưởng của các nền kinh tế đầu tàu suy
giảm kéo theo sự sụt giảm của các nền kinh tế khác. Những bất lợi từ sự sụt
giảm của kinh tế thế giới ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh
và đời sống dân cư trong nước. Thị trường tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp, hàng
tồn kho ở mức cao, sức mua trong dân giảm. Tỷ lệ nợ xấu ngân hàng ở mức
đáng lo ngại. Nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thu
hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoạt giải thể, ít nhiều cũng gây khó khăn về việc
làm cho người lao động.
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2012 theo giá so sánh 1994 ước
tính tăng 5,03% so với năm 2011 6, trong đó quý 1 tăng 4,64%; quý 2 tăng
4,8%; quý 3 tăng 5,05%; quý 4 tăng 5,44% (Hình 3.1). Tuy mức tăng trưởng
này thấp hơn mức tăng 5,89% của năm 2011 nhưng trong bối cảnh kinh tế thế
giới gặp khó khăn, cả nước tập trung thực hiện mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm
phát, ổn định kinh tế vĩ mô thì mức tăng như vậy là hợp lý và thể hiện xu
hướng cải thiện qua từng quý.
GDP năm 2013 ước tính tăng 5,42% 7, trong đó quý I tăng 4,76%, quý II
tăng 5,00%, quý III tăng 5,54%, quý IV tăng 6,04% (Hình 3.1). Mức tăng
trưởng này tuy thấp hơn mục tiêu tăng 5,5% đề ra nhưng cao hơn mức tăng
5,25% của năm 2012 và có tín hiệu phục hồi. Trong bối cảnh kinh tế thế giới
6 Tổng cục Thống Kê.2012.Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội
7 Tổng cục Thống Kê.2013.Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội
những năm qua có nhiều bất ổn, sản xuất thương mại trong nước gặp nhiều
khó khăn, lạm phát tăng cao, thì đây cũng được xem là mức tăng hợp lý,
khẳng định tính đúng đắn kịp thời, hiệu quả của các biện pháp, giải pháp của
Chính phủ.
Kinh tế - xã hội nước ta năm 2014 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới
phục hồi chậm sau suy thoái toàn cầu. Các nền kinh tế lớn phát triển theo
hướng đẩy nhanh tăng trưởng nhưng có nhiều yếu tố rủi ro trong việc điều
chỉnh chính sách tiền tệ. Nhiều nền kinh tế mới nổi gặp trở ngại từ việc thực
hiện chính sách thắt chặt để giảm áp lực tiền tệ. Ở trong nước, sản xuất kinh
doanh chịu nhiều áp lực từ những bất ổn về kinh tế và chính trị của thị trường
thế giới, cùng với những khó khăn từ những năm trước chưa được giải quyết
triệt để như áp lực về khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế chưa cao; sức ép
nợ xấu còn nặng nề; hàng hóa trong nước tiêu thụ chậm; năng lực quản lý và
cạnh tranh của doanh nghiệp thấp…Tổng GDP năm 2014 ước tính tăng 5,98%
so với năm 2013 8, trong đó quý I tăng 5,06%, quý II tăng 5,34%, quý III tăng
6,07%; quý IV tăng 6,96% (Hình 3.1). Mức tăng trưởng năm nay cao hơn
mức tăng 5,25% của năm 2012 và mức tăng 5,42% của năm 2013 cho thấy
dấu hiệu tích cực của nền kinh tế.
