Tải bản đầy đủ (.doc) (121 trang)

ÁP DỤNG MÔ HÌNH MIKE 11 MÔ PHỎNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, KIỂM SOÁT Ô NHIỄM NƯỚC TRÊN LƯU VỰC SÔNG CẦU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.82 MB, 121 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

PHẠM THỊ HIỀN THƯƠNG

ÁP DỤNG MÔ HÌNH MIKE 11 MÔ PHỎNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC
VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, KIỂM SOÁT
Ô NHIỄM NƯỚC TRÊN LƯU VỰC SÔNG CẦU

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

PHẠM THỊ HIỀN THƯƠNG

ÁP DỤNG MÔ HÌNH MIKE 11 MÔ PHỎNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC
VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, KIỂM SOÁT
Ô NHIỄM NƯỚC TRÊN LƯU VỰC SÔNG CẦU

Chuyên ngành: Khoa học Môi trường
Mã số: 60440301
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
ĐÂY LÀ QUYỂN LUẬN VĂN CUỐI CÙNG ĐÃ ĐƯỢC CHỈNH SỬA THEO GÓP Ý CỦA
HỘI ĐỒNG BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC SĨ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS.TS. Nguyễn Hồng Phương

Hà Nội - 2014


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Nguyễn Hồng
Phương – Viện Vật lý Địa Cầu đã hướng dẫn tôi trong suốt quá trình tìm hiểu,
thực hiện nghiên cứu và hoàn thiện Luận văn.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào
tạo sau đại học Trường Đại học Khoa học Tự nhiên và các thầy cô trong Khoa
Môi trường đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập.
Cuối cùng tôi trân trọng cảm ơn đến PGS.TS Ngô Trọng Thuận và các cán
bộ đồng nghiệp Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi Khí hậu đã giúp
đỡ tôi trong quá trình thu thập tài liệu và các thông tin liên quan.
Xin chân thành cảm ơn!

i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN...........................................................................................................I
MỤC LỤC...............................................................................................................II
DANH MỤC HÌNH...............................................................................................IV
DANH MỤC BẢNG...........................................................................................VIII
BẢNG VIẾT TẮT...................................................................................................X
MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN ...................................................................................2

1.1.Tổng quan khu vực nghiên cứu...............................................................2
1.1.1.Điều kiện tự nhiên lưu vực sông Cầu....................................................2
1.1.2.Điều kiện kinh tế - xã hội trên lưu vực sông Cầu.................................8
1.1.3.Phương hướng phát triển các ngành, lĩnh vực [8,7,6,17,16,18].........10
1.1.4.Hiện trạng chất lượng nước mặt trên lưu vực sông Cầu.....................15
1.1.5.Các nguồn thải trên lưu vực sông Cầu................................................23
1.2.Tổng quan vấn đề nghiên cứu................................................................26
CHƯƠNG 2:ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
29
2.1.Mục tiêu của luận văn.............................................................................29
2.2.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu..............................................................29
2.3.Phương pháp nghiên cứu .......................................................................29
2.3.1.Phương pháp thu thập tài liệu.............................................................29
2.3.2.Phương pháp mô hình toán.................................................................30
2.3.3.Phương pháp tần suất thống kê...........................................................39
2.3.4.Phương pháp bản đồ và GIS...............................................................41
CHƯƠNG 3:KẾT QUẢ MÔ PHỎNG VÀ DỰ BÁO CHẤT LƯỢNG NƯỚC
SÔNG CẦU VÀO NĂM 2020 VÀ 2030..............................................................44
3.1.Kết quả tính toán thông số đầu vào dự báo CLN sông Cầu năm 20202030.................................................................................................................44
3.1.1.Kết quả hiệu chỉnh kiểm định mô hình Mike 11................................44
3.1.2.Kết quả hiệu chỉnh và kiểm định mô hình NAM...............................45
3.1.3.Lượng và chất lượng nước thải đến năm 2020 và 2030.....................46
3.1.4.Lưu lượng và mực nước sông Cầu vào năm 2020 và 2030................50
ii


3.2.Kết quả dự báo chất lượng nước sông Cầu vào năm 2020 và 2030.....54
3.2.1.Các kịch bản xả thải vào năm 2020 và 2030......................................54
3.2.2.Dự báo chất lượng nước sông Cầu đến năm 2020 và 2030 theo các
kịch bản xử lý nước thải..................................................................................55

3.3.Đề xuất một số giải pháp quản lý và kiểm soát ô nhiễm nước sông Cầu
......................................................................................................................... 93
3.3.1.Giải pháp quản lý................................................................................93
3.3.2.Giải pháp kiểm soát và bảo vệ............................................................96
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................................97
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................98
PHỤ LỤC.............................................................................................................101
109

iii


DANH MỤC HÌNH
HÌNH 1.1. BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH LƯU VỰC SÔNG CẦU....................................2
HÌNH 1.2. XU THẾ TĂNG NHIỆT ĐỘ TB NĂM TẠI TRẠM THÁI NGUYÊN
VÀ TRẠM VĨNH YÊN...........................................................................................7
HÌNH 1.3. XU THẾ BIẾN ĐỔI LƯỢNG MƯA TBN TẠI TRẠM THÁI
NGUYÊN VÀ TRẠM BẮC GIANG......................................................................7
HÌNH 1.4. DIỄN BIẾN COD QUA CÁC NĂM TRÊN SÔNG CẦU ĐOẠN
THƯỢNG NGUỒN...............................................................................................17
HÌNH 1.5. DIỄN BIẾN DO QUA 2 ĐỢT QUAN TRẮC TRÊN SÔNG CẦU
ĐOẠN TRUNG LƯU............................................................................................18
HÌNH 1.6. DIỄN BIẾN TSS TRONG 2 ĐỢT QUAN TRẮC TRÊN SÔNG CẦU
ĐOẠN TRUNG LƯU ...........................................................................................18
HÌNH 1.7. DIỄN BIẾN BOD5 TRONG 2 ĐỢT QUAN TRẮC TRÊN SÔNG
CẦU ĐOẠN TRUNG LƯU .................................................................................19
HÌNH 1.8. DIỄN BIẾN COD TRONG 2 ĐỢT QUAN TRẮC TRÊN SÔNG
CẦU ĐOẠN TRUNG LƯU .................................................................................19
HÌNH 1.9. DIỄN BIẾN NH4+ TRONG 2 ĐỢT QUAN TRẮC TRÊN SÔNG
CẦU ĐOẠN TRUNG LƯU .................................................................................19

