Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Đánh giá sự phát triển con người ở tỉnh vĩnh phúc trong giai đoạn 2005 2015 qua chỉ số HDI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (431.96 KB, 71 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

NGUYỄN THỊ MAI ANH

ĐÁNH GIÁ Sự PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI
ở TỈNH VĨNH PHÚC TRONG GIAI ĐOẠN
2005-2015 QUA CHỈ SỐ HDI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
••••

Chuyên ngành: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

HÀ NỘI - 2016


Với tấm lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm om chân
thành nhất tới Th.s Hoàng Thanh Sơn - Người đã luôn tận tình hướng dẫn tôi
trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo khoa Giáo dục Chính trị,
trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã cung cấp cho tôi nền tảng kiến thức quý
báu để tôi có thế hoàn thành khóa luận của mình.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè và những người thân trong gia đình đã
động viên, giúp đỡ và là chỗ dựa tinh thần lớn nhất để tôi hoàn thành tốt khóa
luận tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 03 thảng 05 năm 2016
Sinh viên thực hiện


Nguyễn Thị Mai Anh



NGUYỄN THỊ MAI ANH

ĐÁNH GIÁ Sự PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI
Ở TỈNH VĨNH PHÚC TRONG GIAI ĐOẠN
2005-2015 QUA CHỈ SỐ HDI
KHÓA LUÂN TỐT NGHIÊP ĐAI HOC
••••

Chuyên ngành: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

Hướng dẫn khoa học:

ThS. HOÀNG THANH SƠN


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những kết quả nghiên cứu được trình bày trong khóa
luận là tôi thực hiện và không trùng lặp với bất cứ tác giả nào khác.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với những nội dung được đề cập
trong bản khóa luận này.
Hà Nội, ngày 03 tháng 5 năm 2016
Sinh viên thực hiện


Nguyễn Thị Mai AnhMUC LUC
••
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển kinh tế, xã hội trong đó nội dung cơ bản là sự phát triển bền
vững đã và đang trở thành cơ hội thúc đẩy sự tiến bộ của nhiều quốc gia trên

thế giới, đặc biệt vai trò của con người trong phát triển đã được khẳng định và
đề cao. Nó được thể hiện qua cách nhìn nhận về phát triển 1 cách sâu sắc, toàn
diện và chặt chẽ hơn. UNDP đã đưa ra tuyên bố đầy ấn tượng rằng “của cải
đích thực của một quốc gia là con người của quốc gia đó. Và mục tiêu của phát
triển là để tạo ra một môi trường thuận lợi cho phép con người được hưởng
cuộc sống lâu dài, khỏe mạnh và sáng tạo”. Một quốc gia có phát triển bền
vững hay không là ở mức độ phát triển chất lượng con người của quốc gia đó.
Học thuyết Mác là học thuyết về con người, về sự nghiệp giải phóng con
người, trong đó sự phát triển con ngưòi toàn diện là một nội dung cốt lõi. Là
lớp người Việt Nam đàu tiên đến với chủ nghĩa Mác - Lênin và đưa chủ nghĩa
Mác - Lênin vào Việt Nam, tiếp thu và vận dụng sáng tạo học thuyết Mác vào
hoàn cảnh lịch sử và cụ thể của Việt Nam, trong suốt những năm tháng trực tiếp
lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đã đặt lên vị trí hàng đầu và coi
đó là nhiệm vụ trung tâm của công cuộc xây dựng chế độ xã hội mới, xây dựng
chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta. Trong hơn 25 năm đổi mới đất nước, Đảng
Cộng sản Việt Nam đã ban hành và thực hiện trên thực tế đường lối và nhiều
chủ trương, chính sách, giải pháp phát triển con người Việt Nam phát triển toàn
diện, cả về trí lực lẫn thể lực, cả về “lý tưởng sống, lối sống, năng lực, trí tuệ,
đạo đức và bản lĩnh văn hóa con người Việt Nam” nhằm thực hiện thành công
chiến lược phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao cho công cuộc đổi mới
đất nước, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ
nghĩa.


