Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

VĂN MẪU 11: HAI ĐỨA TRẺ - THẠCH LAMTỔNG HỢP BÀI VĂN MẪU “CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ TRUYỆNNGẮN HAI ĐỨA TRẺ CỦA THẠCH LAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.48 KB, 25 trang )

VĂN MẪU 11: HAI ĐỨA TRẺ - THẠCH LAM
TỔNG HỢP BÀI VĂN MẪU “CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ TRUYỆN
NGẮN HAI ĐỨA TRẺ CỦA THẠCH LAM”

BÀI VĂN SỐ 1:
Có một thời, lối “tư duy từ điển” đã làm bó tay không ít người nghiên cứu văn học
Việt Nam, đẩy họ đến tình trạng lay hoay trong “cái rọ” của khái niệm. Dựa vào khái
niệm, người ta khảo cứu văn chương như một thực thể bị chia cắt một cách siêu hình
thành những dòng, những khuynh hướng khác nhau. Khi đem những tiêu chỉ của chủ
nghĩa hiện thực phê phán qui chiếu vào văn học 1930 – 1945 sẽ dễ thấy nổi lên tác phẩm
của Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan… còn nhiều sáng tác của Thanh Tịnh, Thạch
Lam… Như bị lùa vào cái dòng lãng mạn (mà lãng mạn trong cái dân tộc lầm than thì
không thể tha thứ!). Tuy nhiên, lịch sử bao giờ cũng mang tính khách quan của nó, “tư
duy mới” đã gạt bỏ những hướng đi duy lí chủ quan, để tuy chậm, song chưa muộn, mấy
năm gần đây Thạch Lam và một số “danh bút” của một thời văn chương được khẳng định
trở lại.
Đọc Thạch Lam, càng thấy ông thật sự là cây bút tài hoa, một nhà văn mà tri thức
phương Tây rất phong phú cũng không lấn át được một tâm hồn “thuần Việt”. Sáng tác
của ông trong cái vẻ ngoài bình dị là một tấm lòng mẫn cảm, một nhân cách văn hóa, một
người bạn của lớp người nghèo khổ ở thời đại ông. Những truyện ngắn “Nhà mẹ Lê”,
“Hai đứa trẻ” của Thạch Lam chỉ khác với “Tắt đen”, “Bước đường cùng”… ở điển hình
và tiếng nói riêng của tác giả và cái chung duy nhất giữa họ là một tấm tình hòa cảm, bao
dung.
Khi nghiên cứu khu vực lưu trú của người Việt, chúng ta thường chú ý tới hai khu
vực cơ bản: thành thị và nông thôn, ít lưu tâm tới khu vực cư trú tồn tại ở “ ranh giới mờ”
giữa lối sống đô thị và làng xã là cái phố huyện. Phố huyện – có thế được coi như trạm


trung chuyển của sự giao lưu giữa thành thị và nông thôn. Dấu ấn của hai nhịp điệu sống,
hai lối sống cơ bần của xã hội để lại khó rõ nét trong sinh hoạt cộng đồng phố huyện. Ở
thời của Thạch Lam (thậm chí tới ngày nay) văn minh đô thị chưa là tiêu biểu cho xã hội,


làng xã và các phố huyện mới thật sự là bộ mặt của xã hội. Dạo quanh bất kỳ một phố
huyện nào cũng có thể xác định những nét cơ bản về phương thức sinh tồn, đặc điểm kinh
tế… của một cơ cấu địa phương. Rộng hơn, có thể hiểu được những nét lớn của xã hội, vì
lẽ, mấy nghìn năm nay “Văn hóa lúa nước” tạo dựng nên một xã hội Việt nam truyền
thống; bên những ưu điểm còn buộc nó phải vận hành trong một vòng quay tù túng,
ngưng trệ. Đã từ lâu, nhiều người nhận ra, truyện ngắn “Hai đứa trẻ” dường như đã nhận
chân theo kiểu văn chương. Nên không ngẫu nhiên, Thạch Lam lại chọn một phố huyện
để nhận chân sự mòn mỏi đơn điệu của lớp người đông nhứt trong xã hội lúc đó là những
người nghèo.
“Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ, từng tiếng một vang ra để
gọi buổi chiều về. Phương Tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như
hòn than sắp tàn trong lò. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền
trời.”
Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài
đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào”… Phố huyện lúc chiều tàn thật thanh bình, yên ả; cũng
là lúc cư dân của nó bước vào một đêm mới, lặp lại những gì đã diễn ra như bao nhiêu
đêm trước: “Chị em cô hàng xén lại ngồi trước cửa ngóng trời, ngóng đất, ngóng người;
mẹ con chị hàng nước lại dọn cái bàn nước; bác hàng phở nhóm lại bếp lửa; gia đình
bác Xẩm lại chờ khách đến nghe…”. Chừng ấy con người trong bóng tối mong đại một
cải gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hàng ngày của họ”… Thật ra, nhịp điệu sống
không nhất thiết chỉ có những ngày vui vẻ. Xã hội dù tươi đẹp vẫn có những ngày hè mưa
buồn, những ngày thu heo hắt, những ngày đông ảm đạm, nhưng đó là sự bất thường của
tự nhiên. Còn cái đêm u tịch được Thạch Lam dựng lại là cái đêm buồn mang số nhiều:
“Từ khi có cái cửa hàng này, đêm nào Liên và em cũng ngồi trên chiếc chõng tre dưới
gốc bàng với cái tối của quãng phố xung quanh”, “Chị Tí chả kiếm được bao nhiêu,


nhưng chiều nào chị cũng dọn từ chập tôi cho đến đêm”… Dạng huống số nhiều của
hành động chỉ ra sự lặp lại nhàm chán của sinh hoạt phô huyện, nhàm chán nhưng vẫn
lặp lại vì miếng cơm, manh áo: “Ôi chao, sớm muộn gì thì có ăn thua gì”. “Cũg như mọi

đêm Liên không còn trông mong còn ai đến mua nữa”, một cách kiếm sống hú họa, vật
vờ. Tác giả đồng điệu với Liên và những người xung quanh cô bằng cách dựng lại mọi
chi tiết từ không gian rộng đến sự vật nhỏ nhoi đang chìm trong bóng đêm: “Đường phố
và các con ngõ rộng dần dần chứa đầy bóng tối”, “tối hết cả, con đường thăm thẳm ra
sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại sẫm đen hơn”, “đêm tối vẫn bao
bọc xung quanh, đêm của đất quê, và ngoài kia, đồng ruộng mênh mang và yên lặng”.
Tối đến mức cả phố huyện đều “thu nhỏ lại”. Vài ánh sáng lọi qua phên nứa, ngọn đèn
con của chị hàng nước, cái bếp lửa cửa bác hàng phở trở nên lắc lay thảm hại trước bóng
đêm, đến ngay cả âm thanh cũng chìm nghỉm trong đó: “Tiếng dàn bầu bần bật trong
yên lặng”. “Trống cầm canh ở phố huyện đánh tung lên một tiếng ngắn khô khan, không
vang động ra xa, rồi chim ngay vào bóng tối”, “tiếng vang động của xe hỏa đã nhỏ rồi,
và mất dần trong bóng tối”. Bóng tối nhấn chìm cả âm thanh thì quả là rất gợi, nhưng rất
thực, thực bởi diễn biến tâm trạng của nhân vật: “đêm tối với Liên quen lắm”, “tâm hồn
Lièn yên tình hẳn, có những cảm giác ma hồ không hiểu”, “Liên thấy mình sống giữa
bao nhiêu sự xa xôi không biết”. Trạng thái bàng bạc của tâm hồn Liên là trạng thái của
cả nhóm người quanh Liên qua những mẩu đối thoại rời rạc, vẩn vơ, những câu hỏi đã
quen và những câu trả lời cũng đã quen. Nghĩa là mọi người cùng mòn mỏi, cùng u ám,
cùng vô định.
Sự tương phản giữa ánh sáng và bóng đêm, giữa âm thanh và tĩnh lặng đem lại
cảm giác nặng nề và chị em Liên “buồn ngủ ríu cả mắt”, “vẫn cố gượng để thức khuya
chút nữa”, “vì muốn được nhìn chuyến tàu”. Chuyến tàu như ngôi sao băng đêm nào
cũng vụt qua thinh không phố vắng vào lúc chín giờ. Chuyến tàu đến rồi đi, nó thuộc về
một thế giới khác. Nó lướt qua phố huyện đang chìm trong đêm đen. Nó tỏa sáng. Nó
vang động. Nó xa xăm. Nó là giấc mơ huyền ảo. Nó như không có thật. Chuyến tàu vụt
qua chỉ đủ sức an ủi những con người lam lũ đang an phận nghèo. Tuy thế nó vẫn là một


