ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
LÊ THỊ CẨM TÚ
KỲ THỊ XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƢỜI ĐỒNG TÍNH NỮ Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY
(Nghiên cứu trường hợp tại Quận 3 và Quận Thủ Đức - Thành phố Hồ Chí Minh)
Chuyên ngành: Xã hội học
Mã ngành: 60.31.30
LUẬN VĂN THẠC SỸ XÃ HỘI HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Hồi Loan
Hà Nội - 2014
1
LỜI CẢM ƠN
Xin bày tỏ lòng biết ơn đến PGS. TS Nguyễn Hồi Loan, người đã hết lòng
giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn này. Xin gửi lời
tri ân của tôi đối với những điều mà thầy đã dành cho tôi.
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể quý thầy, cô trong Khoa Xã
hội học – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN đã tận tình
truyền đạt những kiến thức quý báu, cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho
tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, những người đã không ngừng động
viên, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian học tập và thực
hiện luận văn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị và các bạn đồng nghiệp đã
hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài
luận văn thạc sĩ.
Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2014
Học viên
Lê Thị Cẩm Tú
2
LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là Lê Thị Cẩm Tú, học viên lớp Cao học Xã hội học, chuyên ngành
Xã hội học, khoá 2009-2012. Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong Luận văn là trung thực và chưa từng
công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào.
Học viên
Lê Thị Cẩm Tú
3
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 8
1. Lý do chọn đề tài/tính cấp thiết của đề tài 8
2. Ý nghĩa nghiên cứu lý luận và ý nghĩa thực tiễn 9
2.1 Ý nghĩa lý luận 9
2.2 Ý nghĩa thực tiễn 10
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 10
3.1 Mục đích nghiên cứu 10
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 11
4. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 11
4.1 Đối tượng nghiên cứu 11
4.2 Phạm vi nghiên cứu 11
4.3 Khách thể nghiên cứu 11
5. Câu hỏi nghiên cứu 11
6. Giả thuyết nghiên cứu 11
7. Phương pháp nghiên cứu 12
8. Khung phân tích 15
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN
CỨU…………. 16
1.1 Cơ sở lý luận của đề tài 16
1.1.1 Các khái niệm cơ bản của đề tài 16
1.1.2 Các lý thuyết được áp dụng trong đề tài 23
1.1.2.1 Lý thuyết cấu trúc- chức năng 23
1.1.2.2 Lý thuyết kỳ thị xã hội 23
1.1.2.3 Lý thuyết xung đột xã hội 25
1.1.2.4 Lý thuyết tương tác biểu trưng 27
1.2 Cơ sở thực tiễn vấn đề nghiên cứu 27
1.2.1Tổng quan nghiên cứu 27
1.2.2 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu 30
1.2.2.1 Sơ lược về địa bàn Quận Thủ Đức- Thành phố Hồ Chí Minh 30
1.2.2.2 Sơ lược về địa bàn Quận 3- Thành phố Hồ Chí Minh 31
4
1.2.2.3 Tình trạng người đồng tính nữ và kỳ thị xã hội đối với người
đồng tính nữ ở địa bàn 2 quận Thủ Đức và Quận 3, thành phố Hồ Chí
Minh…… 32
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG KỲ THỊ XÃ HỘI ĐỐI VỚI ĐỒNG TÍNH
NỮ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY 34
2.1. Nhận thức của xã hội về ngƣời đồng tính nữ 34
2.1.1 Dán nhãn người đồng tính nữ 34
2.1.2 Định khuôn các giá trị về đồng tính nữ 37
2.1.3 Nguyên nhân đồng tính nữ 40
2.2 Thái độ của xã hội đối với ngƣời đồng tính nữ 47
2.2.1 Cảm xúc xã hội với người đồng tính nữ 47
2.2.2 Thái độ của xã hội với người đồng tính nữ 50
2.3 Hành vi xã hội đối với ngƣời đồng tính nữ 60
2.3.1 Hành vi xã hội đối với người đồng tính nữ 60
2.3.2 Hành vi xã hội đối với gia đình người đồng tính nữ 64
CHƢƠNG 3: CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KỲ THỊ XÃ HỘI VÀ
ỨNG PHÓ VỚI SỰ KỲ THỊ XÃ HỘI CỦA NGƢỜI ĐỒNG TÍNH NỮ 66
3.1 Các nhân tố tác động đến kỳ thị xã hội đối với ngƣời đồng tính nữ . 66
3.1.2 Ảnh hưởng từ thông điệp truyền thông 66
3.1.2 Ảnh hưởng của truyền thống văn hóa 69
3.1.3 Ảnh hưởng của giáo dục nhà trường 70
3.2 Ứng phó với sự kỳ thị xã hội của ngƣời đồng tính nữ 72
3.2.1 Che giấu xu hướng tình dục 72
3.2.2 Kết hôn 75
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 79
1. Kết luận 79
2. Khuyến nghị 81
5
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. 1 Giới tính mẫu tham gia nghiên cứu 13
Bảng 1. 2 Trình độ học vấn người tham gia nghiên cứu 13
Bảng 1. 3 Tình trạng hôn nhân của mẫu nghiên cứu 13
Bảng 1. 4 Tuổi của mẫu nghiên cứu 14
Bảng 2. 1 Các phát biểu về đồng tính nữ (%) 35
Bảng 2. 2 Định khuôn các giá trị về người đồng tính nữ (đơn vị tính: %) 38
Bảng 2. 3 Đánh giá mức độ chấp nhận của gia đình người tham gia nghiên cứu đối
với nhóm đồng tính nữ (%) 60
Bảng 2. 4 Hành vi đối với người đồng tính nữ 63
6
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2. 1 Nhận định Người đồng tính nữ là người có vóc dáng/ăn mặc/ giọng
nói/hành vi hút thuốc, uống rượu như nam giới 35
Biểu đồ 2. 2 Nguyên nhân đồng tính nữ 41
Biểu đồ 2. 3 Đồng tính là bệnh chữa được, phân theo nhóm tuổi (%) 42
Biểu đồ 2. 4 Đồng tính nữ do thiếu sự chăm sóc có bố hoặc mẹ khi còn nhỏ, phân
