Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Đề cương ôn tập ngữ văn lớp 7 (9)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.61 KB, 10 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN
LỚP 7 – HỌC KÌ II
A. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH:
I. Văn học:
- Ôn tập văn bản xếp theo thể loại và bộ phân văn học:
1. Văn học dân gian:
- Tục ngữ: về thiên nhiên, về lao động sản xuất, về con người và xã hội.
2. Văn học viết:
a. Văn nghị luận: gồm các văn bản sau:
- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta – Hồ Chí Minh (………………….)
- Sự giàu đẹp của Tiếng Việt – Đặng Thai Mai (………………….)
- Đức tính giản dị của Bác Hồ - Phạm Văn Đồng (………………….)
- Ý nghĩa văn chương – Hoài Thanh (………………….)
b. Truyện hiên đại (từ 1900 – 1945)
- Sống chết mặc bay – Phạm Duy Tốn
- Những trò lố hay Varen và Phan Bội Châu – Nguyễn Ái Quốc
c. Văn bản nhật dụng: Vẻ đẹp văn hóa – Ca Huế trên Sông Hương
II. Tiếng Việt:
1. Câu (theo cấu tạo) kết cấu C –V:
- Câu đơn
- Câu rút gọn
- Câu đơn đặc biệt
- Câu chủ động – câu bị động.
-Câu mở rộng chủ ngữ - Vị ngữ mở rộng cả câu.
- Thêm phần phụ trạng ngữ cho câu .
2. Các phép biến đổi câu:
- Có thể biến đổi câu thành:
a. Câu rút gọn
b. Câu chủ động – câu bị động.
c. Thêm phần phụ trạng ngữ cho câu
d. Câu mở rộng chủ ngữ - Vị ngữ mở rộng cả câu.


đ. Cách chuyển đổi các kiểu câu trên.
3. Dấu câu: gồm các dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy, dấu gạch ngang và phân biệt dấu
gạch ngang và gạch nối.
III. Tập làm văn: Chủ yếu văn nghị luận
1/ Thế nào là văn nghị luận
2/ Đặc điểm văn nghị luận (luận điểm – luận cứ - lập luận)
3/ Các phương pháp lập luận – chứng minh và giải thích
4/ Các bước tiến hành khi làm bài văn nghị luận.
a. Tìm hiểu đề và tìm ý.
1


b. Lập dàn ý
c. Dựng đoạn – liên kết đoạn văn
d. Viết bài văn hoàn chỉnh.
B. PHƯƠNG PHÁP ÔN TẬP:
a. Đối với môn văn học: học sinh tiến hành ôn tập những nội dung sau:
- Hệ thống hóa các khái niệm thể loại văn học: Tục ngữ, ca dao, chèo, thơ trữ tình,
thơ trung đại… Truyện ngắn hiện đại và khái niệm về phép tương phản, tăng cấp trong nghệ
thuật.
- Nắm tác giả, tác phẩm (hoàn cảnh sáng tác? Trình bày tác phẩm? Đặc điểm xã hội?
Thể loại, phương thức biểu đạt…)
- Hệ thống hóa giá trị tư tưởng, giá trị nghệ thuật của văn bản nghệ thuật, truyện ngắn
hiện đại, theo mẫu sau:
STT Nhan đề - tác giả

Giá trị tư tưởng

Giá trị nghệ thuật


* Đối với văn bản truyện ngắn hiện đại học sinh cần: Tóm tắt truyện, xác định nhân
vật chính và tính cách của nhân vật và tập phát biểu cảm nghĩ về nhân vật đó.
VD:
- Sống chết mặc bay (Phạm Duy Tốn)  Quan phụ mẫu
- Những trò lố hay Varen và Phan Bội Châu – Nhân vật Varen: gian trá, xảo quyệt
(hai nhân vật đối lập) – Nhân vật Phan Bội Châu: kiên cường, bất khuất xứng đáng là
vị anh hùng tiêu biểu cho khí phách Việt Nam.
* Đối với văn bản nghị luận: học sinh cần xác định
- Luận điểm chính và phương pháp lập luận có thể hệ thống theo mẫu
STT Tên VB – NL

