Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với đạo đức thanh niên ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 86 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HOÀNG THỊ QUYÊN

ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO
ĐỐI VỚI ĐẠO ĐỨC THANH NIÊN
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

HÀ NỘI, 2016


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HOÀNG THỊ QUYÊN

ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO
ĐỐI VỚI ĐẠO ĐỨC THANH NIÊN
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành: Triết học
Mã số : 60220301

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


PGS. TS. ĐẶNG THỊ LAN

HÀ NỘI, 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học của riêng
bản thân tôi, tôi tự nghiên cứu, tự tìm hiểu và hoàn thiện luận văn trong đó có sự kế
thừa kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước với những trích dẫn vá sử dụng
trong giới hạn cho phép.
Luận văn này chưa được công bố trên các phương tiện thông tin, cũng không
trùng với bất cứ luận văn nào tại thời điểm hiện tại.
Hà Nội, ngày 25 tháng 07 năm 2016
Tác giả luận văn

Hoàng Thị Quyên


LỜI CẢM ƠN
Lời cảm ơn đầu tiên và sâu sắc của tôi xin được dành gửi tới PGS.TS Đặng
Thị Lan - người đã quan tâm và tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm luận
văn, giúp tôi có thêm nhiều kiến thức về vấn đề ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối
với thanh niên hiện nay cũng như giúp tôi rèn luyện kỹ năng nghiên cứu khoa học.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Triết học, Học viện Khoa
học Xã hội Việt Nam đã quan tâm tạo điều kiện thuận lợi, dành nhiều công sức
giảng dạy, hướng dẫn giúp đỡ chúng tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn
thành luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến những người thân trong gia đình và bạn bè đã luôn
quan tâm, động viên, giúp đỡ tôi có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập và nghiên
cứu trong suốt thời gian qua.

Mặc dù đã cố gắng rất nhiều trong quá trình thực hiện đề tài, song không thể tránh
khỏi những sai sót nhất định. Tôi rất mong nhận được sự cảm thông và đóng góp ý
kiến của quý các thầy, cô giáo, các bạn đồng nghiệp và những người quan tâm đến
những vấn đề được trình bày trong luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn

Hoàng Thị Quyên


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chương 1. ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO VÀ SỰ DU NHẬP CỦA PHẬT GIÁO
VÀO VIỆT NAM.....................................................................................................10
1.1. Một số nội dung cơ bản của đạo đức Phật giáo .................................................10
1.2. Sự du nhập của Phật giáo vào Việt Nam ...........................................................36
Chương 2. NHỮNG ẢNH HƯỞNG CƠ BẢN CỦA ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO
ĐỐI VỚI ĐẠO ĐỨC THANH NIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY ..........................43
2.1. Khái quát thực trạng đạo đức thanh niên Việt Nam hiện nay ............................43
2.2. Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đến việc định hướng giá trị đạo đức cho
thanh niên ..................................................................................................................45
2.3. Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo với việc hình thành niềm tin, lý tưởng, tình
cảm đạo đức cho thanh niên .....................................................................................48
2.4. Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo với việc điều chỉnh hành vi đạo đức của
thanh niên ..................................................................................................................54
2.5. Một số khuyến nghị nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực và hạn chế
những ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức phật giáo đối với đạo đức thanh niên
hiện nay ........................................................................................................ 65
KẾT LUẬN ..............................................................................................................73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................75



BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

CNXH

: Chủ nghĩa xã hội

CLB

: Câu lạc bộ

Nxb

: Nhà xuất bản

Tp

: Thành phố


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đạo Phật là một hình thái triết học, tôn giáo và đạo đức ra đời ở Ấn Độ vào
thế kỷ thứ VI trước công nguyên, được truyền vào Việt Nam khoảng đầu công
nguyên. Khi vào Việt Nam, Phật giáo đã nhanh chóng được “Việt Nam hóa” cho
phù hợp với điều kiện lịch sử Việt Nam, văn hóa và tín ngưỡng Việt Nam, có sức
sống lâu dài và ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần con người Việt Nam trong
lịch sử cũng như hiện tại.
Ngay từ khi du nhập vào Việt Nam, với những tư tưởng giáo lý gần gũi với

tín ngưỡng, phong tục, tập quán của dân tộc nên Phật giáo đã nhanh chóng hội nhập
với văn hóa Việt Nam. Ở nước ta, Phật giáo và tư tưởng dân tộc có mối quan hệ mật
thiết với nhau, ban đầu mối quan hệ này là mối quan hệ hai chiều: Nếu như Phật
giáo ảnh hưởng đến quá trình hình thành tư tưởng con người Việt Nam thì những
phong tục tập quán, truyền thống dân tộc cũng tác động trở lại Phật giáo tạo nên
một dòng Phật giáo riêng đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Hiện nay, Phật
giáo vẫn là một phần không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người Việt Nam.
Nhiều người Việt Nam tuy không theo Phật giáo song vẫn tự nguyện thực hiện
những nguyên tắc, chuẩn mực của đạo đức Phật giáo xem đó là một trong những
phương châm sống của mình.
Từ những năm cuối của thế kỷ XX, đất nước ta ngày càng chịu nhiều tác
động mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa và hội nhập quốc tế. Bên cạnh những thành tựu đáng tự hào trên tất cả các mặt
của đời sống xã hội thì có một điều không thể phủ nhận đó là sự mất cân đối trong
quá trình phát triển con người - xã hội trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là sự thoái
hóa đạo đức của một bộ phận giới trẻ, thanh niên. Thực trạng đạo đức thanh niên
hiện nay có nhiều vấn đề đặt ra cần giải quyết. Bên cạnh những thanh niên có phẩm
chất đạo đức tốt, có ý thức học tập và lao động, có sự cống hiến không nhỏ cho dân
tộc thì có một bộ phận không nhỏ thanh niên đang có biểu hiện đi xuống của nhân
cách đạo đức, nhiều biểu hiện của lối sống sa đọa trái với thuần phong mỹ tục của

1


dân tộc. Thái độ coi thường những giá trị truyền thống là nguyên nhân dẫn đến các
tệ nạn xã hội đang ngày càng có chiều hướng gia tăng trong thanh niên và giới trẻ.
Họ có xu hướng đề cao cá nhân, sống ích kỷ, lạnh lùng, không có tình nghĩa, ít chú
ý đến nghĩa vụ và trách nhiệm, ít quan tâm đến những người xung quanh… Hàng
loạt những hiện tượng đau lòng diễn ra ở chốn học đường và trong xã hội khiến
chúng ta không thể làm ngơ.