Con người là vốn quý, là mục tiêu phải hướng tới của mọi hoạt độngkinh tế- xã hội của
mỗi quốc gia và toàn thế giới. Sự lựa chọn chỉ tiêu về sự phát triển của con người
có ý nghĩa rất quan ừong hơn hết là trong tình hình hiện nay. Sự phân chia nước
giàu- nghèo được dựa vào tổng chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu
người (GDP/người) hoặc tổng thu nhập quốc gia bình quân đầu người
(NGI/người). Nhưng trên thực tế không hẳn nước nào có thu nập bình quân đầu

người cao là có tỉ lệ dân trí cao, ngược lại nhiều nước có thu nhập bình quân đầu
người không cao nhưng họ lại có đời sống khỏe mạnh, tỉ lệ phát triển tốt.
Chính vì vậy, cơ quan báo cáo phát triển con người của Liên Hợp Quốc
(UNDP) đã lựa chọn và đưa ra chỉ số phát triển con người (Human development
Index). Việc đưa ra chỉ số này là vô cùng cần thiết, chỉ số phát triển con người
(HDI).
Vĩnh Phúc là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, cửa ngõ
của Thủ đô, gần sân bay Quốc tế Nội Bài, là cầu nối giữa các tính phía Tây Bắc
với Hà Nội và đồng bằng châu thổ sông Hồng, do vậy tỉnh Vĩnh Phúc có vai trò
rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế khu vực và quốc gia. Hiện nay,
tỉnh Vmh Phúc có diện tích tự nhiên 1.231 km 2, phía Bắc giáp tính Tuyên Quang
và Thái Nguyên, phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ, phía Nam giáp Hà Nội, phía Đông
giáp Hà Nội, dân số năm 2014 là 1.041.400 người, có 7 dân tộc đang sinh sống.
Hiện nay Vĩnh Phúc là tỉnh công nghiệp lớn thứ 3 sau Hà Nội và Thành Phố Hồ
Chí Minh. Tuy nhiên, theo nhiều nhà nghiên cứu đây là một tỉnh có nền kinh tế
tang trưởng nhanh nhưng vẫn chưa có sự tương xứng về các mặt văn hóa, xã hội.
Trình độ phát triển con người chưa ngang bằng hoặc cao hơn sự tăng trưởng kinh
tế. Trong khi đó, yêu cầu quan trọng và cốt yếu đối với sự phát triển nhanh và bền
vững trong thời đại ngày nay là sự phát triển con người. Vì sự phát triển con
người là nền tảng và động lực, hơn nữa là mục tiêu cho mọi sự phát triển. Tuy
nhiên, cần phải có sự đánh giá thực tế sự phát triển đó bằng những con số cụ thể,
để từ đó mà


Đảng ủy và Chính quyền Tỉnh đưa ra đường lối, chính sách kinh tế - xã hội đảm bảo
đúng định hướng “cho con người và vì con người”
Vì lý do đó, tôi chọn đề tài “Đánh giá sự phát triển con ngưòi ở tỉnh Vĩnh
Phúc trong giai đoạn 2005-2015 qua chỉ số HDI” làm khóa luận tốt nghiệp của
mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Chỉ số phát triển con ngưòi là vấn đề cốt lõi trong chiến dịch phát triển của
quốc gia vì vậy nó cần được đặt lên vị trí hàng đầu, cốt yếu. Hiểu được tầm quan
trọng cũng như vai trò cấp thiết của sự phát triển con người mà đã có nhiều tài
liệu, công trình khoa học nghiên cứu với các cách tiếp cận khác nhau.
Chỉ số phát triển con người đã được chương trình phát triển Liên Họp Quốc
(UNDP) và báo quốc gia Việt Nam nghiên cứu từ 1990 đến nay. Chỉ số HDI Việt
Nam đã được in thành sách, những công trình nghiên cứu cấp nhà nước, cán bộ ở
Việt Nam cũng như ừên cả nước.
Trong năm vừa qua có rất nhiều công trình nghiên cứu đánh giá sự phát triển
kinh tế xã hội vì mục tiêu phát triển con người. Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp
cho sự phát triển kinh tế xã hội đặc biệt là công trình nghiên cứu của Viện Khoa
học Xã hội Việt Nam, đó làm đề tài: “Đánh giá sự phát triển con người ở các tỉnh
miền núi phía Bắc Việt Nam” (2011) do tiến sĩ Nguyễn Thị Hằng làm chủ đề tài.
Công trình này đánh giá được những thành tựu và hạn chế ừong phát triển con
người ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam Trong giai đoạn từ 2001 đến năm
2010 từ đó đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế xã hội ở khu vực này vì mục
tiêu phát triển con người.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiền cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Vai trò của sự phát triển con người là quan trọng vì vậy mà khóa luận chủ


yếu tập trung nghiên cứu về vấn đề phát triển kinh tế, giáo dục, y tế tỉnh Vĩnh
Phúc.

