Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Đề thi học sinh giỏi môn văn tỉnh sóc trăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.61 KB, 6 trang )

Đê ̀ thi hoc̣ sinh gioỉ môn v ăn tinh
̉ Soć
Tr ăng
Posted by Thu Trang On Tháng Tám 30, 2016 0 Comment
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CẤP TỈNH
SÓC TRĂNG
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯
Đề chính thức

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
Năm học 2014-2015
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

Môn: Ng ữ văn – L ớp 12
(Thời gian làm bài 180 phút, không kể phát đề)
Ngày thi: 20/9/2014
Câu 1: (8,0 điểm)
Nguyễn Quang Thiều, trong bài viết Những câu hỏi không lãng mạn, đã đặt
ra vấn đề như sau: “Ta hỏi một con chim: Ngươi cần gì? Chim trả lời: Ta cần
bay. Một con chim được ăn kê béo trong lồng sẽ trở thành con gà bé bỏng tội
nghiệp và vô dụng. Ta hỏi một dòng sông: Người cần gì? Sông trả lời: Ta cần
chảy. Một dòng sông không chảy sẽ trở thành vũng nước, khô cạn dần rồi
biến mất. Ta hỏi một con tàu: Ngươi cần gì? Con tàu trả lời: Ta cần được ra
khơi. Một con tàu không ra khơi, nó chỉ là một vật biết nổi trên mặt nước và
sẽ chìm dần theo thời gian. Ta hỏi một con người: Ngươi cần gì? Con người
này trả lời: Ta cần được lao động trong sáng tạo.”
Macxim Gorki thì cho rằng: “Lao động là đôi cánh ước mơ, là cội nguồn của
những niềm vui và sáng tạo”.
Suy nghĩ của anh/chị về vấn đề trên.
Câu 2: (12,0 điểm)


Bàn về tiếp nhận văn học, có nhận định như sau:
“Tiếp nhận văn học là hoạt động chiếm lĩnh các giá trị tư tưởng, thẩm mĩ
của tác phẩm văn học […] Về thực chất, tiếp nhận văn học là một cuộc giao
tiếp, đối thoại tự do giữa người đọc và tác giả qua tác phẩm. Nó đòi hỏi
người đọc tham gia với tất cả trái tim, khối óc, hứng thú và nhân cách, tri
thức và sức sáng tạo. Trong tiếp nhận văn học người đọc ở vào một tâm


trạng đặc biệt, vừa quên mình, vừa sống để thể nghiệm nội dung tác phẩm,
vừa phân thân, duy trì khoảng cách thẩm mĩ để nhìn nhận tác phẩm từ bên
ngoài…”
(Lê Bá Hán – Trần Đình Sử – Nguyễn Khắc Phi, Từ điển thuật ngữ văn học,
NXB Giáo dục, 2007)
Bằng thực tế trải nghiệm của bản thân về việc đọc sách, anh/chị hãy làm sáng
tỏ nhận định trên.
— Hết —
HƯỚNG DẪN CHẤM
1. HƯỚNG DẪN CHUNG
– Giám khảo chú ý đến yêu cầu của kỳ thi chọn HS giỏi cấp tỉnh: chọn lựa
HS có năng khiếu để dự cấp quốc gia nhưng cũng khuyến khích, động viên
các em có đam mê, yêu thích văn học mà năng lực chưa vượt trội ở cấp tỉnh.
Do vậy, khi chọn lựa những giải cao để xếp đội tuyển phải chú ý đến tư chất
và tính xuất sắc nhưng khi chấm để xét giải cấp tỉnh cần chú ý đến tính phong
trào.
– Vì là đề mở nên khuynh hướng làm bài của thí sinh rất đa dạng. Do đó,
giám khảo nên có sự bàn bạc thảo luận đáp án. Tùy vào tình hình thực tế (sau
khi chấm một số bài), giám khảo có thể đề xuất điều chỉnh đáp án phù hợp.
Sự điều chỉnh này phải được ghi vào biên bản tổ chấm.
1. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
2. Câu 1: Nguyễn Quang Thiều, trong bài viết Những câu hỏi không

lãng mạn, đã đặt ra vấn đề như sau: “Ta hỏi một con chim: Ngươi
cần gì? Chim trả lời: Ta cần bay. Một con chim được ăn kê béo
trong lồng sẽ trở thành con gà bé bỏng tội nghiệp và vô dụng. Ta
hỏi một dòng sông: Người cần gì? Sông trả lời: Ta cần chảy. Một
dòng sông không chảy sẽ trở thành vũng nước, khô cạn dần rồi
biến mất. Ta hỏi một con tàu: Ngươi cần gì? Con tàu trả lời: Ta
cần được ra khơi. Một con tàu không ra khơi, nó chỉ là một vật biết
nổi trên mặt nước và sẽ chìm dần theo thời gian. Ta hỏi một con
người: Ngươi cần gì? Con người này trả lời: Ta cần được lao động
trong sáng tạo.”Macxim Gorki thì cho rằng: “Lao động là đôi cánh
ước mơ, là cội nguồn của những niềm vui và sáng tạo”.Suy nghĩ
của anh/chị về vấn đề trên.
1. Yêu cầu về kĩ năng