HÌNH 1.10. DIỄN BIẾN DO TRONG 2 ĐỢT QUAN TRẮC TRÊN SÔNG CẦU
ĐOẠN HẠ LƯU ...................................................................................................21
HÌNH 1.11. DIỄN BIẾN BOD5 TRONG 2 ĐỢT QUAN TRẮC TRÊN SÔNG
CẦU ĐOẠN HẠ LƯU .........................................................................................21
HÌNH 1.12. DIỄN BIẾN COD TRONG 2 ĐỢT QUAN TRẮC TRÊN SÔNG
CẦU ĐOẠN HẠ LƯU .........................................................................................22
HÌNH 1.13. DIỄN BIẾN NH4+ TRONG 2 ĐỢT QUAN TRẮC TRÊN SÔNG
CẦU ĐOẠN HẠ LƯU .........................................................................................22
HÌNH 2.14. QUY TRÌNH CHUYỂN HÓA GIỮA CÁC HỢP PHẦN TRONG
MÔ ĐUN CHẤT LƯỢNG NƯỚC .......................................................................34
HÌNH 2.15. QUY TRÌNH DỰ BÁO CHẤT LƯỢNG NƯỚC NĂM 2020 VÀ
2030 43
HÌNH 3.16. SỰ THAY ĐỔI CỦA NHIỆT ĐỘ THEO CÁC KỊCH BẢN BĐKH
A2, B2, B1 TẠI TRẠM THÁI NGUYÊN VÀ TRẠM HIỆP HÒA.....................51
HÌNH 3.17. LƯU LƯỢNG TB NGÀY TẠI TRẠM CHŨ THEO KỊCH BẢN
BĐKH TRUNG BÌNH B2 VÀO NĂM 2020 ......................................................52
HÌNH 3.18. LƯU LƯỢNG TB NGÀY TẠI TRẠM CHŨ THEO KỊCH BẢN
BĐKH TRUNG BÌNH B2 VÀO NĂM 2030.......................................................52

iv


HÌNH 3.19. LƯU LƯỢNG TB NGÀY TẠI TRẠM CẦU SƠN THEO KỊCH
BẢN BĐKH TRUNG BÌNH B2 VÀO NĂM 2020 .............................................52
HÌNH 3.20. LƯU LƯỢNG TB NGÀY TẠI TRẠM CẦU SƠN THEO KỊCH
BẢN BĐKH TRUNG BÌNH B2 VÀO NĂM 2030 .............................................52
HÌNH 3.21. LƯU LƯỢNG TB NGÀY TẠI TRẠM GIA BẢY THEO KỊCH
BẢN BĐKH TRUNG BÌNH B2 VÀO NĂM 2020 .............................................53
HÌNH 3.22. LƯU LƯỢNG TB NGÀY TẠI TRẠM GIA BẢY THEO KỊCH
BẢN BĐKH TRUNG BÌNH B2 VÀO NĂM 2030 .............................................53

HÌNH 3.23. LƯỢNG NƯỚC THẢI LƯU VỰC SÔNG CẦU VÀO NĂM 2005,
2020 VÀ 2030 [9,5]...............................................................................................54
HÌNH 3.24. PHÂN VÙNG NỒNG ĐỘ DO TRÊN SÔNG CẦU THEO CÁC
KỊCH BẢN XỬ LÝ NƯỚC THẢI ỨNG VỚI H TẦN SUẤT 10% VÀO NĂM
2020 56
HÌNH 3.25. PHÂN VÙNG NỒNG ĐỘ DO TRÊN SÔNG CẦU THEO CÁC
KỊCH BẢN XỬ LÝ NƯỚC THẢI ỨNG VỚI H TẦN SUẤT 10% VÀO NĂM
2030 57
HÌNH 3.26. PHÂN VÙNG NỒNG ĐỘ DO TRÊN SÔNG CẦU THEO CÁC
KỊCH BẢN XỬ LÝ NƯỚC THẢI ỨNG VỚI H TẦN SUẤT 50% VÀO NĂM
2020 58
HÌNH 3.27. PHÂN VÙNG NỒNG ĐỘ DO TRÊN SÔNG CẦU THEO CÁC
KỊCH BẢN XỬ LÝ NƯỚC THẢI ỨNG VỚI H TẦN SUẤT 50% VÀO NĂM
2030 59
HÌNH 3.28. PHÂN VÙNG NỒNG ĐỘ DO TRÊN SÔNG CẦU THEO CÁC
KỊCH BẢN XỬ LÝ NƯỚC THẢI ỨNG VỚI H TẦN SUẤT 90% VÀO NĂM
2020 61
HÌNH 3.29. PHÂN VÙNG NỒNG ĐỘ DO TRÊN SÔNG CẦU THEO CÁC
KỊCH BẢN XỬ LÝ NƯỚC THẢI ỨNG VỚI H TẦN SUẤT 90% VÀO NĂM
2030 62
HÌNH 3.30. PHÂN VÙNG NỒNG ĐỘ TỔNG NITƠ TRÊN SÔNG CẦU THEO
CÁC KỊCH BẢN XỬ LÝ NƯỚC THẢI ỨNG VỚI H TẦN SUẤT 10% VÀO
NĂM 2020..............................................................................................................63
HÌNH 3.31. PHÂN VÙNG NỒNG ĐỘ TỔNG NITƠ TRÊN SÔNG CẦU THEO
CÁC KỊCH BẢN XỬ LÝ NƯỚC THẢI ỨNG VỚI H TẦN SUẤT 10% VÀO
NĂM 2030..............................................................................................................65
HÌNH 3.32. PHÂN VÙNG NỒNG ĐỘ TỔNG NITƠ TRÊN SÔNG CẦU THEO
CÁC KỊCH BẢN XỬ LÝ NƯỚC THẢI ỨNG VỚI H TẦN SUẤT 50% VÀO
NĂM 2020..............................................................................................................66
HÌNH 3.33. PHÂN VÙNG NỒNG ĐỘ TỔNG NITƠ TRÊN SÔNG CẦU THEO

CÁC KỊCH BẢN XỬ LÝ NƯỚC THẢI ỨNG VỚI H TẦN SUẤT 50% VÀO
NĂM 2030..............................................................................................................67
v


HÌNH 3.34. PHÂN VÙNG NỒNG ĐỘ TỔNG NITƠ TRÊN SÔNG CẦU THEO
CÁC KỊCH BẢN XỬ LÝ NƯỚC THẢI ỨNG VỚI H TẦN SUẤT 90% VÀO
NĂM 2020..............................................................................................................69
HÌNH 3.35. PHÂN VÙNG NỒNG ĐỘ TỔNG NITƠ TRÊN SÔNG CẦU THEO
CÁC KỊCH BẢN XỬ LÝ NƯỚC THẢI ỨNG VỚI H TẦN SUẤT 90% VÀO
NĂM 2030..............................................................................................................70
HÌNH 3.36. PHÂN VÙNG NỒNG ĐỘ BOD TRÊN SÔNG CẦU THEO CÁC
KỊCH BẢN XỬ LÝ NƯỚC THẢI ỨNG VỚI H TẦN SUẤT 10% VÀO NĂM
2020 71
HÌNH 3.37. PHÂN VÙNG NỒNG ĐỘ BOD TRÊN SÔNG CẦU THEO CÁC
KỊCH BẢN XỬ LÝ NƯỚC THẢI ỨNG VỚI H TẦN SUẤT 10% VÀO NĂM
2030 72
HÌNH 3.38. PHÂN VÙNG NỒNG ĐỘ BOD TRÊN SÔNG CẦU THEO CÁC
KỊCH BẢN XỬ LÝ NƯỚC THẢI ỨNG VỚI H TẦN SUẤT 50% VÀO NĂM
2020 74
HÌNH 3.39. PHÂN VÙNG NỒNG ĐỘ BOD TRÊN SÔNG CẦU THEO CÁC
KỊCH BẢN XỬ LÝ NƯỚC THẢI ỨNG VỚI H TẦN SUẤT 50% VÀO NĂM
2030 75
HÌNH 3.40. PHÂN VÙNG NỒNG ĐỘ BOD TRÊN SÔNG CẦU THEO CÁC
KỊCH BẢN XỬ LÝ NƯỚC THẢI ỨNG VỚI H TẦN SUẤT 90% VÀO NĂM
2020 76
HÌNH 3.41. PHÂN VÙNG NỒNG ĐỘ BOD TRÊN SÔNG CẦU THEO CÁC
KỊCH BẢN XỬ LÝ NƯỚC THẢI ỨNG VỚI H TẦN SUẤT 90% VÀO NĂM
2030 77
HÌNH 3.42. PHÂN VÙNG NỒNG ĐỘ TỔNG PHOSPHO TRÊN SÔNG CẦU