Mặt khác, trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, nền đạo đức mà chúng ta
đang xây dựng cần phải hướng tới một hệ thống giá trị tinh thần mà ở đó cái truyền
thống và cái hiện đại cần phải được kết hợp với nhau chặt chẽ để nền văn hóa dân
tộc nói chung và các giá trị đạo đức truyền thống nói riêng tham gia vào sự hòa
nhập với các giá trị phổ biến toàn nhân loại mà không bị hòa tan, không làm mất đi
bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
Thanh niên là rường cột của nước nhà, là những chủ nhân tương lai của đất
nước, nguồn lao động dồi dào của cả dân tộc. Nước nhà mạnh hay yếu là do thanh
niên. Việc giáo dục đạo đức cho thanh niên hiện nay trở thành vấn đề cấp bách
nhằm đào tạo một thế hệ có trí tuệ, có thể chất cường tráng, đời sống tinh thần và
đạo đức trong sáng, giàu bản lĩnh và thực sự có ý thức, trách nhiệm công dân, góp
phần đắc lực vào sự nghiệp xây dựng đất nước.
Để thực hiện tốt quá trình này cần có nhiều biện pháp và những chủ thể khác
nhau. Bên cạnh công tác giáo dục của nhà trường, của các đoàn thể xã hội, của pháp
luật, đạo đức Phật giáo sẽ là một nhân tố quan trọng góp phần điểu chỉnh đạo đức và lối
sống cho thanh niên nếu như chúng ta biết phát huy những giá trị tích cực của nó. Là
một thành tố tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc, đạo đức Phật giáo đã giao thoa, hòa
quyện, làm phong phú đạo đức truyền thống Việt Nam. Tinh thần từ bi, hướng thiện
của Phật giáo là một trong những nguồn gốc của chủ nghĩa nhân văn, tư tưởng bình
đẳng, hòa bình của Phật giáo phù hợp với xu hướng hội nhập cùng phát triển hiện nay
của các dân tộc khác nhau trên thế giới. Chính vì vậy, kế thừa, phát huy và có những
phương pháp cụ thể nhằm chuyển tải giá trị, nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức Phật giáo
đến với giới trẻ, chắc chắn Phật giáo sẽ có những đóng góp hữu hiệu đối với quá trình
giáo dục đạo đức cho thanh niên ở Việt Nam hiện nay.
2


Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá tôn giáo một cách khách quan khoa học,
Đảng ta đã nhiều lần nhấn mạnh: Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu và quyền lợi
tinh thần của một bộ phận nhân dân, nó còn tồn tại lâu dài và chi phối đời sống

tinh thần văn hóa của một bộ phận dân chúng, trong đó có những giá trị đạo đức
phù hợp với lợi ích toàn dân, với công cuộc xây dựng xã hội mới. Việc khai thác
những yếu tố tích cực của đạo đức Phật giáo và hạn chế những tác động tiêu cực
của nó nhằm xây dựng đạo đức cho thanh niên hiện nay là điều rất cần thiết. Xuất
phát từ yêu cầu lý luận và thực tiễn đó, tác giả lựa chọn vấn đề “Ảnh hưởng của
đạo đức Phật giáo đối với đạo đức thanh niên ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài
luận văn thạc sĩ Triết học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Là một trong ba tôn giáo lớn nhất thế giới, Phật giáo có lịch sử phát triển lâu
dài và có nhiều đóng góp cho tư tưởng cũng như đời sống nhân loại trên nhiều
phương diện. Bên cạnh những giá trị về tư tưởng mang tính triết học sâu sắc, Phật
giáo còn là triết lý sống, lối sống đang hấp dẫn một bộ phận không nhỏ các dân tộc
trển thế giới. Chính vì vậy, Phật giáo được đông đảo giới khoa học trong và ngoài
Phật giáo quan tâm nghiên cứu. Về các công trình nghiên cứu, chúng tôi có thể xếp
thành các nhóm sau đây:
2.1. Các công trình nghiên cứu cơ bản về Phật giáo và đạo đức Phật giáo
Đạo đức Phật giáo không chỉ được bàn đến trong một số các công trình riêng
biệt mà trong nhiều cuốn sách bàn về Phật giáo nói chung, các tác giả đã đề cập khá
nhiều đến đạo đức Phật giáo cũng như vai trò của đạo đức Phật giáo trong đời sống
xã hội.
Bộ sách: “Việt Nam Phật giáo sử luận” (3 tập, 1994) của Nguyễn Lang, Nxb
Văn học và cuốn Lịch sử Phật giáo Việt Nam của Lê Mạnh Thát đã khái quát một
cách toàn diện sự phát triển Phật giáo Việt Nam theo từng giai đoạn. Đây là tư liệu
có giá trị đã khảo cứu Phật giáo Việt Nam một cách hệ thống, trong đó có nhiều
phần viết về vai trò của Phật giáo đối với đời sống văn hoá tinh thần của dân tộc.

3


Cuốn “Tư tưởng Phật giáo Việt Nam” của tác giả Nguyễn Duy Hinh (1999),

Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội có nội dung bước đầu tìm hiểu hệ thống hóa tư liệu
nội dung tư tưởng Phật giáo Việt Nam, nghiên cứu tư tưởng Phật giáo Việt Nam
qua đó làm rõ đặc điểm Phật giáo Việt Nam với tư cách là một sản phẩm tôn giáo
được hình thành trên cơ sở tín ngưỡng, tâm linh cư dân bản địa có tiếp thu tôn giáo
ngoại nhập.
Các cuốn sách: “Việt Nam Phật giáo sử lược”của Hoà thượng Thích Mật
Thể và “Lịch sử Phật giáo Việt Nam” do tác giả Nguyễn Tài Thư chủ biên đã hệ
thống hoá Lịch sử Phật giáo Việt Nam từ khi du nhập đến thế kỷ XX. Các tác giả đã
chỉ rõ Phật giáo đến Việt Nam bằng nhiều con đường khác nhau, vào các thời điểm
khác nhau từ đầu Công nguyên cho đến thế kỷ XVI.
Cuốn “Đại cương triết học Phật giáo Việt Nam”, tác giả Nguyễn Hùng Hậu
(2002), Nxb Khoa học xã hội; với nội dung bàn đến Phật giáo từ giai đoạn du nhập
đến hết thời Trần. Tác giả cho rằng Triết học Việt Nam trong giai đoạn này chủ yếu
là Triết học Phật giáo. Với mục đích cứu con người thoát khổ, nhìn vẻ ngoài, Phật
giáo chủ yếu bàn về nhân sinh. Nhưng để cho quan niệm nhân sinh này tồn tại một
cách vững chãi phải dựa trên một cơ sở triết học, một nền tảng lý luận vô cùng sâu
sắc. Từ chỗ bàn về thế giới quan Phật giáo và nhân sinh quan Phật giáo nguyên
thuỷ, tác giả bàn về thế giới quan và nhân sinh quan Phật giáo Việt Nam, sự độc đáo
và sáng tạo của Phật giáo Việt Nam.
Năm 2008, Nxb Phương Đông, Hà Nội đã xuất bản cuốn “Sức mạnh của
Đạo Phật”của tác giả Jean – Claude Carriere, người dịch là Nguyễn Tiến Lộ. Đọc
cuốn sách nà chúng ta thấy được những mảng đề tài, những câu chuyện dẫn giải gần
gũi, giản dị, khúc triết và thực tiễn về Phật giáo. Tác giả đã đề cập đến một thực tế
hiện nay là khi con người tham vọng, chạy đua, vươn tới những đỉnh cao danh vọng
và giàu có vật chất, thì đời sống tâm linh, cái Đạo, cái Tâm, cái Thiện trong mỗi con
người có khi bị thu nhỏ lại, nhường chỗ cho những băn khoăn, trăn trở, lo toan, cho
những ham muốn bất tận của cuộc sống.