Đề tài

Hệ thống luận điểm

Phương pháp lập luận

* Chú ý: Rèn luyện viết đoạn văn để phân tích và phát biểu cảm nghĩ.
b. Đối với phân môn Tiếng Việt: học sinh cần nắm.
- Khái niệm về câu, dấu câu và câu theo mục đích nói.
- Đặc điểm công dụng: của các kiểu câu (theo cấu tạo, mục đích nói)
- Nhận diện được các kiểu câu và biết đặt câu viết đoạn văn sử dụng các kiểu câu.
- Đối với cụm bài: Biến đổi câu học sinh biết cách chuyển đổi từ câu chủ động  câu
bị động và phân biệt hai kiểu câu này.
- Biết cách rút gọn hoặc mở rộng thành phần CN – VN và rút gọn câu.
- Biết cách sử dụng và điền dấu câu thích hợp trong đoạn văn cụ thể.
C/ TẬP LÀM VĂN
1. Học sinh phân biệt chức năng của lý lẻ và dẫn chứng – lập luận:
- Lý lẻ  dùng để giải thích, cắt nghĩa, phân tích  hiểu.


2


- Dẫn chứng - Dùng những chứng cứ có thật để xác nhận vấn đề đúng, có thật  tin
đúng . có thật. (dẫn chứng cần phải có sự chọn lọc tiêu biểu, toàn diện)
- Lập luận: sự sắp xếp lý lẽ và dẫn chứng theo trình tự hợp lý logic  để nâng cao
tính thuyết phục.
2. Khi làm bài văn nghị luận cần tiến hành các bước:
a. Tìm hiểu đề: xác định 2 yêu cầu
- Đối tượng nghị luận.
- Phương pháp lập luận (giải thích hay chứng minh)
- Phạm vi nghị luận
* Cần nhận diện phương pháp lập luận qua các từ ngữ như:
- Lập luận, giải thích thể hiện qua các từ: … hãy giải thích ; … em hiểu như thế
nào? Hãy giải thích và nêu ý nghĩa.
- Lập luận chứng minh thường thể hiện qua các từ: hãy chứng minh; hãy làm sáng
tỏ vấn đề từ thực tế cuộc sống … Dùng dẫn chứng để minh họa hoặc xác nhận vấn đề.
b. Tìm ý: Cần đặt ra những câu hỏi để xác lập hệ thống luận điểm
Chứng minh
- Vấn đề chứng minh có ý nghĩa như thế
nào?
- Giải thích nghĩa đen  bóng  ý nghĩa?
- Dẫn chứng lấy ở đâu?

Giải thích
- Nội dung vấn đề có ý nghĩa?
- Vì sao có ý nghĩa…? Tại sao…? Do
đâu…?
- Vấn đề có ý nghĩa thiết thực như thế nào
trong học tập? Trong lao động? Trong cuộc

sống?
- Từ xưa đến nay có ý nghĩa…?
- Ta thực hiện cách nói như thế nào?
- Cần phân biệt mức độ sử dụng lý lẽ và dẫn chứng trong hai dạng bài: Lập luận
chưng minh và lập luận giả thuyết.
- Đối với phương pháp lập luận chứng minh khi đưa dẫn chứng cần trình bày như
thế nào? Liệt kê dẫn chứng, phân tích dẫn chứng.
c. Lập dàn ý: Xây dựng dàn ý để có lập luận logic, chặt chẽ nâng cao tính thuyết
phục
Học sinh nắm bố cục 2 dạng bài này:
Dàn ý lập luận chứng minh

Dàn ý lập luận giải thích

I. Mở bài:
- Dẫn dắt đề: nêu xuất xứ, hoàn cảnh của vấn đề (có
thể dẫn dắt trực tiếp, dẫn dắt gián tiếp, dẫn dắt tương
phản)
- Nêu lại vấn đề.
II. Thân bài:

I. Mở bài:
- Dẫn dắt đề: nêu xuất xứ, hoàn cảnh của vấn đề (có
thể dẫn dắt trực tiếp, dẫn dắt gián tiếp, dẫn dắt tương
phản)
- Nêu lại vấn đề.
II. Thân bài:

3



1. Giải thích nội dung vấn đề cần chứng minh:
- Nghĩa đennghĩa bóng  Nội dung ý nghĩa cả câu
- Từ trọng tâm  giải thích ý  ý nghĩa cả câu
2. Chứng minh vấn đề (chú ý phạm vi dẫn chứng)
- Tương tự chứng minh từng luận điểm và các luận
điểm được sắp xếp như sau:
LĐ1:
- Nêu khái quát luận điểm 1
- Nêu dẫn chứng và phân tích dẫn chứng
- Chuyển ý
LĐ2:
- Nêu khái quát luận điểm 2
- Nêu dẫn chứng và phân tích dẫn chứng
- Chuyển ý.
III. Kết bài:
- Khẳng định lại tầm quan trọng của vấn đề.
- Rút ra bài học bản thân.

