Phân tích bài ca dao Khăn thuơng nhớ ai
Đề bài: Em hãy viết bài văn Phân tích bài ca dao Khăn thương nhớ ai.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn rơi xuống đất.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn vắt lên vai.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn chùi nước mắt.
Đèn thương nhớ ai,
Mà đèn không tắt ,
Mắt thương nhớ ai,
Mắt ngủ không yên.
Đêm qua em những lo phiền,
Lo vì một nỗi không yên một bề…
Bài thơ được viết theo thể bốn chữ và kết thúc bằng hai câu lục bát rất phù hợp với việc
gửi gắm tâm tư sâu kín và những trạng thái phức tạp, tinh tế của tâm hồn. Nhân vật trữ
tình trong bài ca dao là cô gái đang sống trong tâm trạng thương nhớ người yêu khôn
nguôi. Những lo phiền chất chứa trong lòng cũng xuất phát từ niềm thương nhớ ấy.
Thương nhớ vốn là thứ tình cảm khó hình dung, nhất là thương nhớ trong tình yêu. Vậy
mà ở bài này, nó lại được diễn tả một cách cụ thể, tinh tế và gợi cảm nhờ cách nói bằng
những hình ảnh tượng trưng mang tính nghệ thuật cao. Nỗi niềm thương nhớ của cô gái
đối với người yêu đã được gửi gắm vào các sự vật như cái khăn, cái đèn, đôi mắt, đặc biệt
là hình ảnh cái khăn.
Xưa kia, cái khăn thường là ki vật để trao duyên, gợi nhớ đến người yêu đang xa cách:
Gửi khăn, gửi ảo, gửi lời,
Gửi đôi chàng mạng cho người đàng xa.
Hay
Nhớ khi khăn mở, trầu trao,
Miệng thì cười nụ biết bao nhiêu tình.
Các tác giả dân gian mượn ngoại vật là cái khăn, cái đèn đã được nhân hoá và con mắt là
hoán dụ để diễn tả tâm trạng của nhân vật trữ tình. Rõ ràng mục đích của nhà thơ bình
dân là biến cái khăn, cái đèn, đôi mầt thành biểu tượng cho nỗi niềm thương nhớ của
người con gái đang yêu.
Sáu câu thơ cấu trúc theo lối vắt dòng láy lại sáu lần từ Khăn ở vị trí đầu câu và láy lại ba
lần câu hỏi thương nhớ ai thể hiện nỗi nhớ triền miên, da diết. Dường như mỗi lần hỏi là
một lần nỗi nhớ lại trào dâng. Yêu và nhớ là hai mặt của tình yêu, yêu say đắm thì nhớ
thiết tha. Đó là nỗi nhớ có không gian trải ra trên nhiều chiều: Khăn rơi xuống đất, Khăn
vắt lên vai, Khăn chùi nước mắt và biểu hiện trong mọi suy nghĩ, hành động, khiến cô gái
bồn chồn, khắc khoải như đứng đống lửa, như ngồi đống than và rơi nước mắt.
Sáu câu thơ hỏi khăn gồm 24 chữ, thì đã có đến 16 thanh bằng mà hầu hết là thanh không,
gợi nỗi thương nhớ người yêu đến cháy lòng của cô gái. Tuy vậy, cô vẫn biết kìm nén
dòng cảm xúc đang dâng trào trong tâm hồn.
Nỗi nhớ mở rộng theo không gian và trải dài theo thời gian. Nỗi nhớ được tiếp tục gửi
vào ngọn đèn: Đèn thương nhớ ai, Mà đèn không tắt. Chừng nào ngọn lửa tình yêu vẫn
cháy sáng trong trái tim người con gái thì ngọn đèn kia vẫn sáng thâu đêm. Đèn không tắt
hay chính con người đang thao thức thâu đêm trong nỗi nhớ thương đằng đẵng ? Nếu trên
kia, cái khăn đã biết giãi bày, thì ở đây, ngọn đèn cũng biết thổ lộ. Nó nói với chúng ta
nhiều điều không có trong lời ca…
Cuối cùng, cô gái hỏi chính đôi mất của mình. Dù kín đáo, gợi cảm bao nhiêu chăng nữa
thì cái khăn và ngọn đèn cũng chỉ là những hình ảnh được mượn làm cái cớ để gửi gắm
nỗi niềm tâm sự. Đến đây, dường như không kìm lòng được nữa, cô gái đã hỏi trực tiếp
chính mình: Mất thương nhớ ai, Mắt ngủ không yên. Nỗi nhớ thương nặng trĩu, cho nên:
Đêm nằm lưng chẳng tới giường. Cứ nhắm mắt vào, hình ảnh người thương lại hiện ra,
ngủ làm sao cho được! Ở trên là đèn không tắt thì ở đây Mắt ngủ không yên. Hình tượng
thơ thật hợp lí, nhất quán và tự nhiên như tình yêu và niềm thương nỗi nhớ của cô gái.
Nếu tâm trạng cô gái trong những câu thơ bốn chữ được diễn tả bằng hình thức gián tiếp
thì đến hai câu lục bát cuối cùng nó đã được giãi bày trực tiếp, ở trên, nỗi nhớ còn được
che giấu ít nhiều bằng những hình ảnh có tính chất tượng trưng thì đến đây trái tim đã tự
thốt lên Iời.
Tâm trạng lo phiền của cô gái cũng xuất phát từ cội nguồn thương nhớ. Cô Lo vì một nỗi
không yên một bề. Một nỗi, một bề mà hoá thành rất nhiểu vấn vương, thao thức. Cô gái
lo cho chàng trai hay lo rằng chàng trai không yêu thương mình tha thiết như mình đã yêu
thương chàng ? Đây cũng là tâm trạng phổ biến của những cô gái đang yêu.
Nỗi nhớ được nói đến dồn dập trong 10 câu thơ 4 chữ, chỉ có lời hỏi mả không có lời đáp.
Nhưng câu trả lời đã được giản tiếp khẳng định trong năm điệp khúc thương nhớ ai vang
mãi không dứt như một niềm khắc khoải để rồi cuối cùng trào ra thành một niềm lo âu
thực sự cho hạnh phúc lứa đôi:
Đêm qua em những lo phiền,
Lo vì một nỗi không yên một bề…
Tình yêu dù trong sáng, mãnh liệt, lãng mạn bay bổng tới đâu chăng nữa cũng gắn bó với
đời thường mà đời thường vốn lại nhiều dâu bể. Bởi thế mà Cô gái nhớ thương người yêu
và lo lắng cho duyên phận đôi lứa không yên một bề. Vì sao vậy? Phải đặt bài ca này vào
cuộc sống của người phụ nữ xưa và trong hệ thống của những bài ca than thân về hôn
nhân và gia đình thì ta mới thấy hết ý nghĩa của hai câu kết, hạnh phúc lứa đôi của họ
thường bấp bênh vì tình yêu tha thiết nhiều khi không dẫn đến hôn nhân. Mặc dầu vậy,
bài ca dao vẫn là tiếng hát của một trái tim khao khát yêu thương.. Điều đó khiến cho nỗi
nhớ này không hề bi luỵ mà như một nét đẹp trong tâm hồn đáng quý của các cô gái Việt
ở làng quê xưa