theo nhóm tuổi (%) 44
Biểu đồ 2. 5 Cảm xúc với người đồng tính nữ môi trường công cộng (%) 48
Biểu đồ 2. 6 Cảm xúc xã hội đối với người đồng tính nữ (%) 49
Biểu đồ 2. 7 Thái độ xã hội về việc kết hôn của hai người đồng tính nữ 53
Biểu đồ 2. 8 Đánh giá mức độ chấp nhân của cộng đồng đối với đồng tính nữ (%) 54
Biểu đồ 2. 9 Đánh giá thái độ không chấp nhận người đồng tính của cộng đồng,
phân theo nhóm tuổi (%) 57
Biểu đồ 2. 10 Mức độ chấp nhận của gia đình người tham gia nghiên cứu đối với
đồng tính nữ (%) 58
Biểu đồ 2. 11 Hành vi xã hội đối với người đồng tính nữ (%) 62
Biểu đồ 3. 1 Ngôn ngữ miêu tả về đồng tính trong bài viết (%) 67
Biểu đồ 3. 2 Đánh giá mức độ tin cậy của phương tiện truyền thông đưa tin về
người đồng tính nữ (%) 68
7
DANH MỤC TỪ VIẾT TĂT
APA American Psychological Association
CCIHP Trung tâm Sáng kiến sức khỏe và Dân số
Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc
Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ
CSAGA Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học về Giới, Gia đình, phụ
nữ và vị thành niên
ĐTLA Đồng tính luyến ái
Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kì
ICS Tổ chức bảo vệ và thúc đẩy quyền của người LGBT ở Việt Nam
iSEE Viện nghiên cứu xã hội kinh tế và môi trường
LGBT Lesbian - Gay - Bisexual –Transgender
Người đồng tính nữ- Đồng tính nam- Người song tính- người chuyển
giới
Tổ chức Y tế thế giới
UNDP United Nations Development Programme
USAID U.S. Agency for International Development
WHO World Health Organization
8
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài/tính cấp thiết của đề tài
Khi bàn đến sự đa dạng tính dục, có một khái niệm không thể không nhắc
đến là xu hướng tình dục. Xu hướng tính dục được hiểu là sự hấp dẫn có tính bền
vững về mặt tình cảm và tình dục của một người với người cùng giới, khác giới
hoặc cả hai giới. Những người chịu sự hấp dẫn bởi những người cùng giới là được
gọi là đồng tính luyến ái. Cho đến thời điểm này, các tài liệu khoa học đưa ra kết
luận về nguyên nhân khiến một người là đồng tính luyến ái (ĐTLA) về cả sinh học
và xã hội gồm các yếu tố di truyền, hóc- môn, phát triển con người, văn hóa xã hội.
Tuy nhiên, điều quan trọng đó là đa số người ta không có khả năng tự lựa chọn xu
hướng tính dục cho mình.
Một quan niệm tồn tại từ trước đến nay cho rằng ĐTLA là bệnh, là rối loạn
tâm lý, tuy nhiên tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã khẳng định ĐTLA không phải là
bệnh từ năm 1990. Hướng nghiên cứu không còn tập trung vào việc đi tìm hiểu
nguyên nhân của ĐTLA nữa mà chuyển hướng nghiên cứu đến sự tác động của kỳ
thị xã hội đối với người đồng tính luyến ái nhằm đưa các giải pháp để bảo vệ quyền
của họ. Hiện nay, ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu chú trọng kỳ thị của xã hội
đối với nhóm đồng tính nam vì đây là nhóm có nguy cơ cao mà ít tập trung vào
nhóm đồng tính nữ. Trong khi đó, những người đồng tính nữ, sự định kiến nặng gấp
hai lần so với những người đồng tính nam vì ngoài việc phải chịu định kiến về đồng
tính, họ còn phải mang định kiến giới lại nhận được ít sự quan tâm từ các tổ chức
nghiên cứu hay các tổ chức về chăm sóc sức khỏe con người so với nhóm đồng tính
nam.
Theo nghiên cứu “Sống trong một xã hội dị tính- câu chuyện của 40 người
nữ yêu nữ” của Viện nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường đã chỉ ra rằng đa số
những người đồng tính nữ đều bị kỳ thị từ phía gia đình và đều cố gắng giấu cha mẹ
về tình trạng của mình để tránh cho cha mẹ khỏi buồn, sốc. Lo sợ những phản ứng
tiêu cực từ cha mẹ, gia đình mình nên họ thường che giấu tình yêu của mình bằng
"bình phong" là người yêu nam giới song song với tình yêu nữ giới, bằng ngoại
9
hình nữ tính, giấu các mối quan hệ trong xã hội. Phần lớn các bậc phụ huynh khi
biết con gái mình yêu nữ giới đều có những phản ứng mạnh mẽ và cố gắng hướng
con đến cuộc sống bình thường như những cô gái khác bằng việc khuyên nhủ hoặc
thúc giục con từ bỏ cô gái kia, tìm kiếm người nam giới cho con kết bạn, tiến tới
hôn nhân. Nhiều bậc phụ huynh coi việc con gái bị đồng tính còn kinh khủng hơn
nghiện ma túy hoặc mại dâm. Những nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng
dụng khoa học về giới, gia đình, phụ nữ và vị thành niên cũng đưa ra nhận định về
sự kỳ thị nặng nề từ phía gia đình, bạn bè thân thiết mà người đồng tính nữ đang
gặp phải. Bên cạnh đó, trên thế giới có nhiều nghiên cứu khác nhau về tỷ lệ người
đồng tính và song tính so với tổng số dân nhưng kết quả đều cho các tỷ lệ biến động
từ 1%-9% người ở độ tuổi sinh hoạt tình dục tự nhận họ là người đồng tính và song
tính như ở Mỹ năm 2002 cho kết quả 4,1% nam giới và 4,1% nữ giới tự nhận mình
là người đồng tính và song tính; ở Pháp là 10,7% và 3,3% Như vậy, nếu lấy tỷ lệ
trung bình an toàn mà nhiều nhà khoa học thừa nhận là 3% thì số người đồng tính
và song tính tạm tính ở Việt Nam trong độ tuổi từ 15 đến 59 vào khoảng 1,65 triệu
người (tính theo dân số Việt Nam năm 2009 có 55.029 triệu người trong độ tuổi 15-
59) [14,tr 92].