3.2. Phạm vi nghiên cứu
Không gian: nghiên cứu về tỉnh Vĩnh Phúc
Thời gian: thực trạng, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến HDI ở tỉnh Vĩnh
Phúc giai đoạn 2005-2015.

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở lí luận và thực tiên về phát triển con người, đánh giá thực trạng
và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển con người (qua chỉ số HDI) tỉnh Vĩnh
Phúc từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao trình độ phát triển con người ở
tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm tới.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện được mục đích trên, đề tài tập trung vào những nhiệm vụ sau
đây:
Đánh giá đúng thực trạng phát triển chỉ số HDI và phân tích các nhân tố
ảnh hưởng đếm HDI ở tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2005-2015.
Bước đàu đưa ra những định hướng và giải pháp nhằm nâng cao chỉ số
HDI trong những năm tới.


5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp luận: Sử dụng phương pháp luận khoa học của Chủ nghĩa
Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
* Phương pháp Khóa luận sử dụng các phương pháp như: phương pháp
chọn địa điểm, phương pháp thu thập số liệu, xử lí số liệu, phân tích.
6. Đóng góp của đề tài
về mặt lí luận: đề tài góp phần làm sáng tỏ lí luận phát triển con người
(HDI) ở Việt Nam.
về mặt thực tiễn: làm sáng tỏ thực trạng phát triển con người và các nhân tố
ảnh hưởng đến phát triển con ngưòi ở tỉnh VTnh Phúc.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khóa luận gồm có 3 chương.
Chương 1

VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI VÀ CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN
CON NGƯỜI HDI
1.1.
Vấn đề phát triển con người
1.1.1. Một số nội dung liên quan đến khái niệm phát triển con người HDI- chỉ
số phát triển con người (Human Development Index) là chỉ số
so sánh định lượng về mức thu nhập, tỉ lệ biết chữ, tuổi thọ và một số nhân tố khác của
các quốc gia trên thế giới. HDI góp phần tạo ra một cái nhìn tổng quan về sự phát
triển của một quốc gia hay một địa phưomg.
1.1.1.1. Triết lí Phát triển con người từ cách tiếp cận năng lực của chính
con người

Cách tiếp cận năng lực được biết đến rộng rãi từ năm 1990 với tác giả tiêu
biểu là Amatya Sen. Khởi nguồn, đây là một lý thuyết được hình thành trong
những năm 1980 từ cách tiếp cận kinh tế học phúc lợi. Cách tiếp cận năng lực
hiểu một cách đom giản nhất là việc tập trung vào những gì mà mỗi cá nhân có
thể làm được. Phát triển con người không phải là một khái niệm thực sự mới, từ
Aristotle, Kant và một số nhà kinh tế chính trị học như Adam Smith, Robert
Malthus, Karl Marx, ... đã đề cập tới ít nhiều các khía cạnh về phát triển con gười
(xem thêm UNDP (1990), Mahbul-ul-Haq (1996). Tuy nhiên, ừong bối cảnh vào


những năm 1980 với sự phát triển không đều trong sự tiến bộ của phát triển con
người, sự khủng hoảng kinh tế và sự điều chỉnh sau đó, cách tiếp cận này lại được
đặt ra.
Tiếp cận năng lực được đưa ra đầu tiên vào năm 1979 bởi A. Sen trong một
bài giảng có tên “Bình đẳng của cái gì” (Equality of What?) và được in lại trong
công trình nghiên cứu của ông năm 1982. A.Sen cho rằng sự thịnh vượng của con
người nên được đánh giá theo sự vận hành chức năng của con người (human
functioning)!, đó là những gì con người làm được và được làm. Hơn nữa, tiếp cận