hy vọng. Chuyến tàu chấm dứt một ngày sinh sống của phố huyện về một thời gian và
làm tăng nỗi đợi chờ khắc khoải cho ngày hôm sau.
Thử đặt một giả định: Phố huyện không có chuyến tàu đi qua hàng đêm, con người

sẽ gửi gắm ước mơ khoáng hậu của họ vào đâu? Sẽ là khó trả lời, vì chuyến tàu là sự
tương phản cuối cùng, mang ý nghĩa nhất mà Thạch Lam cần biểu đạt. Mọi hình ảnh
không gian, thời gian sự vật, con người trong trạng thái chờ đợi mòn mỏi suốt mấy trang
giấy chỉ nhằm tới chi tiết cuối cùng: lúc con tàu đi qua. Con tàu hi vọng đồng thời là
“thuốc thử” đối với xã hội và kiếp người. Là nhà văn tâm huyết với dân tộc, Thạch Lam
nắm bắt được sự ngưng trệ, tù túng của xã hội ông. Ông muốn ánh sáng văn minh chiếu
rọi lên đêm đen của dân tộc. Ông không hướng nhân vật của ông tới hành động tự phát
của anh Pha, tới sự nhẫn nhục có bản lĩnh của chị Dậu, ông hướng họ tới văn hóa, để
vượt thoát khỏi tình trạng ngột ngạt. Truyện ngắn không có bóng dáng một xã trưởng,
một thầy lý, một thầy đội nào… nhưng vẫn làm người đọc liên tưởng tới nguyên nhân nỗi
thống khổ của những con người trong truyện.
Ở “Hai đứa trẻ”, Thạch Lam không lựa chọn lối viết miêu tả sự vật, không đứng
ở vị trí người kể chuyện. Bằng các cảm giác, các tâm trạng, ông đưa người đọc vào thế
giới nội tâm của nhân vật, qua thế giới nội tâm người đọc liên tưởng, tự hình dung về
điều tác giả muốn đặt ra. Bút lực của ông thật vững vàng khi phân tích cảm giác một cách
nhẹ nhàng, tinh tế nhưng biểu cảm và sâu sắc. Những câu văn đẹp, mang chất thơ giàu
hình ảnh như của Thạch Lam thật hiếm thấy trong văn chương. Không lẫn vào đâu được,
cái chợ huyện đã tan lúc chạng vạng: “Trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn,
bã mía. Một mủi âm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn mùi cát bụi, quen thuộc quá,
khiến chị em Liên tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương này”… Phải là người có
khả năng quan sát đầy mĩ cảm mới có thể viết được câu văn như: “Qua khe lá của cành
hàng ngàn ngôi sao lấp lánh; một con đom đóm bám vào dưới mặt lá, vừng sáng nhỏ
nhấp nháy rồi hoa bàng rụng xuống vai. Liên khe khẽ, thỉnh thoảng từng loạt một”…
Trong “Hai đứa trẻ”, những câu văn đẹp mang một hiệu năng đa dạng: Vừa hấp dẫn đầy
chất thơ, vừa buồn man mác; vừa xót xa thương cảm, vừa thêm gắn bó với quê hương.


Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” là khoảnh khắc của mọi khoảnh khắc, là một đêm
buồn bã giữa những đêm buồn bã, một đêm có “dấu chấm lửng” ở cả hai đầu. Thạch
Lam đã lựa chọn đúng cả không gian, thời gian, con người và địa điểm rất chung và rất

riêng. Phố huyện, nơi cả đời mong được tới một lần của dân quê xưa có dáng dấp của
làng xã, văn minh thành thị có ghé qua với đường tàu hỏa và phố xá có đèn dây sáng
xanh, có gánh phở đêm, có phu gạo, phu xe… vẫn là nửa quê nửa tĩnh; Hà Nội vẫn là
hình ảnh mơ hồ “không rõ rệt cái gì, chỉ là một vùng sáng rực và lấp lánh”. Có lẽ vì xem
nhân vật của mình bé nhỏ, đáng thương mà Thạch Lam dùng “Hai đứa trẻ” để chỉ hai chị
em Liên trong khi Liên đã là một cô gái.
Thạch Lam dằn vặt trước cuộc sống, ông dùng văn chương thể hiện mối quan tâm
với đồng loại. Thạch Lam day dứt vì nhịp điệu mòn mỏi của cuộc sống đồng bào ông,
ông muốn đi tìm một giải pháp. Giải pháp của ông có thể không trùng khớp với yêu cầu
của chúng ta hôm nay thì vẫn phải ghi nhận ở ông một tấm tình hòa cảm, bao dung. Dù
sao chăng nữa, Thạch Lam vẫn là sản phẩm của thời đại ông, không thể đòi hỏi ở ông
những gì ông chưa có hoặc không thể có.


BÀI VĂN SỐ 2:
Nếu như các nhà văn thuộc Tự lực văn đoàn miêu tả cuộc sống với tất cả những gì
đẹp nhất, trong sáng nhất thì Thạch Lam lại tìm cho mình một lối đi riêng. Dưới con mắt
của ông, đời không chỉ có tình yêu mãnh liệt đến quên cả đất trời, quên cả mọi người mà
còn có cả những nỗi đau. Ngòi bút Thạch Lam hòa cùng cuộc sống, lách vào sâu những
ngõ ngách tâm hồn con người để từ đó chắt lọc ra cả một bức tranh đời sống nơi phố
huyện nghèo (Hai đứa trẻ) mà ở đó bóng tối đè nặng lên cuộc sống cùng cực, luẩn quẩn
của con người.
Bức tranh đời sống huyện bắt đầu với cảnh nhá nhem tối và kết thúc với cành chờ
tàu của chị em Liên và mọi người. Toàn bộ bức tranh là bóng tối, bóng tối lan tòa, bao
trùm lên cảnh vật, tạo nên bầu không khí nặng nề, u uất. Dường như cuộc sống ở đây chỉ
có một màu đen xám xịt. Bóng tối ớ rặng tre, bóng tối ở góc quán, bóng tối ở ánh sáng
lập lòe của đom đóm. Tất cả, tất cả đều chìm vào bóng tối. Cuộc sống con người nơi phố
huyện vốn đã không sung túc gì lại bị màn đêm bao trùm, đè nặng lại càng trở nên côi
cút, lẻ loi đến tội nghiệp. Đâu đó vài đứa trẻ nhặt nhạnh nơi góc chợ hoang vắng lúc vào
đêm. Chị em Liên quanh quẩn cùng quán hàng xén vốn đã vắng khách. Hàng phở của bác

Siêu lặng lẽ lăn bánh. Những hình ảnh lẻ loi, đơn chiếc ấy cùng vài ánh sáng nhỏ nhoi
không đủ để xua tan bóng tối dày đặc, lan tỏa đang dần đè lên cuộc sống của họ - những
con người mà số lượng có thể đếm được trên đầu ngón tay “mấy chú”, “mấy người”.
Bóng tối cùng người bạn đồng hành của mình là sự im lặng đã thống trị trên cõi người.
Thời gian bỗng chốc trở nên im lặng, uất ức đến lạ kì. Không gian bị uất nghẹn của kiếp
người. Bức tranh ấy gợi lên bao nỗi xót xa.
Nhưng Thạch Lam - người nghệ sĩ của tâm hồn ấy không dừng lại ở khắc họa
bóng tối. Bóng tối đã đáng sợ nhưng cuộc sống quẩn quanh ở góc phố còn đáng sợ hơn.
Họ ở đây chỉ toàn những người nghèo. Đó là gia đình chị em Liên do túng quẫn mà phải
về phố huyện. Đó là bà cụ Thi hơi điên: là gia đình bác Xẩm; là gánh hàng chị Tí; là quán
phở của bác Siêu... Những mảnh đời nghèo khó nơi phố huyện tụ họp lại không đủ để
làm nên cuộc sống ồn ào. Cả một sự tẻ nhạt đến kinh khủng hiện ra. Chỉ qua một chi tiết


nhỏ: chị em Liên không ngoái lại cùng biết tiếng cười khanh khách đằng sau là của bà cụ
Thi, nhìn đốm sáng xanh lúc ẩn lúc hiện đằng xa cũng biết là gánh phở của bác Siêu.
Dường như bao năm, bao tháng rồi họ chỉ một công việc lập đi lập lại đó. Một công việc
nhàm chán, tẻ nhạt như chính cuộc đời của họ. Những sự việc ấy làm cho cuộc sống của
họ thêm tù túng, ngột ngạt, không có lối thoát., không biết đi đâu. Đối với họ, tương lai
dường như không có mà chỉ có thực tại u buồn, quẫn bách. Trước mắt họ, tương lai đã
khép kín cánh cửa. Họ không hi vọng điều gì, không ngóng đợi ai. Hiện tại chỉ là những
nghèo khó, cơ cực, tù túng cùng những công việc nhàm chán. Bức tranh ấy xoáy lên một
nỗi đau trong tâm hồn độc giả, bật lên thành những tiếng kêu uất ức mà không có lời giải
đáp.