Mặc dù vậy, các kết quả nghiên cứu chủ yếu mới chỉ tập trung phân tích
những đánh giá của những người đồng tính nữ đối với xã hội về sự định kiến và kỳ
thị của xã hội với họ. Đánh giá này chỉ là một chiều, do vậy cần thiết phải có một
nghiên cứu từ góc nhìn của xã hội về người đồng tính nữ để có cái nhìn đa chiều và
trả lời cho những nghiên cứu trước đó rằng xã hội có thực sự kỳ thị đối với người
đồng tính nữ hay không và nếu có thì mức độ đó như thế nào. Đây là lý do tôi chọn
đề tài nghiên cứu về “Kỳ thị xã hội đối với người đồng tính nữ ở Việt Nam hiện
nay”.
2. Ý nghĩa nghiên cứu lý luận và ý nghĩa thực tiễn
2.1 Ý nghĩa lý luận
Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên cơ sở vận dụng các lý thuyết về kỳ thị
xã hội, lý thuyết xung đột xã hội, lý thuyết cấu trúc- chức năng, lý thuyết sự lựa
10
chọn hợp lý, để xem xét sự kỳ thị của người dân dị tính với người đồng tính nữ và
gia đình người đồng tính nữ
Kết quả nghiên cứu của đề tài nhằm bổ sung lý thuyết về kỳ thị xã hội giữa
nhóm đa số và nhóm thiểu số trong xã hội, đánh giá thực trạng của sự kỳ thị xã hội
từ đó nhận dạng được các yếu tố tác động đến kỳ thị xã hội đối với nhóm đồng tính
nữ hiện nay.
Nhận diện biểu hiện của kỳ thị xã hội đối với nhóm đồng tính nữ và chỉ ra
các nhân tố tác động nhằm giảm thiểu hoặc gia tăng kỳ thị xã hội. Nghiên cứu đưa
ra những mặc hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về hôn nhân và gia đình,
đồng thời cung cấp những luận cứ khoa học cho các nhà quản lý, các nhà làm luật
thực hiện các sửa đổi về Luật hôn nhân và gia đình nhằm đảm bảo sự phát triển bình
đẳng và công bằng cho nhóm người đồng tính nữ trong xã hội.
2.2 Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu mong muốn cung cấp những thông tin thực nghiệm góp phần
làm sáng tỏ thực trạng kỳ thị xã hội đối với người đồng tính nữ hiện nay và cách
thức đối phó của người đồng tính nữ đối với sự kỳ thị của gia đình và xã hội, nghiên
cứu đồng thời chỉ ra những nhân tố tác động đến kỳ thị xã hội đối với nhóm đồng
tính nữ, kết quả nghiên cứu đã đề xuất các khuyến nghị nhằm từng bước xóa bỏ sự
kỳ thị và mang lại sự bình đẳng cũng như quyền tự do yêu đương của nhóm thiểu số
tình dục.
Luận văn góp phần thay đổi nhận thức của người dân trong xã hội về vấn đề
xu hướng tính dục đa dạng và quyền con người trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình.
Luận văn còn là tài liệu tham khảo của các cơ quan chức năng để nghiên cứu, sửa
đổi luật Hôn nhân và Gia đình, phục vụ công tác giảng dạy về xu hướng tính dục và
bản dạng giới, hiểu đúng và đầy đủ về nhóm thiểu số tính dục đồng tính nữ.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Nhằm đánh giá mức độ kỳ thị của xã hội đối với người đồng tính nữ và đề ra
các giải pháp nhằm giảm sự định kiến kỳ thị của xã hội đối với người đồng tính nữ.
11
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích được những biểu hiện kỳ thị trong nhận thức, thái độ và hành vi
của xã hội đối với người đồng tính nữ.
- Tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến sự kỳ thị của xã hội với đồng tính nữ.
- Đề xuất các giải pháp nhằm giảm sự kỳ thị của xã hội đối với đồng tính nữ.
4. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Kỳ thị của xã hội với người đồng tính nữ
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Không gian nghiên cứu: Quận Thủ Đức và Quận 3 thuộc thành phố Hồ Chí
Minh.
Thời gian nghiên cứu: từ tháng 12 năm 2013 đến tháng 7 năm 2014
4.3 Khách thể nghiên cứu
Người dân sống ở 2 quận (Quận 3 và quận Thủ Đức) tại thành phố Hồ Chí
Minh.
5. Câu hỏi nghiên cứu
Chúng tôi đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi nghiên cứu sau:
Kỳ thị xã hội đối với nhóm người đồng tính nữ hiện nay như thế nào?
Những biểu hiện của kỳ thị xã hội ra sao?
Các yếu tố tác động đến kỳ thị xã hội đối với người đồng tính nữ và vai trò
như thế nào trong việc tạo ra kỳ thị xã hội?
Các giải pháp và kiến nghị tiến tới giảm dần và xóa bỏ kỳ thị, đảm bảo cơ
hội cho sự phát triển công bằng cho các thành viên sống trong xã hội?
6. Giả thuyết nghiên cứu
Từ câu hỏi nghiên cứu trên chúng tôi đặt ra một số giả thuyết nghiên cứu sau
đây:
Các yếu tố về nhân khẩu học tác động đến kỳ thị xã hội trong đó nữ giới
định kiến về người đồng tính nữ hơn nam giới, tuổi càng cao thì kỳ thị xã hội càng
cao.
12
Các yếu tố khách quan như truyền thông đại chúng (báo đài, ti vi,v.v) có thể
tác động và chi phối đến sự kỳ thị của người dân trong xã hội đối với người đồng
tính nữ.