khả năng đưa ra một quan điểm đa diện về sự thịnh vượng của con người, vì nó
tập trung vào các sự vận hành chức năng khác nhau của con người. Ông cho rằng,
sự bình đẳng nên được đánh giá không chỉ trong việc đạt được sự vận hành chức
năng mà còn là tiềm năng,khả năng (potential) đạt được điều đó. Điều đó có nghĩa
rằng bình đẳng phải được đánh giá trong khoảng sự vận hành chức năng có tính
tiềm năng (potential functionings), cái mà Sen và Nussbaum (1993) gọi là năng
lực (Capabilities). Như vậy, năng lực ở đây được hiểu là những gì mà một người
có thể làm (beings and doings).
Trong cách tiếp cận này, phát triển con người được xác định không chỉ bao
gồm việc tăng thu nhập bình quân, tăng tiêu dùng hay nâng cao sức khỏe, học vấn
mà nó còn là mở rộng năng lực của con người. Từ cách tiếp cận năng lực, Sen đã
xây dựng nên cách tiếp cận phát triển con người. Phát triển con người được coi là
quá trình mở rộng cơ hội lựa chọn và năng lực cho con người. Sự lựa chọn của
con người chỉ xảy ra khi có sự xuất hiện cơ hội lựa chọn và con người có năng lực
lựa chọn. Sự xuất hiện cơ hội lựa chọn phụ thuộc vào môi trường, thể chế xã hội
tạo điều kiện cho sự xuất hiện cơ hội lựa chọn, đồng thời phụ thuộc vào năng lực
của chủ thể con người. Con người càng có năng lực thì càng có cơ hội lựa chọn
hơn. Bởi vậy, phát triển con người, theo Sen, đó chính là sự phát triển năng lực
cho con người.
Hiểu một cách đơn giản, tiếp cận năng lực của Amartya Sen là khung đánh
giá sự thịnh vượng (welfare) của con người và đưa ra nền tảng lí thuyết căn bản
cho sự bất bình đẳng, nghèo đói và phân tích chính sách. Cách tiếp cận này đánh
giá sự thịnh vượng của con người về mặt vận hành chức năng (functioning) và
năng lực (capabilities) (Wieble Kuklys 2005: 9).
1.1.1.2.

Bốn chiều cạnh của phát triển con người


Theo Mahbul-ul-Haq (1934-1998), người chịu trách nhiệm soạn thảo báo

cáo phát triển con người đàu tiên của UNDP, phát triển con người có bốn chiều
cạnh cơ bản: công bằng, bền vững, hiệu quả và trao quyền. Mỗi chiều cạnh này
nên được nhìn theo quan điểm phát triển con người và phân biệt với cách tiếp cận
của các mô hình tăng trưởng kinh tế cũ.
Công bằng (equity): Nếu phát triển là mở rộng các lựa chọn của con người,
thì con người phải được hưởng một cách công bằng những cơ hội đó. Nếu phát
triển thiếu đi sự công bằng thì nó hạn chế sự lựa chọn của rất nhiều cá nhân trong
xã hội. Công bằng ở đây nên được hiểu là công bằng ừong cơ hội chứ không nhất
thiết phải công bằng ữong kết quả đạt được. Điều đó có nghĩa rằng, công bằng
trong cơ hội có thể không phải lúc nào cũng dẫn tới những sự lựa chọn hay kết
quả giống nhau. Công bằng ừong tiếp cận cơ hội đòi hỏi sự tái cấu trúc căn bản
quyền lực trong các xã hội như phân phối tư liệu sản xuất; phân phối thu nhập...
công bằng, vì thế có thể được xem như là một khái niệm về quyền lực và là trọng
tâm của mô hình phát triển con người.
Bền vững (Sustainability): Chiều cạnh này có thể được hiểu là các thế hệ
tiếp sau có cơ hội được hưởng sự thịnh vượng mà thế hệ hiện tại đang hưởng.
Khái niệm này rộng hơn nhiều so với khái niệm bền vững về tài nguyên thiên
nhiên đã có trước đấy. Khái niệm bền vững ở đây được hiểu như là bền vững về
cơ hội của con người, trong tất cả các dạng của vốn như: con người, tài chính,
môi trường. Cái chúng ta càn bảo tồn để hướng tới sự bền vững theo khía cạnh
phát triển con người không phải là bảo tồn các tài nguyên thiên nhiên, môi
trường, mà chính là khả năng để tạo ra sự thịnh vượng cho con người như nhau.
Chúng ta không cần phải giữ thế giới tự nhiên ở nguyên trạng của nó. Vì thế, khái
niệm bền vững ở đây là một khái niệm có tính năng động để phù họp với một thế
giới đầy biến động chứ không phải là một bức tranh tĩnh. Tóm lại, vấn đề quan
trọng của khái niệm bền vững ừong phát triển con người là mọi người cần được
tiếp cận bình đẳng với các cơ hội phát triển, trong hiện tại và cả tương lai (Habulul-Haq 1995: 19).
Hiệu quả ịProductivity): Một chiều cạnh quan trọng khác của khái niệm phát
triển con người chính là tính hiệu quả. Khái niệm này có nghĩa là sự đòi hỏi đối
với các đầu tư vào con người và một môi trường kinh tế vĩ mô để con người hiện

