Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Công tác xã hội đối với người di cư ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (564.18 KB, 78 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN QUANG TUẤN

CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI DI CƯ
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Chuyên ngành: Công tác xã hội
Mã số:

60 90 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS NGUYỄN HỮU MINH

HÀ NỘI - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Những kết quả
trong luận văn này chưa được ai công bố dưới bất kỳ hình thức nào.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Học viện Khoa học xã hội về
sự cam đoan này.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016



Tác giả

Nguyễn Quang Tuấn


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI
VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG DI CƯ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ..................... 13
1.1. Người lao động di cư và nhu cầu của người lao động di cư .................... 13
1.2. Lý luận về công tác xã hội đối với người lao động di cư ........................ 24
Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG THỰC HIỆN CÔNG TÁC
XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG DI CƯ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
......................................................................................................................... 37
2.1. Thực trạng người lao động di cư ở Việt Nam hiện nay ........................... 37
2.2. Thực trạng công tác xã hội đối với người lao động di cư ở Việt Nam hiện
nay ................................................................................................................... 42
2.3.Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong trợ giúp người lao động di cư
ở Việt Nam hiện nay ....................................................................................... 51
2.4. Định hướng thực hiện công tác xã hội đối với người lao động di cư ở Việt
Nam hiện nay .................................................................................................. 64
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 70


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

CLB


Câu lạc bộ

CTXH

Công tác xã hội

ILO

International Labour Organization
(Tổ chức Lao động quốc tế)

ISDS

Viện Nghiên cứu Phát triển xã hội

NVCTXH

Nhân viên Công tác xã hội

UNICEF

United Nations Children's Fund
(Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc)


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng


Nội dung

Trang

Số lượng lao động Việt Nam đi lao động theo hợp đồng có

41

Bảng 1 thời hạn ở một số thị trường chủ yếu trong giai đoạn 20002010
Bảng 2

Trình độ chuyên môn của cán bộ, viên chức công tác xã
hội

47


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Di cư là một yếu tố đóng góp quan trọng và không thể thiếu trong sự
phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Di cư chính là cơ hội thúc đẩy sự phát
triển đồng đều, rộng khắp và giảm sự khác biệt vốn có giữa các vùng, thông
qua việc đáp ứng được phần lớn nhu cầu lao động cho phát triển công nghiệp
và đầu tư nước ngoài sau khi có chính sách đổi mới, và sự dịch chuyển một
phần thu nhập về các vùng nghèo hơn [24, tr. 9]. Công cuộc đổi mới đã đem
lại cho người dân những cơ hội kinh tế, điều đó đã thúc đẩy các luồng di cư
lao động từ nông thôn đến các vùng đô thị. Sự gia tăng tốc độ thương mại hóa
sản xuất nông nghiệp và sự thay thế lao động dư thừa ở nông thôn và khuyến
khích họ đi làm ăn xa nhằm tìm kiếm những cơ hội kinh tế và thu nhập tốt
hơn. Lao động ngoại tỉnh đã trở thành một nguồn lực quan trọng nhằm đáp

ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường dịch vụ và việc làm tại các trung
tâm đô thị [17, tr. 2].
Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 cho thấy trong giai
đoạn 2004-2009 có 6,6 triệu người di cư trong và ngoài tỉnh của Việt Nam. Con
số này thể hiện sự gia tăng đáng kể so với 4,5 triệu người di cư trong nước ghi
nhận từ cuộc tổng điều tra dân số năm 1999 [24, tr 5]. Những luồng di cư chủ yếu
hướng tới các khu vực thành thị và các khu công nghiệp nơi có nhiều cơ hội việc
làm [24, tr 6]. Di cư từ nông thôn ra thành thị có chiều hướng gia tăng, chiếm hơn
53% qui mô di cư, trong đó chủ yếu tập trung tại hai thành phố lớn là Hà Nội và
Thành phố Hồ Chí Minh [7, tr. 45]. Do đó, nó đã đóng vai trò quan trọng trong
đáp ứng nhu cầu lao động, đóng góp vào phát triển kinh tế xã hội ngày càng lớn
của Việt Nam [22, tr. 2].
Di cư không chỉ góp phần tăng phúc lợi và an sinh cho người di cư
thông qua việc tạo thu nhập cao và đa dạng hóa các nguồn thu nhập, mà nó
1


còn mang lại lợi ích cho các hộ gia đình và cộng đồng có người di cư thông
qua việc nhận được các khoản tiền gửi về quê hương của người di cư [23, tr.
4]. Bên cạnh những mặt tích cực mà quá trình di cư đem lại, người di cư còn
gặp rất nhiều vấn đề tại nơi đến và nơi đi của họ, đó là vấn đề an toàn, tiếp cận
dịch vụ giáo dục, y tế, nhà ở, nghề nghiệp, thu nhập, chăm sóc, nuôi dạy con cái,
gia tăng mại dâm, lây truyền HIV/AIDS, gia tăng nạn buôn bán người…[20, tr. 1],
[22]. Đặc biệt là các vấn đề này chủ yếu xảy ra đối với những người di cư tự do,
những người di cư không nằm trong chương trình di dân của chính phủ và chủ yếu
làm việc trong các khu vực phi chính thức. Vì thế, đòi hỏi phải có sự quan tâm,
nghiên cứu để tìm ra phương pháp, cách thức trợ giúp người di cư một cách phù
hợp để đảm bảo những quyền cơ bản của họ. Dưới góc độ CTXH thì các vấn đề
mà người di cư đang gặp phải rất cần được quan tâm và giải quyết. CTXH hướng
đến giúp đỡ cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng phục hồi hay nâng cao năng

lực để tăng cường chức năng xã hội, tạo ra những thay đổi về vai trò, vị trí của cá
nhân, gia đình, cộng đồng từ đó giúp họ hòa nhập xã hội. Một mặt công tác xã
hội giúp cá nhân tăng cường năng lực để hòa nhập xã hội, mặt khác công tác xã
hội thúc đẩy các điều kiện xã hội để cá nhân, gia đình tiếp cận với chính sách,
nguồn lực xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu cơ bản [13, tr 18].
Theo đó, người di cư là một nhóm đối tượng mà CTXH cần phải hướng
đến trợ giúp. CTXH chuyên nghiệp với những nhân viên CTXH được đào
tạo/tập huấn các kiến thức, kỹ năng, phương pháp về CTXH sẽ hỗ trợ, trợ
giúp người di cư giải quyết các vấn đề mà bản thân họ và gia đình họ đang
gặp phải. Chính vì vậy, tôi quyết định lựa chọn “Công tác xã hội đối với
người di cư ở Việt Nam hiện nay” làm tên đề tài luận văn Thạc sĩ. Luận văn
nhằm làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về CTXH đối với người di cư,
đặc biệt là nhóm người lao động di cư ở nước ta hiện nay.