Tất cả những hành động, sự việc và cuộc đời con người ở phố huyện nghèo đều
lặp lại và nhàm chán. Duy chỉ có con tàu vẫn lặp đi lặp lại nhưng không nhàm chán. Con
tàu là hiện thân của ước vọng, của tương lai đối với mọi người. Họ tìm đến với con tàu,
chờ đợi nó không phải chỉ để buôn bán mà còn đón chờ một cái gì lạ lẫm đối với cuộc
sống chung quanh vốn đã đơn điệu. Con tàu đó với tiếng máy gầm phá tan bầu không khí

vốn đã u uất nặng nề, với ánh sáng chói lọi, rực rỡ xé toang màn đêm bao phủ rồi lại rơi
vào tối tăm như cũ. Với chị em Liên, con tàu còn là hiện thân của quá khứ huy hoàng với
cuộc sống sung túc ở Hà Nội, là chút gì mới mé ở hiện tại và cả niềm mơ ước ờ tương lai.
Hình ảnh con tàu vụt qua đã làm giảm bớt sự bế tắc tù túng của một cuộc sống để lại ước
mơ - một ước mơ hết sức tội nghiệp cho mỗi con người.
Nếu như các nhà văn thuộc Tự lực văn đoàn đã xa rời thực tại, thi vị hóa cuộc
sống thì Thạch Lam lại gắn chặt ngòi bút với đời sống, dù ông là thành viên chủ chốt của
văn đàn ấy. Nếu đồng nghiệp của ông ca ngợi tình yêu khi say đắm, khi đau đớn, lúc xô
bồ (Hồn bướm mơ tiên, Trăng sáng, Tình tuyệt vọng...) thì Thạch Lam lại đến với tình
người. Văn chương Thạch Lam lay động đến cõi sâu thẳm nhất của tâm hồn con người và
thức tỉnh họ bằng những nỗi đau. Với phong cách vừa lãng mạn, vừa hiện thực, ngòi bút
Thạch Lam thực sự xuất sắc khi viết về cuộc sống con người nghèo khổ, cùng những nỗi


đau âm thầm, nhẹ nhàng nhưng khi gấp sách lại ta không sao quên được. Không phải là
những nụ cười đên thắt ruột, cười ra nước mắt của Nguyễn Công Hoan, không phải cái
xót xa đến tận xương tủy như Nam Cao nhưng những trang văn nhẹ nhàng, tinh tế và sâu
lắng của Thạch Lam đã lột tả hết cuộc sống phố huyện và cũng là cuộc sống của xã hội
Việt Nam tù túng, ngột ngạt đương thời, đem đến cho người đọc những tình cảm thương
xót đầy tính nhân bản.
Dù chưa mạnh mẽ và nhất quán ở hành động như một số nhà văn giàu tính cách
mạng, nhưng với quan niệm nghệ thuật sâu sắc và đúng đắn: Văn chương không phải là
một cách để thoát li hay lãng quên, mà trái lại, văn chương "phải thực sự là thứ vũ khí
thanh cao và đắc lực”, là tiếng kêu thương thoát ra những kiếp lầm than, khổ cực, Thạch
Lam đã khác xa với những nhà văn lãng mạn cùng thời và bức phủ điêu quý giá ấy của
ông nơi Hai đứa trẻ sẽ còn mãi xúc động đối với người đọc.


BÀI VĂN SỐ 3:
Thạch Lam là một người có bề ngoài trầm tính kín đáo, có một tâm hồn vô cùng

tinh tế, đôn hậu, giàu tình yêu thương con người. Ông còn được biết đến là cây bút tiêu
biểu của nhóm “Tự Lực Văn Đoàn”, và những sáng tác của ông trong sáng, giản dị, đọng
lại trong lòng người đọc nhiều dư vị. Trong số những tác phẩm ấy, không thể không kể
đến “Hai đứa trẻ” rút ra từ tập truyện ngắn “Nắng trong vườn” xuất bản năm 1938, là tác
phẩm xuất sắc, tiêu biểu cho phong cách nhà văn Thạch Lam.
Không phải ngẫu nhiên mà nhà văn Thạch Lam chọn tiêu đề là ”Hai đứa trẻ”,
hình ảnh hai đứa trẻ gợi cho ta cảm giác xót xa khắc khoải, một chút đau đớn mơ hồ.Và
hơn ai hết, tác giả hiểu rõ điều đó, bởi ”Hai đứa trẻ” chình là mảnh đời nghèo túng của
hai chị em Thạch Lam tại phố huyện Cẩm Giàng ( Hải Dương). Trong ”Hai Đứa Trẻ”
chất lãng mạn và hiện thực hòa quyện với nhau trong một bức tranh thiên nhiên của một
vùng quê vào buổi chiều yên ả. Nhưng diện mạo phố huyện được Thạch Lam tái hiện là
một khung cảnh buồn, là cảnh chiều tà đi dần vào đêm khuya. Hàng ngày, những cái ồn
ào của buổi sáng làm không khí bị nhòe đi trong nắng, nhưng đến chiều thì phố huyện
hiện lên với tất cả những tiêu điều xơ xác, tàn lụi. “Chiều chiều rôi”- một lời thảng thốt,
bàng hoàng như một tiếng thở dài. Một buổi chiều buồn lại đến. Rồi màn đêm dần dần
buông xuống. “Một đêm mùa hạ như nhung và thoảng qua gió mát”, “Tiếng trống thu
không trên cái chòi của huyện nhỏ” vang lên gọi buổi chiều, thường nhật như bước đi
của thời gian, nhưng rồi vang lên, mất hút vào bóng tối đang tràn ngập. Tiếng ếch nhái
râm ran, tiếng côn trùng rả rích là âm thanh của cuộc sống làng quê bình dị. “Phương
Tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây hồng như hòn than sắp tàn”. Thời khắc huy
hoàng của thiên nhiên, như một phút tỏa sáng rồi lụi tàn vào bóng tối, bị bòng tối nuốt
chửng. Thạch Lam mang đến cho người đọc một bức tranh đẹp, màu sắc lãng mạn, âm
thanh sinh động nhưng thể hiện một nỗi buồn man mác.
‘’Đôi mắt chị bóng tối ngập dần”. Bằng sự quan sát tinh tế, sự dụng thị giác, thính
giác, xúc giác, nhà văn đã miêu tả chính xác chuyển động của không gian và thời gian.