Thí sinh phải đáp ứng yêu cầu của một bài văn nghị luận xã hội. Bố
cục hợp lí, lập luận chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, không mắc lỗi
chính tả, dùng từ, ngữ pháp
2. Yêu cầu về kiến thức
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, cơ bản đáp ứng các ý chính sau
đây:
– Giới thiệu vấn đề nghị luận
– Ý nghĩa vấn đề đặt ra của Nguyễn Quang Thiều và Macxim Gorki:
+ Nguyễn Quang Thiều: Đặt ra cho bốn đối tượng: con chim, dòng sông, con
tàu, con người cùng một câu hỏi. Câu trả lời nhấn mạnh về điều cần thiết để
tồn tại có ý nghĩa, khẳng định giá trị sống của chính mình. Trong đó, ý nghĩa
tồn tại và giá trị của mỗi con người là lao động; và trong lao động, con người
phát huy sự sáng tạo, phát huy năng lực của mình.
+ Macxim Gorki: Khẳng định giá trị của lao động. Chỉ có lao động mới giúp
con người thực hiện ước mơ, đem lại niềm vui và thúc đẩy sự sáng tạo.

Suy cho cùng, cả hai cách nói đều đề cao lao động. Trong lao động, có niềm
vui thực sự của niềm sáng tạo. Lao động chính là thước đo khẳng định giá trị
của mỗi con người.
– Bàn luận
+ Lao động là cơ sở đầu tiên để loài người tồn tại, phát triển, tiến bộ. Khi con
người lao động trong sáng tạo, có nghĩa là họ được khẳng định giá trị tồn tại
của bản thân, đóng góp cho xã hội. Cụ thể:
* Lao động làm nên cơ sở vật chất, tinh thần, là điều kiện quyết định để thực
hiện ước mơ của con người.
* Lao động đem lại niềm vui, khơi dậy những sáng tạo. Trong lao động, nếu
con người biết phát huy năng lực, sự sáng tạo, sẽ có được niềm vui thực sự.
Lao động giúp cho con người óc tư duy, khả năng phán đoán, hoàn thiện và
phát triển, thúc đẩy cuộc sống, xã hội phát triển.
* Lao động giúp con người làm chủ bản thân, thực hiện trách nhiệm, bổn
phận với gia đình, xã hội.
+ Nếu con người không lao động, điều gì sẽ xảy ra? Cuộc sống con người sẽ
ra sao? Lao động không sáng tạo sẽ như thế nào?
+ Phê phán thái độ lười biếng lao động, ỷ lại, không sáng tạo, không phát huy
hết năng lực cần có của bản thân.
– Rút ra bài học


+ Lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, là hạnh phúc của mỗi con
người.
+ Cần năng động, tự giác, tìm cơ hội phát huy sự sáng tạo; có kĩ năng, kĩ luật
trong lao động để đạt hiệu quả cao nhất (liên hệ thực tế bản thân)
Lưu ý
– Thí sinh có thể nêu lí lẽ và dẫn chứng theo nhiều cách khác nhau miễn sao
chính xác, hợp lí;
– Khuyến khích những bài làm có sáng tạo.

Câu 2: Bàn về tiếp nhận văn học, có nhận định như sau:
“Tiếp nhận văn học là hoạt động chiếm lĩnh các giá trị tư tưởng, thẩm mĩ
của tác phẩm văn học […] Về thực chất, tiếp nhận văn học là một cuộc giao
tiếp, đối thoại tự do giữa người đọc và tác giả qua tác phẩm. Nó đòi hỏi
người đọc tham gia với tất cả trái tim, khối óc, hứng thú và nhân cách, tri
thức và sức sáng tạo. Trong tiếp nhận văn học người đọc ở vào một tâm
trạng đặc biệt, vừa quên mình, vừa sống để thể nghiệm nội dung tác phẩm,
vừa phân thân, duy trì khoảng cách thẩm mĩ để nhìn nhận tác phẩm từ bên
ngoài…”
(Lê Bá Hán – Trần Đình Sử – Nguyễn Khắc Phi, Từ điển thuật ngữ văn học,
NXB Giáo dục, 2007)
Bằng thực tế trải nghiệm của bản thân về việc đọc sách, anh /chị hãy làm
sáng tỏ nhận định trên.
1. Yêu cầu về kĩ năng
Thí sinh phải biết cách làm một bài văn nghị luận về vấn đề lí luận văn học.
Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, biết chọn và phân tích dẫn chứng làm nổi
bật vấn đề. Diễn đạt trong sáng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp
2. Yêu cầu về kiến thức
Trên cơ sở nắm vững kiến thức về vấn đề lí luận tiếp nhận văn học, cùng với
những trải nghiệm thực tế của bản thân khi thưởng thức tác phẩm văn học, thí
sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách khác nhau, cơ bản có thể đáp
ứng một số ý chính sau:
– Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.
– Giải thích, phân tích làm rõ nhận định
+ Tiếp nhận văn học là hoạt động chiếm lĩnh giá trị tư tưởng, thẩm mĩ của
tác phẩm văn học.
* Tư tưởng là linh hồn, kết tinh của những cảm nhận suy nghĩ về cuộc đời, về
vấn đề nhân sinh đặt trong tác phẩm. Giá trị tư tưởng của tác phẩm thường