Các yếu tố văn hóa, giáo dục trong gia đình, nhà trường cũng có thể ảnh
hưởng đến thái độ của người dân.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Các phương pháp được sử dụng trong đề tài nghiên cứu bao gồm:
Phương pháp quan sát: Chúng tôi tiến hành khảo sát và quan sát thực tế tại
địa bàn tiến hành nghiên cứu. Trong quá trình phỏng vấn, chú ý quan sát địa bàn
cũng như thái độ và hành vi của các nhóm xã hội có liên quan trong khi trả lời các
vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp phân tích tài liệu: Tác giả đã tham khảo một số đề tài khoa
học, nghiên cứu có liên quan đến kỳ thị xã hội đối với nhóm người đồng tính. Ngoài
ra, tác giả còn sử dụng các thông tin thu được từ sách báo và các tư liệu khác để thu
thập thông tin theo đối tượng nghiên cứu của đề tài nhằm nhận diện vấn đề kỳ thị xã
hội hiện nay như thế nào.
Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi: Nghiên cứu tiến hành phỏng vấn
bằng bảng hỏi, đây là phương pháp thu thập thông tin được người nghiên cứu sử
dụng triệt để trong nghiên cứu của mình. Theo phương pháp này, người được phỏng
vấn sẽ trả lời theo các câu hỏi trong bảng hỏi được thiết kế sẵn. Nguồn thông tin thu
được là toàn bộ các phương án trả lời đã được mã hóa từ các câu hỏi của bảng hỏi.
Bảng hỏi được xây dựng để sử dụng cho nhóm người dân sinh sống tại hai địa bàn
quận 3 và quận Thủ Đức.
Mẫu nghiên cứu: Đề tài tiến hành phỏng vấn 300 người dân và thu được 286
bảng hỏi có ý nghĩa. Chúng tôi tiến hành chọn mẫu theo phương pháp thuận tiện, tại
quận Thủ Đức chúng tôi chọn ngẫu nhiên phường Hiệp Bình Chánh và tại Quận 3
chọn ngẫu nhiên Phường 5. Ở địa bàn nghiên cứu từ vị trí của mẫu ban đầu, chúng
tôi thực hiện đến từng hộ gia đình, trong đó sẽ lựa chọn mẫu thỏa mãn yêu cầu có
độ tuổi từ 18 đến 60 tuổi với tỉ lệ nam và nữ tương đương nhau. Kết quả thu được từ
13
nghiên cứu bảng hỏi đặc điểm nhân khẩu học của người tham gia nghiên cứu như
sau:
Giới tính của mẫu tham gia nghiên cứu
Bảng 1. 1 Giới tính mẫu tham gia nghiên cứu
Quận Thủ đức
Quận 3
Nam
Nữ
Nam
Nữ
77
74
51
84
151
135
Trình độ học vấn của mẫu tham gia nghiên cứu
Bảng 1. 2 Trình độ học vấn ngƣời tham gia nghiên cứu
Trình độ học vấn
Quận Thủ Đức
Quận 3
Trình độ phổ thông
34
16
Công nhân kỹ thuật
1
4
Trung học chuyên nghiệp
19
18
Cao đẳng
11
20
Đại học
79
65
Trên đại học
6
6
Tình trạng hôn nhân của mẫu tham gia nghiên cứu
Bảng 1. 3 Tình trạng hôn nhân của mẫu nghiên cứu
Tình trạng hôn nhân
Quận Thủ Đức
Quận 3
Chưa từng kết hôn
57
35
Đang có vợ/chồng
91
94
Góa
0
0
Ly hôn
0
4
Ly thân
1
1
14
Bảng 1. 4 Tuổi của mẫu nghiên cứu
Nhóm tuổi
Số lƣợng
18-24
40
25-34
124
34-44
78
44+
44
Phương pháp phỏng vấn sâu: Người nghiên cứu tiến hành phỏng vấn sâu người
dân và người đồng tính nữ để thu thập cụ thể và chi tiết hơn những thông tin liên
quan đến vấn đề mà người nghiên cứu quan tâm, trong đó có 10 trường hợp phỏng
vấn người dân và 5 trường hợp phỏng vấn sâu người đồng tính nữ. Trong quá trình
thu thập thông tin bằng phương pháp điều tra bảng hỏi, chúng tôi đồng thời tiến
hành phỏng vấn và tìm hiểu thêm thông tin ở mẫu nghiên cứu này. Những thông tin
thu được từ phương pháp này được sử dụng trực tiếp trong quá trình phân tích.
Với đối tượng là người dân, chúng tôi thực hiện phỏng vấn sâu với những
người đã từng tiếp xúc với người đồng tính nữ, mẫu này được lựa chọn trong quá
trình thực hiện phương pháp nghiên cứu bảng hỏi. Qua 10 trường hợp phỏng vấn
sâu này, chúng tôi tìm hiểu sâu hơn về cảm xúc, thái độ của người dân về đồng tính
nữ cũng như hiểu biết về xu hướng tính dục của họ.
Với đối tượng là người đồng tính nữ, chúng tôi áp dụng phương pháp tiếp
cận “vết dầu loang”, từ người ban đầu tìm được, người này sẽ giới thiệu cho chúng
tôi người khác và những người này lại giới thiệu những người khác nữa. Người
đồng tính nữ trong nghiên cứu có độ tuổi từ 20-30, trong độ tuổi này, các cá nhân đã
xác định rõ xu hướng tính dục của mình. Qua những cuộc phỏng vấn với người
đồng tính nữ, chúng tôi có thể biết được cách thức ứng phó của họ đối với gia đình
và sự kỳ thị của xã hội như thế nào.
15
Phương pháp xử lý thông tin bằng chương trình SPSS 20.0: Đề tài sử dụng
phần mềm SPSS 20.0 để tính tần suất và một số tương quan của nguồn thông tin thu
được từ bảng hỏi định lượng.