Chợ là nơi biểu hiện sức sống của làng quê, biểu hiện thuần phong mĩ tục, người
nông dân làng quê thường trông chờ vào ngày chợ phiên dông vui tấp nập. Thạch Lam đã
chọn một ngày chợ phiên để nói lên cái xơ xác tiêu điều của phố huyện. Chợ quê, hàng

hóa chỉ lèo tèo những thứ hoa quả, dường như với người dân phố huyện, họ nghèo đến
mức phải đem những thứ trong vườn ra để trao đổi, trang trải cho cuộc sống mưu sinh.
Mặc dù không miêu tả chi tiết buổi chợ phiên nhưng hình ảnh chợ tàn, phế phẩm cũng đã
biểu hiện sức sống đầy hay vơi của phố huyện. “Người về hết và tiếng ồn cũng đã mất.”
Cảnh chợ tàn phơi bày sự nghèo nàn. Trên đất chỉ còn “rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn
và lá rứa” vậy mà lũ trẻ con nhà nghèo lom khom trên mặt đất tìm tòi những thah nứa,
thanh tre mà người ta không dùng đến nữa. Dưới khứu giác tinh tế của một nhà văn “một
mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn mùi cát bụi quen thuộc quá, khiến chị em
liên tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương này”. Phiên chợ như thế là đã yếu lắm,
người bán trông vào người mua, người mua chờ đợi người bán, nhưng chỉ là sự vô vọng.
luẩn quẩn, lại vô vọng. Những đứa trẻ lem nhem tưởng như mảnh rác trôi dạt, tuổi thơ và
tương lai của chúng có lẽ ngập chìm trong bóng tối. Thế Lữ, một người bạn của Thạch
Lam, đã nhận xét: “Sự thực của tâm hồn Thạch Lam diễn trong lời của văn chương phức
tạp nhiều hình nhiều vẻ, nhưng bao giờ cũng đằm thắm, cũng nhân hậu, cũng nghẹ ngào
một chút lệ thầm kín của tình thương”. Tấm lòng của nhà văn Thạch Lam giúp tạo dựng
một không khí thấm đẫm tình người, đi sâu khai phá vẻ đẹp tâm tình và khát vọng con
người.
Những nhân vật, con người trong bức tranh tàn dần xuất hiện, nổi bật là hai chị em
Liên và An. Chúng là những đứa trẻ ngây thơ trong sáng, nhạy cảm với mọi chuyển biến.
“Liên không hiểu sao chỉ thấy lòng buồn man mác giữa thời khắc ngày tàn”, chị thương
cho kiếp người nơi phố huyện, con người bé mọn và không có ước vọng. Dường như,
Thạch Lam có một niềm tin mãnh liệt vào tâm hồn thánh thiện của hai đứa trẻ.
Thời gian đã có sự vận động, từ chiều tối, khung cảnh ban đêm êm như nhung
được cảm nhận bằng xúc giác. Bức tranh thiên nhiên mở rộng đến bầu trời, hàng ngàn
ngôi sao lấp lánh. Nhưng ánh sáng của những vì sao, hồ như, không soi rọi được bóng tối


dày đặc bao phủ. “Vũ trụ bao la chứa nhiều bí mật”, ở đây có sức sống của con người, và
cả mơ ước khám phá hi vọng, đến được nơi xa khác, ước vọng xa vời về một nơi có ánh
sáng… Bòng tối dày đặc như muốn nuốt chửng con người phố huyện, nhịp điệu cuộc

sống đơn điệu, buồn tẻ và nhàm chán. Ngày nào cũng từng ấy hành động, vẫn bóng tối
trườn lên tất cả, dường như phố huyện đang tàn lụi đi. Gánh phở của bác Siêu là một thức
quà xa xỉ, An và Liên khi nhìn thấy khung cảnh ấy lại hồi tưởng đến quá khứ hạnh phúc,
được mẹ cho đi chơi, uống những “li nước xanh đỏ”. Hai chị em cảm thấy tiếc nuối. Con
người trong phố huyện nói chuyện với nhau, hình như, không có nội dung, hay chẳng
buồn quan tâm có ai nghe mình, cứ như nói với chính mình, hoặc, bỏ dở câu chuyện giữa
im lặng. Chị Tí điển hình cho người dân phố huyện sống quẩn quanh, ban ngày mò cua
bắt tép, ban đêm mới mỏ hàng bán nước. Điều đáng sợ là chị vẫn bán dù biết không được
gì “Sớm muộn mà có ăn thua gì?” mà vẫn cứ bám lấy. Đây không phải là sự sống, mà là
sống cầm chừng với cuộc sóng, cho qua ngày, giao tranh với cái đói, cái chết, trông chờ
vào những vị khách trên tàu. Bác Xẩm góp tiếng đàn run rẩy, não nề trong đêm tối, tiếng
đàn vang lên rồi rơi tõm vào khảng không mênh mông, dà đặc bóng tối, mà mà không hề
có tiengs động nào của đòng xu. Bà cụ Thi điên là nạn nhân đầy đủ của một kiếp người,
như một cái cây tàn lụi, héo hắt. Cụ Thi xuất hiện chỉ trong mấy dòng truyện ít ỏi nhưng
đã ám ảnh người đọc, thức dậy trong ta lòng trắc ẩn chân thành. Hai chị em Liên âm thầm
như cái cửa hàng tpaj hóa nhỏ xíu mà khách hàng là những người khốn khổ có khi không
đủ tiền mua nổi bánh xà phòng hoặc chỉ đủ tiền cho cút rượu nhỏ “uống một hơi cạn
sạch”. Liên xót xa cho những kiếp người lay lắt nhưng cuộc sống của Liên cũng cầm
chừng không kém, nỗi khổ của Liên có lẽ còn cao hơn nỗi khổ của người khác, bởi bi
kịch tinh thần, họ khổ mà không biết mình khổ còn Liên đã thực sự thấm thía cái cảnh
sống tẻ nhạt, tù túng và đơn độc hết ngày này qua ngày khác.
Kết cấu câu chuyện xoay quanh hình ảnh bóng tối, được lặp đi lặp lại nhiều lần.
Khi miêu tả cảnh phố huyện, cũng như cảnh đời của con người phố huyện, tác giả sử
dụng yếu tố lặp “bóng tối”, hình ảnh bóng tối bao trùm cảnh vật mà tác giả miêu tả từ
nhiều thời điểm, nhiều góc nhìn, nhiều tâm cảnh khác nhau. Bòng tối như sự hăm dọa,


một nỗi ám ảnh “bóng tối ngập đầy”, “buổi chiều hòn than sắp tàn” “mặt đen lại”,
“chiều chiều rồi”, “ngày tàn”,… Nó như cái nền của không gian nghệ thuật, mà trong ấy
không thể thiếu con người và dường như con người không chối bỏ được nó.

Có thể thấy xung đột giữa bóng tối và ánh sáng khá mạnh mẽ. Ánh sáng và bóng
tối giao tranh nhau, ánh sáng ban ngày là “bầu trời đỏ rực như lửa cháy, mây ánh hồng
như hnf than sắp tàn” sau đó bóng tối hiện dần ở bóng xẩm trên ngọn tre và cuối cùng
bao trùm lên phố huyện là cái bòng tối mệnh mông của nó. Ở đây ánh sáng và bóng tối
còn mạng ý nghĩa tượng trưng, ánh sáng là ược mơ, bóng tối là sự nghèo nàn và cô đơn.
Ánh sáng ngày càng thu nhỏ phạm vi, li ti như ngôi sao trên bầu trời yếu ớt ảm đạm lọt
qua he cửa khép hờ hoặc tỏa ra bòng tre nơi chị Tí. Ngọn đèn hoa kì yếu ớt không đỉ tạo
ra một vùng sáng. Tiếng trồng thu không hay tiếng muỗi vo ve vang lên không một lời
đáp lại. Tất cả hô ứng, uy tụ, dể cho người đọc thấy khung cảnh phố huyện ngày tàn. Sức
biến chuyển của thời gian rung lên bằng ngôn ngữ riêng. Ước mơ bé nhỏ của người dân
nơi đây cũng leo lét, nhỏ bé. “Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một điều gì tươi
sáng cho sự nghèo khổ của họ”.
Tuy vậy họ không ngừng hi vọng về một tương lai tươi sáng hơn. Hình ảnh xe lửa
chạy qua rực rỡ, bừng sáng niềm hi vọng. Thoát khỏ cảnh đời tăm tối, bế tắc không phải
là chuyện dễ dàng nên họ cần bám víu vào điều gì đó như niềm an ủi. Ở phố huyện hẻo
lánh này, đó là đợi tàu chạy ngang qua đêm. Không riêng gì chị em Liên chờ đợi, mà cả
đám người đều thức đêm. Bé An trươc skhi chìm sâu vào giấc ngủ còn nhắc chị gọi dậy
khi tàu qua, với hai chị em, chuyến tàu là điều gì to lớn lắm. Tàu sắp đến, dường như ai
cũng tỉnh hẳn, không khí hồi hộp, Liên dắt em đứng dậy nhìn cho rõ, để đón nhận, thỏa
mãn trong lòng hai đứa trẻ. Tàu lướt qua, chỉ thấy toa tàu sáng trưng, toa hạng trên lố nhố
người, đồng và kền lấp lánh “ Không gian như lặng đi để nghe rõ tiếng ồn ào, ánh sáng
rực rỡ từ những toa tàu”. Tất cả ánh mắt tập trung lại nhìn toa tàu lướt qua. Với chị em
Liên là kí ức vui tươi, gợi nhớ những ngày hai chị em sống ở Hà Nội, vừa là ước vọng
như truyện cổ tích, vừa là ảo ảnh mơ hồ, vụt sáng rồi chợt qua ngay, xa dần , nhỏ dần , tắt
dần, như một sự nuối tiếc. Tàu qua, mọi người vè nhà, những bóng dáng nhỏ mất dần, hút