8 Tổng cục Thống Kê.2014.Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội
Đơn vị tính: %
Nguồn: Tổng cục thống kê, Báo cáo tình hình Kinh tế - xã hội
Hình 3.1 Tốc độ tăng trưởng GDP theo quý giai đoạn 2012 – 2014
3.2 Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2012 – 2014
3.2.1 Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm của lực lượng lao động trong
độ tuổi lao động
Việt Nam là một trong những nước đang phát triển, quy mô dân số và mật
độ dân cư tương đối lớn so với các nước trên thế giới. Đặc biệt là sau khi gia
nhập WTO góp phần thúc đẩy mở rộng và phát triển kinh tế…nhưng lại phải
đối mặt với vấn đề giải quyết việc làm gặp nhiều khó khăn. Tuy lợi thế của
nước ta là có nguồn lao động dồi dào nhưng một bộ phận lớn vẫn không tìm
được việc làm hoặc có việc làm nhưng không ổn định một phần do trình độ
chuyên môn, tay nghề còn thấp, thiếu chuyên nghiệp, không đáp ứng được
yêu cầu. Do đó, lao động vẫn trong tình trạng bán chuyên nghiệp, công việc
chấp vá, không ổn định…làm cho có sự chênh lệch giữa cung và cầu về lao
động rất lớn làm cho tỷ lệ thất nghiệp gia tăng gây ra sức ép về vấn đề việc
làm trên toàn quốc. Để tìm hiểu về tình hình thất nghiệp chung ở Việt Nam, ta
quan sát bảng số liệu sau:
Bảng 3.1 Số người thất nghiệp và thiếu việc làm của lực lượng lao động
trong độ tuổi
Đơn vị tính: Triệu người
201
2
Số người thất nghiệp
Số người thiếu việc làm
1,03
1,43
2013-2012
2013
1,16
1,46
2014-2013
2014
Triệu
người
1,13
0,13
1,29
0,03
Triệu
người
12,6 -0,03
2,1 -0,17
%
%
-2,6
-11,6
Nguồn: Tổng cục thống kê (2014)
Nguồn: Tổng cục thống kê, Niên giám thống kê tóm tắt năm 2014
Hình 3.2 Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động
Năm 2012, dưới sự ảnh hưởng của bất ổn kinh tế thế giới do khủng hoảng
tài chính ở Châu Âu chưa được giải quyết. Hoạt động sản xuất và thương mại
toàn cầu bị tác động mạnh. Kinh tế Việt Nam cũng không ngoại lệ, nhiều
doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thu hẹp sản xuất, dừng
hoạt động hoặc giải thể. Điều này gây sức ép việc làm không nhỏ đến người
lao động. Cụ thể với lực lượng lao động trong cả nước khoảng 52,35 triệu
người thì tỷ lệ thất nghiệp chiếm 1,96% tức là khoảng hơn 1 triệu lao động
trong tình trạng thất nghiệp, tỷ lệ thiếu việc làm là 2,74% tức là khoảng hơn
1,43 triệu lao động thiếu việc làm. Số người thất nghiệp và thiếu việc làm như
vậy cho thấy mức sống của người dân còn thấp, hệ thống an sinh xã hội chưa
phát triển mạnh nên người lao động không chịu cảnh thất nghiệp kéo dài mà
chấp nhận làm những công việc không ổn định với mức thu nhập thấp và bấp
bênh.
Hơn một triệu lao động thất nghiệp, lý do thất nghiệp theo cơ quan điều tra
Tổng cục thống kê và Tổ chức lao động Quốc tế (ILO 9) đã đưa ra là nền kinh
tế không tạo đủ việc làm cho cả bức tranh lao động việc làm bao gồm lao
9 ILO: International Labour Organization
động mới gia nhập thị trường và bộ phận thất nghiệp cũ. Lý do đơn giản nữa
là đặc thù văn hóa của người Việt Nam không bao giờ chịu ngồi yên khi thiếu
việc làm. Họ sẽ chuyển ngay sang làm công việc mới, thậm chí không liên
quan đến nghề nghiệp cũ để có thu nhập. Bên cạnh đó, hệ thống thất nghiệp
của Việt Nam không mạnh như các nước phát triển để có thể hỗ trợ cho người
thất nghiệp đủ sống nên người lao động thiếu việc làm hoặc thất nghiệp sẵn
sàng xoay sở đủ nghề phụ để có thu nhập.