THEO CÁC KỊCH BẢN XỬ LÝ NƯỚC THẢI ỨNG VỚI H TẦN SUẤT 10%
VÀO NĂM 2020....................................................................................................78
HÌNH 3.43. PHÂN VÙNG NỒNG ĐỘ TỔNG PHOSPHO TRÊN SÔNG CẦU
THEO CÁC KỊCH BẢN XỬ LÝ NƯỚC THẢI ỨNG VỚI H TẦN SUẤT 10%
VÀO NĂM 2030....................................................................................................79
HÌNH 3.44. PHÂN VÙNG NỒNG ĐỘ TỔNG PHOSPHO TRÊN SÔNG CẦU
THEO CÁC KỊCH BẢN XỬ LÝ NƯỚC THẢI ỨNG VỚI H TẦN SUẤT 50%
VÀO NĂM 2020....................................................................................................81
HÌNH 3.45. PHÂN VÙNG NỒNG ĐỘ TỔNG PHOSPHO TRÊN SÔNG CẦU
THEO CÁC KỊCH BẢN XỬ LÝ NƯỚC THẢI ỨNG VỚI H TẦN SUẤT 50%
VÀO NĂM 2030....................................................................................................82
HÌNH 3.46. PHÂN VÙNG NỒNG ĐỘ TỔNG PHOSPHO TRÊN SÔNG CẦU
THEO CÁC KỊCH BẢN XỬ LÝ NƯỚC THẢI ỨNG VỚI H TẦN SUẤT 90%
VÀO NĂM 2020....................................................................................................83

vi


HÌNH 3.47. PHÂN VÙNG NỒNG ĐỘ TỔNG PHOSPHO TRÊN SÔNG CẦU
THEO CÁC KỊCH BẢN XỬ LÝ NƯỚC THẢI ỨNG VỚI H TẦN SUẤT 90%
VÀO NĂM 2030....................................................................................................84
HÌNH 3.48. PHÂN VÙNG COLIFORM TRÊN SÔNG CẦU THEO CÁC KỊCH
BẢN XỬ LÝ NƯỚC THẢI ỨNG VỚI H TẦN SUẤT 10% VÀO NĂM 2020. 85
HÌNH 3.49. PHÂN VÙNG COLIFORM TRÊN SÔNG CẦU THEO CÁC KỊCH
BẢN XỬ LÝ NƯỚC THẢI ỨNG VỚI H TẦN SUẤT 10% VÀO NĂM 2030. 87
HÌNH 3.50. PHÂN VÙNG COLIFORM TRÊN SÔNG CẦU THEO CÁC KỊCH
BẢN XỬ LÝ NƯỚC THẢI ỨNG VỚI H TẦN SUẤT 50% VÀO NĂM 2020. 88
HÌNH 3.51. PHÂN VÙNG COLIFORM TRÊN SÔNG CẦU THEO CÁC KỊCH
BẢN XỬ LÝ NƯỚC THẢI ỨNG VỚI H TẦN SUẤT 50% VÀO NĂM 2030. 89
HÌNH 3.52. PHÂN VÙNG COLIFORM TRÊN SÔNG CẦU THEO CÁC KỊCH

BẢN XỬ LÝ NƯỚC THẢI ỨNG VỚI H TẦN SUẤT 90% VÀO NĂM 2020. 91
HÌNH 3.53. PHÂN VÙNG COLIFORM TRÊN SÔNG CẦU THEO CÁC KỊCH
BẢN XỬ LÝ NƯỚC THẢI ỨNG VỚI H TẦN SUẤT 90% VÀO NĂM 2030. 92

vii


DANH MỤC BẢNG
BẢNG 1.1: ĐẶC TRƯNG HÌNH THÁI CÁC SÔNG THUỘC LƯU VỰC
SÔNG CẦU [5]........................................................................................................3
BẢNG 1.2: NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ TRUNG BÌNH THÁNG, NĂM TẠI CÁC
TRẠM TRÊN LƯU VỰC THỜI KỲ 1980-2010...................................................4
BẢNG 1.3: LƯỢNG MƯA THÁNG TRUNG BÌNH NHIỀU NĂM (MM).........4
BẢNG 1.4: LƯU LƯỢNG NƯỚC TB NHIỀU NĂM TẠI CÁC TRẠM TRÊN
LƯU VỰC SÔNG CẦU [20]..................................................................................5
BẢNG 1.5: HIỆN TRẠNG LÂM NGHIỆP Ở CÁC TỈNH THUỘC LƯU VỰC
SÔNG CẦU [13]......................................................................................................8
BẢNG 1.6: DIỆN TÍCH NUÔI TRỒNG VÀ SẢN LƯỢNG THỦY SẢN NĂM
2012 CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG TRÊN LƯU VỰC SÔNG CẦU [14]................9
BẢNG 1.7: GIÁ TRỊ VÀ CƠ CẤU SẢN XUẤT CN TẠI CÁC TỈNH TRÊN
LVS CẦU NĂM 2012 [14]......................................................................................9
BẢNG 1.8: HIỆN TRẠNG DÂN SỐ TRÊN LƯU VỰC SÔNG CẦU NĂM 2012
[1] 10
BẢNG 1.9: ĐẶC TRƯNG NƯỚC THẢI CỦA MỘT SỐ NGÀNH CÔNG
NGHIỆP PHỔ BIẾN Ở CÁC TỈNH THUỘC LƯU VỰC SÔNG CẦU [11]......23
BẢNG 2.10: CÁC NGUỒN XẢ THẢI VÀO SÔNG CẦU ................................30
BẢNG 2.11: CÁC THÔNG SỐ CƠ BẢN CỦA MÔ HÌNH NAM......................35
BẢNG 2.12: MỨC ĐỘ MÔ PHỎNG CỦA MÔ HÌNH TƯƠNG ỨNG VỚI CHỈ
SỐ NASH...............................................................................................................40
BẢNG 3.13: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CỦA HIỆU CHỈNH MÔ HÌNH THEO