trong màn đêm. Chuyến tàu qua như giấc mộng đẹp, một ước mơ xa xôi chưa bao giờ
thành hiện thực, nhưng là niềm an ủi chốc lát trong cảnh đời cơ cực bần hàn.
Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” đi vào thế giới tâm tình của con người, những con ng

khốn khổ. Bức tranh về phố huyện tiêu điều xơ xác cùng thân phận con người nhỏ bé
đáng thương, đã thể hiện tình yêu thương, đồng cảm của Thạch Lam trước cảnh đời
nghèo khổ, bế tắc. Cái ánh đèn phá đuôi xe lửa là ánh sáng mơ ước, tuy nó hắt hiu, xa
dần nhưng là một niềm tin leo lét cháy trong tấm lòng không thôi hi vọng vào ngày mai
tươi sáng hơn.


BÀI VĂN SỐ 4:

Nguyễn Tuân viết: “Nói đến Thạch Lam người ta vẫn nhớ đến truyện ngắn nhiều
hơn là truyện dài”. Và truyện ngắn “Hai đứa trẻ” là một trong những sáng tác truyện
ngắn của Thạch Lam, mặc dù truyện không có cốt truyện nhưng vẫn để lại những dư vị
sâu sắc trong lòng người đọc. Và đặc biệt, độc giả không thể nào quên được nhân vật
Liên, một cô gái dịu dàng, đảm đang, tâm hồn lúc nào cũng đầy mộng mơ, mong ước về
một tương lai tươi sáng cho phố huyện nghèo mặc dù hiện tại vẫn còn tăm tối.
Trong tác phẩm, tác giả đã gửi điểm nhìn vào đôi mắt của Liên và An, đặc biệt là
nhân vật Liên để khắc họa bức tranh thiên nhiên và những con người nơi phố huyện. Qua
những cảm nhận của Liên về bức tranh chiều tối ta nhận thấy đây là một cô gái có tâm
hồn nhạy cảm và rất tinh tế. Cảnh chiều tàn được khắc họa với rất nhiều hình ảnh và màu
sắc: phương Tây đỏ rực như lửa cháy, những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn,
dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời…Phép tu từ so sánh được
dùng liên tiếp để cụ thể hóa rõ nét vẻ đẹp hùng vĩ, tráng lệ của bầu trời chiều bùng lên
trong khoảnh khắc trước khi tắt, diễn tả một cách gợi cảm bóng chiều theo bước đi của
thời gian chùm lên không gian, nó nhuộm đỏ trời, nhuộm hồng những đám mấy và
nhuộm đen dãy tre làng rồi sa xuống mặt đất. Tất cả những miêu tả đó gợi một cảm giác
buồn man mác, khiến Liên giật mình hoảng hốt: “Chiều, chiều rồi”. Cùng với đó, là
những âm thanh quen thuộc: văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng, muỗi đã
bắt đầu vo ve, tiếng trống thu không…Tác giả đã dùng nghệ thuật lấy động tả tĩnh kết
hợp với các từ láy để nhấn mạnh âm thanh của cuộc sống con người đang tắt dần để
nhường chỗ cho bản nhạc đồng quê. Ngoài âm thanh, còn có mùi vị đó là mùi âm ẩm bốc

lên của rác rưởi, mùi cát bụi, mùi riêng của đất của quê hương này. Tất cả những điều
này đã gieo vào tâm hồn Liên cái buồn của buổi chiều quê, thấm thía vào tâm hồn ngây
thơ của chị, chị thấy lòng buồn man mác trước giờ khắc của ngày tàn. Chính sự giao hòa
giữa tâm hồn Liên với thiên nhiên đã giúp nhà văn vẽ nên một bức tranh đồng quê quen
thuộc, gần gũi, bình dị, nghèo nàn mà vẫn thấm đượm hồn quê.


Liên luôn khát khao một cuộc sống tốt đẹp và có ý nghĩa hơn. Điều này được thể
hiện qua cảnh đợi tàu của hai chị em Liên. Đêm nào, Liên cũng thao thức đợi chuyến tàu
đi qua như “mong đợi một cái gì tươi sáng” cho sự sống nghèo khổ hằng ngày. Hình ảnh
chuyến tàu đêm với ánh sáng của đèn ghi chiếu sáng cả đường phố huyện khác hẳn với
những khe sáng, hột sáng, chấm sáng của bác phở Siêu, ngọn đèn của chị Tí…nơi phố
huyện tối tăm. Âm thanh của đoàn tàu thật rộn rã, đó là tiếng còi xe lửa vọng lại, tiếng xe
rít mạnh vào ghi, tiếng hành khách ồn ào khe khẽ…tất cả gợi sự sôi động, nhộn nhịp,
tưng bừng khác hẳn tiếng côn trùng hoang dã, tiếng muỗi vo ve, tiếng ếch nhái kêu ran và
tiếng trống thu không của chiều tàn. Đoàn tàu chuyển động một cách dồn dập và rầm rộ
đi tới gợi sự nhanh mạnh, khẩn trương, đầy sức sống khác hẳn với những chuyển động
nơi phố huyện như dáng ngồi yên bất động của chị em Liên, dáng dọn hàng uể oải của
chị Tí, dáng đi lảo đảo dần vào bóng tối của bà cụ Thi hơi điên, dáng lom khom đi lại của
lũ trẻ. Chuyến tàu đêm mang ánh sáng và sự nhộn nhịp tấp nập đến, vì vậy đêm nào hai
chị em Liên cũng đợi tàu cho dù có buồn ngủ díu cả mắt.
Khi chuyến tàu đi qua, “Liên lặng theo mơ tưởng” về một “Hà Nội xa xăm, Hà
Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo”. Đó là Hà Nội trong kí ức tuổi thơ của Liên với những
kỉ niệm sâu nặng mà bấy lâu nay Liên thiết tha muốn được sống lại những ngày xưa hạnh
phúc ấy dù chỉ trong khoảnh khắc theo dòng mơ tưởng về Hà Nội. Sống ở phố huyện yên
tĩnh, lặng lẽ này Liên cảm thấy rất buồn: “Đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái
buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn thơ ngây của chị”. Có lẽ vì vậy mà đêm
nào Liên cũng đợi tàu ở Hà Nội như là một thói quen khó dứt bỏ. Liên muốn hưởng một
chút cái náo nức, vui vui mà đoàn tàu như chở cả thế giới phồn hoa đô hội qua phố huyện
nghèo – nơi mà Liên đang sống. Liên khát khao ánh sáng và sự nhộn nhịp biết bao! Và

chỉ có đợi tàu mới giúp Liên thỏa mãn được khát khao đó. “Con tàu như đã đem một chút
thế giới khác đi qua”, thế giới của đô thành sôi động, sầm uất, vang dội đủ thứ âm thanh
của cuộc sống đời thường trong Liên. Chỉ cần như vậy thôi, Liên cũng đã thấy lòng mình
thanh thản, niềm vui nhẹ khẽ len vào lòng.