8. Khung phân tích
Truyền thông đại
chúng
Truyền thống văn
hóa
Giáo dục nhà
trường
Kỳ thị xã hội
Thái độ xã hội
Hành vi xã hội
Nhận thức xã
hội
Đặc điểm
nhân khẩu
học
Đặc điểm
của hộ gia
đình
16
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN
CỨU
1.1 Cơ sở lý luận của đề tài
1.1.1 Các khái niệm cơ bản của đề tài
+ Xu hƣớng tính dục/ Xu hƣớng tính dục đồng giới
- Xu hướng tính dục:
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về xu hướng tính dục, mỗi định nghĩa
phản ánh cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau về nguồn gốc xu hướng tính dục, có
thể là các yếu tố về gien hay hooc-mon, hoặc từ những trải nghiệm thời thơ ấu.
Ngay từ những năm 1940, trong một tác phẩm xuất bản cuối năm 1940, Alfred
Kinsey và đồng nghiệp chỉ ra rằng xu hướng tính dục có thể được chia ra làm bảy
loại, từ hoàn toàn dị tính cho tới hoàn toàn đồng tính, song tính và điểm giữa.
Nghiên cứu này sử dụng định nghĩa của hiệp hội Tâm lý học Hoa kỳ
“Xu hướng tính dục” là một yếu tố trong tính dục, thể hiện sự hấp dẫn có tính bền
vững về cảm xúc, tình dục hoặc tình cảm hướng tới người cùng giới, khác giới hay
cả hai. Từ đó có các xu hướng như đồng tính, dị tính hoặc song tính. Xu hướng tính
dục không nhất thiết trùng với hành vi tình dục. Hành vi tình dục có thể phản ánh
hoặc không phản ánh xu hướng tính dục của một người.
Xu hướng tính dục là một thành tố trong tổng thể giới tính- tính dục của một
con người. Các thành tố khác bao gồm: giới tính sinh học là các đặc điểm giải phẫu,
sinh lý, di truyền liên quan của nam và nữ; Bản dạng giới là ý thức tâm lý rằng
mình là nam hay là nữ, vai trò giới có tính xã hội: là khuôn mẫu văn hóa xác định
hành vi nữ tính hay nam tính.
- Xu hướng tính dục đồng giới
Các hướng tiếp cận về tính dục đồng giới nhìn chung có thể được quy về nội
dung tranh cãi giữa bản thể luận và kiến tạo xã hội. Theo quan điểm bản thể luận,
tính dục đồng giới là xu hướng cố định của một bộ phận dân số, có tính liên tục,
xuyên lịch sử và văn hóa, xuất phát điểm từ yếu tố sinh học hoặc ở giai đoạn rất
17
sớm của sự phát triển của cá nhân. Nhiều nhà sinh học còn chứng minh rằng hiện
tượng đồng tính luyến ái không chỉ ở người mà còn ở các loại côn trùng đến các loại
động vật có vú. Trái lại, cái nhà nghiên cứu kiến tạo xã hội nhấn mạnh nhiều đến
khía cạnh xã hội hóa, họ cho rằng các thể loại tính dục, giống như giới và những
phân loại xã hội quan trọng khác, đã được kiến tạo như một phần của các chu trình
của quyền lực xã hội, vốn thường có tính đa chuẩn mực. Do đó, tính dục đồng giới
với tính chất như một xu hướng tính dục là một kiến tạo hiện đại. Ngoài ra các nhà
tâm lý học còn tìm kiếm nguyên nhân ở tâm lý thời kỳ trẻ thơ, hay tác động của một
số tập tục xã hội.v.v…Nhưng dù theo quan điểm nào, đa số các nhà khoa học thống
nhất nhận định: với nhiều người xu hướng tính dục hình thành từ rất sớm thông qua
những tương tác phức tạp về sinh học, các yếu tố tâm lý và xã hội.
Theo kết quả nghiên cứu của khoa học hiện đại, xu hướng tính dục của mỗi
người bắt đầu từ những cảm xúc giới tính thường xuất hiện đầu giai đoạn dậy thì
hoặc thậm chí là sớm hơn. Xu hướng tính dục xuất hiện ngay cả khi cá nhân chưa
có trải nghiệm tình dục nào. Giai đoạn thiếu niên là giai đoạn của những trải
nghiệm, hầu hết giới trẻ đều băn khoăn về những cảm xúc mới mẻ của mình. Mỗi
người đồng tính và song tính cũng có những trải nghiệm tương tự nhưng con đường
trải nghiệm có thể rất khác nhau.
Những xu hướng tính dục thường dễ nhận thấy nhất ở loài người là xu hướng
tính dục khác giới (hấp dẫn về mặt tình cảm và tình dục với người khác giới) những
người có xu hướng tính dục khác giới được gọi là dị tính,xu hướng tính dục cùng
giới (hấp dẫn với người cùng giới) được gọi là đồng tính, xu hướng lưỡng tính dục
(hấp dẫn với cả 2 giới), cũng có thể còn có một xu hướng nữa là không hấp dẫn với
bất cứ một giới nào (asexual). Những người có xu hướng tính dục đồng giới có thể
là nam hay nữ. Không phải lúc nào xu hướng tính dục cũng được biểu lộ để mọi
người nhận thấy, nhiều khi nó được giấu kín.
+ Đồng tính luyến ái/ đồng tính luyến ái nữ.
- Đồng tính luyến ái
18
Theo Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kì (American Psychological Association,
APA) Tính dục đồng giới là một xu hướng tính dục trong đó một người cảm nhận
thấy sự hấp dẫn tính dục chủ yếu từ những người có cùng giới tính với mình. Tính
dục đồng giới ngược với tính dục khác giới, sự hấp dẫn tính dục đến từ những người
thuộc giới tính khác, và khác với lưỡng tính, sự hấp dẫn tính dục đến từ những
người thuộc cả hai giới tính.
Khái niệm đồng tính luyếnái hay đồng tính là thuật ngữ chỉ sự hấp dẫn về
cảm xúc hoặc tình cảm hoặc tình dục với người cùng giới. Người đồng tính nam
thường gọi là “gay” và người đồng tính nữ thường được gọi là “les”/ “lesbian” [23,
tr.93].
- Đồng tính luyến ái nữ
Đồng tính luyến ái nữ là người nữ có sự hấp dẫn về cảm xúc hoặc tình cảm hoặc
tình dục với người cùng giới [23, tr.93].