4



Năm 2010, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh cho xuất bản cuốn “Tìm
hiều chức năng xã hội của Phật giáo Việt Nam” của tác giả Trần Hồng Liên. Trong
cuốn sách này, tác giả đã làm rõ các vấn đề như: Chức năng của Phật giáo đối với
vấn đề kinh tế, xã hội, văn hoá, giúp người đọc hiểu rằng dù tác động trên bất cứ lĩnh
vực nào thì tựu trung lại, Phật giáo cũng chỉ nhằm vào việc mang lại sự an vui, niềm
hạnh phúc về cả vật chất và tinh thần cho con người.
Trong tác phẩm: “Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con người
Việt Nam hiện nay” do tác giả Nguyễn Tài Thư chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 1997; phần viết về Phật giáo, các tác giả đã tập trung vào khái niệm từ, bi, hỉ, xả
cùng các giá trị tư tưởng của Phật giáo với tư tưởng của con người Việt Nam.
Cuốn “Đạo đức học Phật giáo” của Hoà thượng Thích Minh Châu (chủ biên,
1995), Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn hành là cuốn sách bao gồm nhiều bài
viết đã phản ánh những nội dung cơ bản về đạo đức Phật giáo và vai trò của nó trong
việc bảo tồn và phát huy truyền thống đạo đức dân tộc. Nhiều tác giả đã phân tích sâu
cơ sở và các phạm trù đạo đức Phật giáo, trong đó có các nội dung quan trọng như giới,
hạnh, nguyện, thiện, ác…
Tác giả Đặng Thị Lan với công trình “Đạo đức Phật giáo với đạo đức con
người Việt Nam”, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2006 đã bàn đến những vấn đề
trọng tâm của đạo đức Phật giáo và ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với việc
xây dựng nền tảng đạo đức trong xã hội, cùng với những giải pháp nhằm phát huy
mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực của đạo đức Phật giáo, vận dụng những
giá trị tốt đẹp của đạo đức Phật giáo trong việc hoàn thiện đạo đức, nhân cách con
người Việt Nam hiện nay.
2.2. Những công trình nghiên cứu về ảnh hưởng đạo đức Phật giáo đến
đạo đức con người Việt Nam và thanh niên Việt Nam
Hướng nghiên cứu này có các tác phẩm chủ yếu sau: “Tìm về bản sắc văn
hoá Việt Nam”của Trần Ngọc Thêm, Nxb T.p Hồ Chí Minh (1997); “Thiền học Việt
Nam của Nguyễn Đăng Thục, Nxb Thuận Hoá (1997); Giá trị tinh thần truyền
thống của dân tộc Việt Nam” của Trần Văn Giàu, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội


5


(1980); “Văn hoá Phật giáo và lối sống của người Việt ở châu thổ Bắc Bộ” của
Nguyễn Thị Bảy, Nxb. Thông tin, Hà Nội (1997); “Phật giáo với văn hoá Việt
Nam” của Nguyễn Đăng Duy, Nxb. Hà Nội (1999)...
Ngoài các công trình khoa học trên còn có rất nhiều bài viết đăng trên tạp chí
thuộc các ngành khoa học xã hội về đạo đức như: Đặng Hữu Toàn “Hướng các giá
trị truyền thống theo hệ chuẩn giá trị chân - thiện - mỹ trong bối cảnh toàn cầu hoá
và phát triển kinh tế thị trường”(Tạp chí triết học, số 4 – 2001, tr.27- 32); tác giả
Trần Nguyên Việt với “Giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam và cái phổ biến toàn
nhân loại của đạo đức trong nền kinh tế thị trường”(Tạp chí triết học, số 5 – 2002,
tr.20 - 25) .
Cuốn: “Lược khảo tư tưởng Thiền Trúc Lâm Việt Nam”, Nxb Khoa học xã
hội, Hà Nội (1997); “Văn hoá Phật giáo và lối sống của người Việt ở Hà Nội và
Châu thổ Bắc Bộ”, Nxb Thông tin, Hà Nội (1997); “Phật giáo và sự hình thành
nhân cách con người Việt Nam hiện nay” của Nguyễn Tài Thư (Triết học số
4/1993); “Đạo đức Phật giáo với kinh tế thị trường” của tác giả Hoàng Thơ (Triết
học số 7/ 2002).
Về ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống đạo đức xã hội cũng có nhiều công
trình luận án đã nghiên cứu. Tiêu biểu như công trình nghiên cứu của tác giả Tạ Chí
Hồng với “Ảnh hưởng của Đạo đức Phật giáo đối với đời sống đạo đức của xã hội
Việt Nam hiện nay” (Luận án Tiến sĩ triết học, năm 2003). Đây là luận án khá công
phu, khảo cứu vị trí của vấn đề đạo đức trong tư tưởng Phật giáo, nội dung, đặc
điểm, nếp sống và giá trị đạo đức Phật giáo, sự dung hợp giữa đạo đức Phật giáo với
đạo lý Việt Nam, sự ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với đời sống đạo đức ở
Việt Nam hiện nay và những giải pháp chủ yếu định hướng đối với những ảnh
hưởng của Phật giáo. Luận án đề cập đến nhiều vấn đề thuộc đời sống đạo đức,
song vấn đề ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đến đạo đức con người Việt Nam

chưa được đề cập.
Luận án Tiến sĩ: “Đạo đức Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến đạo đức con
người Việt Nam” của tác giả Đặng Thị Lan năm 2004, trường Đại học khoa học xã