Nhưng rồi những cảm giác lắng lại trong tâm hồn Liên, “Liên thấy mình sống
giữa bao nhiêu sự xa xôi không biết như chiếc đèn con của chị Tí chỉ chiếu sáng được
một vùng đất nhỏ”, thế giới thực tại nơi phố huyện của Liên thật tĩnh mịch và buồn tẻ, nó
càng trở nên yên lặng hơn khi con tàu đi qua chấm dứt mọi hoạt động của một ngày. Thế
giới thực tại của Liên là một thế giới khác hẳn với thế giới mà đoàn tàu đã chở qua phố
huyện mỗi đêm, đó là một thế giới tràn đầy ánh sáng, sang trọng và đông vui nhộn nhịp,
không như phố huyện cứ tĩnh lặng, tăm tối từ ngày này qua ngày khác. Nhìn theo đoàn
tàu mang hơi thở của chốn Hà thành, Liên thấy xao xuyến biết bao, ánh sáng ấy vụt qua
đưa Liên về cõi “mơ tưởng”. Liên nghĩ về quá khứ, tương lai và hiện tại. Quá khứ của
Liên thật tươi đẹp nơi chốn Hà thành nhộn nhịp, huyên náo. Nhưng tương lai của Liên thì
mờ mịt lắm, còn hiện tại thì bóng tối tràn đầy. Tuy vậy, nhưng trong Liên lúc nào cũng
tồn tại những ước mơ, hoài bão về một cuộc sống mới mà ở đó có đầy đủ ánh sáng và âm
thanh chứ không phải là một nơi tĩnh lặng, tù túng như phố huyện này. Thạch Lam đã
dẫn dắt câu chuyện đi theo mạch tâm trạng của nhân vật, ông đi sâu vào đời sống nội tâm
và đặc biệt trân trọng, nâng niu những ước mơ của họ như ước mơ muốn thay đổi cuộc
sống của Liên và An cùng những con người nơi phố huyện.
Cả truyện ngắn cứ nhẹ nhàng theo dòng tâm trạng của nhân vật Liên, để lại trong
lòng người đọc những ấn tượng khó quên về hình ảnh của Liên cùng những con người
nhỏ bé nơi phố huyện với ước mơ thoát khỏi cuộc sống tù túng, chật hẹp nơi phố huyện
tiêu điều, tối tăm.


BÀI VĂN SỐ 5:
Thạch Lam thực sự sáng tác chỉ trong khoảng 6 năm, và mất khi mới 32 tuổi. Tuy

vậy, ông đã có những đóng góp tích cực đối với nền văn xuôi Việt Nam trên đường hiện
đại hoá, đặc biệt là ở thể loại truyện ngắn. Nói đến những truyện ngắn đặc sắc của Thạch
Lam, không thể không kể đến tác phẩm Hai đứa trẻ (rút trong tập Nắng trong vườn.
NXB. Đời nay,1938). Nội dung bao trùm của truyện Hai đứa trẻ là tấm lòng” êm mát và
sâu kín" của Thạch Lam đối với con người và quê hương. ở đây, nhà văn vừa thể hiện
niềm thương xót đối với những kiếp người nghèo khổ sống lam lũ, quẩn quanh trong xã
hội cũ; vừa bộc lộ tình cảm gắn bó đối với quê hương đất nước.
Hai đứa trẻ có những nét rất tiêu biểu cho phong cách truyện ngắn Thạch Lam:
yếu tố lãng mạn xen lẫn yếu tố hiện thực, truyện mà không có truyện, câu tứ tựa hồ như
một bài thơ....Tất cả thể hiện một tâm trạng mơ hồ bâng khuâng của hai chị em Liên và
An khắc khoải chờ đợi một chuyến tàu đêm đi qua, trong không khí tẻ nhạt của phố
huyện nghèo nàn, vào một buổi tối mùa hè yên ả.
Đọc truyện Hai đứa trẻ, trước hết, chúng ta có ấn tượng về cuộc sống tàn tạ, tù
túng của những kiếp người lam lũ quẩn quanh, sống không ánh áng, không tương lai
trong xã hội cũ. Câu chuyện mở đầu bằng những âm thanh và hình ảnh báo hiệu một
ngày tàn "Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để
gọi buổi chiều; phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như "hòn
than sắp tàn". Thì ra: cái rực rỡ huy hoàng của một ngày đã qua rồi; buổi chiều tà đang
đến. Giờ này chợ cũng đã tàn. Cái lòng vui đã mất để lại sự trống vắng hiu quạnh. "Chợ
họp giữa phố đã vãng từ lâu. Người về hết và tiếng ồn ào cũng mất", chỉ còn lại mấy đứa
trẻ con nhà nghèo cúi lom khom nhặt nhạnh bất cứ thứ gì có thể dùng được của những
người bán hàng để lại. Tất cả đều gợi nên "cái buồn của buổi chiều quê".
Bên cạnh cảnh ngày tàn là những kiếp người tàn. Hàng nước chị Tí vắng khách,
tuy chiều nào chị cũng dọn từ chập tối cho đến đêm nhưng chả kiếm được là bao nhiêu.
Bác xẩm ngồi trên manh chiếu, cái thau sắt để trước mặt, góp chuyện bằng mấy tiếng đàn


bần bật trong yên lặng”. "Thằng con bò ra đất (...) nhặt những rác bẩn vùi trong cát bên
đường". Bà cụ Thi hơi điên lại nghiện rượu, có tiếng cười khanh khách, ghê sợ, sau khi
uống một hơi cạn cút rượu ty, "cụ đi lần vào bóng tối". Chị em Liên phải thức để "trông

một cửa hàng tạp hóa nhỏ xíu, dọn từ khi cả nhà bỏ Hà Nội vê quê ở, vì thầy Liên mất
việc". Hàng bán chẳng ăn thua gì", Liên thương mấy đứa trẻ nghèo, nhưng "không có
tiền để cho chúng nó”. Cảnh Liên xếp hàng vào hòm, cách hai chị em tính tiền, niềm
nuối tiếc cái thời còn ở Hà Nội nhiều đêm "được uống những cốc nước lạnh xanh đỏ",
cái ý nghĩ phở bác Siêu là món quà xa xỉ không bao giờ chị em Liên có thể mua được...
khiến chúng ta có thể hình dung ra gia cảnh và mức sống eo hẹp của gia đình Liên. Thế
mà, có lẽ dẫu sao, gia đình Liên cũng còn có phần khấm khá hơn gia đình chị Tí và bác
Xẩm, vì còn có "một gian hàng bé thuê lại của bà lão móm....” Mỗi người một cảnh,
nhưng họ đều có chung sự buồn chán, mòn mỏi....
Khi trời tối hẳn, cả phố huyện dường như thu vào ngọn đèn của chị Tí. Ngoài
ngọn đèn này ra "thứ bóng tối nhẫn nại uất ức đời thôn quê" (Thế Lữ) làm chủ tất cả.
Không phải ngẫu nhiên nhà văn nhắc đi nhắc lại nhiều lần chi tiết ngọn đèn của chị Tí.
Kết thúc tác phẩm, hình ảnh gây ấn tượng day dứt cuối cùng, đi vào giấc ngủ của Liên
cũng vẫn là "chiếc đèn con của chị Tí chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ". Phải chăng hình
ảnh này chính là biểu tượng của những kiếp người nghèo khổ lam lũ, sống vật vờ leo lét,
trong màn đêm của xã hội cũ?
Nhịp sống ở phố huyện này cứ lặp đi lặp lại một cách đơn điệu uể oải. Ngày qua
ngày, chiều nào chị Tí "cũng dọn hàng từ chập tối cho đến đêm"; bác phở Siêu nhóm lửa,
gia đình bác Xẩm chờ khách, người nhà cụ Thừa, cụ Lục đi gợi người đánh tổ tôm. Chị
em Liên tính tiền hàng rồi cũng ngồi trên chiếc chõng tre dưới gốc bàng và "ngày nào, cứ
chập tối, mẹ Liên lại tạt ra thăm hàng một lần"....
Như vậy, "chừng ấy người trong bóng tối", ngày này qua ngày khác sống quẩn
quanh tù túng trong cái "ao đời bằng phẳng". Hình ảnh những con người này khiến ta
nhớ tới một số câu trong bài thơ Quẩn quanh của Huy Cận:
Quanh quẩn mãi với vào ba dáng diệu,


Tới hay lui cùng chừng ấy mặt người.
Vì quá thân nên quá đỗi buồn cười
Môi nhắc lại chỉ có ngần ấy chuyện...