+ Khái niệm kỳ thị xã hội và định kiến xã hội
- Khái niệm Kỳ thị xã hội
Kỳ thị hay phân biệt đối xử là vấn đề thường xảy ra với nhóm thiểu số và
mang một số đặc điểm bị cho là bất lợi. Người ta bắt gặp thái độ đó với nhóm người
mắc HIV, người khuyết tật, người phạm tội sau khi ra tù người đồng tính nữ cũng
không nằm ngoài nhóm bị kỳ thị. Kì thị là một từ gốc Hán (tiếng Anh là
discrimination), “kỳ” là "khác biệt, không như nhau", “thị” là "nhìn nhận, đối xử",
và kỳ thị là "đối xử khác" hay "phân biệt đối xử". Kỳ thị chỉ việc ứng xử với một
thành viên nào đó trong cộng đồng theo một thái độ khác do thân phận hoặc sự phân
loại, mà không xét đến phẩm chất con người của họ. Kỳ thị luôn lấy lợi ích của một
nhóm người nào đó để đánh đổi, để đề cao nhóm người ấy hơn.
Xuất phát điểm cho định nghĩa khái niệm kỳ thị và phân biệt đối xử là nghiên
cứu của nhà xã hội học Erving Goffman (1963) về sự kỳ thị liên quan đến bệnh tâm
thần, sự dị dạng của cơ thể và những gì được xem là hành vi lệch chuẩn. Goffman
mô tả kỳ thị như “một thuộc tính hết sức cá nhân” và dẫn tới việc loại bỏ một người
19
hoặc một nhóm người ra khỏi cộng đồng và những người bình thường, coi họ là một
người hoặc một nhóm người “vô dụng” hoặc “phế phẩm”.
Tiếp tục mở rộng nghiên cứu của Goffman, Link và Phelan (2001), kỳ thị xã
hội ngụ ý đến một quá trình phân biệt đối xử chống lại và bài trừ những người được
xem là có những thuộc tính không mong đợi. Một quá trình kỳ thị bao gồm năm
thành phần liên tục và đồng thời tương tác với nhau. Những thành phần đó là: sự lựa
chọn xã hội và dán nhãn, định khuôn, tách biệt giữa “họ” và “chúng ta”, mất vị thế
và phân biệt đối xử, quyền lực.
Quan điểm của Link và Phelan được diễn dịch lại bởi Scott và các cộng sự
(2009) như sau:
Thứ nhất: trong các quá trình so sánh xã hội diễn ra hàng ngày, người ta
thường tìm cách tách riêng những khác biệt và dán nhãn chúng. Những khác biệt
này có thể về giới, chủng tộc hoặc là giai cấp xã hội.
Thứ hai, là quá trình gắn những kác biệt đó với những thuộc tính tiêu cực,
hay còn gọi là sự định khuôn/ khuôn mẫu.
Thứ ba, người ta sử dụng các khuôn mẫu đó để phân biệt giữa “chúng ta” và
“họ”
Thứ tư, là sự mất vị thế và phân biệt đối xử. tại đây, kỳ thị là rõ ràng hơn cả.
Thứ năm, các quá trình dãn nhãn (là quá trình mọi người trong xã hội gán
cho cá nhân hay nhóm người nào đó những đặc điểm riêng, có thể là hình dáng, cử
chỉ, hành vi hoặc những khả năng/ mất khả năng nào đó của họ so với người khác
trong xã hội) , định khuôn , chia tách (là quá trình gắn những đặc điểm riêng, khác
biệt của nhóm người bị kỳ thị với những thuộc tính tiêu cực), mất vị thế và phân biệt
đối xử (sự đối xử đối với một cá nhân hay một nhóm nhất định dựa vào sự phân loại
tầng lớp hay đẳng cấp. Phân biệt đối xử thực tế là một hành vi, định kiến đối với
một nhóm khác. Nó bao gồm việc loại bỏ hoặc hạn chế các thành viên trong một
nhóm khỏi những cơ hội mà những nhóm khác được tiếp cận) [27, tr.93]cùng song
hành trong một bối cảnh mất cân bằng về quyền lực.
20
Trong khi sự định khuôn và sự phân loại mọi người thành các nhóm khác
nhau là những quá trình vô thức thì sự kỳ thị được bộc lộ ra ngoài thường biểu hiện
qua hành vi và dẫn tới kết quả là những thiệt hại cho người bị kỳ thị, bao gồm mất
chỗ đứng trong xã hội hoặc cơ hội việc làm. Việc phân chia giữa “chúng ta” và “họ”
theo cách tạo dựng chỗ đứng cho mình bằng sự đối lập với bên kia. Theo nghĩa này
nhóm bên ngoài là cần thiết cho sự cố kết và an ninh tình cảm của nhóm bên trong,
và một nhóm bên ngoài có thể cần được tạo ra, nếu như nó chưa tồn tại. Zygmunt
Baumant trong Thinking Sociologically (1990) phân tích rằng cái mà nhóm bên
trong xem là quyền (nghiễm nhiêm được hưởng) có thể là một hành động ban ơn,
một sự rộng lượng (ban phát) nếu được thực hiện cho những người thuộc nhóm bên
ngoài. Điều đáng lưu ý là sự tàn bạo của một người chống đối lại các thành viên
không thuộc nhóm mình có vẻ như không mâu thuẫn với lương tâm đạo đức. Các
hành động giống nhau được gọi theo tên khác nhau có thể được gắn với sự ngợi ca
hoặc buộc tội, phụ thuộc vào việc phía nào đã thực hiện những hành động ấy.
Còn theo quan điểm của UNAIDS (2011) về kỳ thị. Kỳ thị là quá trình làm
giảm giá trị của cá nhân hay một nhóm người dưới mắt của những người khác.
Trong một nền văn hóa hoặc một bối cảnh cụ thể, một số đặc tính nhất định được
coi là lệch khỏi chuẩn mực chung, do đó đáng xấu hổ hoặc đáng bị coi thường. Kỳ
thị có thể dẫn đến phân biệt đối xử khi nó thể hiện thành hành động.