2


2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu về CTXH đối với người di cư ở Việt Nam hiện nay đòi hỏi
cần có một đánh giá tổng quan, bao quát các vấn đề mà người di cư hiện nay
đang gặp phải. Với những vấn đề người di cư gặp phải thì dưới góc độ CTXH
cần có cách thức tiếp cận như thế nào, phương pháp và tiến trình hỗ trợ người
di cư giải quyết vấn đề ra sao? Hoạt động trợ giúp hiện nay như thế nào? Vai
trò của NVCTXH thể hiện ra sao trong các hoạt động trợ giúp? Đòi hỏi chúng
ta cần có những nghiên cứu cụ thể trong vấn đề này.
Qua tổng quan tài liệu nghiên cứu, tác giả nhận thấy rằng cho đến nay,
hoạt động CTXH đối với người di cư cũng đã có thông qua các mô hình trợ
giúp. Các mô hình trợ giúp chủ yếu từ các tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam
nhưng vẫn còn rất hạn chế mà chủ yếu mới tập trung nhiều trong hỗ trợ các
đối tượng như người khuyết tật, người cao tuổi, người nhiễm HIV/AIDS, v.v,

mặc dù cũng có một bộ phận những đối tượng này là những người di cư. Trên
thế giới, cũng đã có một số công trình nghiên cứu về CTXH đối với vấn đề di
cư. Các nghiên cứu về CTXH đối với người di cư chủ yếu nhấn mạnh đến
cách tiếp cận theo quyền con người và tập trung làm rõ tính công bằng xã hội,
bình đẳng xã hội và các kỹ năng thực hành giải quyết những vấn đề về người
di cư [26]. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa đi sâu phân tích các hoạt động và
chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá các hoạt động CTXH đã triển khai trong
việc trợ giúp những người di cư. Bên cạnh đó, việc tổng quan, rà soát tài liệu
cũng cho thấy các nghiên cứu về CTXH đối với người di cư ở Việt Nam hầu
như chưa được chú ý đến mà chủ yếu là các nghiên cứu xã hội về vấn đề di
cư, người di cư và các vấn đề liên quan đến người di cư. Các nghiên cứu xã
hội về người di cư chủ yếu tìm ra nguyên nhân, những vấn đề mà người di cư
gặp phải ở nơi đến cũng như tại nơi đi và chỉ ra các tác động di cư đến các
vấn đề như nhà ở, việc làm, sức khỏe, tiếp cận dịch vụ, tham gia các hoạt

3


động xã hội tại nơi đến, v.v. Các nghiên cứu xã hội về người di cư sẽ là cơ sở
cho CTXH trong triển khai các hoạt động trợ giúp phù hợp với từng vấn đề
của người di cư. Do đó, tác giả chủ yếu tập trung tổng quan các nghiên cứu,
tài liệu, sách, báo, internet về người di cư, đặc biệt là người lao động di cư
trong nước ở Việt Nam thông qua các nghiên cứu xã hội về các vấn đề mà
người di cư gặp phải như nhà ở, việc làm, thu nhập, tiếp cận dịch vụ xã hội,
an sinh xã hội, tham gia các hoạt động xã hội, v.v.
Về vấn đề nhà ở: Hầu hết những người di cư ở nước ta hiện đang ở
thành phố đều cho biết gặp khó khăn khi mới đến, trong đó có vấn đề khó
khăn về nhà ở và một bộ phận không nhỏ người lao động di cư cảm thấy
không an toàn hoặc bình yên tại nơi họ đang tạm trú [7, tr. 112]. Những vấn
đề liên quan đến nhà ở, nơi cư trú có liên quan đến vấn đề đăng ký hộ khẩu

của người di cư. Hệ thống đăng ký hộ tịch hộ khẩu với những quy định kèm
theo đã tạo ra những rào cản gây khó khăn cho người di cư từ nông thôn ra
thành thị [3]. Rất nhiều người di cư gặp khó khăn do hệ thống đăng ký hộ
khẩu gây ra. 42% trong tổng số 5.000 người di cư được điều tra cho biết họ
gặp khó khăn do không có hộ khẩu thường trú. Trong tổng số 46 % (2.300
người) những người di cư không đăng ký tạm trú tại nơi đến thì có 48% cho
biết họ không được phép đăng ký, 22% cho biết họ nghĩ không cần phải đăng
ký và 9% cho biết họ không biết phải đăng ký thế nào [24, tr 19]. Trong các
văn bản chính sách liên quan đến sự di cư, Chính phủ xác định chủ yếu có 2
thể loại di chuyển, tương ứng với hai nhóm người di cư là nhóm người di cư
có tổ chức và nhóm người di cư tự phát [24, tr. 46].
Tình trạng di cư và vấn đề đăng ký hộ khẩu có mối liên quan đến điều
kiện nhà ở của người di cư. Hầu hết người di cư thuộc diện không đăng ký
hoặc đăng ký dưới 6 tháng sống ở nhà trọ, nhà bán kiên cố và thường sử dụng
nguồn nước ngầm và sử dụng chung nhà vệ sinh. Điều này đối lập với người