1. Giải thích nội dung vấn đề cần chứng minh:
- Nghĩa đennghĩa bóng  Nội dung ý nghĩa cả câu
- Từ trọng tâm  giải thích ý  ý nghĩa cả câu
2. Giải thích nội dung ý nghĩa của vấn đề:
- Giải thích lý do? Nguyên nhân? Tại sao? Vì sao…?
3. Vấn đề có ý nghĩa, tác dụng như thế nào đối với
cuộc sống.
4. Thực hiện câu nói như thế nào?

III. Kết bài:
- Khẳng định lại tầm quan trọng của vấn đề.

- Rút ra bài học bản thân.

* Chú ý:
Khi làm văn chứng minh cần sắp xếp dẫn chứng theo trình tự hợp lý:
- Dẫn chứng theo thời gian: … xưa … nay; chống Pháp, chống Mĩ  Hòa bình 1975.
- Dẫn chứng theo trình tự không gian: trong nước – ngoài nước; miền xuôi – miền ngược.
- Dẫn chứng theo trình tự khía cạnh của vấn đề: … trong cuộc sống, trong học tập, trong lao
động, trong chiến đấu.
- Dẫn chứng theo văn học (theo bộ phận văn học và giai đoạn văn học) văn học dân gian 
văn học viết: văn học trung đại (TK X- XIX), văn học hiện đại (chống Pháp 1900  1930,
1930 – 1945; 1945 – 1945; chống Mĩ: 1955 – 1975 và từ 1975 tới nay).
4. Dựng đoạn và liên kết đoạn văn trong văn nghị luận:
- Liên kết các luận điểm; luận cứ thành đoạn văn.
- Đoạn văn nghị luận cần có câu chủ đề để dễ nắm bắt nội dung (câu chủ đè trong văn nghị
luận là câu nêu khái quát luận điểm).
- Dựa vào vị trí câu chủ đề ta có các cách lập luận như sau: Lập luận diễn dịch (câu chủ đề
đầu đoạn văn, lập luận quy nạp (câu chủ đề cuối đoạn văn) hoặc lập luận theo lối nhân quả,
suy luận.
* Học sinh tìm một số dẫn chứng cho các chủ đề sau:
- Chủ đề 1: Đoàn kết – yêu thương – tương thân tương ái (VD: Thương người như thể
thương thân (tục ngữ); Đoàn kết là sức mạnh vô địch (HCM); …)
4


- Chủ đề 2: Kiên trì nhẫn nại (VD: Nước chảy đá mòn; Có công mài sắt có ngày nên kim –
tục ngữ).
- Chủ đề 3: Nhớ ơn (VD: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây; Uống nước nhớ nguồn – tục ngữ)
- Chủ đề 4: Ảnh hưởng môi trường đến sự phát triển con người (VD: Gần mực thì đen gần
đèn thì sáng - Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài – tục ngữ).
3. Văn bản hành chính (văn bản điều hành)

- Đặc điểm:
+ Tính khuôn mẫu.
+ Tính minh xác (từ rõ ràng, chính xác, hình thức trình bày sáng sủa)
- Các loại văn bản hành chính: Báo cáo và đề nghị.
* Văn bản báo cáo:
- Mục đích: Tổng hợp trình bày về tình hình sự việc và kết quả đạt được của cá nhân
hay tập thể.
- Các loại báo cáo: dựa vào nội dung sự việc và kết quả có nhiều loại báo cáo: báo cáo
tình hình học tập; báo cáo về kết quả quyên góp; báo cáo thi đua…
- Trước khi làm báo cáo cần trả lời các câu hỏi: ai báo cáo? Báo cáo với ai? Báo cáo về
vấn đề gì? (các số liệu; chứng cứ; tình hình thư thập được ra sao? Các nhận xét đánh giá
như thế nào?
* Dàn mục báo cáo:
- Quốc hiệu và tiêu ngữ.
- Địa điểm, ngày …… tháng …… viết báo cáo.
- Tên văn bản (báo cáo về …., báo cáo sơ kết, báo cáo tổng kết,…).
- Nơi nhận báo cáo.
- Người (tổ chức báo cáo).
- Nêu lý do, sự việc và kết quả đã làm được.
- Ký tên.
* Khi làm báo cáo cần ghi rõ các đề mục và trình bày rõ ràng theo mẫu đã quy định.
VD: Làm báo cáo tình hình học tập của học kì I.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----***----Kim Đồng, ngày …… tháng …… năm ……