6


hội và nhân văn Hà Nội đã khái quát khá đầy đủ các nội dung căn bản nhất của đạo
đức Phật giáo mà theo tác tác giả đây cũng là những vấn đề có ảnh hưởng sâu đậm
nhất đên đạo đức con người Việt Nam. Đặc biệt, luận án đã luận giả một cách thành
công ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đến đạo đức con người Việt Nam trong
truyền thống cũng như trong hiện tại nhất là giai đoạn Lý – Trần. Ảnh hưởng của
đạo đức Phật giáo đến đạo đức con người Việt Nam hiện nay cũng được tác giả
khảo cứu công phu dưới hai lát cắt là: ảnh hưởng đến ý thức đạo đức và ảnh hưởng
đến hành vi đạo đức. Một số tác động tiêu cực của đạo đức Phật giáo đến đạo đức
con người Việt Nam cũng được tác giả đề cập và lý giải dưới góc độ triết học. Mỗi
một tôn giáo đều có thế giới quan và nhân sinh quan riêng. Thế giới quan và nhân
sinh quan ấy hàm chưa những tư tưởng về đạo đức. Khi con người tiếp nhận những
tư tưởng đạo đức đó thì đồng thời cũng chịu ảnh hưởng bởi thế giới quan và nhân
sinh quan của tôn giáo đó.
Luận án Tiến sĩ “Đạo đức Phật giáo với công tác giáo dục thanh thiếu niên
tín đồ Phật giáo Thừa Thiên Huế hiện nay” của Ngô Văn Trân bảo vệ tại Học viện
KHXH Việt Nam (2012), đã đề cập khá sâu về đạo đức Phật giáo, chỉ ra nhân sinh
quan tiến bộ và độc đáo của đạo đức Phật giáo. Đồng thời, luận án giới thiệu mô
hình “Gia đình Phật tử” - một mô hình giáo dục thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo tại
Huế, các chủ thể khác tham gia giáo dục thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo Huế và
những giải pháp nhằm phát huy đạo đức Phật giáo thông qua gia đình Phật tử trong
công tác giáo dục thanh thiếu niên Phật tử ở Huế. Nhìn chung, luận án có những
điểm độc đáo khi khai thác tác động của Phật giáo Huế đến thế hệ trẻ, song mới
dừng lại khảo sát các tín đồ Phật giáo Huế mà chưa nghiên cứu rộng đến thanh thiếu

niên Việt Nam nói chung.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã nêu trên đã mang lại một cái nhìn
khá toàn diện về lịch sử Phật giáo và ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo trong đời sống
xã hội. Tác giả luận văn đã kế thừa được nhiều cách đánh giá, phân tích khác nhau về
Phật giáo và ảnh hưởng đạo đức Phật giáo trong đời sống xã hội, cũng như cách tiếp
cận, phương pháp nghiên cứu về ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đến đạo đức nhân

7


cách con người. Tuy nhiên, chưa có một công trình nghiên cứu chuyên biệt nào về
ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đến đạo đức thanh niên Việt Nam hiện nay.
Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc thành tựu nghiên cứu của các nhà khoa học đi
trước, luận văn đi vào tìm hiểu ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo từ góc độ triết học
đến đạo đức thanh niên Việt Nam hiện nay, đặc biệt dưới tác động của kinh tế thị
trường đã làm cho đạo đức của một bộ phận thanh niên biến đổi, suy thoái.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn tập trung làm rõ một số nội dung cơ bản của đạo đức Phật giáo và
ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với đạo đức thanh niên Việt Nam hiện nay,
trên cơ sở đó đưa ra một số khuyến nghị nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực
và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức Phật giáo trong quá trình xây
dựng và hoàn thiện đạo đức cho thanh niên.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện các mục tiêu trên, luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau:
Một là: Trình bày những nội dung căn bản của đạo đức Phật giáo và sự du
nhập của Phật giáo vào Việt Nam
Hai là: Phân tích những ảnh hưởng chủ yếu của đạo đức Phật giáo đến đạo
đức thanh niên Việt Nam hiện nay.
Ba là: Đưa ra một số khuyến nghị nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực

và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức Phật giáo trong quá trình xây
dựng và hoàn thiện đạo đức cho thanh niên.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là đạo đức Phật giáo và các ảnh hưởng
của nó đến đạo đức thanh niên Việt Nam hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Đạo đức Phật giáo bao gồm nội dung rất rộng, song trong giới hạn của luận
văn Thạc sĩ, tác giả chỉ tập trung làm rõ một số những giá trị, nguyên tắc, chuẩn

8


mực đạo đức căn bản nhất và mang tính đặc thù của Phật giáo. Đồng thời, đó cũng
chính là những nội dung trong giáo lý đạo Phật có ảnh hưởng sâu sắc nhất đến đạo
đức con người Việt Nam nói chung và thanh niên Việt Nam nói riêng.
- Về mặt thời gian: Luận văn khảo cứu ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đến
đạo đức thanh niên ở Việt Nam từ khi đổi mới đến nay (từ 1986 đến nay).
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luân văn dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lênin , kết
hợp chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí
Minh và quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về tôn giáo nói chung và Phật giáo
nói riêng, đặc biệt những quan điểm đổi mới nhận thức về tôn giáo và chính sách
đối với tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta từ khi đất nước đổi mới.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu của triết học như:
Phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, thống kê, thu thập số liệu, so sánh,
đối chiếu để rút ra các kết luận, nhận định khoa học.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

- Luận văn góp phần làm rõ hơn nội dung cơ bản của đạo đức Phật giáo và
những tác động, ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với đạo đức thanh niên Việt
Nam hiện nay.
- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, tìm hiểu về
đạo đức Phật giáo và cho những ai quan tâm đến vấn đề này.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2
chương, 7 tiết.
Chương 1: Đạo đức Phật giáo và sự du nhập của Phật giáo vào Việt Nam
Chương 2: Những ảnh hưởng cơ bản của đạo đức Phật giáo đối với đạo đức
của thanh niên VIệt Nam hiện nay.

9


Chương 1
ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO VÀ SỰ DU NHẬP CỦA PHẬT GIÁO
VÀO VIỆT NAM
1.1. Một số nội dung cơ bản của đạo đức Phật giáo
Khái niệm đạo đức
Đạo đức với tính cách là một hình thái ý thức xã hội, phản ánh các mối quan
hệ của con người trong đời sống xã hội, do đó hiện có rất nhiều cách tiếp cận, cách
hiểu khác nhau về đạo đức.
Theo nghĩa hẹp, đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp các quy
tắc, nguyên tắc chuẩn mực mà nhờ nó con người tự giác điều chỉnh hành vi của
mình sao cho phù hợp với lợi ích và hạnh phúc của con người cũng như tiến bộ xã
hội trong quan hệ cá nhân với cá nhân, cá nhân với xã hội.
Theo nghĩa rộng, đạo đức là toàn bộ quy tắc, chuẩn mực nhằm điều chỉnh và
đánh giá cách ứng xử của con người với nhau trong quan hệ xã hội và trong quan hệ
với tự nhiên.