4


không di cư, người không di cư chủ yếu sống trong loại nhà kiên cố, có nguồn
nước sạch và sử dụng nhà vệ sinh riêng. Một bộ phận lớn người di cư không
hài lòng với điều kiện nhà ở cũng như môi trường sống và họ cho biết tình
trạng nhà ở nơi họ đến xấu hơn rất nhiều so với tình trạng nhà ở nơi đi [20, tr.
2]. Xét về khía cạnh giới thì hầu hết phụ nữ lao động di cư thuê nhà trọ, nhà
cấp 4 có điều kiện sinh hoạt tồi tàn và không có hợp đồng thuê trọ mà chỉ
thông qua thỏa thuận miệng. Bên cạnh đó, các chi phí về điện, nước đều cao
hơn so với mức thông thường. Đặc biệt, vấn đề về chất lượng nguồn nước
sinh hoạt là một trong những vấn đề đáng lo ngại nhất [12, tr.59]. Trước tình
hình đó, Nhà nước đã có những chính sách nhằm cải thiện tình hình nhà ở.
Tuy nhiên, những chính sách này vẫn chưa tác động được tới các nhóm túng

thiếu và yếu thế nhất vì có liên quan đến đăng ký hộ khẩu, những người nào
không đăng ký hộ khẩu thì sẽ không đủ điều kiện xin nhà ở xã hội [24, tr. 8].
Về việc làm và thu nhập: Việc làm và thu nhập là một trong những yếu
tố quyết định di cư của người dân. Hầu hết người di cư là vì lý do kinh tế
trong đó bao gồm những người tìm việc làm, muốn tăng thêm thu nhập và
nâng cao điều kiện sống cho bản thân và gia đình. Và những người di cư này
chủ yếu là những người di cư tự do, tức là những người di cư không nằm
trong chương trình di cư của Chính phủ [24, tr. 6].
Ở Việt Nam, rất nhiều người di cư trong nước với mục đích tìm việc làm tại
nơi đến đã tìm được công việc được trả công xứng đáng với môi trường làm việc
an toàn và họ cho biết rằng họ hài lòng với cuộc sống sau khi di cư. Các bằng
chứng cho thấy người dân di cư thường bắt đầu tìm việc làm tại nơi đến ngay sau
khi tới nơi hoặc họ đã xin việc trước khi di cư đến. Họ thường làm việc chăm chỉ
và giữ được công ăn việc làm ổn định hơn so với người không di cư. Tuy nhiên,
những người di cư thường thấy mình yếu thế hơn so với người dân sở tại, đặc biệt
là trong thị trường lao động. Những người này thường tập trung ở một số ngành

5


nghề nhất định và thường ít được đảm bảo công việc hơn hoặc phải làm các công
việc với mức lương thấp, lao động nặng nhọc và không ổn định.Ngoài ra, họ
thường không được hưởng trợ cấp xã hội, bảo hiểm y tế hoặc bảo hiểm thất
nghiệp nếu họ không được ký hợp đồng lao động. Do vậy, họ có thể bị mất việc
làm bất cứ lúc nào [24, tr. 7].
Sự kết hợp của các yếu tố này cộng thêm việc ít tiếp cận tới các thông
tin Chính phủ cung cấp, không tiếp cận với các tổ chức quần chúng và các hỗ
trợ của Chính phủ đã làm tăng sự yếu thế của người dân di cư và điều này đòi
hỏi cần có giải pháp và sự quan tâm nhiều hơn.Yếu tố việc làm của người di
cư gắn liền với thu nhập của họ. Di cư rõ ràng đã mang lại sự cải thiện về thu

nhập, đặc biệt ở các trường hợp di cư để tìm việc làm. Những người di cư làm
việc ở các công ty tư nhân và cơ sở kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thì mức thu
nhập cao hơn so với những người di cư làm việc ở các khu vực phi chính thức
với loại hình lao động giản đơn. Đặc biệt là đối với những người di cư không
biết chữ thì mức thu nhập rất thấp. Như vậy, có thể thấy trình độ học vấn của
người di cư có ảnh hưởng đáng kể đến mức thu nhập của họ [20, tr. 5].
Về tiếp cận dịch vụ xã hội: Ngoài những khó khăn về vấn đề nhà ở,
việc làm và thu nhập thì người di cư, đặc biệt là phụ nữ còn gặp khó khăn rất
nhiều trong tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe và sự đảm bảo an toàn cho
bản thân. Việc tiếp cận tới các dịch vụ sức khỏe sinh sản và tình dục là rất
quan trọng. Tuy nhiên, có rất ít chương trình sức khỏe sinh sản và tình dục coi
người di cư là một nhóm riêng biệt và thiết kế các chương trình dịch vụ của
họ để dành cho nhóm dễ bị tổn thương này. Đặc biệt, việc tiếp cận dịch vụ
chăm sóc sức khỏe thường khó khăn hơn đối với những người chuyển đi
trong thời gian gần đây so với những người chuyển đi năm năm trước đây [20].
Thực tế qua một số nghiên cứu cho thấy lao động di cư thường có ít kiến thức về
lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS và thường tự chữa trị chứ không tìm

6


sự giúp đỡ tại một cơ sở y tế. Tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai trong số những
phụ nữ di cư đã kết hôn hiện nay cũng thấp hơn so với những người phụ nữ đã kết
hôn không di cư. Những kết quả này cho thấy việc thiếu các nghiên cứu sâu về
nhu cầu sức khỏe sinh sản và tình dục chưa được đáp ứng của nữ di cư chưa kết
hôn và thiếu những can thiệp cho đối tượng này, là rất đáng báo động [24, tr.35].
Thực tế theo Luật Lao động, những người công nhân làm việc được trả
lương phải có hợp đồng lao động với chủ sử dụng lao động, tuy nhiên theo kết
quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Phát triển xã hội với cỡ mẫu khảo sát
bảng hỏi là 1.200 người lao động di cư tại nơi đến thì chỉ có 36% trong người