Năm 2013, lực lượng lao động của Việt Nam đạt 53,25 triệu người. Trong
khi đó, tỷ lệ thất nghiệp chiếm 2,18% tức là khoảng 1,16 triệu người tăng
khoảng 12,6% với năm 2012, tức là khoảng 130 nghìn người và tỷ lệ thiếu
việc làm chiếm 2,75% tức là khoảng 1,46 triệu lao động - tăng nhẹ khoảng
2,1% so với cùng kì năm 2012 (khoảng 30 nghìn người).
Kinh tế thế giới năm 2013 vẫn còn nhiều bất ổn và biến động phức tạp.
Mặc dù có nhiều dấu hiệu tích cực cho thấy các hoạt động kinh tế đang phục
hồi trở lại sau suy thoái nhưng triển vọng kinh tế toàn cầu nhìn chung chưa
vững chắc, điều này tiếp tục ảnh hưởng đến nền kinh tế nước ta. Ở trong
nước, các khó khăn bất cập chưa được giải quyết, gây sản xuất lớn cho sản
xuất kinh doanh, nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất hoặc giải thể. Số
doanh nghiệp gặp khó khăn phải giải thể hoặc ngừng hoạt động năm 2013 là
60.737 doanh nghiệp - tăng gần 12% so với năm trước, số doanh nghiệp đã
giải thể là 9.818 doanh nghiệp và số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt
động là 10.083 doanh nghiệp, số doanh nghiệp ngừng hoạt động nhưng không
đăng ký là 40.116 doanh nghiệp. Mặt khác, khi thị trường khó khăn thì doanh
nghiệp càng nhận thức rõ hơn giá trị của lao động lành nghề, chuyên nghiệp.
Trong khi đó, nhóm lao động này lại đang khan hiếm trên thị trường lao động
nước ta. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tìm việc của người lao
động cũng như làm gia tăng tỷ lệ người thất nghiệp và thiếu việc làm.
Theo số liệu sơ bộ Tổng cục Thống kê (2014), lực lượng lao động của Việt
Nam khoảng 53,75 triệu người. Tỷ lệ thất nghiệp chiếm 2,1% (Quý I là
2,21%, quý II là 1,84%, quý III là 2,17%, quý IV là 2,1%) tức là khoảng gần
1,13 triệu người giảm 30 nghìn người (2,6%) so với năm 2013 và tỷ lệ thiếu
việc làm chiếm 2,4% tức là xấp xỉ 1,3 triệu người, giảm khoảng 170 nghìn
người (11,6%) so với năm 2013. Cả hai tỷ lệ đều giảm so với cùng kì năm
trước cho thấy nền kinh tế Việt Nam có những khởi sắc mới trong bối cảnh
kinh tế thế giới phục hồi chậm sau suy thoái toàn cầu. Kinh tế tiếp tục phục
hồi sẽ có tác động tích cực đến thị trường lao động.
Trong năm 2014, cả nước có 74.842 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới.
Số lao động dự kiến được tạo việc làm của các doanh nghiệp thành lập mới là
1.091 nghìn người, tăng 2,8% so với năm 2013. Điều này có thể đã giải quyết
ít nhiều lao động thất nghiệp và thiếu việc làm ở Việt Nam năm 2014.
Bà Nguyễn Thị Lan Hương, Viện trưởng Viện Khoa học lao động và Xã
hội (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) cho rằng nguyên nhân giảm số
lượng thất nghiệp có thể do tình trạng cử nhân thất nghiệp chấp nhận làm
công việc không đúng trình độ hay có thể do kinh tế có tín hiệu phục hồi, mức
tiền lương tăng nhanh khiến xu hướng thất nghiệp của một bộ phận lao động
giảm.
3.2.2 Tình hình thất nghiệp và thiếu việc làm của lao động trong độ
tuổi phân theo thành thị và nông thôn
Hiện nay, Việt Nam với số dân gần 91 triệu người thì có khoảng 66% dân
số sống ở khu vực nông thôn. Mặc dù tiến trình đô thị hóa ở Việt Nam đã và
đang diễn ra nhưng đến nay lao động nông thôn vẫn được xem là đông đảo.