Ở phương Đông, do chịu ảnh hưởng chủ yếu từ tư tưởng đạo đức của Khổng
Tử, thường xem xét đạo đức trong phạm trù “Đạo”, đề cao chữ Nhân, chữ Nghĩa và
tư tưởng “kiêm ái” của Mặc Tử.
Ở phương Tây, từ thế kỷ XVII, XVIII, cùng với sự mở rộng và phát triển của
kinh tế thị trường, J.Loocco (Anh), và M.Weber (Đức) đã đề cập đến các khái niệm
về “đạo đức thị trường”, “đạo đức duy lý”.
Đạo đức học Mác- Lênin cho rằng : đạo đức là một hình thái ý thức xã hội
đặc thù, một phương thức điều chỉnh hành vi con người trong mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội thông qua một hệ thống những giá trị, nguyên tắc, chuẩn mực biểu thị
sự quan tâm tự nguyện tự giác của con người với con người, con người với xã hội.
Như vậy, theo quan điểm mác-xít, đạo đức là một hình thái ý thức xã hội,
một định chế xã hội thực hiện các chức năng điều chỉnh hành vi con người. Đạo đức
là những nguyên tắc sống, những quy phạm gắn liền và phù hợp với một hình thái
kinh tế- xã hội nhất định, được hình thành từ những điều kiện sinh hoạt vật chất của

10


xã hội, những quy phạm, nguyên tắc, tiêu chuẩn, lý tưởng này có tính nhất thời về
lịch sử và mang tính giai cấp rõ rệt.
Theo tác giả Huỳnh Khái Vinh, “Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, gồm
những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh
hành vi cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của mình và sự tiến bộ xã hội trong mối
quan hệ giữa người với người, giữa cá nhân với xã hội” [76, tr. 182].
Chúng tôi cho rằng đây là định nghĩa phù hợp với cách chúng tôi triển khai
nội dung của luận văn.
Cấu trúc đạo đức
Đạo đức vận hành như một hệ thống tương đối độc lập của xã hội. Cơ chế
vận hành của nó được hình thành trên cơ sở liên hệ và tác động lẫn nhau của những
yếu tố hợp thành đạo đức. Khi phân tích cấu trúc của đạo đức người ta xem xét nó

dưới nhiều góc độ. Mỗi góc độ cho phép chúng ta nhìn ra một lớp cấu trúc xác định.
Chẳng hạn, xét đạo đức theo mối quan hệ giữa ý thức đạo đức và thực tiễn đạo đức.
Nếu xét trong mối quan hệ giữa người với người thì nhìn ra quan hệ đạo đức. Nếu
xét theo quan điểm về mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, cái phổ biến cái đặc
thù và cái đơn nhất thì đạo đức được tạo nên từ đạo đức xã hội và đạo đức cá nhân.
Đạo đức phật giáo
Theo tiến trình lịch sử, tôn giáo trở thành một bộ phận quan trọng trong nền văn
hóa, văn minh nhân loại. Xét trên bình diện thế giới, tôn giáo không chỉ là sự thể hiện
niềm tin, mà còn là cầu nối văn hóa giữa các nước, các khu vực nên có ảnh hưởng
mạnh mẽ đến đời sống của con người. Mặc dù mỗi tôn giáo có hệ thống giáo lý riêng
song về cơ bản đều hướng con người tới Chân, Thiện, Mỹ.
Phật giáo là một tôn giáo lớn, đã để lại cho nhân loại nhiều tư tưởng về tôn
giáo, triết học, chính trị, mỹ học, văn hóa,…trong đó nổi bật nhất là tư tưởng đạo
đức. Phật giáo về cơ bản không phải là một học thuyết về đạo đức, song xuất phát
điểm của nó là chỉ dạy cho con người biết nguyên nhân của nỗi khổ và con đường
giải thoát. Từ những quan niệm về vũ trụ, nhân sinh, Phật giáo rút ra hệ quả của
chúng để xây dựng một hệ thống quan niệm đạo đức. Như vậy, đạo đức là nền tảng

11


quan trọng trong hệ thống giáo lý của Phật giáo. Đạo đức Phật giáo với các chuẩn
mực, giá trị đạo đức mang tính phổ quát và nhân bản có giá trị không chỉ cho
những người theo đạo Phật mà có rất nhiều điểm phù hợp với đạo đức xã hội xã hội
nói chung. Từ những quan điểm về đạo đức ở trên, có thể định nghĩa đạo đức Phật
giáo như sau:
Đạo đức phật giáo là toàn bộ những quan niệm, giá trị, những quy tắc đạo
đức được thể hiện trong các giáo lý Phật giáo (đặc biệt trong các điều răn cấm)
nhằm điều chỉnh hành vi của con người cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của
mình và xã hội theo thế giới quan và nhân sinh quan Phật giáo.

1.1.1. Quan niệm của Phật giáo về Thiện - Ác, Từ bi
Khái niệm Thiện - Ác
Thiện và ác là hai từ của dân gian dành chỉ hai hiện tượng luôn hiện hữu
trong cuộc sống, trong xử thế. Người dân thường căn cứ vào cách hành xử của con
người trong cuộc sống hàng ngày mà xếp người này người kia là thiện hay ác,
nhưng cách đánh giá này đôi khi mang tính phiến diện. Vậy để có cách nhìn, đánh
giá đúng và toàn diện và Thiện, Ác, có thể tìm hiểu về khái niệm Thiện, Ác.
* Thiện
Về ngữ nghĩa, thiện là tính từ chỉ phẩm chất, hành vi của con người tốt lành,
hợp với đạo đức. Cái thiện là cái tốt đẹp biểu hiện lòng nhân ái của con người trong
cuộc sống hằng ngày. Đó chính là hành vi thể hiện lợi ích của cá nhân phù hợp với
yêu cầu và sự tiến bộ xã hội, góp phần thúc đẩy sự tiến bộ xã hội.
* Ác
Về khía cạnh ngữ nghĩa, “ác” là một tính từ chỉ chung về tính cách của người
hoặc một việc làm gây đau khổ, tai họa cho người khác.
Một vấn đề cần được làm rõ khi bàn đến biểu hiện thiện và ác, đó chính là
tính biện chứng của cặp phạm trù này, thể hiện: trong cái ác lại chứa cái thiện, trong
cái thiện đôi khi lại có cái ác. Ví dụ việc con người thử nghiệm một loại thuốc mới
trên động vật trước khi đưa ra sử dụng cho con người, việc làm này có cái ác là phải