lao động may mắn có hợp đồng lao động, còn lại đối với những người tự kinh
doanh hay lao động tay chân trong khu vực kinh tế phi chính thức thì không
có hợp đồng lao động. Nhưng một điều đáng lưu ý là chủ lao động rất hạn chế
trong việc cung cấp bảo trợ cần thiết cho công nhân. Kết quả điều tra cho thấy
có đến 38% công nhân có việc làm nhưng không nhận được bất kỳ sự hỗ trợ
nào từ phía chủ sử dụng lao động và thường phải làm những công việc khó
khăn, nặng nhọc nhưng họ không nhận được bất kỳ một sự bảo trợ xã hội nào
như chăm sóc sức khỏe hay bảo hiểm [22, tr.31]. Đặc biệt, người lao động di
cư làm việc trong khu vực phi chính thức rất ít khi được hưởng bảo hiểm y tế,
bởi lẽ người chủ sử dụng lao động hiếm khi quy định hưởng bảo hiểm y tế
trong hợp đồng lao động. Do đó, người lao động di cư và gia đình của họ gặp
rất nhiều khó khăn trong tiếp cận các bệnh viện công [2]. Việc tiếp cận các
dịch vụ xã hội có liên quan mật thiết đến thu nhập của người lao di cư. Người
di cư có nguồn thu nhập thấp thì khả năng tiếp cận với các dịch vụ y tế thấp,
ngược lại người di cư có nguồn thu nhập cao thì khả năng tiếp cận dịch vụ y
tế cao. Còn đối với những người di cư có con cái thì khó khăn lớn nhất là việc
cho con đi học. Và việc cho con cái đi học có liên quan đến vấn đề đăng ký hộ
khẩu trong trường hợp học trường công và điều này là rất khó đối với người

7


di cư. Trong trường hợp cho con cái học trường tư thì khả năng kinh tế của họ
rất khó khăn nên rất khó đảm bảo cho con cái theo được. Bên cạnh đó, người
di cư còn gặp khó khăn trong tiếp cận vốn. Gần một nửa số người di cư cho
rằng họ không có khả năng vay vốn. Những người không có sự giúp đỡ về tài
chính tại nơi chuyển đến phải phụ thuộc vào các hệ thống xã hội nhiều hơn so
với những người có sự giúp đỡ về tài chính.Và nhóm tuổi trung niên gặp
nhiều khó khăn trong tiếp cận vốn bởi lẽ nhu cầu tài chính của họ lớn hơn do
phải chăm lo gia đình. Đặc biệt, đối với nhóm người có trình độ học vấn thấp

(không biết đọc, biết viết) thì dường như không tiếp cận được vốn. Có lẽ họ
không có công việc làm ổn định, thu nhập cao nên không đủ để thế chấp, vay
nợ và điều quan trọng hơn là họ không được tiếp cận thông tin về vay vốn
thông qua các kênh chính thức [20, tr. 27].
Về tham gia các hoạt động xã hội: Người lao động di cư tham gia vào
các hoạt động xã hội tại nơi cư trú rất hạn chế, trên 77% số người lao động di
cư không tham gia vào bất kỳ hoạt động tại địa phương nơi đến [31], do đó
dẫn đến đời sống văn hóa tinh thần của lao động di cư còn gặp nhiều khó
khăn [1]. Như vậy, ngoài các quan hệ trong công việc, mối quan hệ tinh thần
chủ yếu của lao động nữ di cư là trao đổi, chia sẻ cách thức làm ăn trên thành
phố và các thông tin về gia đình ở quê nhà. Do các quan hệ xã hội của họ rất
hạn chế cùng với trình độ văn hóa thấp nên đã có một bộ phận người lao động
nữ di cư bị lôi kéo vào các việc vi phạm pháp luật như buôn bán ma túy, hành
nghề mại dâm, v.v. Những vấn đề này không chỉ ảnh hưởng đến bản thân
người di cư mà còn ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội, mỹ quan và đời
sống văn hóa ở khu vực thành thị [16].
Những tác động tại nơi đi của người di cư: Nhìn chung, lao động di cư
là một trong những bộ phận quan trọng đóng góp vào sự phát triển về kinh tế xã hội của cả nơi đến và nơi đi. Tuy nhiên, vấn đề này đều mang tính hai mặt:

8


Mặt tích cực của quá trình di cư là mang lại sự cân bằng về phân phối lực
lượng lao động, người lao động có thêm điều kiện và cơ hội trong phát triển,
tăng thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống của bản thân và gia đình, phần nào đã
giảm tỷ lệ sinh đẻ ở nông thôn. Bên cạnh đó, quá trình di cư cũng có những
tác động tiêu cực nhất định như sự di cư còn mang tính tự phát nên khó quản
lý, các vấn đề nảy sinh tại nông thôn như mất lao động khỏe mạnh, có tay
nghề, việc quan tâm đến giáo dục cho con cái bị hạn chế và làm tăng tỷ lệ dân
số già và trẻ em ở nông thôn. Bên cạnh đó, cũng nảy sinh các vấn đề về tệ nạn

xã hội như nghiện hút, mại dâm, HIV/AIDS, v.v. [12].
Qua việc tổng quan các nghiên cứu, tác giả nhận thấy quá trình di cư của
người lao động cũng đã đem lại những mặt tích cực đáng ghi nhận, tuy nhiên
những tác động tiêu cực không chỉ nảy sinh tại nơi đến của người di cư mà còn
nảy sinh nhiều vấn đề tại nơi đi của họ. Đặc biệt là nhóm lao động di cư từ nông
thôn ra thành thị và làm việc trong khu vực kinh tế phi chính thức. Chính vì vậy,
CTXH có vai trò rất quan trọng trong trợ giúp nhóm lao động di cư này giải quyết
các vấn đề ở cả nơi đến và nơi đi của họ thông qua các hoạt động can thiệp, trợ
giúp của người NVCTXH.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác xã hội đối với
người di cư ở Việt Nam hiện nay
3.2 . Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận văn có các nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Trước hết, đề tài tập trung vào nghiên cứu và xây dựng các khái niệm
then chốt như: CTXH, di cư, người di cư, CTXH đối với người di cư, v.v.
Đây là những khái niệm quan trọng cần phải được làm sáng tỏ về nội hàm để
làm cơ sở cho việc thao tác hóa. Tiếp theo, tìm hiểu và phân tích các vấn đề

9


mà người di cư gặp phải thông qua các nghiên cứu xã hội, đặc biệt là nhóm
người lao động di cư từ nông thôn ra thành thị.
- Chỉ ra một số lý thuyết tiếp cận trong nghiên cứu CTXH nói chung và
CTXH đối với người di cư nói riêng. Các lý thuyết tiếp cận như: Tiếp cận dựa vào
quyền con người, tiếp cận dựa vào nhu cầu, và tiếp cận dựa trên thuyết sinh thái.
- Tìm hiểu các chính sách, pháp luật, chương trình hỗ trợ người lao
động di cư ở Việt Nam hiện nay.