BÁO CÁO TÌNH HÌNH HỌC TẬP HỌC KỲ I
LỚP: 6A
Kính gửi: Ban Giám Hiệu Trường
5



Thay mặt tập thể học sinh lớp 6A1, trường báo cáo tình hình học tập của lớp trong học
kỳ I vừa qua
1. Tình hình học tập:
a. Nề nếp học tập:
* Ưu điểm:
* Khuyết điểm:
b. Tinh thần thái độ học tập:
- Ở nhà:
- Ở lớp:
c. Kết quả học tập: thông qua kết quả kiểm tra học kì I, lớp 6A1 đạt tỷ lệ như sau:
Giỏi: / %
Khá: / %
TB:
/ %
Yếu: / %
2. Nhận xét đánh giá của lớp trưởng về tình hình học tập:
- Ưu điểm:
- Tồn tại:
3. Phần kiến nghị:
* Đính kèm danh sách học sinh giỏi
Người viết báo cáo
(Ký tên và ghi tên)

* Văn bản đề nghị:
- Mục đích đề nghị hoặc kiến nghị gửi lên các cá nhân hoặc tổ chức có thẩm quyền để
nêu ý kiến của mình. Khi làm văn bản cần trả lời những câu hỏi sua:
* Dàn mục của một văn bản đề nghị:
- Quốc hiệu và tiêu ngữ.

- Địa điểm, thời gian làm văn bản đề nghị.
- Tên văn bản (giấy đề nghị hoặc bản kiến nghị)
- Nơi nhận đề nghị.
- Người (tổ chức đề nghị)
- Nêu sự việc, lý do và ý kiến cần đề nghị với nơi nhận
- Ký tên.

6


MỘT SỐ GỢI Ý TRONG ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II
MÔN : NGỮ VĂN – LỚP 7
A. PHẦN VĂN BẢN
I. VĂN HỌC DÂN GIAN:
* TỤC NGỮ:
1. Khái niệm tục ngữ: là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu hình ảnh,
thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, LĐSX, con người và xã
hội)…
2. Các chủ đề:
- Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.
- Tục ngữ về con người và xã hội.
(Học thuộc các bài tục ngữ và nắm nội dung – ý nghĩa và nghệ thuật của mỗi bài)
* CHÈO:
- Khái niệm chèo: Chèo là loại kịch hát, múa dân gian, kể chuyện, diễn tích bằng hình
thức sân khấu, thường được diễn ở sân đình nên gọi là chèo sân đình. Chèo nảy sinh và phổ
biến rộng rãi ở Bắc bộ.
- Vở chèo: Quan Âm Thị Kính (Tóm tắt vở chèo và nắm nội dung của đoạn trích)
II. VĂN HỌC VIẾT:
1. Văn bản nghị luận:
* Thống kê tác phẩm nghị luận:

TT Tên văn bản
Tinh
thần
1 yêu nước của
nhân dân ta
Sự giàu đẹp
2 của
Tiếng
Việt

3

4

Tác giả

Đề tài nghị luận

Luận điểm chính
Dân ta có một lòng nồng nàn
Hồ
Chí Tinh thần yêu nước
yêu nước. Đó là truyền thống
Minh
của dân tộc ta
quí báu của ta.
Tiếng Việt có những đặc sắc
Đặng Mai Sự giàu đẹp của
của một thứ tiếng đẹp, một
Thai

Tiếng Việt
thứ tiếng hay.