12


hy sinh các động vật bé nhỏ để thử nghiệm, nếu thành công, việc làm gọi là ác ấy lại
tạo ra việc thiện là có thể cứu chữa hàng trăm, hàng nghìn con người.
Cặp phạm trù này đối lập mà xen kẽ, tách biệt mà giao hòa. Nhận thức thiện,
ác dù dưới góc độ tâm linh, nhân thế hay khoa học đều phản ánh cái căn gốc của từ
“con” và từ “người”, phần “con” biểu lộ tính ác, phần “người” biểu lộ tính thiện.
*Một số quan niệm Thiện - Ác trong lịch sử
Thứ nhất: Quan niệm của Nho giáo

Trong Luận Ngữ, tư tưởng của Khổng Tử về tính người “vốn gần nhau, do
tập tính mà xa nhau” [48, tr. 2] đã gây ra nhiều cách giải thích và cách hiểu khác
nhau. Trong Luận Ngữ, Khổng Tử nói nhiều đến các “hạng người” với những phẩm
cách khác nhau: “Người quân tử có khi mắc phải điều bất nhân chăng? Chưa hề có
kẻ tiểu nhân làm điều nhân bao giờ” [49, tr. 7]; “Người quân tử đạt tới chỗ cao
thượng, kẻ tiểu nhân đạt tới chỗ thấp hèn” [49, tr. 24]; “Đối với những người từ bậc
trung trở lên, có thể dạy bảo về phần hình nhi thượng; đối với những người từ bậc
trung trở xuống, không thể dạy bảo về phần hình nhi thượng vậy” [50, tr. 19].
Tử Tư (483 – 402 TCN.), trong sách Trung Dung, đã dẫn lời Khổng Tử như
sau: “Hoặc sinh ra đã biết, hoặc phải học mới biết, hoặc phải cố công gắng sức mới
biết, nhưng kể về hiểu biết thì như nhau” [51, tr. 20]. Như vậy, Khổng Tử và cháu
của ông vừa muốn phổ quát hoá các phẩm cách khác nhau của con người, vừa muốn
nhất thể hoá về mặt lý luận các phẩm cách đó. Điều đó được thể hiện rõ nét qua việc
nêu mối quan hệ giữa các hạng người về năng lực trí tuệ với tính người
Kế thừa tư tưởng Khổng Tử, Mạnh Tử (372 – 289 TCN) đã có một cống hiến
xuất sắc cho việc giải quyết vấn đề triết học về con người nói chung và vấn đề tính
người nói riêng. Có thể nói, ông là người lần đầu tiên đề xướng lên một học thuyết
mang tính hệ thống về tính người. Học thuyết đó gọi là thuyết Tính thiện, hay còn
gọi là nhân tính hướng thiện. Mạnh Tử nói: “Người ta ai cũng có lòng bất nhẫn
[trước những đau khổ của người khác… Sở dĩ nói ai cũng có lòng bất nhẫn, là vì
người ta chợt thấy đứa bé sắp ngã xuống giếng, ai cũng chột dạ, xót xa. Chẳng phải
mong làm thân với cha mẹ đứa bé, cũng không phải mong xóm làng, bạn bè khen
13


ngợi, cũng chẳng phải tránh tiếng xấu. Do đó mà xét, không có lòng trắc ẩn, chẳng
phải là người; không có lòng tu ố, chẳng phải là người; không có lòng từ nhượng,
chẳng phải là người; không có lòng thị phi, chẳng phải là người vậy. Lòng trắc ẩn là
đầu mối của điều nhân, lòng tu ố là đầu mối của điều nghĩa, lòng từ nhượng là đầu
mối của điều lễ, lòng thị phi là đầu mối của trí vậy. Người ta có bốn đầu mối đó,

cũng như có hai tay, hai chân vậy” [47, tr. 859 – 862]
Tuân Tử (khoảng 298 – 238 TCN), tác giả bộ Tuân Tử (có thể là do ông
chấp bút gồm 32 thiên), là người có tư tưởng đối lập với thuyết Tính thiện của
Mạnh Tử bằng khẳng định, bản tính con người vốn ác. Tuân Tử viết: “Tính của
con người là ác, còn thiện là do con người làm ra. Tính của con người, sinh ra là
có sự hiếu lợi, thuận theo tính đó thì thành ra tranh đoạt lẫn nhau mà sự từ nhượng
không có; sinh ra là đố kỵ, thuận theo tính đó thì thành ra tàn tặc, mà lòng trung
tín không có; sinh ra có lòng muốn của tai mắt, có lòng thích về thanh sắc, thuận
theo tính đó thì thành ra dâm loạn mà lễ nghĩa văn lý không có… Cho nên phải có
thầy, có phép tắc để cải hoá đi, có lễ nghĩa để dẫn dắt nó, rồi sau mới có từ
nhượng, hợp văn lý mà thành ra trị. Xét vậy mà thấy rõ tính của con người là ác,
mà cái thiện là do con người làm ra vậy” [56, tr.354].
Thứ hai: Quan niệm của đạo đức học Mác xít
Đạo đức học Mác xít cho rằng quan niệm thiện, ác của con người là một sản
phẩm lịch sử. Ở mỗi thời đại, từ những quan hệ kinh tế, xã hội và giai cấp, con
người hình thành nên những quan niệm thiện hay ác khác nhau tương ứng với xã
hội trong thời đại đó.
VD: Cái thiện trong thời kỳ phong kiến là cơm no, áo ấm cho người nông
dân chân lấm tay bùn, là đối xử thương yêu, có tình với người làm. Cái thiện trong
xã hội tư bản là tự do, dân chủ, bình đẳng, bác ái, làm sao đem lại cho công nhân
chế độ làm việc và lương thưởng xứng đáng với công sức bỏ ra. Ngày xưa, cái thiện
là trung với vua, hiếu với cha mẹ thì ngày nay có thêm nội dung mới là “trung với
Đảng, hiếu với dân”.