- Tìm hiểu tiến trình trợ giúp trong CTXH đối với người lao động di cư
và vai trò của NVCTXH trong hoạt động trợ giúp người lao động di cư ở Việt
Nam hiện nay.
- Tìm hiểu thực trạng CTXH đối với người lao động di cư ở Việt Nam
hiện nay. Từ đó đưa ra những định hướng thực hiện công tác xã hội đối với
người lao động di cư ở nước ta hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là công tác xã hội đối với người lao động di cư ở Việt
Nam hiện nay
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian nghiên cứu: Nghiên cứu thực hiện tại Việt Nam
- Phạm vi về thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện từ tháng
01 năm 2016 đến tháng 7 năm 2016.
- Phạm vi về nội dung nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu chỉ tập trung
vào nhóm người lao động di cư trong nước từ nông thôn ra thành thị và làm
việc trong khu vực kinh tế phi chính thức. Do đó, trong luận văn này, tác giả
sẽ sử dụng thuật ngữ người lao động di cư trong quá trình phân tích.
+ Làm rõ các khái niệm CTXH, NVCTXH, di cư, người di cư, công tác
xã hội đối với người di cư; Tìm hiểu luật pháp, chính sách, các chương trình
hỗ trợ người lao động di cư từ nông thôn ra thành thị.
10


+ Tìm hiểu các vấn đề và nhu cầu của người lao động di cư từ nông
thôn ra thành thị; Tìm hiểu đặc điểm tâm lý của người lao động di cư từ nông
thôn ra thành thị.
+ Tìm hiểu tiến trình trợ giúp trong CTXH đối với người lao động di cư
từ nông thôn ra thành thị; Tìm hiểu vai trò của NVCTXH trong trợ giúp người
di cư lao động từ nông thôn ra thành thị.

+ Phân tích thực trạng CTXH đối với người lao động di cư ở Việt Nam hiện
nay. Từ đó, xem xét các định hướng đặt ra của CTXH đối với người di cư.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích và tổng hợp: Trên cơ sở thu thập các tài liệu (về
lý thuyết và thực tế trong và ngoài nước), tiến hành phân loại, đánh giá, phân
tích và tổng hợp các vấn đề về CTXH, di cư, người di cư, các hoạt động hỗ
trợ người lao động di cư, các chính sách, luật pháp và chương trình hỗ trợ
người lao động di cư, v.v.
Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Tác giả luận văn liên hệ với một số
chuyên gia có liên quan đến lĩnh vực CTXH để tìm hiểu quan điểm của một
số chuyên gia về những vấn đề đặt ra và xu hướng của CTXH đối với người
lao động di cư ở nước ta hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1.Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu là nguồn tài liệu tham khảo đối với các nhà nghiên
cứu, các giảng viên giảng dạy trong lĩnh vực CTXH, đặc biệt là trong CTXH
đối với người di cư ở Việt Nam hiện nay.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Qua nghiên cứu này, đề tài cũng góp phần ứng dụng vào thực tiễn trong
quá trình hỗ trợ đối với người lao động di cư ở Việt Nam hiện nay. Từ đó,
giúp cho người lao động di cư nâng cao năng lực, tăng cường chức năng xã

11


hội và giải quyết các vấn đề gặp phải. Ngoài ra, đề tài cũng góp phần cung
cấp luận cứ khoa học và thực tiễn trong việc xây dựng chính sách hỗ trợ
người lao động di cư ở Việt Nam hiện nay.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu (tính cấp thiết của đề tài, tình hình nghiên cứu, mục

tiêu nghiên cứu, đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu, các phương
pháp nghiên cứu và ý nghĩa lý luận, thực tiễn của đề tài), kết luận, danh mục
tài liệu tham khảo thì luận văn gồm 2 chương:
- Chương 1: Những vấn đề lý luận về công tác xã hội đối với người lao
động di cư ở Việt Nam hiện nay
- Chương 2: Thực trạng và định hướng thực hiện công tác xã hội đối với
người lao động di cư ở Việt Nam hiện nay

12


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI
ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG DI CƯ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
1.1. Người lao động di cư và nhu cầu của người lao động di cư
1.1.1. Khái niệm
1.1.1.1. Di cư
Theo Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM): “Di cư là sự di chuyển của một
người hay một nhóm người, kể cả qua biên giới quốc tế hay trong một quốc
gia. Là sự di chuyển dân số, bao gồm bất kể loại di chuyển nào của con người,
bất kể độ dài, thành phần hay nguyên nhân; nó bao gồm di cư của người tị
nạn, người lánh nạn, người di cư kinh tế và những người di chuyển vì những
mục đích khác, trong đó có đoàn tụ gia đình” [18, tr. 79].
Mục 7, điều 1, Pháp lệnh số 06/2003/PL của của Ủy ban Thường vụ
Quốc Hội Khóa 11, ngày 09 tháng 01 năm 2003 ghi rõ, di cư “là sự di chuyển
dân số từ quốc gia này sang quốc gia khác, từ địa phương này sang địa
phương khác” [19, tr. 6].
Di dân theo nghĩa rộng là sự chuyển dịch bất kỳ của con người trong
không gian và thời gian nhất định, kèm theo thay đổi nơi cư trú tạm thời hay
vĩnh viễn; di dân theo nghĩa hẹp là sự di chuyển dân cư từ một đơn vị lãnh thổ