Theo Parker và Aggleton (2003), kỳ thị là chuyển sự khác biệt thành sự bất
công, cho phép một vài nhóm hạ thấp giá trị của các nhóm khác.
- Khái niệm Định kiến xã hội
Định kiến là “ý kiến thiên vị, không khách quan, đã có sẵn từ trước”. Trong
tiếng Anh, định kiến (prejudice) được định nghĩa là sự ghét hay yêu thích không có
lý do đối với một người, một nhóm, một thói quen, v.v. đặc biệt là khi sự yêu ghét
đó dựa trên chủng tộc, tôn giáo, giới tính v.v. Theo Từ điển bách khoa toàn thư Việt
Nam, định kiến là “xu thế tâm lí (tâm thế) tiêu cực đối với một nhóm xã hội, một các
nhân hay một sự vật, là hiện tượng nhất định có tính chất định hình, khó thay đổi
21
bằng những thông tin, nhận thức duy lí. Có các loại định kiến về chính trị triết học,
tôn giáo, văn hóa, xã hội, quan hệ cá nhân.vv. Nguồn gốc định kiến rất phức tạp
nhưng thường hình thành trong một hoàn cảnh xã hội lịch sự cụ thể nào đó (ảnh
hưởng của gia đình, của nhóm xã hội, kinh nghiệm bản thân, sách vở, vv.), được
củng cố, định hình dần và được biện minh là “hợp lí” trong nội tâm. Những người
dễ có định kiến là những người hay lo âu, dao động, bảo thủ, vv. Định kiến thường
gây ra những trở lực lớn trong giao tiếp xã hội, quan hệ giữa người với người,
nhiều khi dẫn đến những mâu thuẫn xung khắc vô cớ[29, tr.93].
Theo J.P Chaplin định kiến là thái độ tích cực hoặc tiêu cực được hình thành
trên cơ sở của các yếu tố cảm xúc, là niềm tin một cách không thiện cảm làm cho
chủ thể có cách nghĩ hoặc cách ứng xử tương tự đối với người khác.
Theo Kramer (1949) và Mann (1959) định kiến là một thành tố của nhận
thức, tình cảm, hành vi. Nó là biểu hiện của trí tuệ, nó khơi dậy tình cảm hoặc xúc
cảm của con người, là sự thực thi những suy nghĩ của mình về người khác bằng
những hành vi cụ thể.
Fischer cho rằng định kiến có thể được định nghĩa như những thái độ của cá
nhân bao hàm sự đánh giá một chiều. Sự đánh giá đó thường là tiêu cực đối với cá
nhân hoặc nhóm tuỳ theo sự quy thuộc xã hội riêng của họ. Nói cách khác định kiến
là một loại phân biệt đối xử. Định kiến bao gồm hai thành tố chính đó là nhận thức
và ứng xử.
Quan niệm khác lại cho rằng định kiến là những thái độ tiêu cực đối với một
nhóm người hay một thành viên của nhóm. Nó bao gồm sự đánh giá một cách vội
vàng về khách thể khi họ tiếp xúc. Định kiến có ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ
giữa các cá nhân, giữa các nhóm và giữa cá nhân với nhóm. Trong quan niệm này
người ta cho rằng định kiến là sự kết hợp của ba yếu tố: 1.Sự tác động của các yếu
tố cảm xúc (affects); 2.Xu hướng hành vi (behavior tendency); 3.Sự nhận thức của
cá nhân (cognition). Người ta gọi đó là ABC của thái độ. Một người có định kiến
trước hết không có cảm tình với khách thể, sau đó có sự tin tưởng một cách mù
quáng vào cảm nhận đó và dẫn tới có khuynh hướng phân biệt đối xử.
22
Theo định nghĩa của cuốn sách kinh điển “The Nature of Prejudice” của
Golden Allport (1954), định kiến là một “phản cảm dựa trên sự khái quát hóa sai
lầm và không linh hoạt. Nó có thể được cảm thấy và thể hiện ra bên ngoài. Nó có
thể nhắm tới một nhóm người như một tổng thể, hoặc là một thành viên của nhóm
đó”. Mặc dù các thiên lệch có thể là tích cực hay tiêu cực, định kiến thường chỉ một
thái độ tiêu cực không hoan nghênh đối với một nhóm, hoặc các cá nhân là thành
viên của nhóm đó. Các nghiên cứu xã hội học về định kiến cũng cho rằng sự khái
quát quá mức, võ đoán, và từ chối tính đến các khác biệt cá nhân và suy nghĩ theo
khuôn mẫu có sẵn đều vi phạm lối suy nghĩ duy lý. Tương tự như vậy, do tác động
của định kiến là đặt cá nhân hoặc nhóm vào tình thế bất lợi không được hoan
nghênh, định kiến sẽ dẫn đến cách ứng xử không công bằng, định kiến cũng thể
hiện sự không khoan dung và thậm chí vi phạm nhân phẩm. Do vậy định kiến là
thái độ thiên lệch hay tiêu cực, còn kỳ thị xã hội là một hiện tượng mà trong đó một
cá nhân với các đặc tính bị xã hội phủ nhận và từ chối.
Với tư cách là một đề tài nghiên cứu xã hội học, khái niệm “kỳ thị xã hội” sẽ
được xem xét dưới 3 góc độ: nhận thức, thái độ và hành vi.
Nhận thức xã hội về đồng tính nữ: từ nhận thức xã hội về đồng tính nữ lại chia
ra: dán nhãn về đồng tính nữ, định khuôn các giá trị về đồng tính nữ, nhận thức về
nguyên nhân của đồng tính nữ.
- Dán nhãn về đồng tính nữ được biểu hiện trong việc sử dụng những tên
gọi mang tính chất phân biệt; những đánh giá về ngọai hình của người
đồng tính nữ nhằm phân tách giữa người dị tính và người đồng tính nữ.
- Định khuôn về các giá trị về người đồng tính nữ được biểu hiện ở việc
gắn các giá trị tiêu cực như ngoại hình, tính cách, lối sống của người
đồng tính nữ.