Theo điều tra của Tổng cục Thống kê (2014), lao động nông thôn hiện chiếm
gần 70% lực lượng lao động, tức là gần gấp đôi lực lượng lao động ở thành
thị. Do điều kiện cơ sở vật chất, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và
trình độ phát triển kinh tế khác nhau giữa thành thị và nông thôn nên nguồn
lao động ở hai khu vực có mức phân bổ tỷ lệ chênh lệch nhau, cũng vì vậy mà
cơ hội tìm kiếm việc làm cũng khác nhau. Để hiểu rõ hơn về sự khác biệt thực
trạng thất nghiệp ở thành thị và nông thôn ta tìm hiểu 2 bảng số liệu sau:
Bảng 3.2 Số người thất nghiệp và thiếu việc làm phân theo khu vực thành
thị, nông thôn
Đơn vị tính: Nghìn người
Số người thất nghiệp
2012
2013
2014
Chung
Thành
thị
1026
1160,8
1128,7
514,5
581,9
568
Nông
thôn
511.5
578,9
560,7
Số người thiếu việc làm
Chung
1434,3
1464,3
1290
Thành
thị
244.6
235,2
193,2
Nguồn: Tổng cục Thống kê, Báo cáo điều tra lao động và việc làm
Nông
thôn
1189,7
1229.1
1096,8
Bảng 3.3 Cơ cấu lao động thất nghiệp và thiếu việc giữa thành thị và nông
thôn
Đơn vị tính: %
Thất nghiệp
2012
2013
2014
Thiếu việc làm
Chun
g
Thành thị Nông thôn Chung Thành thị
100
50.15
49.85
100
17.05
100
50.13
49.87
100
16.06
100
50.32
49.68
100
14.98
Nông thôn
82.95
83.94
85.02
Nguồn: Tổng cục Thống kê, Báo cáo điều tra lao động và việc làm
Quan sát bảng số liệu trên, ta thấy số người thất nghiệp ở thành thị thường
cao hơn nông thôn nhưng khoảng cách này là không cao. Trong khi đó, chênh
lệch về số người thiếu việc làm giữa hai khu vực này lại rất lớn, lao động
thiếu việc làm ở nông thôn trong 3 năm đều gấp khoảng 5 lần khu vực thành
thị. Nổi bật là năm 2014, lao động thiếu việc làm ở nông thôn chiếm hơn 85%
lao động cả nước và thành thị chỉ chiếm gần 15%.
Theo đánh giá của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, đặc thù của thị
trường lao động nước ta trong những năm gần đây là thất nghiệp cao ở khu
vực thành thị và thiếu việc làm chủ yếu ở khu vực nông thôn. Nguyên nhân
khiến thất nghiệp ở khu vực thành thị là do thị trường lao động phát triển sâu
rộng đòi hỏi chất lượng lao động cao, trong khi đó không ít ngành nghề đào
tạo lại không phù hợp với yêu cầu của thị trường. Cùng đó, lao động không
nghề có tỷ trọng lớn nên càng ngày càng khó có cơ hội tìm việc làm.
Nông thôn có nguồn lao động dồi dào và tiềm năng, là nơi cung cấp và hậu
thuẫn đắc lực về nguồn nhân lực cho các khu đô thị và khu công nghiệp. Tuy
nhiên lao động thiếu việc làm của khu vực nông thôn còn cao, đây cũng vấn
đề bức bách của xã hội cần sớm được hạn chế và khắc phục. Những năm qua,
đất nông nghiệp thuộc diện thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp, khu chế
xuất, các khu đô thị và công trình công cộng…tăng mạnh nên thanh niên nông
thôn càng thêm thiếu việc làm. Một lý giải nữa giải thích vì sao lao động thiếu
việc làm ở nông thôn cao hơn rất nhiều so với thành thị là do trình độ học vấn
và kỹ năng nghề thấp. Cũng vì không có tay nghề trình độ thấp, quan hệ xã
hội hạn hẹp, ít có điều kiện tiếp cận và sử dụng các tư liệu lao động hiện đại
nên buộc họ phải chấp nhận những việc làm tạm bợ có mức thu nhập thấp,
bấp bênh. Trung bình trong ba năm, cứ 1000 người đang làm việc ở nông thôn
thì có khoảng 32 lao thiếu việc làm. Tính đến thời điểm 31/12/2104, cả nước
đã có khoảng 1,3 triệu lao động thiếu việc làm. Trong đó có 84,3% lao động
thiếu việc làm sinh sống ở khu vực nông thôn.