này đến một lãnh thổ khác, nhằm thiết lập nơi cư trú mới, trong một khoảng
thời gian nhất định [4].
Như vậy, đối với luận văn này, di cư được hiểu là sự di chuyển của
người dân từ khu vực nông thôn ra khu vực thành thị trong phạm vi lãnh thổ
Việt Nam với một khoảng thời gian nhất định.
1.1.1.2. Người lao động di cư
Luận văn này tập trung nghiên cứu công tác xã hội đối với người di cự
lao động, được hiểu là những người dân từ 15-59 tuổi ở khu vực nông thôn di
13


chuyển tới khu vực thành thị trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam mà không
phân biệt thời gian cư trú nhằm mục đích lao động, tìm kiếm việc làm để tạo
ra thu nhập, và bản thân những người này hiện đang gặp một số vấn đề mà họ
chưa tự giải quyết được như vấn đề về tâm lý, nơi ở, tìm kiếm việc làm, tiếp cận
dịch vụ, tham gia các hoạt động xã hội, xung đột trong quan hệ lao động, v.v..
1.1.2. Các hình thức di cư
Có nhiều cách phân loại các hình thức di cư như căn cứ vào phạm vi di
cư thì có hình thức di cư trong nước và di cư quốc tế; Căn cứ vào thời gian di
cư thì có di cư thời vụ, di cư ngắn hạn, di cư dài hạn; Căn cứ vào mục đích di
cư thì gồm có hình thức di cư lao động, di cư học tập, di cư hôn nhân và đoàn
tụ gia đình; Căn cứ vào luật pháp thì có hình thức di cư hợp pháp và di cư
không hợp pháp. Tuy nhiên, đối với nghiên cứu này, tác giả chỉ tập trung tìm
hiểu cụ thể về hình thức di cư trong nước, di cư thời vụ, di cư ngắn hạn, di cư
dài hạn, và di cư lao động. Bởi lẽ, trong nghiên cứu này tác giả chỉ nghiên cứu
trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam và chỉ tập trung vào nhóm đối tượng di cư
lao động từ nông thôn ra thành thị đang gặp một số vấn đề mà tự họ chưa giải
quyết được. Hơn nữa, đối với các hình thức di cư thời vụ, di cư ngắn hạn và
di cư dài hạn cũng được tác giả làm rõ là vì có liên quan đến nhóm đối tượng
nghiên cứu chính của nghiên cứu này và liên quan đến thời gian cư trú của lao

động di cư như đã trình bày ở phần các khái niệm trên.
1.1.2.1. Di cư thời vụ
Một người lao động di cư, hoặc hoạt động di cư việc làm, mà đặc điểm
công việc của họ phụ thuộc vào điều kiện mùa vụ và chỉ được thực hiện trong
một phần của năm [21, tr. 111].
1.1.2.2. Di cư ngắn hạn
Là hình thức di chuyển đến một nơi mà không phải nơi mình cư trú
thường xuyên trong khoảng thời gian ít nhất ba tháng nhưng chưa tới một

14


năm, trừ trường hợp di chuyển vì mục đích giải trí, nghỉ lễ, thăm họ hàng, bạn
bè, đi công việc hoặc chữa bệnh [25, tr. 4].
1.1.2.3. Di cư dài hạn
Là hình thức mà người di cư chuyển đến một nơi không phải là nơi cư
trú thường của họ trong khoảng thời gian ít nhất một năm, do đó nơi đến trở
thành nơi cư trú thường xuyên mới của họ [25, tr. 4].
1.1.2.4. Di cư lao động
Sự di chuyển người từ quốc gia này sang quốc gia khác, hoặc trong
phạm vi quốc gia cư trú của họ, với mục đích làm việc [21, tr. 73].
Như vậy, dưới góc độ CTXH thì người lao động di cư từ nông thôn ra
thành thị trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam với mục đích lao động, tìm kiếm
việc làm đang gặp một số vấn đề mà tự họ chưa thể giải quyết được thì CTXH
sẽ hướng đến bao phủ họ thông qua các hoạt động hỗ trợ, trợ giúp bất kể họ là
người di cư thời vụ hay là người di cư ngắn hạn, dài hạn.
1.1.3. Nhu cầu của người lao động di cư
Di cư đã trở thành một vấn đề phát triển, có ý nghĩa kinh tế - xã hội
quan trọng cả ở khu vực nông thôn và khu vực đô thị ở Việt Nam trong những
năm trở lại đây. Việc đưa ra quyết định di cư là kết quả của một quá trình ra

quyết định với sự tương tác của các yếu tố lực đẩy và lực hút. Như đã trình
bày trong phần tổng quan về những tác động tích cực của quá trình di cư đối
với người lao động di cư như đối với một bộ phận người lao động di cư có
công việc làm tốt với mức thu nhập cao. Do đó, điều kiện sống và chất lượng
cuộc sống được nâng cao cho bản thân người lao động di cư và gia đình của
họ thông qua số tiền kiếm được và tiền gửi về cho gia đình.Tuy nhiên, bên
cạnh những tác động tích cực thì di cư cũng có những ảnh hưởng tiêu cực tới
bản thân người lao động di cư, gia đình, cộng đồng, xã hội nơi đi và nơi đến.
Do đó, người lao động di cư gặp khá nhiều khó khăn, trở ngại trong quá trình