thực hóa tối đa tiềm năng của họ. Tăng trưởng kinh tế vì thế là một thành phần
quan trọng của các mô hình phát triển con người. Theo Halbul-ul-Haq, phần lớn
các tài liệu viết về phát triển thường tập trung vào tính hiệu quả của những nỗ lực
của con người. Có một vài mô hình phát triển đã dựa trên vốn con người, nhưng
chúng lại thường xem con người chỉ như là phưomg tiện của sự phát triển. Tính
hiệu quả ở đây cần được xem như là một phần của phát triển con người, có vai trò
ngang bằng với các chiều cạnh khác.


Trao quyền ịEmpowerment): Khái niệm hình này hướng tới việc tránh hiểu
phát triển con người như một khái niệm mang tính từ thiện, ban ơn. Sự trao quyền
tập trung vào khía cạnh phát triển bởi con người, sự tham gia của con người vào
các hoạt động và các quá trình kiến tạo nên cuộc sống của họ. Khái niệm trao
quyền ngụ ý hướng tới một nền dân chủ chính trị mà ở đó con người có thể tác
động vào những quyết định về cuộc sống của họ. Nó cũng đòi hỏi sự tự do về
kinh tế để con người không bị ràng buộc bởi những quy định và điều chỉnh quá
mức về kinh tế. Trao quyền nghĩa là tất cả các thành viên của xã hội dân sự được
tham gia trọn vẹn vào quá trình tạo lập và thực hành các quyết định. Sự trao
quyền của mọi người đòi hỏi được tiến hành ừên nhiều mặt: sự đầu tư vào giáo
dục và sức khỏe, để từ đó con người có thể giành được những cơ hội khác. Trao
quyền là một chiều cạnh quan trọng để phân biệt phát triển con người với các khái
niệm phát triển khác. Chiều cạnh này yêu cầu đầu tư vào con người như một bước
mở đầu để con người có thể tiếp cận một cách bình đẳng các cơ hội trên thị
trường và nó bao gồm tất cả các sự lựa chọn trên các mặt như chính trị, xã hội,
văn hóa, chứ không chỉ giới hạn ừong sự lựa chọn về kinh tế.
1.1.1.3.

Khái niệm Phát triển con người theo quan điểm của UNDP qua các

Báo cáo Phát triển con người


Cũng như các thuật ngữ, khái niệm khoa học khác, phát triển con người
không phải là khái niệm bất biến mà có sự điều chỉnh, thay đổi, hay mở rộng, bắt
nguồn từ thực tế đầy biến động cũng như là sự thay đổi trong tư duy của con
người. Cho tới nay, khái niệm phát triển con người theo quan điểm chính thống
của UNDP thay đổi qua hai giai đoạn chính:
Giai đoạn 1(1990 - 2010): Từ cuối những năm 1980, khái niệm phát triển
con người đã trở thành trung tâm của cuộc tranh luận về phát triển toàn càu. Nó
được kết họp chặt chẽ trong các chiến lược phát triển của các quốc gia trên thế
giới. Và từ năm 1990, phát triển con người ừở thành ừọng tâm của chiến lược
phát triển thế giới của Liên họp quốc và sử dụng những ý tưởng căn bản của tiếp
cận năng lực trong các báo cáo phát triển con người hàng năm nhằm đánh giá tình
ừạng phát triển của một quốc gia thông qua việc phân tích tuổi thọ, giáo dục và


GDP (Wieble Kuklys 2005: 9). Hầu hết các nghiên cứu về phát triển con người
mang tính chất học thuật không tập trung một cách trực tiếp vào quan điểm về
phát triển con người của UNDP mà tiếp cận quan niệm này theo cách tiếp cận
năng lực (capability approach). Theo Sabina Alkire, cách tiếp cận này cung cấp
nền tảng triết lí rõ ràng nhất cho khái niệm phát triển con người. Trong khi cách
tiếp cận năng lực cố gắng kết nối từ triết lí đến thực tiễn của khái niệm phát triển
co người thì UNDP tập trung vào sự ứng dụng của khái niệm này trên thực tế
(2010: 22).
Trong báo cáo phát triển con người đàu tiên, UNDP cho rằng: “sự mở rộng
sản lượng và tài sản chỉ là một phưomg tiện. Mục tiêu của phát triển phải là sự
thịnh vượng của con người” và “con người là tài sản thực sự của một quốc gia.
Mục tiêu cơ bản của phát triển là tạo ra môi trường họp pháp mà ở đó con người
có thể hưởng thụ một cuộc sống dài lâu, mạnh khỏe và sáng tạo” (UNDP 1990:
9).
Theo quan điểm của UNDP, việc mở rộng sự lựa chọn cho con người là