Tuy thế, họ vẫn hi vọng mơ hồ, "mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo
khổ của họ”. Chính sự mong đợi mơ hồ này tô đậm thêm tình cảnh tội nghiệp của những
nhân vật trong truyện. Họ sống đấy, nhưng đâu biết ngày mai số phận mình sẽ ra sao!
Một niềm xót thương da diết của Thạch Lam thể hiện kín đáo ngay trong cách dựng
người, dựng cảnh và ở cái giọng văn đều đều, chậm buồn của ông.
Việc phân tích cảnh ngày tàn, chợ tàn và những kiếp người tàn trên đây giúp ta
hiểu vì sao Liên và An đêm nào cung cố thức để chờ chuyến tàu đi qua. Phải chăng hai
chị em chờ tàu để bán được hàng? “Không Liên không trông mong còn ai đến mua nữa.
Với lại, đêm họ chỉ mua bao diêm hay gói thuốc lá cùng". Hơn nữa, "Liên đã buồn ngủ
ríu cả mắt", nhưng cô vẫn chưa chịu đi ngủ. Còn "An đã nằm xuống (...) mí mắt sắp sửa
rơi xuống", vẫn dặn chị nhớ đánh thức mình dậy, khi tàu đi qua. Hai chị em cố thức chỉ
"vì muốn được nhìn chuyến tàu, đó là sự hoạt động cuối cùng của đêm khuya", vì con tàu
đâu chỉ là con tàu. Nó là cả một thế giới khác. "Một thế giới khác hẳn với Liên, khác hẳn
cái vầng sáng ngọn đèn của chị Tí và ánh lửa của bác Siêu". Đối với chị em Liên,
chuyến tàu biểu tượng của sự sống giàu sang, náo nhiệt, đầy ánh sáng. Nó gợi kỉ niệm
của cái ngày xưa sung sướng của chị em Liên khi thầy chưa mất việc.
Phố huyện rầm rộ lên chốc lát rồi lại chìm sâu vào bóng đêm yên tĩnh khi con tàu
đã đi xa. Phố huyện lại trở về phố huyện. Hình ảnh ngọn đèn leo lét của chị Tí lại chập
chờn trong tâm trạng vật vờ thức ngủ của Liên trước khi ngập hẳn vào "giấc ngủ yên
tĩnh, cũng yên tĩnh như đêm trong phố, tịch mịch và đầy bóng tối.”
Hai đứa trẻ đúng là một truyện không có chuyện. Tất cả chỉ là tâm trạng của cô bé
tên Liên được diễn tả với một ngòi bút đầy xót thương trân trọng. Đương thòi, Thế Lữ
cũng đã có nhận xét như thế: "Sự thật tâm hồn Thạch Lam diễn trong lời văn chương
phức tạp nhiều hình, nhiều vẻ, nhưng bây giờ cũng đằm thắm, nhân hậu, cũng nghẹn


ngào một chút lệ thầm kín của tình thương. Nếu Thạch Lam theo một chủ ý nào trong
công việc viết văn của mình, thì chủ ý ấy diễn ra và gợi lên sự thương xót".
Qua tâm trạng của Liên, phải chăng Thạch Lam còn muốn thức tỉnh những tâm
hồn đang chán chường mòn mỏi lòng khao khát thoát khỏi số phận của mình? Ngoài ra,

với ngòi bút vô cùng tinh tế, Thạch Lam còn giúp ta hoà nhập tâm hồn mình vào linh hồn
của cảnh vật quê hương:
"Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài
đồng theo gió nhẹ đưa vào....
"Trời đã bắt đầu đêm, một đêm mùa hạ êm như nhung và thoảng như gió mát...".
"Qua khe lá của cành bàng, ngàn sao vẫn lấp lánh; một con đom đóm bám vào
dưới mặt lá, vùng sáng nhỏ xanh nhấp nháy, rồi hoa rụng xuống vai Liên khe khẽ; thỉnh
thoảng từng loạt một. Tâm hồn Liên yên tĩnh hẳn, có những cảm giác mơ hồ không
hiểu....". Toàn những cảnh vật những chi tiết hết sức quen thuộc thường có ở quanh ta.
Vậy mà dưới ngòi bút Thạch Lam, chúng trở nên gợi cảm biết bao và ta hiểu rằng, lòng
yêu quê hương đất nước của mỗi người Việt Nam chính được bồi đắp bởi những chi tiết
hết sức bình dị này đây.
Truyện Thạch Lam có thể gọi chung là truyện ngắn trữ tình. Khác với phần nhiều
truyện ngắn ở thời kì này thường lôi cuốn người đọc bởi cốt truyện hấp dẫn, tình tiết mới
lạ, (như truyện của Nguyễn Công Hoan chẳng hạn), thì truyện ngắn Thạch Lam lại hấp
dẫn người đọc bởi chất thơ trữ tình. Mỗi truyện thường cấu tứ chung quanh một tâm
trạng, một suy tưởng âm thầm của nhân vật. Hai đứa trẻ chính là một trong những truyện
tiêu biểu của Thạch Lam được viết theo phong cách ấy.


BÀI VĂN SỐ 6:
Mỗi lần đọc Thạch Lam trong trí tôi lại hiện lên hình ảnh cánh cổng gỗ của khu
vườn êm ả được miêu tả trong truyện Dưới bóng hoàng lan. Phía ngoài cánh cổng là một
thế giới ồn ào, phồn tạp, nắng nôi, nhưng bên trong là bầu không khí mát rười rượi
thoảng mùi hương thật thích hợp cho tâm trạng suy tư và cảm nhận, lắng nghe những
điều tế nhị của sự sống. Văn Thạch Lam cũng như khu vườn bên trong cánh cổng ấy, ít
sự kiện, hành động nhưng đầy ắp những bâng khuâng. Nó cho ta cơ hội hiểu thấu sâu xa
những cuộc đời giản dị, qua sự chiêm nghiệm lặng lẽ.
"Hai đứa trẻ" là truyện ngắn rất Thạch Lam. Chất liệu của nó vẫn là cuộc sống tù
đọng, mòn mỏi nơi những phố huyện nghèo nàn xơ xác. Nhưng từ thứ chất liệu rất "văn

xuôi" đó, nhà văn đã đưa lại cho chúng ta những trang viết hết sức thi vị, không có gì
chung với sự thi vị hoá cuộc sống một cách tầm thường. Thi vị ( hay chất thơ) của tác
phẩm gắn liền với dụng công của nhà văn muốn khêu gợi trí tưởng tượng nơi người đọc
và đánh động khả năng cảm nhận của các giác quan bằng lối hành văn hoặc cách tổ chức
lời văn khá riêng biệt. Đây chính là chiều sâu của một nghịch lý tưởng chừng khó giải
thích : viết về các sự vật, sự việc tầm thường, đơn điệu mà văn vẫn lôi cuốn đến thế. Điều
này phá vỡ một ngộ nhận (chí ít là của người đọc) về tính quyết định của vật liệu. Thực
ra nghệ thuật chính là một sự chế ngự vật liệu, vật liệu thông qua những phương thức,
phương tiện diễn tả đặc thù.
Câu văn của Thạch Lam tả rất sát sự thật, sự việc. Nhưng điều đó không có nghĩa
ở đây chỉ có sự khớp đúng đến nghẹt thở. Tiết điệu buông chùng của câu mở đầu thiên
truyện chứng tỏ điều đó : " Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng
tiếng một vang xa để gọi buổi chiều". Cái lõi ngữ pháp của câu chỉ được nhận ra ở vế sau,
nhưng sự cảm nhận của người đọc đã thực sự được khởi hành từ trước cùng cụm danh từ
được đảo lên trên. Trong câu này cái đáng chú ý còn có từ "gọi". Nó xác lập một tương
quan mới (dù vô hình) giữa các sự vật mà từ báo hiệu chẳng hạn không nói lên được. Dĩ
nhiên câu văn vừa nêu không chỉ Thạch Lam mới viết nổi. Nhưng điều quan trọng là nó
xuất hiện có quy luật chứ không ngẫu nhiên, nhằm nhấn mạnh một điều gì khác hơn


những sự kiện nổi trên bề mặt. Xin chú ý thêm hai câu văn khác đứng kề nhau: " Chiều,
chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng
theo gió nhẹ đưa vào". Trong câu đầu dường như thừa một chữ "chiều", xét theo góc độ
thông tin bình thường. Nhưng thực ra ở đây còn có thông tin về tâm trạng mà riêng hai
chữ "chiều rồi" chưa truyền tải được (do thiếu vắng nhịp điệu). Mặt khác, nếu không có
chữ chiều " thừa ra" ấy, sự buông lơi êm đềm của câu sau sẽ ít có hiệu quả. Tính chất
thừa tiếp hô ứng của mạch văn cũng thiếu trọn vẹn. Rõ ràng đọc giả đang bị dẫn dắt bởi
văn chứ không phải cái gì khác.
Suốt truyện ngắn , nhà văn nhiều lần nhấn mạnh sự "ngây thơ" của hai nhân vật
chị em qua các nhận xét như: "Liên không hiểu sao...", "Liên tưởng là...", "tâm hồn