PP lập luận
Chứng minh

Chứng minh
(kết hợp giải
thích)
Chứng minh
Đức
tính
Bác giản dị ở mọi phương
Phạm Văn Đức tính giản dị của
(kết hợp giải
giản dị của
diện: Đời sống, sinh hoạt, lời
Đồng
Bác Hồ
thích
bình
Bác Hồ
nói, bài viết…
luận)
Nguồn gốc của văn chương
Văn chương và ý là lòng thương người, thương Giải
thích
Ý nghĩa văn Hoài
nghĩa của nó với đời muôn loài, muôn vật. Văn (kết hợp bình
chương

Thanh
sống
chương hình dung và sáng luận)
tạo sự sống…

7


2. Truyện ngắn: Đối với truyện ngắn hiện đại cần nắm tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng
tác, tóm tắt truyện, xác định nhân vật chính và tính cách của nhân vật; nắm các giá trị của
tác phẩm…
a. Văn bản: Sống chết mặc bay (Phạm Duy Tốn)
- Nhân vật chính: Quan phụ mẫu.
- Giá trị hiện thực: Phản ánh sự đối lập hoàn toàn giữa cuộc sống và sinh mạng của nhân
dân với cuộc sống của bọn quan lại mà kẻ đứng đầu là tên quan phủ “lòng lang dạ thú”.
- Giá trị nhân đạo: Thể hiện niềm thương cảm của tác giả trước cuộc sống lần than cơ cực
của nhân dân do thiên tai và thái độ vô trách nhiệm của bọn cầm quyền đưa đến.
- Giá trị nghệ thuật: Vận dụng kết hợp thành công hai phép nghệ thuật tương phản và
tăng cấp. Có trình độ sử dụng ngôn ngữ khá sinh động, ngôn ngữ phần nào đã thể hiện cá
tính nhân vật gần với ngôn ngữ thật của đời sống.
b. Văn bản: Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (Nguyễn Ái Quốc)
- Nhân vật chính: Hai nhân vật đối lập:
+ Va-ren: Tên phản bội nhục nhã, đê hèn, gian trá, xảo quyệt.
+ Phan Bội Châu: Bậc anh hùng, vị thiên sứ kiên cường, bất khuất được nhân dân tôn
kính, (nắm nội dung và nghệ thuật của truyện)
3. Văn bản nhật dụng: Vẻ đẹp văn hóa: Ca Huế trên sông Hương (Hà Ánh Minh)
(nắm nội dung và nghệ thuật của văn bản)
B. PHẦN TIẾNG VIỆT:
I. KIỂU CÂU VÀ TRẠNG NGỮ:
TT

1

2

3

Kiểu
Khái niệm
Tác dụng
câu
Câu rút Khi nói hoặc viết có thể lược - Làm cho câu gọn hơn, vừa
gọn
bỏ một số thành phần của câu, thông tin được nhanh, vừa
tạo thành câu rút gọn
tránh lặp từ ngữ đã xuất hiện
trong câu đứng trước.
- Ngụ ý hành động, đặc điểm
nói trong câu là của chung mọi
người (lược bỏ chủ ngữ)
Câu đặc Là loại câu không cấu tạo - Xác định thời gian, nơi chống
biệt
theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ diễn ra sự việc nói đến trong
đoạn.
- Liệt kê, thông báo về sự tồn
tại của sự vật, hiện tượng.
- Bộc lộ cảm xúc.
- Gọi đáp.
Câu
Là câu có chủ ngữ chỉ người,
8


Ví dụ
- Hai ba người đuổi
theo nó. Rồi ba bốn
người, sáu bảy người.
- Học ăn, học nói, học
gói, học mở.

- Đoàn người nhốn
nháo lên. Tiếng reo.
Tiếng vỗ tay.
- Ôi! Cảnh ở đây thật là
đẹp

Tôi đặt con vệ sĩ vào


chủ
động

4

Câu bị
động

5

Chuyển
đổi câu
chủ

động
thành
câu bị
động

6

Dùng
cụm
chủ - vị
để mở
rộng
câu
Thêm
trạng
ngữ cho
câu

7

vật thực hiện một hoạt động
hướng vào người, vật khác
(Chỉ đối tượng của hoạt
động)
Là câu có chủ ngữ chỉ người,
vật người, vật được hoạt động
người, vật khác hướng vào
(Chỉ đối tượng của hoạt
động)
* Có hai cách chuyển đổi:

- Cách 1: Chuyển từ (hoặc
cụm từ) chỉ đối tượng của
hoạt động lên đầu câu và thêm
các từ bị hay được vào sau từ
(hoặc cụm từ) ấy.
- Cách 2: Chuyển từ (hoặc
cụm từ) chỉ đối tượng của
hoạt động lên đầu câu, đồng
thời lược bỏ hoặc biến từ
(cụm từ) chỉ chủ thể của hoạt
động thành một bộ phận
không bắt buộc trong câu.
Khi nói hoặc viết có thể dùng
những cụm từ có hình thức
giống câu đơn bình thường
gọi là cụm chủ - vị làm thành
phần của câu hoặc của cụm từ
để mở rộng câu.
Trạng ngữ được thêm vào câu
để xác định thời gian, nơi
chốn nguyên nhân, mục đích,
phương tiện, cách thức diễn ra
sự việc nêu trong câu.