CHỈ SỐ NASH-SUTCLIFFE ...............................................................................44
BẢNG 3.14: KẾT QUẢ HIỆU CHỈNH, KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH NAM THEO
CHỈ SỐ NASH-SUTCLIFFE ...............................................................................45
BẢNG 3.15: BỘ THÔNG SỐ MÔ HÌNH NAM .................................................45
BẢNG 3.16: DỰ BÁO TỔNG LƯỢNG NƯỚC THẢI TRÊN LƯU VỰC SÔNG
CẦU [9]..................................................................................................................46
BẢNG 3.17: DỰ BÁO DÂN SỐ CÁC TỈNH TRÊN LƯU VỰC SÔNG CẦU
VÀO NĂM 2020 VÀ 2030....................................................................................47
BẢNG 3.18: DIỆN TÍCH ĐẤT TRỒNG LÚA ĐẾN NĂM 2020.......................47
BẢNG 3.19: TỶ LỆ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA CÁC TỈNH THUỘC
LƯU VỰC SÔNG CẦU ĐẾN NĂM 2020 VÀ 2030 [8,7,6,17,16,18] (%)........48
BẢNG 3.20: MỨC THAY ĐỔI NHIỆT ĐỘ VÀ LƯỢNG MƯA NĂM SO VỚI
THỜI KỲ 1980-1999 THEO KỊCH BẢN PHÁT THẢI TRUNG BÌNH (B2)
CỦA CÁC TỈNH THUỘC LƯU VỰC SÔNG CẦU [4]......................................50
viii


BẢNG 3.21: SỰ THAY ĐỔI CỦA LƯỢNG MƯA NĂM (%) THEO CÁC
KỊCH BẢN BĐKH TẠI MỘT SỐ TRẠM TRÊN SÔNG CẦU VÀO NĂM 2020
VÀ 2030 SO VỚI THỜI KỲ NỀN 1980-1999 [4] ..............................................51
BẢNG 3.22: MỰC NƯỚC TẦN SUẤT TRUNG BÌNH THÁNG TRÊN LƯU
VỰC SÔNG CẦU..................................................................................................53

ix


BẢNG VIẾT TẮT
AD

:

Khuếch tán

BOD :

Nhu cầu ôxy sinh hóa

CCN :

Cụm công nghiệp

COD :

Nhu cầu ôxy hóa học

CLN :

Chất lượng nước

DO

:

Lượng oxi hòa tan trong nước

HD

:

Thủy động lực


IPPC :

Ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu

(Intergovernmental Panel on Climate Change)
KCN :

Khu công nghiệp

Q

Lưu lượng

:

QCVN

:

Quy chuẩn Việt Nam

F

:

Diện tích lưu vực (km2)

TB

:


Trung bình

TBNN:

Trung bình nhiều năm

TN

:

Tổng Nitơ

TP

:

Tổng Phốtpho

TSS

:

Tổng chất rắn lơ lửng

Tp.

:

Thành phố


T0C

:

Nhiệt độ (0C)

TTCN :

Tiểu thủ công nghiệp

TB

Trung bình

:

TBN :

Trung bình năm

WQ

:

Chất lượng nước

x

Truyền


tải-


MỞ ĐẦU
Sông Cầu chảy qua 6 tỉnh/thành phố (Bắc Kạn, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc
Giang, Bắc Ninh và Thành phố Hà Nội) nên chất lượng nước sông có vai trò rất
quan trọng đến phát triển kinh tế xã hội của các tỉnh này trong giai đoạn hiện tại
cũng như tương lai.
Trong những năm qua, chất lượng nước ở lưu vực sông Cầu bị ảnh hưởng
nặng nề bởi các hoạt động của con người như tăng trưởng dân số và phát triển các
công nghiệp, nông nghiệp, các hoạt động thủy lợi, giao thông thủy, khai thác
khoáng sản cát sỏi, dịch vụ du lịch… Các dấu hiệu ô nhiễm ngày càng rõ rệt, mức
độ ô nhiễm tăng về phía hạ nguồn. Tình trạng ô nhiễm càng trở nên trầm trọng hơn
vào mùa kiệt, khi mà dòng chảy trong các sông hạ thấp. Hầu hết các thông số quan
trắc trên lưu vực sông đều không đạt QCVN A1, thậm chí vượt hoặc xấp xỉ QCVN
B1, đặc biệt BOD5, NH4+ có xu hướng tăng rõ rệt
Vì vậy, việc mô phỏng chất lượng nước sông và dự tính chất lượng nước trong
tương lai làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp kỹ thuật và chính sách để cải
thiện và bảo vệ chất lượng nước cho sông Cầu là hết sức cấp thiết.
Do đó, mục đích nghiên cứu của Luận văn là áp dụng mô hình MIKE 11 mô
phỏng và dự tính xu thế chất lượng nước theo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
trong tương lai trên khu vực, phục vụ công tác quản lý môi trường, kiểm soát ô
nhiễm trên lưu vực sông Cầu. Mô hinh MIKE 11 có ưu điểm dễ sử dụng, cho kết
quả tính toán nhanh theo các kịch bản khác nhau, là một công cụ mạnh được áp
dụng trong nhiều lĩnh vực ở nước ta, trong đó có lĩnh vực quản lý tài nguyên và môi
trường.
Do nước sông bị ô nhiễm chủ yếu bởi nước thải sinh hoạt, công nghiệp, nông
nghiệp và giới hạn về nguồn số liệu thu thập được, nên nghiên cứu này chỉ tập trung
vào 5 thông số ô nhiễm chính là: Nhu cầu ôxy sinh hóa (BOD5), Ôxy hòa tan (DO),

Tổng Nitơ (TN), tổng Phốtpho (TP) và Coliform.

1


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan khu vực nghiên cứu
1.1.1. Điều kiện tự nhiên lưu vực sông Cầu
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Lưu vực sông Cầu là một trong những lưu vực sông lớn ở nước ta, có vị trí địa
lý kinh tế quan trọng, đa dạng và phong phú về tài nguyên cũng như về lịch sử phát
triển KTXH. Tổng diện tích toàn lưu vực khoảng 8.284 km 2, bao gồm toàn bộ diện
tích tỉnh Thái Nguyên và một phần diện tích của các tỉnh Bắc Kạn, Bắc Giang, Bắc
Ninh, Vĩnh Phúc và thành phố Hà Nội. [15]
1.1.1.2. Địa hình

Hình 1.1. Bản đồ địa hình lưu vực sông Cầu
2


Lưu vực sông Cầu có địa hình đa dạng và phức tạp, mang đặc trưng của ba
dạng địa hình miền núi, trung du và đồng bằng (Hình 1 .1). Núi trung bình có độ
cao >1000m phân bố phía Bắc và phía Tây Bắc của lưu vực, đỉnh núi thường nhọn
với sườn rất dốc (đạt tới 40-45°). Vùng đồng bằng có độ cao trung bình 15m. Nhìn
chung địa hình lưu vực thấp dần theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, độ dốc biến đổi
từ 0o đến 60o, phổ biến nhất là từ 15o-25o. [15]
1.1.1.3. Mạng lưới sông ngòi và hệ thống trạm khí tượng thủy văn
a) Mạng lưới sông ngòi:
Sông Cầu là dòng chính của hệ thống sông Thái Bình, bắt nguồn từ vùng núi
Phia Đeng (1.527m) ở sườn Đông Nam của dãy Pia-bi-óc. Dòng chính sông Cầu

chảy qua các tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh rồi đổ vào sông
Thái Bình tại Phả Lại. (Hình 1 .1)
Đặc điểm một số phụ lưu chính được trình bày trong Bảng 1 .1.
Bảng 1.1: Đặc trưng hình thái các sông thuộc lưu vực sông Cầu [5]
TT