3.2.3 Số người thất nghiệp và thiếu việc làm của lực lượng lao động
trong độ tuổi phân theo vùng
Số lượng, tốc độ gia tăng và cơ cấu dân số có ảnh hưởng lớn tới nguồn lao
động và vấn đề giải quyết việc làm của mỗi vùng, miền trên cả nước. Dưới
đây là bảng số liệu tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm của lao động trong độ
tuổi phân theo vùng được công bố trong Báo cáo điều tra lao động và việc làm
của Tổng cục Thống kê công bố qua các năm:
Bảng 3.4 Số người thất nghiệp và thiếu việc làm trong độ tuổi phân theo
vùng
Đơn vị tính: Nghìn người
Khu vực
CẢ NƯỚC
Đồng bằng sông Hồng
Trung du và miền núi phía
Bắc
Bắc Trung Bộ và duyên hải
miền Trung
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Đồng bằng sông Cửu Long
Thất nghiệp
2012
2013
2014
1026,0 1160,8 1128,7
224,0
317,6
339,3
Thiếu việc làm
2012
2013
2014
1434,3 1464,3 1290,0
292,3
317,2
299,7
54,1
59,8
56,0
139,8
121,5
106,4
249,9
249,9
264,0
363,8
335,3
310,2
46,1
227
224,9
49,2
234,6
249,8
40,5
217,9
211,0
87,0
79,4
472
78
77,2
535,1
81,3
53,3
439,1
Nguồn: Tổng cục Thống kê, Báo cáo điều tra lao động và việc làm
Nhìn chung số người thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi của
các vùng biến động cũng như quy luật chung của cả nước, đó là từ 2012 tăng
lên vào 2013 sau đó giảm ở năm 2014, chỉ có Đồng bằng sông Hồng, Bắc
Trung Bộ và duyên hải miền Trung con số này lại có xu hướng tăng dần. Số
người thiếu việc làm của các vùng thì biến động không theo quy luật. Trong
khi các vùng Trung du và miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và duyên hải
miền Trung và Đông Nam Bộ lao động thiếu việc làm có xu hướng giảm, thì
con số này ở 2 vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng lại
tăng lên năm 2013 và giảm ở năm 2014, ngược lại Tây Nguyên là vùng duy
nhất giảm xuống ở năm 2013 và sang năm 2014 lại tăng lên.
Quan sát giữa các vùng, từ số liệu thống kê cho thấy số lao động thất
nghiệp thấp nhất trong ba năm thuộc về Tây Nguyên với số lượng (nghìn
người) lần lượt là 46,1; 49,2 và 40,5 đứng đầu cả nước về tỷ lệ này là Bắc
Trung Bộ và duyên hải miền Trung ở năm 2012 với gần 250 nghìn lao động
thất nghiệp, năm 2013 và 2014 con số này cao nhất thuộc về khu vực Đồng
bằng sông Hồng với số lượng lần lượt là 317,6 và 339,3 nghìn người. Vùng có
số người thiếu việc làm thấp nhất trong 3 năm đó là vùng Đông Nam Bộ - đây
là vùng có lực lượng lao động có chuyên môn cao hơn so với các vùng khác,
nơi có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất thu hút hàng trăm ngàn lao động
từ các vùng miền trong nước đổ về làm việc, số lao động lần lượt là 79,4; 77,2
và 53,3 nghìn người. Đứng đầu cả nước về số người thiếu việc làm là vùng
Đồng bằng sông Cửu Long, với số lượng lần lượt là 472; 535,1 và 439,1
nghìn người. Tuy là vùng có nhiều tiềm năng, thế mạnh và có nguồn nhân lực
dồi dào nhưng chất lượng lao động, việc làm và dạy nghề của Đồng bằng sông
Cửu Long còn nhiều hạn chế. Mặt khác, do có truyền thống làm nông, khi
thực hiện quá trình công nghiệp hóa, lực lượng lao động ở đây thiếu trình độ,
tay nghề thấp nên quá trình tìm việc cũng gặp không ít khó khăn.