14


Đạo đức mang tính giai cấp do vậy thiện, ác mang tính giai cấp, giai cấp này
cho là thiện thì có khi giai cấp khác cho là ác. Mặc dù phản đối việc đề cao cái ác
hoặc biện hộ cho cái ác, nhưng đạo đức học Mác- Lênin không đối lập một cách tuyệt

đối giữa cái thiện và cái ác. Do là sản phẩm của lịch sử xã hội nên quan niệm về cái ác
cũng thay đổi thậm chí trái ngược nhau từ xã hội này đến xã hội khác, từ thời đại này
đến thời đại khác.
Thứ ba: Quan niệm về thiện – ác của Hồ Chí Minh
Giáo dục cái thiện và cái ác là vấn đề trung tâm của giáo dục đạo đức luôn
được Đảng và Nhà nước quan tâm coi trọng và thường xuyên quán triệt, đặc biệt là
cho thế hệ trẻ hiện nay. Hai phạm trù này được thể hiện khá rõ trong tư tưởng của
Hồ Chí Minh.
Trong bản thân mỗi người, cái thiện, ác thể hiện trong cách nghĩ và cách giải
quyết mối quan hệ lợi ích giữa cá nhân với tập thể, giữa công với tư. Trong điều
kiện nước ta hiện nay, giải quyết mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và xã hội có ý
nghĩa vô cùng thiết thực. Làm tốt điều này, xã hội sẽ phát triển tốt hơn, sẽ không
còn nạn quan chức quan liêu, cửa quyền, vụ lợi, vị kỷ.
Trong giáo dục đạo đức, chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến thiện,
ác xã hội và thiện, ác đạo đức (cá nhân). Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, thiện, ác
xã hội, xét đến cùng chính là khuôn mẫu, là môi trường sản sinh ra thiện, ác đạo
đức. Người nhấn mạnh vai trò của nhà nước cùng với hoàn thiện chủ trương, chính
sách và tổ chức xã hội có ý nghĩa quan trọng góp phần xây dựng môi trường xã hội.
Vậy, mỗi người phải luôn tu dưỡng và hoàn thiện nhân cách để kết hợp phù hợp
giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể để cùng toàn xã hội hành thiện, bài ác.
Hồ Chí Minh đã nói “Việc thiện thì dù nhỏ mấy cũng làm, việc ác thì dù nhỏ
mấy cũng tránh” [59, tr. 55]
Tác giả rất tâm đắc với quan điểm của đạo Phật về vấn đề thiện ác khi đạo
Phật không chủ trương lấy thiện diệt ác, mà chủ trương chuyển hóa nghiệp ác thành
nghiệp thiện, chuyển hóa ba nghiệp chưa thanh tịnh thành ba nghiệp thanh tịnh,

15


chuyển hóa kẻ hung ác thành người lương thiện. Đạo phật chủ trương đem lại niềm

an lạc cho cá nhân, hạnh phúc cho gia đình và hòa bình cho xã hội.
Quan niệm Thiện - Ác trong Phật giáo
Phật giáo cho rằng đứa trẻ sinh ra đã có sẵn cái mầm gen thiện hay ác. Cái
mầm ấy không do Trời sinh ra mà do chính cái “quả” do nghiệp của kiếp trước
mình tạo ra, và nó lại trở thành “nhân” của kiếp này. Con người chết đi cái thân
xác vật lí – sinh học bị hủy hoại nhưng Tạng thức chứa Tam nghiệp vẫn còn, và
“Nghiệp lực” đã “đẩy” Tạng thức ra khỏi thân xác tồn tại trong không gian. Phật
giáo cho rằng quá trình đầu thai chính là sự kết hợp của ba yếu tố: tinh trùng cha,
noãn châu/ trứng mẹ và thần thức/ chủng tử của kiếp trước. Đức Phật dạy rằng
chính cái Thức/ Chủng tử đi đầu thai, tạo nên cái nhân đầu tiên (thiện hay bất
thiện) chứ không phải do thiên tính - Trời sinh. Phật giáo cho rằng, trong cùng
một môi trường, điều kiện giáo dục, phát triển nhưng cá tính, hiệu quả hoạt
động… của mỗi người có thể rất khác nhau là do cái “mầm giống” ban đầu (chủng
tử do kiếp trước tạo nên) khác nhau chi phối.
Chủ trương của Phật giáo là chuyển hóa nghiệp ác thành nghiệp thiện và
thanh lọc tâm cho thanh tịnh, chứ không phải tiêu diệt cái ác, kẻ ác. Người xấu
có thể chuyển hóa thành người tốt nếu biết ăn năn, xám hối, thay đổi tính cách.
Trên đời không có ai hoàn thiện, tức không có ai ác hoàn toàn, cũng không có
ai tốt hoàn toàn cho nên người người nên cố thu theo Phật, thấy việc ác thì
tránh, việc tốt thì làm.
Vậy muốn thanh tịnh được tâm ý, con người cần phải vượt qua sự chấp
thiện và ác. Tức là khi làm việc thiện giúp người, giúp đời thì hãy làm bằng tất cả
tấm lòng chân thành, tình thương yêu thật sự chứ không phải để sau này mong
người ta sẽ trả ơn mình, hay khi đi chùa thì việc công đức vật chất, hay hương hoa
cho nhà chùa thì phải với lòng nhất tâm kính lễ tôn tượng đức Phật với tâm kính
noi gương chư Phật chứ không mong cầu bất cứ điều gì cho bản thân. Phật tử nên
hiểu rằng, đến với chùa, với đức Phật là để thư thái tâm hồn, để đức ân của Phật
chiếu rọi tâm hồn mình, cho hồn mình trong sáng hơn, chứ không phải đến với

16



đức Phật để cầu may mắn, hạnh phúc cho gia đình, cho bản thân. Vượt qua được
sự cố chấp thiện và ác, tức là mình đã thoát khỏi sự trói buộc của thiện nghiệp và
ác nghiệp, mới đi đến giác ngộ, giải thoát hoàn toàn.
Thiện và bất thiện là hai phạm trù liên quan đến giới luật học hay đạo đức
học, nó là cơ sở đánh giá khá chính xác phẩm cách, đạo đức từ suy nghĩ cho đến
hành động của từng con người. Trong con người, những cá tính đối lập, xung khắc
để dẫn đến những tư tưởng, hành vi có khi là đạo đức, có khi là phi đạo đức, chính
là các biểu hiện thiện và bất thiện. Thiện và bất thiện là những hành vi đối lập,
nhưng cùng tồn tại song song trong một hữu thể thống nhất là con người. Theo Duy
thức học Phật giáo, Tàng thức hay còn gọi là tiềm thức A-lại-da là nơi dung chứa,
tích tập, huân sinh rồi huân trưởng các hạt giống thiện và bất thiện.Các chủng tử
này, tiềm ẩn dưới dạng năng lực tiềm phục. Các năng lực mà khi nó hiện hành đem
lại những giá trị đạo đức thì đó là những hạt giống thiện.Các năng lực khi mà nó
hiện hành đem lại những giá trị phản đạo đức thì đó là những hạt giống bất thiện.
Cái thiện thể hiện trong lối sống, cách hành xử, trong lao động. Khi cái thiện được
thực hiện, tức là mọi người sẽ san sẻ cho nhau những niềm vui, nỗi buồn, giúp đỡ
nhau những khi hoạn nạn, sát vai nhau những lúc khó khăn, nếu trong xã hội, cái
thiện được xác lập và chiếm ưu thế thì cái ác sẽ bị tiêu diệt, xã hội ổn định, người
người, nhà nhà hạnh phúc. Khi xã hội càng phát triển thì con người càng cần hướng
đến sống thiện bởi như vậy, con người sẽ có điều kiện để sáng tạo ra những giá trị
vật chất và tinh thần cho xã hội.
Quan niệm về Thập Thiện (Mười điều lành) trong Phật giáo
Thập Thiện gồm: Không sát sinh; Không trộm cắp; Không tà dâm; Không
nói vọng ngữ; Không nói ỷ ngữ; Không nói lưỡng thiệt; Không nói ác ngữ; Không
tham lam; Không sân hận ; Không si mê.
Một là: không sát sinh
Sát sinh là sự sát hại sinh linh, đoạt mất mạng sống của các loài động vật,
nặng hơn nữa đó là tội giết người. Theo Phật giáo, cần tôn trọng mạng sống của

người khác, kẻ khác, không chỉ là con người, mà phàm cả động vật hay thực vật, trừ