Sông

Độ cao Độ dốc
Hệ số
Chiều Diện
Chiều
Hệ số Mật độ
trung trung
tập
dài
tích
rộng
uốn lưới sông
bình bình
trung
(km) (km2)
(km)
khúc (km/km2)
(m)
(%)
nước

1


Cầu

288,5 6030

190

16,1

31,0

2,1

2,02

0,95

2

Chợ Chu

36,5

437

206

24,6

11,6


1,4

1,40

1,19

3

Nghinh Tường

46,0

465

290

39,4

12,9

1,5

1,60

1,05

4

Đu


44,0

360

129

13,3

10,0

1,7

1,40

0,94

5

Công

96,0

951

224

27,3

13,0


2,2

1,43

1,20

6

Cà Lồ

89,0

881

87

4,7

13,6

1,7

2,70

0,73

b) Hệ thống trạm khí tượng, thủy văn:
Mạng lưới thủy văn trên địa bàn các tỉnh thuộc lưu vực sông Cầu được trình
bày trong Hình 1 .1.
1.1.1.4. Đặc điểm khí tượng thủy văn

a) Đặc điểm khí tượng

3


- Nhiệt độ: Nhiệt độ không khí TB năm dao động từ 18 - 24 0C, thấp nhất là
vùng Tam Đảo và Chợ Đồn từ 18 - 20 0C, cao nhất là vùng hạ du Vĩnh Yên, Bắc
Giang, Hiệp Hoà, Tân Yên, v.v.. từ 23 - 24 0C. Nhiệt độ không khí TB tháng, năm tại
một số trạm trên lưu vực được trình bày trong Bảng 1 .2.
Bảng 1.2: Nhiệt độ không khí trung bình tháng, năm tại các trạm trên lưu vực thời kỳ
1980-2010
TT

Trạm

Tháng

Yếu tố
1
ToC

1

Bắc Kạn

2

4

5


6

7

8

9

10

11

12

14,6 16,0 19,2 21,7 26,1 27,3 27,1 26,7 25,7 22,9 19,1 15,8 21,8

Tmax 30,8 33,2 34,4 37,8 38,8 39,4 37,8 37,4 36,6 34,1 33,6 30,7 39,4
Tmin -0,9 3,6
o

TC
2

3

Năm

5,3 10,4 15,3 16,5 18,7 19,8 13,7 8,5 4,0 -1,0 -1,0


15,1 16,4 19,5 23,3 26,7 27,9 28,1 27,5 26,3 23,6 19,8 16,5 22,6

Định Hoá Tmax 31,3 34,6 35,9 35,7 39,6 38,1 37,7 37,8 37,0 33,9 32,8 30,8 39,6
Tmin
o

TC
Thái
Nguyên

3

3,2

6,5 11,4 16,2 18,3 20,2 20,5 14,8 8,1 4,9 -0,4 -0,4

15,6 16,8 19,7 23,5 27,0 28,4 28,5 27,9 26,9 24,4 20,7 17,4 23,1

Tmax 31,1 33,5 35,7 35,2 39,4 39,5 38,8 37,5 36,7 34,9 34,0 30,6 39,5
Tmin
ToC

4

0,5

3,0

4,2


6,1 12,9 16,4 19,7 20,5 21,7 16,3 10,2 7,2 3,2

3,0

10,9 12,2 15,2 18,7 21,6 23,1 23,1 22,7 21,6 19,1 15,8 12,8 18,1

Tam Đảo Tmax 25,1 28,8 30,6 32,1 33,1 33,1 31,6 31,1 30,3 29,5 26,5 24,5 33,1
Tmin
o

TC
5

0,4

0,2

2,0

5,3

9,5 14,3 16,2 17,3 10,6 9,1 4,5 1,1

0,2

16,5 17,5 20,4 24,0 27,6 29,0 29,2 28,7 27,3 25,0 21,5 18,1 23,7

Vĩnh Yên Tmax 31,4 33,1 36,6 35,8 39,4 40,2 39,2 37,4 36,0 34,3 33,7 30,3 40,2
Tmin
o


TC
6

3,7

5,0

9,9 13,8 16,3 20,4 21,1 21,8 17,4 13,1 8,9 4,4

3,7

15,8 17,4 20,2 23,4 27,1 28,6 28,9 28,3 27,2 24,5 20,8 17,7 23,3

Bắc Ninh Tmax 31,0 31,2 33,1 32,9 37,9 39,5 36,7 35,8 34,1 33,1 33,1 30,2 39,5
Tmin

5,3

5,9 10,2 13,4 17,0 21,3 20,5 21,8 16,8 12,2 8,6 4,9

4,9

- Mưa: Lượng mưa TB năm từ 1500- 2000mm. Mưa phân bố không đều trên
lưu vực và phụ thuộc vào đặc điểm địa hình từng vùng (Bảng 1 .3).
Bảng 1.3: Lượng mưa tháng trung bình nhiều năm (mm)
Trạm

1


Bắc Kạn

22,9 30,9 58,1 103,3 192,7 252,5 291,4 250,9 152,1 70,3 43,8 16,0 1485

2

Định Hoá

21,8 35,5 60,2 98,4 208,0 268,8 372,2 294,8 153,4 83,7 40,0 15,7 1653

3

1

2

3

4

5

6

7

8

9


10

11

12

TB
năm

TT

Thái Nguyên 23,9 33,1 69,9 102,8 246,4 287,2 419,6 287,4 201,3 113, 56,6 22,1 1864

4


TT

Trạm

1

2

3

4

5


6

7

8

9

10

11

12

TB
năm

5
4

Tam Đảo

5

Vĩnh Yên

6

Bắc Ninh


35,4 49,4 84,4 124,8 225,6 329,9 436,6 411,6 284,2

181,
6 92,7 30,7 2287

22,8 23,3 48,1 84,7 171,0 237,7 272,3 257,3 167,7

121,
6 65,9 17,9 1490

18,0 23,4 34,7 96,0 173,4 226,7 243,2 270,7 197,3

135,
43,7 14,8 1477
2

Lượng mưa năm phân hóa thành hai mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng V - IX, có
lượng mưa chiếm từ 75÷80% tổng lượng mưa năm, tháng có lượng mưa lớn nhất là
tháng VII hoặc tháng VIII với lượng mưa trên 300mm/ tháng. Mùa khô từ tháng X IV năm sau, có lượng mưa chiếm từ 20- 25% tổng lượng mưa năm. Tháng mưa ít
nhất là tháng XII và tháng I.
- Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí TB nhiều năm ở các vùng trên lưu vực
dao động từ 81- 87%, các vùng núi còn nhiều rừng, mưa nhiều thì độ ẩm cao hơn.
Nơi có độ ẩm cao nhất là vùng núi Tam Đảo, đến vùng Bắc Kạn, Định Hoá, Đình
Lập, vùng có độ ẩm thấp nhất là Vĩnh Yên, Lục Ngạn, Sơn Động, Bắc Giang.
- Bốc hơi: Lượng bốc hơi TBN ở các vùng từ 540- 1000mm tuỳ theo vị trí địa
hình, các đặc trưng về nhiệt độ, số giờ nắng. Vùng có lượng bốc hơi nhỏ là Tam
Đảo và thượng nguồn sông Cầu. Các vùng thấp có lượng bốc hơi lớn như Bắc
Giang, Thái Nguyên, Hiệp Hoà, v.v..
c) Đặc điểm thủy văn [16, 20, 21]
- Dòng chảy năm: Tổng lượng dòng chảy TBN trên LVS Cầu khoảng 4,5km3,

trong đó sông Công đóng góp là 0,9km3 (19,8%), sông Cà Lồ là 0,88km3 (19,5%).
Bảng 1.4: Lưu lượng nước TB nhiều năm tại các trạm trên lưu vực sông Cầu [20]
Đơn vị: m3/s