15


di cư. Vì vậy, tương ứng với những khó khăn gặp phải đó thì người di cư
cũng có những nhu cầu như được hỗ trợ thông tin về nhà ở, thông tin về việc
làm, thông tin về các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe, thông tin về các hoạt
động xã hội tại nơi đến cũng như tại quê nhà của họ.
1.1.3.1. Được hỗ trợ thông tin
Người di cư từ nông thôn ra thành thị vì mục đích làm việc luôn có nhu
cầu là được hỗ trợ về các thông tin liên quan đến nơi cư trú tại nơi họ sẽ đến
như các thông tin về nhà ở, môi trường sống, văn hóa, lối sống, ngôn ngữ,
sinh hoạt, giao tiếp… để giúp quá trình hòa nhập của họ tại nơi đến có thể dễ
dàng hơn. Bên cạnh đó, các thông tin về việc làm như nguồn thông tin về các
trung tâm tư vấn, giới thiệu việc làm chính thống cũng rất quan trọng đối với
người lao động di cư từ nông thôn ra thành thị. Bởi lẽ, mục đích chính của
những lao động di cư này là vì kinh tế cho bản thân và gia đình của họ ở quê
nhà. Khi có những nguồn thông tin về việc làm, về các trung tâm tư vấn, giới
thiệu việc làm thì họ sẽ có điều kiện thuận lợi hơn rất nhiều trong quá trình
tìm kiếm việc làm phù hợp và tránh được những ảnh hưởng tiêu cực không
mong muốn như bị lừa đảo, lừa gạt sức lao động,..Chính vì thế, hoạt động hỗ

trợ, cung cấp thông tin trước và trong quá trình di cư có ý nghĩa rất quan trọng
đối với người dân nông thôn. Ngoài ra, để quá trình di cư của lao động từ nông
thôn ra thành thị được an toàn thì các thông tin về kiến thức và kỹ năng đối mặt,
đối phó với những thay đổi môi trường sống và môi trường làm việc ở nơi đến của
họ cũng được họ quan tâm rất nhiều. Có như vậy thì những lao động di cư từ nông
thôn ra thành thị có thể tránh được những nguy cơ, cạm bẫy, tình huống có thể xảy
ra, gặp phải trên con đường di cư và tại nơi cư trú mới mà họ sẽ đến.
Ngoài những thông tin trên, bản thân người lao động di cư cũng có nhu
cầu biết các thông tin về chính sách, pháp luật như đăng ký tạm trú, tạm vắng
ở nơi đến như thế nào? Đăng ký ở đâu? Chi phí đăng ký? Và cần những loại

16


hồ sơ, giấy tờ gì để có thể đăng ký? Và nếu không đăng ký thì họ gặp khó
khăn gì tại nơi đến? Hơn nữa, họ cũng có nhu cầu được đào tạo về chuyên
môn nghề nghiệp hoặc ngoại ngữ, được trang bị một số kỹ năng sống để
phòng ngừa và xử lý các tình huống bất ngờ xảy ra trong cuộc sống để họ có
thể tự bảo vệ bản thân trước khi nhờ đến các cơ quan luật pháp.
Tóm lại, người di cư nói chung và người lao động di cư vì mục đích
kinh tế nói riêng rất cần những thông tin về mọi mặt để có thể thực hiện quá
trình di cư an toàn.
1.1.3.2. Đảm bảo môi trường sống an toàn, vệ sinh
Tất cả người lao động di cư từ nông thôn ra thành thị đều mong muốn
khi đến ở nơi ở mới thì họ được sống trong một môi trường an toàn, đảm bảo
những nhu cầu căn bản như nhà ở thoáng mát, sạch sẽ, cùng với đó là hệ
thống điện, nước sạch và thức ăn hợp vệ sinh để có thể đảm bảo cho sức khỏe,
có khả năng tái sản xuất sức lao động, tránh bị bệnh tật. Theo như thuyết nhu
cầu của Maslow thì đây là một trong những nhu cầu cơ bản nhất của mỗi con
người trong xã hội.

1.1.3.3. Tìm được việc làm với thu nhập ổn định
Những người lao động di cư từ nông thôn ra thành thị vì lý do kinh tế
luôn mong muốn có được một công việc tốt và phù hợp với khả năng, đồng
thời tạo ra nguồn thu nhập ổn định và an toàn. Đây là một trong những nhu
cầu quan trọng nhất để đảm bảo thực hiện và đáp ứng được những nhu cầu
khác. Khi những người lao động di cư công việc, có thu nhập thì họ mới có
thể gửi tiền về cho gia đình ở quê để đáp ứng cuộc sống hàng ngày cho cha
mẹ, con cái trong việc ăn uống hàng ngày, nuôi các con ăn học, đồng thời họ
có thể trang trải cuộc sống ở nơi đến, mới có thể tìm được chỗ ở sạch sẽ, an
toàn, hợp vệ sinh, có được những nhu cầu tối thiểu như ăn, ở, mặc và những
nhu cầu cao hơn như tiếp cận dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe hiệu quả,…

17


Chính vì vậy mà họ rất cần có sự hỗ trợ từ các trung tâm giới thiệu việc làm,
công ty xuất khẩu lao động… đảm bảo tin cậy để bảo trợ, giúp họ tìm được
công việc phù hợp. Hiện nay đã xuất hiện rất nhiều những công ty ra đời
nhằm đáp ứng nhu cầu này, tuy nhiên trên thực tế uy tín, chất lượng các công
ty, trung tâm này chưa cao, người di cư chưa tiếp cận được và chưa đáp ứng
được nhu cầu của họ.
1.1.3.4. Được tiếp cận với các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe tại nơi đến
Các nghiên cứu cho thấy những người lao động di cư từ nông thôn ra
thành thị gặp rất nhiều khó khăn trong tiếp cận dịch vụ y tế, chăm sóc sức
khỏe bởi nhiều nguyên nhân như kinh tế, hộ khẩu,…Do vậy, nhu cầu của họ
là làm sao có thể tiếp cận được với các dịch vụ y tế tại nơi đến để được chăm
sóc, khám, điều trị bệnh bởi bản thân họ có một bộ phận không nhỏ làm các
công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Tuy nhiên, hầu hết những người lao
động di cư tự do từ nông thôn ra thành thị đều không có bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế. Chính vì thế mà ảnh hưởng rất lớn đến việc tiếp cận các dịch vụ y

tế, chăm sóc sức khỏe. Cho nên những lao động di cư này rất muốn có bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế nhưng do thu nhập của họ bấp bênh và phải tiết
kiệm tiền gửi cho gia đình ở quê và họ cũng chưa hiểu về các chế độ, cũng
như lợi ích của loại hình thức bảo hiểm này mang lại cho họ. Chính vì vậy,
khi ốm đau họ thường mua thuốc ở các quán tư nhân với chi phí đắt đỏ hoặc
họ tự chữa trị.
Kèm với những vấn đề trên, đối với những người lao động di cư có
mang theo con cái thì họ có nhu cầu là con cái của họ được tiếp cận với giáo
dục, được đi học ở các bậc học khác nhau như những người có hộ khẩu tại nơi
đến bởi rào cản để con cái họ đến học các trường công lập chính là hộ khẩu. Mặc
dù không có hộ khẩu tại nơi đến thì con cái của họ vẫn được học tập nhưng chỉ có
thể học tập tại các trường tư với chi phí cao hơn rất nhiều so với trường công, và