đống đồ chơi của Thủy.

Con vệ sĩ được tôi đặt
vào đống đồ chơi của
Thủy.


Đều nhằm liên kết các câu Tôi buộc con ngựa vào
trong đoạn thành một mạch văn gốc cây.
thống nhất.
Cách 1:
Con ngựa được tôi
buộc vào gốc cây.
Cách 2:
Con ngựa buộc vào gốc
cây.

* Các trường hợp dùng cụm
C-V để mở rộng câu:
- Cụm C-V làm thành phần
câu: Chủ ngữ - Vị ngữ.
- Cụm C-V làm phụ ngữ của
cụm DT, cụm ĐT, cụm TT.
* Công dụng:
- Xác định hoàn cảnh, điều kiện
diễn ra sự việc nêu trong câu…
- Nối kết các câu, các đoạn với
nhau góp phần làm cho đoạn
văn, bài văn được mạch lạc

1. Quyển sách/mẹ
mua//nội dung/rất hay
(MRCN+VN)
2.
Mẹ//mong
con//ngoan và học giỏi
(MRCĐT)

- Hôm nay, trời//nắng
quá.
- Để bố mẹ vui lòng,
em//chăm chỉ học tập.

II. PHÉP TU TỪ:
1. PHÉP LIỆT KÊ:
a. Khái niệm: Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được
đầy đủ hơn, sau sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm.
9


b. Các kiểu liệt kê:
- Xét theo cấu tạo: Có thể phân biệt kiểu liệt kê theo từng cặp và kiểu liệt kê không theo
cặp.
Ví dụ: Lan và Hồng, Hoa và Hải đi lao động (Liệt kê theo cặp)
Học sinh lớp 7A1, 7A2, 7A3, 7A4 thi kéo co vào giờ ra chơi (Liệt kê không theo cặp)
- Xét theo ý nghĩa: Có thể phân biệt kiểu liệt kê tăng tiến và kiểu liệt kê tăng tiến và kiểu
liệt kê không tăng tiến.
Ví dụ:
- Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán…
(Liệt kê không tăng tiến).
- Thằng bé con anh Chần ho rũ rượi, ho như xé phổi ho không còn khóc được nữa.
(Liệt kê tăng tiến)
2. DẤU CÂU:
TT

1

2


3

4

Dấu câu
Công dụng
Dấu chấm - Trình bày còn nhiều sự vật, hiện tượng tự
chưa liệt kê hết.
lửng
- Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng,
ngắt quãng.
- Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho
sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung
bất ngờ hay hài hước, châm biếm.
Dấu chấm - Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu
ghép có cấu tạo phức tạp.
phẩy
- Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong
một phép liệt kê phức tạp.
Dấu gạch - Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú
thích, giải thích trong câu.
ngang
- Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực
tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê.
- Nối các từ nằm trong một tổ hợp từ liên kết
các địa danh.
Dấu gạch - Dấu gạch nối không phải là một dấu câu.
Nó chỉ dùng để nối các âm tiết trong những
nối

từ mượn.
- Dấu gạch nối ngắn hơn dấu gạch ngang.

10

Ví dụ
- Lớp em có nhiều học sinh
giỏi như Lan, Hồng, Huệ, Hà,

- Cơm, áo, vợ, con, gia đình…
bó buộc y.
(Nam Cao)
- Lại có tiếng ồn ào như thác
chảy xiết, rồi lại có tiếng trâu
bò, gà lợn kêu vang tứ phía
(PD Tốn)
- Bạn Lan – Lớp trưởng – học
rất giỏi.
- Tàu Hà Nội – Vinh khởi
hành lúc 20 giờ.
- Va-ren là tên phản bội nhục
nhã, đê hèn, đáng khinh bỉ.



×