TT Địa điểm

1

Thác
Riềng

Sông

Cầu

Thờ
i
đoạ

Tháng
I

II

II
I

I
V


V

VI

VII

VII
I

IX

X

X
I

X
II

6081

5,
3

4,
9

5,
2


8,
4

16
,4

28,
7

34,
6

41,
4

29,
0

16 10
,4 ,6

6,
6

5


m
17,
3



TT Địa điểm

Sông

Thờ
i
đoạ

Tháng
I

V

VI

VII

VII
I

IX

X

6096

13 12 14 24 45
,2 ,1 ,1 ,8 ,2


85,
3

127 123
,0
,0

93,
7

47 27 15 52,
,1 ,7 ,7 4

II

II
I

I
V

X
I

X
II


m


2

Thác
Bưởi

Cầu

3

Thác
Huống

Cầu

4

Gia Bảy

Cầu

9707

13 10 14 22 43
.0 .5 .4 .6 .6

72.
9

157 127

.3
.5

63.
1

39 24 18 50,
.3 .5 .0 9

5

Giang
Tiên

Đu

6271

1,
5

1,
4

1,
4

2,
9


4,
3

8,1

11,
2

16,
0

9,6

6,
0

3,
9

1,
9

5,7

6

Cầu Mai

Cầu
Mai


7085

0,
1

0,
1

0,
1

0,
3

0,
7

1,1

1,7

2,1

1,7

0,
8

0,

4

0,
2

0,8

7

Núi Hồng

Công

6268

0,
9

0,
9

1,
0

2,
4

2,
5


5,0

5,1

6,2

4,3

3,
2

2,
1

1,
1

2,9

8

Tân
Cương

Công

6176

2,
9


3,
2

3,
5

8,
7

14
,8

23,
4

25,
8

39,
2

31,
2

17
,7

8,
7


3,
9

15,
2

9

Cuối S.
Công

Công

TBN
N

4,
8

5,
2

5,
8

14 24
,3 ,3

38,

5

42,
4

64,
5

51,
3

29 14
,1 ,2

6,
4

25,
1

10

Phú
Cường

Cà Lồ

6575

4,

6

6,
4

6,
5

15 23
,4 ,6

46,
3

50,
5

74,
6

64,
3

34 12
,7 ,6

4,
2

28,

6

11

Ngọc
Thanh

Thanh
Lộc

6781

0,
0

0,
0

0,
0

0,
1

0,6

1,0

1,4


1,0

0,
5

0,
1

0,4

12

Cuối s.
Cầu

Cầu

TBN 38 35 41 72 13
13 81 46
250 374 360 275
N
,7 ,6 ,4 ,9 3
8 ,5 ,2

15
4

TBN 17 15 18 32 59 111 166 160 122 61 36 20 68,
N
,2 ,8 ,4 ,4 ,0 ,0

,0
,0
,0 ,5 ,2 ,5 3

0,
3

0,
2

- Dòng chảy mùa lũ: Trên lưu vực hệ thống sông Cầu, phù hợp với chế độ mưa
được phân hóa thành hai mùa rõ rệt: mùa lũ từ tháng VI đến tháng IX, mùa cạn từ
tháng X đến tháng V năm sau.
- Dòng chảy mùa cạn: Thời gian mùa cạn từ tháng X - V năm sau. Mặc dù
mùa cạn kéo dài 7 tháng nhưng tổng lượng dòng chảy trong suốt thời gian mùa cạn
chỉ chiếm từ 20 – 25% tổng lượng dòng chảy trong năm. Tháng có lưu lượng nhỏ
nhất trong năm thường xảy ra vào các tháng I,II hoặc tháng III tùy từng nơi. Nhìn
chung mô đun dòng chảy kiệt nhỏ nhất trên toàn lưu vực ở mức dưới 1l/s/km 2, trong
đó cao nhất tại Thác Riềng đạt xấp xỉ 3l/s/km2.
d) Biểu hiện biến đổi khí hậu trên lưu vực sông Cầu

6


Để đánh giá xu thế diễn biến khí hậu trong những năm qua của lưu vực sông
Cầu, luận văn đã sử dụng chuỗi số liệu lượng mưa và nhiệt độ của các trạm khí
tượng Thái Nguyên, Định Hóa, Bắc Giang, Bắc Kạn, Vĩnh Yên, Tam Đảo.
- Nhiệt độ: Trong giai đoạn từ 1980 đến 1999 nhiệt độ trung bình năm tăng
khoảng 0,7oC, nhiệt độ trung bình mùa hè tăng 0,35 oC, đặc biệt là vào mùa đông
nhiệt độ trung bình tăng 1,05oC. (Hình 1 .2)


Hình 1.2. Xu thế tăng nhiệt độ TB năm tại trạm Thái Nguyên và trạm Vĩnh Yên

- Lượng mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm từ 822mm đến 3.111 mm,
phân bố không đồng đều theo không gian và thời gian. Về thời gian, mưa tập trung
chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80% tổng lượng mưa của cả năm. Lượng
mưa ở miền núi thường lớn hơn ở đồng bằng và trung du.
Lượng mưa trung bình năm ở lưu vực sông Cầu có xu hướng giảm. Tuy nhiên,
lượng mưa không giảm đều ở tất cả các tháng mà có xu hướng giảm mạnh vào mùa
mưa và tăng nhẹ vào tháng I, II, III trong mùa khô.