“náu mình’ trong hình tượng sinh động, cảm hứng sâu lắng của tác giả, nên
đòi hỏi người đọc phải khám phá; còn giá trị thẩm mĩ là vẻ đẹp do văn học
tạo nên, từ những hình tượng sống động, độc đáo và có ý nghĩa lay động tâm
hồn con người, làm cho con người sống tốt hơn.
* Hoạt động tiếp nhận văn học là hoạt động chiếm lĩnh giá trị tư tưởng, thẩm
mĩ của tác phẩm văn học. Đây cũng là hoạt động giao tiếp, đối thoại tự do
giữa tác giả với người đọc, cũng là con đường đi tìm sự tri âm qua trang sách
của nhà văn với người đọc.
+ Để tiếp cận được cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn học (hay chiếm lĩnh giá
trị tư tưởng, thẩm mĩ của tác phẩm văn học), đòi hỏi người đọc:
* “tham gia với tất cả trái tim, khối óc, hứng thú và nhân cách, tri thức và
sức sáng tạo”. Người đọc không chỉ đọc trong trạng thái bình thường mà tích
cực tham gia đọc – hiểu, tức là cảm nhận, thưởng thức bằng toàn bộ trí não
(tri thức, sự hiểu biết, từng trải của bản thân), và cảm nhận bằng cả trái tim
(sự hứng thú, tâm hồn, tình cảm).
* “phải vừa quên mình, vừa sống để thể nghiệm nội dung tác phẩm, vừa phân
thân, duy trì khoảng cách thẩm mĩ để nhìn nhận tác phẩm từ bên
ngoài”. Người đọc một mặt hòa nhập vào tác phẩm, sống với tác phẩm, thể
nghiệm những suy tư, trăn trở của nhà văn thể hiện trong tác phẩm; mặt khác,
phải có một khoảng cách nhất định để nhìn nhận, đánh giá giá trị nội dung,
nghệ thuật của tác phẩm.
+ Vì sao người đọc phải vừa quên mình, vừa sống để thể nghiệm nội dung
tác phẩm, vừa phân thân, duy trì khoảng cách thẩm mĩ để nhìn nhận tác
phẩm từ bên ngoài?
* Bởi vì tác phẩm nghệ thuật bao giờ cũng chứa đựng tư tưởng, tình cảm của
nhà văn. Người đọc phải chủ động, tích cực mới chiếm lĩnh văn bản ngôn từ,
biến nó thành thế giới nghệ thuật giàu ý nghĩa. Nếu đọc với thái độ ngoài
cuộc, không hòa nhập vào thế giới hình tượng, sống cùng tác phẩm, người
đọc không thể cảm nhận hết tư tưởng, tình cảm của nhà văn gửi gắm qua tác
phẩm; không thể tiếp nhận được hết giá trị của tác phẩm. Người đọc phải là

người “đồng sáng tạo” với nhà văn, từ đó, giá trị của tác phẩm được nâng lên,
và việc tiếp nhận giúp làm giàu thêm giá trị của văn học.
* Mặt khác, người đọc cần phân thân, duy trì khoảng cách thẩm mĩ để nhìn
nhận tác phẩm từ bên ngoài, để chủ động chọn lựa thông tin, sáng tạo ý nghĩa
của tác phẩm. Không chỉ tiếp nhận ở góc độ thưởng thức, giải trí mà còn phát
hiện, nhận xét, đánh giá (cả cái hay và cái hạn chế) từ tác phẩm. Những giá


trị văn học được khám phá làm thế giới tinh thần người đọc thay đổi theo. Từ
đó, tiếp nhận văn học không chỉ khám phá nội dung, nghệ thuật mà góp phần
nâng cao trình độ người đọc, kích thích sáng tạo.
4,5
– Chứng minh: Từ hoạt động trải nghiệm đọc sách của bản thân:
+ Khi tiếp cận một tác phẩm văn chương cụ thể, bản thân có sự cảm thụ như
thế nào? Có đọc chủ động, tích cực: liên tưởng, cắt nghĩa hình tượng nghệ
thuật, tư tưởng, cảm hứng, quan niệm nghệ thuật, làm cho tác phẩm trở nên
sống động?
+ Mặt khác, qua tác phẩm đó, bản thân người đọc đã mở rộng vốn hiểu biết,
kinh nghiệm sống; tư tưởng, tình cảm và năng lực cảm thụ, tư duy như thế
nào?
(Chứng minh qua một hoặc một vài tác phẩm văn học cụ thể đã đọc).
– Đánh giá chung về vấn đề nghị luận.
Lưu ý:
– Thí sinh có thể nêu lí lẽ và dẫn chứng theo nhiều cách khác nhau miễn sao
chính xác, hợp lí;
– Khuyến khích những bài làm có sáng tạo.




×