yếu tố trọng tâm. “phát triển con người là quá trình mở rộng sự lựa chọn của con
người. Những nhân tố chủ yếu của quá trình này chính là dẫn tới một cuộc sống
mạnh khỏe, trường thọ, được giáo dục và hưởng thụ một cuộc sống đầy đủ.
Những lựa chọn khác bao gồm tự do chính trị, bảo đảm nhân quyền và có tự
trọng, cái mà Adam Smith gọi là khả năng hòa hợp với người khác mà không
cảm thấy “xấu hổ khi xuất hiện trước đám đông” (UNDP 1990: 10). Khái niệm
phát triển con người được điều chỉnh, bổ sung theo từng chủ đề trong báo cáo
phát triển con người qua mỗi năm.
Bảng 1: Định nghĩaQuá
ngắn
gọn
PTCN
trình
mởvềrộng
sự lựa chọn của con người.
Nguồn: (Sabina Alkire 2010:13).
1990
Mục tiêu thực sự của phát triển là nhằm tăng sự lựa chọn cho con người.
1991
1992

Một quá trình mở rộng sự lựa chọn của con người.

1993

Mở rộng sự lựa chọn cho con người.
Tạo ra một môi trường ở đó tất cả mọi người có thể phát triển năng lực.

1994



1995

Một quá trình mở rộng các lựa chọn của con người.

1996

Một quá trình mở rộng các lựa chọn của con người.

1997

Quá trình mở rộng các lựa chọn của con người.

1998

Một quá trình mở rộng các lựa chọn của con người.

1999

Quá trình mở rộng các lựa chọn của con người.

2000

Một quá trình nâng cao khả năng của con người.
việc mở rộng sự lựa chọn mà con người có để có thể sống theo

2001

cuộc sống mà họ coi trọng.
con người, về việc mở rộng sự lựa chọn mà con người có để có thể sống

theo cuộc sống mà họ coi trọng.

2002

Nhằm nâng cao cuộc sống con người bằng việc mở rộng sự lựa chọn, tự do
và phẩm giá.

2003

Quá trình mở rộng sự lựa chọn cho con người để họ làm và là những gì họ
thấy quý giá trong cuộc sống.

2004

việc tạo lập năng lực con người - tập họp những thứ mà con người có thể
làm, và những gì họ có thể làm.

2005

việc mở rộng sự lựa chọn và tự do thực sự của con người - năng lực - cái
làm cho con người có thể sống theo cuộc sống mà họ coi trọng.
2007/8
Sự mở rộng tự do của con người để họ sống cuộc sống mà họ lựa chọn.
2009
Có thể thấy, khái niệm phát triển con người khá ổn định từ năm 1990 cho
tới năm 2009. Các báo cáo khác nhau nhấn mạnh đến những khía cạnh khác
nhau của phát triển con người, nhưng khái niệm cơ bản đã được đưa ra có tính
nền tảng từ năm 1990 (Sabina Alkire 2010: 12).
Thuật ngữ phát triển con người ở đây bao hàm cả quá trình mở rộng sự lựa
chọn lẫn mức độ sự thịnh vượng đạt được của con người. Đó cũng chính là hai