3.2.4 Số người thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi phân
theo độ tuổi
Dân số nước ta hiện nay đã đạt mốc 90 triệu người, đứng thứ 14 trên thế
giới và thứ 8 Châu Á. Việt Nam đang ở giai đoạn cơ cấu “dân số vàng” (người
trong độ tuổi lao động gấp đôi người ngoài độ tuổi lao động). Cơ cấu dân số
trẻ mang đến cho nước ta nhiều cơ hội phát triển. Đặc biệt là tạo ra nguồn lao
động trẻ và dồi dào. Tuy nhiên đây cũng là một thách thức, áp lực cho thị
trường việc làm nước ta. Thực trạng ở Việt Nam cho thấy, số người lực lượng
lao động đông về số lượng nhưng chất lượng chưa cao do thiếu lao động có
tay nghề cao, kỹ năng hạn chế và phần nữa thị trường việc làm vẫn chưa đáp
ứng nhu cầu của người lao động. Vì thế, vấn nạn thất nghiệp vẫn đang tồn tại,
đặc biệt là thất nghiệp ở thanh niên.
Bảng 3.5 Số người thất nghiệp của lực lượng lao động phân theo độ tuổi
Đơn vị tính: %
Năm
2012
2013
2014
Cả nước
Giá trị
%
1026 100
1160,8 100
1128,7 100
15-24
25-49
50+
Giá trị
% Giá trị % Giá trị %
479,1 46,7 501,7 48,9
45,2
4,4
545,6
47
527 45,4
88,2
7,6
480,7 42,6
384,5 34,1
263,5 23,3
Nguồn: Tổng cục thống kê
Qua bảng số liệu, nhìn chung ta thấy số người thất nghiệp ở các nhóm tuổi
đều tăng từ năm 2012 lên 2013 và giảm xuống ở năm 2014, riêng nhóm 50+
thì con số này lại tăng dần. Nhóm tuổi có số người thất nghiệp cao nhất năm
2012 là nhóm từ 25-49 tuổi là nhóm và con số này cao nhất thuộc về nhóm lao
động thanh niên 15-24 tuổi ở năm 2013 và 2014.
Năm 2012, cả nước có khoảng 1026 nghìn lao động thất nghiệp, trong đó
cao nhất là nhóm lao động từ 25-49 tuổi với 501,7 nghìn người - chiếm 48,9%
tổng số người thất nghiệp, kế tiếp là nhóm lao động thanh niên 15-24 tuổi với
479,1 nghìn người chiếm 46,7% trong tổng số, trong khi đó nhóm dân số 1524 tuổi chỉ chiếm 20,7% tổng dân số từ 15 tuổi trở lên của cả nước 10 và cuối
cùng là nhóm 50+ chỉ chiếm 4,4%.
Năm 2013 và 2014, số người thất nghiệp cao nhất là nhóm lao động thanh
niên 15-24 tuổi với số lượng lần lượt là 545,5 nghìn người (chiếm 47%) và
480,7 nghìn người - chiếm 42,6% trong tổng số người thất nghiệp, kế tiếp là
nhóm lao động từ 25-49 tuổi với số lượng lần lượt là 527 nghìn người (chiếm
45,4%) và 384,5 nghìn người – chiếm 34,1% trong tổng số người thất nghiệp.