17


trường hợp bất khả kháng. Phật tử không chỉ từ bỏ nghiệp sát mà còn biết khích lệ
người khác từ bỏ sát sinh.
Không có sự vui mừng nào hơn sự vui mừng không bị giết, không có ân huệ
nào lớn hơn ân huệ cứu mạng hay không hại mạng. Do vậy, không sát sinh mà lại
phóng sinh là nghiệp lành đứng đầu trong Thập Thiện Nghiệp. Người hằng ngày
không sát sinh thì trong đời sống hiện tại sẽ mở rộng thêm lòng từ bi, là một nhân
chánh để tu hành thành Phật, và đạt được mười pháp lành.
Tuy nhiên, việc có phạm vào tội sát sinh hay không còn tùy trường hợp, hoàn
cảnh và đặc trưng, tâm tính của các loài. Ví dụ như việc giết kẻ ác để trừ hại cho dân,
cho người, giết các con vật to lớn, hung hăng không thể thuần hóa thì đó không coi là
việc ác, vì việc làm ấy đem lại lợi ích cho đa số. Hoặc với cỏ cây, tuy có những biểu
hiện của một sinh mệnh, đó là có sinh, có lớn, có tồn tại, có chết đi, nhưng không có
tình thức, khi bị đốn ngắt cỏ cây chỉ có phản ánh vật lí mà không có phản ánh tâm lí,
không khởi sinh sự khổ đau hay chống cự để giành giật sự sống, như vậy hành động
đó không bị coi là ác, là phạm vào tội sát sinh.
Xem xét tội sát sinh còn ở mức độ nặng hay nhẹ thì còn tùy vào hoàn cảnh
cụ thể, nếu biết rõ đối tượng là loài hữu tình mà vì lợi ích cá nhân vẫn cố tình sát
hại thì tội nghiệp rất nặng; nhưng vì vô tình mà giết hại thì tội nhẹ hơn. Hay không
có tâm sát hại hoặc không biết mà cũng không có sự hiện diện của đối tượng bị sát
hại thì không phải chịu nghiệp báo bởi sự sát hại.
Theo tâm trạng, thì nặng nhất là tội do tâm sân hận, biết phạm pháp luật mà
vẫn cố ý giết hại kẻ khác, tội này phải bị đày vào địa ngục Vô gián, A Tỳ. Thứ đến
là tội tuy có sân hận kích động, nhưng nội tâm không rõ ràng hoặc trong tâm tuy rõ
ràng mà không sân hận trong khi thực hiện việc sát sinh. Tội nhẹ là không sân hận,
do không hiểu biết mà giết nhầm.

Theo đối tượng bị giết cũng có nặng nhẹ khác nhau như phá hủy thân Phật,
giết hại các thánh nhân, những người có công lao to lớn với nhân loại, với dân tộc,
giết hại cha mẹ, anh em, bạn hữu, thứ đến là phạm tội giết các người khác và tội
giết hại các loài chúng sinh để ăn thịt. Phàm là sát sinh thì đều có tội.

18


Theo thời gian giết hại cũng phân ra nặng nhẹ, nếu sau khi sát sinh mà tâm
vui vẻ, không cảm thấy tội lỗi, không biết hối hân thì tội nặng, nhưng sau khi sát
sinh, thấy tội lỗi, thấy buồn, thấy hối hận, thậm chí tìm cách bù đắp cho sai lầm của
mình thì tội nghiệp sẽ nhẹ hơn.
Để trau dồi từ bi thì chẳng những không sát sinh mà nên thực tập ăn chay,
tức là không ăn thịt chúng sinh. Việc ăn chay vừa tốt cho sức khỏe đó là ta không ăn
phải chất độc từ máu của động vật tiết ra do giãy giụa sỡ hãi lúc sắp bị giết thịt, ăn
chay cũng giúp bản tính hiền thục, bớt nóng nảy hơn là ăn thịt. Ngoài ra, nếu
thường xuyên thực hiện việc phóng sinh bằng việc cứu giúp những sinh mạng sắp bị
giết thì phúc đức sẽ vô cùng to lớn.
Hai là: Không trộm cắp
Không trộm cắp là không lấy những vật gì không thuộc quyền sở hữu của
mình hoặc người ta không cho mình, ví dụ như trộm cắp tài sản của công, hối lộ, trốn
thuế, chiếm dụng tài sản bất hợp pháp… đều là trộm cắp. Người trộm cắp không
những đánh mất lương tâm, nhân cách của mình mà còn gieo đau khổ cho người
khác. Tài sản, vật chất là thứ quý giá với con người, con người phải nỗ lực làm việc
mới có được nó, thậm chí, có người phải hy sinh cả cuộc đời để dành dụm được tài
sản nhất định cho mình, cho nên khi bị mất đi tài sản riêng, người đó sẽ vô cùng đau
khổ, thậm chí như mất đi một phần cơ thể của mình, nếu tài sản đó đánh đổi bằng biết
bao mồ hôi, nước mắt của họ. Có người bị mất nhiều, có người buồn phiền, thất vọng
sinh đau ốm, có khi tìm đến cái chết vì không thể chịu nổi. Như vậy, tội căn của
người ăn trộm lớn lắm, vì đã gián tiếp cướp đi sinh mạng của người khác.

Hơn nữa, theo lẽ công bình, mình không muốn ai lấy của mình thì mình đừng
lấy của người khác, việc nào gây đau khổ cho mình thì đừng làm với người khác.
Đặc biệt, nên hiểu rằng, thứ có được không phải do công sức mình làm ra thì cũng
sẽ nhanh chóng tan biến, hơn nữa, tài sản có được từ việc trộm cắp thì tâm không
bao giờ được thảnh thơi, mà còn bị người đời khinh bỉ, tạo nghiệp cho đời sau. Kẻ
phạm tội trộm cắp, tùy theo nặng nhẹ, kiếp sau phải chịu vào một trong các đường

19


×