- Việc xác định nguyên nhân đồng tính cũng là biểu hiện của nhận thức xã
hội, sự đánh giá và đưa ra những phán đoán về nguyên nhân đồng tính thể
hiện cảm xúc, thái độ về người đồng tính nữ.
23
Thái độ của xã hội đối với người đồng tính nữ: từ thái độ xã hội đối với đồng
tính nữ chia ra: cảm xúc xã hội với người đồng tính nữ, đánh giá xã hội với người
đồng tính nữ. Thái độ xã hội đối với người đồng tính nữ được là việc để lộ ý nghĩ và
tình cảm bằng nét mặt, cử chỉ, lời nói và hành động
Hành vi xã hội của người dân với người đồng tính nữ: từ hành vi xã hội của
người dân với người đồng tính nữ chia ra: hành vi xã hội của người dân với người
đồng tính nữ và nhóm người đồng tính nữ, hành vi xã hội của người dân với gia
đình có người đồng tính nữ. Hành vi xã hội được biểu hiện cụ thể bằng những hành
vi được người dân gắn cho ý nghĩ chủ quan về người đồng tính nữ .
1.1.2 Các lý thuyết đƣợc áp dụng trong đề tài
1.1.2.1 Lý thuyết cấu trúc- chức năng
Lý thuyết cấu trúc - chức năng của Talcott Parsons (1902-1979) nhìn nhận xã
hội như một tổng thể có cơ cấu xác định, trong đó mỗi bộ phận có một chức năng
riêng. Mỗi chức năng được xác định là để duy trì các bộ phận trong hệ thống tổng
thể. Xã hội được nhìn nhận như một hệ thống hoàn chỉnh, các bộ phận trong xã hội
có mối liên hệ với nhau và liên hệ với các bộ phận khác. Xã hội được xem như một
cơ thể con người, gồm quan hệ giữa các tổ chức, các cơ quan khác nhau, mỗi tổ
chức cơ quan thực hiện một vài chức năng của tổ chức chung. Vì vậy, cho dù phân
biệt đối xử là tồi tệ và có những điều phi chức năng nhưng phân biệt đối xử cũng có
chức năng quan trọng. Phân biệt đối xử khiến cho những nhóm bị gạt ra bên ngoài
lề xã hội tuân thủ theo chuẩn mực, đạo đức, giá trị đã được xã hội chấp nhận, và do
vậy thúc đẩy “đoàn kết” xã hội.
Lý thuyết chức năng xem các nhóm xã hội như một hệ thống xã hội, trong đó
mỗi cá nhân, mỗi nhóm xã hội có chức năng nhiệm vụ khác nhau là cơ sở để đánh
giá vai trò của nhóm đồng tính nữ trong xã hội hiện nay. Thông qua lý thuyết này,
đề tài sẽ xem xét nhóm đồng tính nữ tác động như thế nào tới tổng thể xã hội, tới
các nhóm xã hội khác, cũng như sự tác động của các nhóm xã hội tới nhóm đồng
tính nữ như thế nào.
1.1.2.2 Lý thuyết kỳ thị xã hội
Nhận thức xã hội
24
Nghiên cứu này áp dụng quan điểm của UNAIDS (2011) về kỳ thị. Kỳ thị là
một quá trình làm giảm giá trị của một cá nhân hay một nhóm người dưới mắt của
những người khác. Trong một nền văn hóa hoặc một bối cảnh cụ thể, một số đặc
tính nhất định bị coi là lệch khỏi chuẩn mực chung, do đó đáng xấu hổ hoặc đáng bị
coi thường. Kỳ thị có thể dẫn tới phân biệt đối xử khi nó thể hiện thành hành động
và đó có thể là bất kỳ một hành vi phân tách, loại bỏ hay hạn chế những cá nhân bị
kỳ thị.
Như vậy, kỳ thị là một quá trình liên tục và thể hiện ở các dạng, hình thức
khác nhau; từ quan điểm đánh giá, thái độ cho đến hành vi/hành động. Link và
Phelan (2001) [24, tr.93] đã nêu ra 4 cấu phần có tương quan chặt chẽ với nhau
trong kỳ thị, đó là sự dán nhãn, định khuôn, phân tách và phân biệt đối xử.
Dán nhãn là quá trình mọi người trong xã hội gán cho cá nhân hay nhóm
người nào đó những đặc điểm riêng. Những đặc điểm này có thể là hình dáng, cử
chỉ, hành vi hoặc những khả năng/mất khả năng nào đó của họ so với những người
khác trong xã hội. Định khuôn là quá trình gắn những đặc điểm riêng, khác biệt của
nhóm người bị kỳ thị với những thuộc tính tiêu cực. Sự dán nhãn hay qui kết những
đặc điểm, thuộc tính tiêu cực cho cá nhân hoặc nhóm người nào đó đều nhằm để
phân biệt “chúng ta” và “họ”, ví dụ giữa nhóm người quan hệ tình dục dị tính và
nhóm người quan hệ tình dục đồng tính. Sự phân biệt này đi kèm với những ý nghĩa
xã hội nhất định mà không phải bất cứ những khác biệt về đặc điểm, thuộc tính nào
liên quan đến con người đều có ý nghĩa như vậy. Sự dán nhãn, định khuôn và sự
phân loại một nhóm người với những đặc điểm, thuộc tính tiêu cực thường dẫn đến
hậu quả hạ thấp vị trí của họ và từ đó gây ra những bất bình đẳng và giảm các cơ
hội trong cuộc sống của những người bị kỳ thị. Trong nghiên cứu này, tôi áp dụng
khái niệm về các cấu phần của Link và Phelan để phân tích các dạng kỳ thị của xã
hội đối với người đồng tính nữ.
Một điểm cần lưu ý là do dựa trên niềm tin về các giá trị khác nhau, điều bị
kỳ thị trong xã hội hoặc cộng đồng này ở một thời điểm nhất định có thể lại được
chấp nhận ở một thời điểm khác hoặc ở xã hội và cộng đồng khác.