Liên... có những cảm giác mơ hồ không hiểu", "vũ trụ thăm thẳm bao la đối với tâm hồn
hai đứa trẻ như đầy bí mật và xa lạ...","Liên thấy mình sống giữa bao nhiêu sự xa xôi
không biết...". Rất có thể nhân vật của truyện "không biết", không hiểu thật, nhưng điều
đáng nói là tác giả đã mượn chính tâm trạng nhân vật để ám thị người đọc. Các phủ định
từ "không" đã "bẫy" họ sa vào một không khí bất định, mông lung. Độc giả cứ ngỡ mình
đang cùng nhà văn theo dõi nhân vật, nhưng thật sự họ đã bị lây nhiễm chính cảm giác
của nhân vật và không thôi thao thức. Càng cố gắng hiểu những điều nhân vật "không
hiểu" để phân biệt với nó, anh ta càng rơi sâu vào không khí của truyện đến nỗi mất cả
đường ra, trong khi tác giả vẫn không ngừng tả, kể để trói anh ta chặt hơn vào câu chuyện
mà ông "bịa" ra.
Truyện tuy rất ít hành động nhưng vẫn thấp thoáng những lời đối thoại. Chúng
được phân bố rất đều trong tác phẩm và xuất hiện giữa những đoạn miêu tả cảnh vật một khung cảnh lặng lẽ, êm đềm, có phần hiu hắt, buồn bã. Chính không khí ấy quy định
sắc điệu của lời đối thoại, trong khi bản thân lời đối thoại cũng mang tính chất lơ lửng,
không gây nên sự đột biến nào của mạch truyện. Những câu hỏi nêu ra có thể trả lời cũng
được mà không cũng được. Nó không nhằm mục đích tìm biết mà chỉ chờ đợi một sự phụ
hoạ, xác nhận điều người nói nghĩ và thậm chí cả sự hiện tồn mờ nhạt của họ nữa:
- Em thắp đèn lên chị Liên nhé !


- Cái chõng này sắp gãy rồi chị nhỉ?
- Sao hôm nay chị dọn hàng muộn thế ?
- Còn cô chưa dọn hàng à?
- Có phải buổi trưa em bán cho bà Lực hai bánh xà phòng không ?
- A, cô bé làm gì thế ?
- Giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ ?
- Tàu hôm nay không đông, chị nhỉ ?
Trước những câu hỏi ấy người đối thoại thường là "mãi rồi mới chép miệng trả
lời", ngẫm nghĩ rồi đáp hoặc có đáp cũng "đáp vẩn vơ", thậm chí "không đáp", "không
cần ngoảnh mặt ra". Một số người khi muốn chứng minh luận điểm nói rằng cảnh đời
được miêu tả trong truyện thật nghèo nàn buồn tẻ, đã viện đến các chi tiết như đám trẻ

con nhặt nhạnh những thứ rơi vãi trên nền chợ, chị Tý dọn hàng đến khuya mà không bán
được bao nhiêu, hai chị em Liên xem phở bác Siêu như một thứ quà xa xỉ, một người
mua hàng đến nửa bánh xà phòng cũng phải mua chịu... Thật ra cần chú ý hơn đến những
mấu đối thoại rời rạc đã nói ở trên. Dụng công của Thạch Lam cũng như hồn văn của
truyện chính toát lên từ đấy. Nó đưa tới cho người đọc không phải chuyện này chuyện nọ
mà là một ấn tuợng buồn nản, xót thương, thậm chí bực bội trước các câu hỏi tủn mủn ,
bâng quơ, không cần thiết phải trả lời và những lời đáp quá chừng nhạt nhẽo, phẳng lặng.
Những ấn tưọng đó khó gây dựng hơn nhiều so với các nhận xét kết luận "đóng bao"sẵn
thường thấy ở nhiều truyện thừa giọng giáo huấn mà thiếu tính nghệ thuật. Trong truyện
cũng vài lần nổi lên tiếng reo chứa đựng niềm hân hoan mong đợi :
- Kìa, hàng phở của bác Siêu đã đến kia rồi.
- Đèn ghi đã ra kia rồi.
Nhưng những tiếng reo đó đã nhanh chóng phô ra tính chất tội nghiệp của chúng,
niềm vui mới nhóm lên đã bị triệt tiêu bởi lời kể nhẩn nha vô tình mà thật "ác nghiệt" :
"An và Liên ngửi thấy mùi phở thơm, nhưng ở cái huyện nhỏ này, quà bác Siêu bán là


một thứ quà xa xỉ, nhiều tiền , hai chị em không bao giờ mua được " và "chuyến tàu hôm
nay không đông như mọi khi, thưa vắng người và hình như kém sáng hơn". Đúng là mong
đợi chỉ để mà mong đợi, reo lên chỉ để rồi buồn tiếc và thất vọng hơn. Cảm giác thất
vọng của nhân vật chắc chắn là sâu sắc. Nhưng đâu chỉ nhân vật, độc giả cũng thất vọng
không kém. Bị trói chặt bởi nhịp cầu lê thê của câu chuyện, họ đã chờ đợi bao nhiêu ở
những tiếng reo kia. Thật ra, niềm thất vọng này chính là hiệu quả nghệ thuật của truyện.
Sau sự hụt hẫng này, độc giả sẽ vỡ ra những ý nghĩa của đời sống mà truyện muốn hướng
tới. Nghệ thuật không phải là nói thẳng mà nói vòng, còn độc giả thì có được cảm giác
thật như người trong truyện. Cùng với nhân vật, họ tự nghiệm sinh các giá trị của đời.
Hình ảnh thiên nhiên trong truyện đã gây cho người đọc những ấn tượng sâu đậm.
Sự êm ả đượm buồn mà ta nhận thấy một phần là của thiên nhiên với tư cách là chất liệu,
vật liệu, một phần là của văn. Những bức tranh nho nhỏ được gài xen kẽ với nhũng mẫu
đối thoại rời rạc, không hoàn chỉnh. Chúng lấp đầy những khoảng trống của lời nói và

cầm giữ nhịp điệu của thiên truyện. Giả sử tác giả viết khác đi, dồn hẳn những đoạn miêu
tả thiên nhiên về một phía, và phía kia là hình ảnh sinh hoạt của con người, hẳn giọng
điệu điều hoà của truyện sẽ biến mất và chủ đề của truyện sẽ khác đi. Ở đây thiên nhiên
không thu hút toàn bộ thần trí con người để họ mê man trong đó. Nó gần gũi, vỗ về, khơi
gợi những cảm xúc dịu dàng và bâng khuâng. Nó trổi lên đánh lạc hướng tâm trạng buồn
chán của nhân vật (và của độc giả) thông qua mùi âm ẩm của đất bụi, vẻ lung lay của
bóng đèn, bóng người, ánh nhấp nháy của ngàn sao và đom đóm, tiếng động mơ hồ, khe
khẽ của loạt hoa bàng rụng xuống vai...Tuy nhiên, việc đánh lạc hướng kia chỉ diễn ra
từng lúc một, và nhân vật của truyện lại trở về với thực tại túng thiếu, lam lũ, để tiếp đó
rơi vào trạng thái chập chờn nửa mơ , nửa thức, khắc khoải chờ mong, hi vọng ( dẫu
chẳng biết hi vọng ở cái gì). Truyện sở dĩ không rơi vào nhàm tẻ dù đối tượng hàm chứa
sự tẻ nhàm, chính một phần nhờ lối tả, kể xen kẽ, chắp nối đó.
Hai đứa trẻ là truyện ngắn giàu tính nghệ thuật. Tác giả đã rất ung dung, thoải mái
khi xử lí chất liệu hiện thực. Tất cả chất liệu đã được tổ chức lại nhằm khơi dậy ở người
đọc những cảm xúc nghệ thuật thuần khiết . Nhà văn đưa họ vào thế giới của ông, thôi


miên họ, sau đó tự để họ ngẫm nghiệm và rút ra những bài học cần thiết. Ở trên có nhắc
tới "khu vườn Thạch Lam". Thực ra "khu vườn" ấy không chỉ có nghĩa là đề tài. Đó là
"khu vườn" của nghệ thuật - một nghệ thuật biết vượt thoát khỏi sự trói buộc của đề tài để
làm vang dậy tiếng nói riêng của nhà văn.


×