Cuối cùng là nhóm tuổi 50+, năm 2013 là 88,2 nghìn người (chiếm 7,6%) và
năm 2014 chiếm 23,3% với 263,5 nghìn người thất nghiệp. Riêng năm 2014,
lực lượng lao động người từ 50+ tăng cao, gần 200 nghìn lao động lớn tuổi
thất nghiệp trong năm này.
Theo thông tin được bà Nguyễn Thị Xuân Mai, Vụ trưởng Vụ Thống kê
Dân số và Lao động (Tổng cục Thống kê – Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đưa ra thì
trong năm 2013, tỷ lệ sinh viên ra trường thất nghiệp tương đối nhiều. Theo
đó, sinh viên có bằng đại học ở độ tuổi 21 – 29 tuổi bị thất nghiệp lên tới con
số 101 nghìn người. Bà cũng lưu ý rằng, sinh viên thất nghiệp có bằng đại
học chiếm tỷ lệ tới 9,89% tổng số thất nghiệp trong độ tuổi từ 21 – 29 tuổi.
3.2.5 Ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến vấn đề lao động
và việc làm
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã
được Đảng và Nhà nước ta xác định là con đường tất yếu để Việt Nam nhanh
chóng thoát khỏi tình trạng lạc hậu, chậm phát triển, trở thành một quốc gia
văn minh, hiện đại. Nội dung và yêu cầu cơ bản của chuyển dịch cơ cấu kinh
tế ở nước ta theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa là tăng tỷ trọng của các
ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, đồng thời giảm dần tương đối tỷ
trọng giá trị trong GDP của các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản. Sự biến
đổi của cơ cấu kinh tế ngành thể hiện bằng giá trị tổng sản phẩm xã hội trong
nước (GDP) trong cơ cấu ba nhóm ngành cơ bản được thể hiện trong bảng
dưới đây:
10 Tổng cục Thống kê.2012.Báo cáo điều tra lao động – việc làm
Bảng 3.6 Tổng sản phẩm trong nước theo giá hiện hành của các khu vực
kinh tế
Đơn vị tính: Nghìn tỷ đồng
2012
Tổng số
Nông, lâm nghiệp
và thủy sản
Công nghiệp và
xây dựng
Dịch vụ
Giá trị
3245,4
2013
%
100
Giá trị
3584,3
638,3 19,67
658,8
1253,6 38,63
1373
1353,5
41,7
1552,5
2014
%
100
18,3
8
38,3
1
43,3
1
Giá trị
3937,9
%
100
713,4
18,12
1516,2
38,5
1708,3
43,38
Nguồn: Tổng cục Thống Kê (2014)
Qua bảng số liệu trên, có thể nói cơ cấu kinh tế trong những năm qua
chuyển dịch theo hướng khá tích cực. Tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và
thủy sản giảm dần, tỷ trọng ngành dịch vụ có tăng và tỷ trọng công nghiệp,
xây dựng giảm nhẹ. Theo đó, tỷ trọng khu vực nông, lâm và thủy sản thay đổi
lớn nhất, năm 2014 chiếm 18,12% - giảm 0,26 điểm phần trăm so với năm
2013 và 1,55 điểm phần trăm so với năm 2012. Tỷ trọng khu vực dịch vụ năm
2014 là 43,38% - tăng 0,07 điểm phần trăm so với 2013 và tăng 1,68 điểm
phần trăm so với năm 2012, đây cũng là khu vực chiếm tỷ trọng cao nhất
trong tổng sản phẩm cả nước. Khu vực công nghiệp và xây dựng tuy giảm
nhưng đây cũng là khu vực chiếm tỷ trọng cao trong tổng số, gấp hơn 2 lần tỷ
trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản; năm 2014 đạt 38,5% tăng 0,19
điểm phần trăm so với năm 2013, nhưng giảm 0,13 điểm phần trăm so với
năm 2012.
Cùng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thì cơ cấu lao động cũng
thay đổi, thị trường luôn biến động thì thị trường lao động cũng biến động
không ngừng để đáp ứng cho nhu cầu của nền kinh tế.