Hình 1.3. Xu thế biến đổi lượng mưa TBN tại trạm Thái Nguyên và trạm Bắc Giang
+

Hiện tượng thời tiết cực đoan:

7


Trước tác động của BĐKH toàn cầu, trong những năm gần đây trên địa bàn
các tỉnh thuộc lưu vực sông Cầu, các hiện tượng thời tiết khá phức tạp bao gồm rét
đậm, rét hại, hạn hán, bão áp thấp nhiệt đới, mưa đá gió xoáy cục bộ, lũ quét, sạt lở
đất, ngập úng… diễn biến rất phức tạp. Như trận mưa to kéo dài từ ngày 3-4/7/2009
gây lũ lớn trên sông và sạt lở đất tại Bắc Kạn (thôn Khen Nền, Nà Bẻ xã Công
Bằng, Nhạn Môn, Giáo Hiệu, huyện Pác Nặm, huyện Ba Bể) làm 13 người chết, 11
người mất tích do sạt lở đất và bị lũ cuốn trôi. Tuyến đường giao thông tỉnh lộ
258B, đường liên xã huyện Pác Nặm bị cô lập hoàn toàn, hệ thống điện thoại, điện
lưới đều bị tê liệt và mất liên lạc. Gần đây, cơn bão số 3 cùng mưa lớn kéo dài từ
đêm 17 đến sáng 18/9/2014 làm 16 xã, thị trấn của huyện Phú Lương (Thái
Nguyên) bị ảnh hưởng, hàng trăm ha lúa và cây màu bị ngập nước, nhiều hộ dân bị

cô lập. Tại Bắc Kạn có khoảng 117ha diện tích lúa bị đổ và hư hại, Thái Nguyên
188ha, Bắc Giang 10.025ha và nhiều diện tích nuôi trồng thủy sản bị ngập, hư hại,
nhiều tuyến đường giao thông bị sạt lở.
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội trên lưu vực sông Cầu
1.1.2.1. Nông, lâm nghiệp và thủy sản [14]
•Nông nghiệp: Theo niên giám thống kê năm 2012, tổng diện tích đất canh tác
trên toàn lưu vực là 707,0 nghìn ha, trong đó diện tích trồng lúa là 544,8 nghìn ha,
còn lại là diện tích các loại cây trồng khác. Hoạt động sản xuất nông nghiệp trên lưu
vực sông Cầu chủ yếu là trồng trọt, trong đó canh tác lúa và hoa màu chiếm ưu thế.
Cơ cấu kinh tế có sự khác biệt giữa các tỉnh vùng núi, trung du và đồng bằng trong
lưu vực. Hoạt động nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ yếu ở các huyện vùng núi
(cao) ở tỉnh Bắc Kạn, Bắc Giang.
•Lâm nghiệp: Theo số liệu thống kê của Tổng cục Kiểm lâm, năm 2012 trên
toàn lưu vực có 748.031,4 ha diện tích có rừng, trong đó rừng tự nhiên: 470.780,4
ha, rừng trồng: 277.252,0 ha, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên,
Bắc Giang. Hiện trạng rừng trên LVS Cầu được trình bày trong Bảng 1 .5.
Bảng 1.5: Hiện trạng lâm nghiệp ở các tỉnh thuộc lưu vực sông Cầu [13]
Tỉnh

Diện tích

Diện tích có

Rừng TN

8

Rừng trồng

Độ che phủ



TN (ha)

rừng (ha)

(ha)

(ha)

(%)

Vĩnh Phúc

123.650

30.978

11.060

19.919

24,1

Bắc Kạn

485.941

367.429


294.172

73.258

70,6

Thái Nguyên

353.102

178.815

95.077

83.738

47,2

Bắc Giang

384.971

145.700

63.559

82.141

35,5


Bắc Ninh

82.271

594

-

594

0,7

TP Hà Nội

334.470

24.515

6.913

17.602

7,1

Tổng

1.764.405

748.031


470.780

277.252

42,4

- Thủy sản: Theo niên giám thống kê năm 2012, tổng diện tích mặt nước nuôi
trồng thủy sản của các tỉnh trên lưu vực sông Cầu là 48,3 nghìn ha trong đó 100%
diện tích nuôi trồng nước ngọt. (Bảng 1 .6)
Bảng 1.6: Diện tích nuôi trồng và sản lượng thủy sản năm 2012 của các địa phương
trên lưu vực sông Cầu [14]
Sản lượng
thủy sản (tấn)

Sản lượng thủy sản
nuôi trồng (tấn)

20,8

71.384

67.784

Vĩnh Phúc

7,0

17.934

15.890


3

Bắc Ninh

5,4

34.155

32.626

4

Bắc Kạn

1,1

854

827

5

Thái Nguyên

4,8

6.875

6.724


6

Bắc Giang

9,2

26.241

24.300

Tổng

48,3

157.443

148.151

STT

Địa phương

1

Hà Nội

2

Tổng cộng

(nghìn ha)

1.1.2.2. Công nghiệp:
Ngành CN trên lưu vực có tiềm năng phát triển rất lớn. Cơ cấu giá trị sản xuất
CN lớn nhất là Hà Nội 8,65%, tiếp đến là Bắc Ninh 5,13%, Vĩnh Phúc 2,61%, Thái
Nguyên 0,67%, Bắc Giang 0,48%, Bắc Kạn 0,03%. (Bảng 1 .7)
Bảng 1.7: Giá trị và cơ cấu sản xuất CN tại các tỉnh trên LVS Cầu năm 2012 [14]
Giá trị sản
xuất CN (tỷ
đồng)

Cơ cấu giá
trị sản xuất
CN (%)

STT

Địa phương

Số
KCN

1

Hà Nội

10

400.371


8,65

2

Vĩnh Phúc

20

120.792

2,61

3

Bắc Ninh

15

237.425

5,13

4

Bắc Kạn

1

1.536


0,03

9


Giá trị sản
xuất CN (tỷ
đồng)

Cơ cấu giá
trị sản xuất
CN (%)

STT

Địa phương

Số
KCN

5

Thái Nguyên

6

30.783

0,67


6

Bắc Giang

5

22.221

0,48

Tổng

57

813.128

17,57

Hiện nay ngành CN trên lưu vực đang được quan tâm đầu tư. Các nhà máy,
KCN đang trong quá trình xây dựng và đi vào hoạt động với tốc độ nhanh chóng,
quá trình công nghiệp hóa trên lưu vực diễn ra nhanh. Các nhà máy, KCN chế xuất
hình thành và phát triển tạo ra nhiều công ăn việc làm cho lực lượng lao động trong
vùng ví dụ như: KCN Nội Bài – Sóc Sơn, KCN Thăng Long, khu Chế xuất Vĩnh
Yên Vĩnh Phúc, KCN Đình Trám, KCN Song Khê – Nội Hoàng….
1.1.2.3. Dân số:
Lưu vực sông Cầu chiếm 47% diện tích của 6 tỉnh, với tổng diện tích lưu vực
là 8.284,1 km2. Theo niên giám thống kê năm 2012, tổng số dân là 11.984,3 nghìn
người thuộc 44 dân tộc khác nhau, trong đó đông nhất là dân tộc kinh. Dân số theo
từng tỉnh nằm trong lưu vực sông Cầu được trình bày trong Bảng 1 .8.
Bảng 1.8: Hiện trạng dân số trên lưu vực sông Cầu năm 2012 [1]

Đơn vị: nghìn người

Tỉnh
Bắc Kạn

Tổng

Thành thị

Nông thôn

301,0

49,0

252,0

Thái nguyên

1.150,2

327,2

823,0

Bắc Giang

1.588,5

155,1


1.433,4

Vĩnh Phúc

1.020,6

235,6

785,0

Hà Nội

6.844,1

2.931,3

3.912,8

Bắc Ninh

1.079,9

283,0

796,9

Tổng

11.984,3


3.981,2

8.003,1

1.1.3. Phương hướng phát triển các ngành, lĩnh vực [8,7,6,17,16,18]
Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của các tỉnh trên lưu vực
sông Cầu, phương hướng phát triển một số ngành, lĩnh vực chính như sau:

10


1.1.3.1. Phương hướng phát triển nông nghiệp:
•Tập trung thâm canh sản xuất lương thực với các giống mới có năng suất cao
và chất lượng tốt.
•Tăng diện tích trồng cây CN ngắn ngày và cây CN dài ngày như lạc, đậu
tương, hoa cây cảnh,…
•Khai thác lợi thế về đất đai, thời tiết, khí hậu trong lưu vực. Phát triển cây
trồng vật nuôi có thế mạnh.
•Phát triển nhanh hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp và hệ thống
dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp.
•Phát triển chăn nuôi toàn diện, trong đó chăn nuôi bò, lợn, gia cầm là sản
phẩm hàng hoá chủ yếu; Khuyến khích phát triển chăn nuôi theo mô hình trang trại.
•Tăng cường bảo vệ nguồn tài nguyên và môi trường để đảm bảo cho quá
trình phát triển bền vững. Xây dựng phương thức canh tác nông - lâm kết hợp trên
vùng đồi, để vừa đạt hiệu quả kinh tế và hiệu quả về sinh thái.

1.1.3.2. Phương hướng phát triển lâm nghiệp
•Diện tích rừng chủ yếu tập trung ở thượng nguồn sông Cầu, thượng nguồn
sông Cà Lồ, phân bố ở các tỉnh Bắc Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Kạn.

•Đảm bảo trồng hết diện tích đất có thể trồng rừng. Tích cực khoanh nuôi, bảo
vệ và chăm sóc diện tích rừng hiện có;
•Kết hợp giữa trồng rừng mới, cải tạo rừng với phát triển cây ăn quả tập trung
phục vụ phát triển du lịch sinh thái.
•Đẩy mạnh trồng cây phân tán trong các KCN, khu đô thị.
•Phát triển sản xuất lâm nghiệp theo hướng hình thành các vùng trồng rừng
tập trung, ổn định lâu dài, cung cấp nguyên liệu cho CN chế biến lâm sản.

11


•Thực hiện đóng cửa rừng cấm khai thác gỗ, đặc biệt là các khu rừng đặc
dụng, rừng phòng hộ xung yếu có độ dốc từ 30 o trở lên. Hạn chế tối đa tình trạng
cháy rừng và có biện pháp cảnh báo, phòng chống cháy rừng.
•Xây dựng các trung tâm giống, trung tâm kiểm định chất lượng giống cây.
1.1.3.3. Phương hướng phát triển thủy sản
•Tận dụng các ao hồ, mặt nước để phát triển thủy sản;
•Phát triển nuôi trồng thuỷ sản bền vững, sản xuất hàng hoá, năng suất cao,
chất lượng tốt, hiệu quả và có sức cạnh tranh cao. Tạo nguồn nguyên liệu lớn, đa
dạng cho tiêu dùng trong nước và hướng tới xuất khẩu.
•Tăng cường đầu tư thâm canh, đẩy nhanh nuôi trồng thuỷ sản theo hướng cải
tạo vùng trũng trồng lúa kém hiệu quả; ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong nuôi trồng
thuỷ sản, chuyển từ quảng canh sang bán thâm canh và thâm canh.
•Dự kiến đến năm 2020, diện tích nuôi trồng thuỷ sản là 19.393 ha.
1.1.3.4. Phương hướng phát triển công nghiệp - xây dựng
a) Ở tỉnh Bắc Kạn
- Phấn đấu tốc độ tăng trưởng của ngành CN - XD giai đoạn 2011 - 2015 bình
quân đạt 26%/năm và giai đoạn 2016 - 2020 bình quân đạt 20%/năm. Tỷ trọng
ngành CN - XD trong GDP đạt 31,2% vào năm 2015 và 40,7% vào năm 2020. Tỷ lệ
lao động trong ngành CN- XD đạt 13,7% vào năm 2015 và 16,6% vào năm 2020.

Tiếp tục phát triển CN khai thác và chế biến khoáng sản, CN chế biến nông, lâm
sản, điện tử, lắp ráp và sản xuất cơ khí...
b) Ở tỉnh Thái Nguyên
- Phấn đấu giá trị sản xuất CN tăng bình quân 22-23%/năm thời kỳ 2013-2020
và 18-20%/năm thời kỳ 2021-2030.
- Phát triển nhanh và hiệu quả CN, tạo động lực tăng trưởng nhanh và trở
thành ngành có đóng góp lớn nhất vào phát triển kinh tế tỉnh với trình độ công nghệ
tương đối hiện đại vào năm 2020 và hiện đại vào năm 2030.

12


- Thái Nguyên có các mỏ khoáng sản như than, sắt, kẽm...Trong tương lai
ngành CN khai khoáng rất có triển vọng phát triển.
c) Ở tỉnh Vĩnh Phúc
- Phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trong giai đoạn 2016-2020 đạt
14,0-14,5%/năm, trong đó tăng trưởng CN là 13-14%/năm. Cơ cấu CN -XD chiếm
58-60%, dịch vụ thương mại chiếm 38% và nông lâm ngư nghiệp chiếm 3-4%.
- Đẩy nhanh quá trình CN hoá, hiện đại hoá trong bản thân ngành CN theo
hướng đi vào công nghệ cao, tiến tiến, hiện đại; chuyên môn hoá, tự động hoá nâng
cao giá trị gia tăng của sản phẩm.
- Thu hút các dự án CN có vốn đầu tư lớn, hiệu quả cao, công nghệ hiện đại.
- Phấn đấu trong nền kinh tế của tỉnh, tỷ trọng CN - XD - DV chiếm 96,5% trở
lên; trong đó, dịch vụ - thương mại chiếm tỷ lệ ngày càng cao.
d) Ở tỉnh Bắc Ninh
- Phát triển CN bền vững, phấn đấu tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn
2016 - 2020 là 11,9%; giai đoạn 2021 - 2030 là 6,8%.
- Phát triển các ngành CN mũi nhọn theo hướng công nghệ cao, hạn chế các
ngành CN gia công, lắp ráp, các ngành có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
- Rà soát, điều chỉnh các KCN, CCN, ưu tiên phát triển các CCN làng nghề

gắn với bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và đảm bảo vệ sinh môi trường.
- Xây dựng kế hoạch phát triển một số ngành CN thuộc các lĩnh vực công
nghệ thông tin truyền thông, công nghệ sinh học, CN vật liệu mới, công nghệ tự
động hóa. Triển khai dự án phát triển CN hỗ trợ cho phát triển công nghệ cao.
- Tập trung đầu tư hoàn thiện hạ tầng các khu, CCN, đẩy mạnh thu hút đầu
tư theo hướng có chọn lọc, nâng cao hiệu quả trên 1 ha diện tích CN, tạo ảnh hưởng
lan tỏa đến phát triển kinh tế của tỉnh.
e) Ở tỉnh Bắc Giang
- Đạt tốc độ tăng trưởng từ 14-15,4% giai đoạn 2016-2020. CN - XD sẽ trở
thành ngành kinh tế chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu kinh tế.

13


×