18


với điều kiện kinh tế của lao động di cư còn rất thấp nên việc cho con cái họ theo
học các trường tư là rất khó.
Ngoài ra, các thông tin về phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường
tình dục, các biện pháp tránh thai an toàn còn rất hạn chế. Do vậy, đã có rất
nhiều lao động nữ di cư từ nông thôn ra thành thị, chủ yếu là nhóm thanh niên
bị lây nhiễm và/hoặc có thai ngoài ý muốn. Từ đó dẫn đến tình trạng lạo phá
thai gia tăng, đặc biệt tại các khu công nghiệp, khu chế xuất. Chính vì thế mà
những lao động di cư rất muốn biết thông tin về biểu hiện các bệnh lây nhiễm
và các cách phòng tránh, các nơi tư vấn, chữa trị và họ cũng muốn biết cách
quan hệ tình dục an toàn.
1.1.3.5. Được hỗ trợ tâm lý
Bản thân những lao động di cư xa gia đình thường có tâm lý như nhớ
nhà, lo lắng cho cuộc sống của bản thân và gia đình ở quê, căng thẳng, sợ hãi
tại môi trường mới đến. Do đó, những người lao động di cư rất mong muốn

nhận được sự tư vấn, tham vấn và hỗ trợ về tâm lý để họ có thể giải quyết
những khó khăn của mình, yên tâm sinh hoạt và làm việc tại nơi ở mới. Chính
vì thế, rất cần có những sự trợ giúp chuyên nghiệp của CTXH.
1.1.3.6. Được tham gia các hoạt động xã hội tại nơi đến
Người lao động di cư từ nông thôn ra thành thị cũng đã tham gia một số
hoạt động tại địa phương nơi đến như các hoạt động quyên góp, từ thiện và
họp tổ dân phố, còn một số hoạt động khác như tham gia các tổ chức đoàn
thể, các hoạt động liên quan đến lễ hội, văn hóa thì rất hạn chế. Tuy nhiên,
các hoạt động mà người lao động di cư tham gia là những hoạt động được các
cơ quan, tổ chức tại địa phương mời tham gia. Điều đó cho thấy, khi được địa
phương nơi đến mời tham gia thì họ cũng đã tham gia, còn các hoạt động mà
địa phương nơi đến không mời tham gia thì họ hầu như không tham gia [25].
Như vậy, có thể là những người lao động di cư muốn tham gia vào các hoạt

19


động xã hội tại nơi đến nhưng họ vẫn còn thụ động, ngại giao tiếp với người
dân sở tại.
1.1.4. Đặc điểm tâm lý của người lao động di cư ở Việt Nam
Mỗi loại hình di cư khác nhau thì người di cư cũng có những đặc điểm
tâm lý khác nhau. Tuy nhiên, đối với người lao động di cư từ nông thôn ra
thành thị thì chủ yếu gặp những khó khăn về tâm lý như nỗi nhớ nhà, nhớ gia
đình của người di cư. Theo kết quả Điều tra của ISDS về đổi mới, bảo trợ xã
hội và di cư nông thôn ra thành thị thì 45,3% người di cư gặp phải khó khăn
là nhớ nhà. Đây là khó khăn xếp vị trí thứ ba mà người di cư gặp phải. Đây là
trạng thái tâm lý rất dễ hiểu của người di cư [22, tr. 34]. Đặc biệt là ở nhóm
phụ nữ di cư làm các công việc như bán hàng rong thì họ phải sống xa cha
mẹ, xa chồng con và những người thân. Họ cảm thấy thiệt thòi vì sức lao
động phải bỏ ra quá nhiều so với đồng tiền kiếm được. Với họ, "đồng tiền lãi

mỗi ngày từ 10.000 đồng - 20.000 đồng làm sao tương xứng với trung bình
mỗi ngày mươi tiếng nhọc nhằn, lang thang trên các phố". Không ít chị cảm
thấy chua xót khi bị các đồng nghiệp thành phố khinh miệt: "Các con nhà quê
chúng mày không biết cày ruộng, chỉ biết cày đường nhựa thôi, làm cho các
bà không bán được hàng"... Một số chị lại có mặc cảm tội lỗi khi không được
ở nhà thờ cúng tổ tiên, hay tham gia vào các lễ hội:"Bỏ các cụ ở nhà, chùa
chiền không biết đến, nhà cửa không ngó ngàng để đi lang thang ở đây"[6].
Tiếp đến, họ dễ có tâm trạng bất an, lo lắng và sợ hãi bởi khi bước vào
một môi trường mới hoàn toàn, họ rất bỡ ngỡ và thiếu những kỹ năng để tự
bảo vệ bản thân. Họ lo lắng về công việc của bản thân, sợ hãi trước những đe
dọa, gây hấn của những thế lực xã hội đen, lo lắng cho gia đình, con cái ở nhà
hay lo lắng cho cả gia đình khi đi theo mình di cư… Họ rất căng thẳng khi
đến nơi ở mới, môi trường mới, công việc mới. Họ cũng rất lo lắng, nghi ngại
về mối quan hệ tình cảm, sự thủy chung với chồng/ vợ/ bạn tình khi di cư.

20


×