mặt của phát triển con người, một mặt phát triển con người là việc tạo lập các
khả năng (capabitities), chẳng hạn như các kĩ năng, hiểu biết, sức khỏe được cải
thiện; và mặt khác, phát triển con người là năng lực con người sử dụng các khả
năng đó vào công việc, giải trí, hay tích cực tham gia vào các hoạt động chính
trị, văn hóa, xã hội. Nếu như tỉ lệ của phát triển con người
không cân bằng đúng mức giữa hai mặt này thì có thể dẫn tới việc thất bại của con
người (UNDP 1990: 10). Như vậy, mục tiêu cơ bản của phát triển là và có thể mở
rộng sự lựa chọn cho con người. Những sự lựa chọn này có thể là vô hạn thay đổi
qua thời gian và khó có thể đánh giá được vĩ những thành tựu này qua các con số
về thu nhập và tăng trưởng không lộ diện một cách rõ ràng và ngay lập tức.
Những sự lựa chọn này có thể là việc tiếp cận được tri thức một cách dễ dàng, có
chế độ dinh dưỡng và dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt hơn, có an ninh tốt, hài lòng
với những giây phút giải trí, nghỉ ngơi, tự do về chính trị và văn hóa, được tham
gia vào các hoạt động cộng đồng, ... Những mục tiêu này của phát triển tạo ra một
môi trường mà ở đó con người được hưởng thụ một cuộc sống lâu dài, trường thọ,
sáng tạo (Mahbuh-ul-Haq 1996: 13).
Theo Mahbul-ul-Haq, phát triển con người là mô hình phát ữiển toàn diện
nhất từ trước tới nay (1995). Nó bao gồm tất cả các vấn đề phát triển như: tăng
trưởng kinh tế, đầu tư xã hội, trao quyền cho con người, cung cấp những nhu cầu
cơ bản và mạng lưới xã hội, tự do văn hóa, chính trị và tất cả các khía cạnh của
đời sống con người và là sự phản ánh hiện thực bản thân đời sống con người.
Giai đoạn 2 (từ năm 2010 đến nay): Trong bối cảnh thế giới có nhiều biến
động, năm 2010, UNDP đã soạn lại khái niệm về phát triển con người. Theo quan
điểm mới của UNDP, “phát triển con người là sự mở rộng tự do của con người để
sống cuộc sống trường thọ, khỏe mạnh và sáng tạo; nhằm đạt được các mục tiêu
khác mà họ cho là có giá trị; và để tham gia tích cực vào việc kiến tạo một sự phát
triển công bằng, bền vững trong một hành tỉnh chung. Con người với tư cách cá
nhân và cả ừong các nhóm” (UNDP, 2010: 22). Như vậy theo quan niệm này,

phát triển con người có các yếu tố:
Sự thịnh vượng (Well-being): mở rộng sự tự do thực sự của con người, để
con người có thể phát triển.
Trao quyền và tính chủ thể (Empowverment and agency): tạo khả năng cho
con người và nhóm người có thể hành động - để tạo ra những kết quả có giá trị.
Công bằng (Justice): mở rộng sự công bằng, giữ vững các kết quả đạt được
qua thời gian và tôn trọng quyền con người cũng như các mục tiêu khác của xã
hội.
Quan điểm này nhấn mạnh tới việc lấy con người làm trung tâm và sự tự do
của con người. Phát triển con người được xem là phát triển vì con người, bởi con


người và cho con người. Phát triển con người trao quyền cho con người, để họ là
tác nhân có trách nhiệm và tự đổi mới trong quá trình phát triển. Bởi vì theo quan
điểm này, con người không phải là những đối tượng thụ động mà là chủ thể năng
động. Phát triên con người giúp con người có thể tự giúp được chính họ. Phát
triển con người tập trung vào những tự do thiết yếu của con người ở mọi cấp độ:
tạo khả năng cho con người làm chủ cuộc sống trường thọ và khỏe mạnh, có kiến
thức, để có thể hưởng thụ một cuộc sống thích đáng và để tạo cuộc sống riêng
theo cách của mỗi người (Sabina Alkire 2010).

1.1.2.

Các quan điểm về phát triển con người

1.1.2.1.

Quan điểm của các quốc gia trên thể giới

Thuật ngữ “phát triển con người” chính thức được biết đến và được sử dụng

rộng rãi kể từ năm 1990 khi Báo cáo đàu tiên về phát triển con người ra đời.
Trong Báo cáo ghi rõ: Của cải đích thực của một quốc gia là con người của quốc
gia đó. Và mục đích của phát triển là để tạo ra một môi trường thuận lợi cho phép
con người được hưởng cuộc sống dài lâu, khỏe mạnh và sáng tạo. Theo UNDP,
khái niệm phát triển con người được hiểu là: quá trình mở rộng cơ hội lựa chọn và
nâng cao năng lực lựa chọn cho con người. Điều đó có nghĩa là khi con người có
nhiều cơ hội lựa chọn thì điều kiện PTCN sẽ cao hơn, khi con người có năng lực
lựa chọn cao hơn đồng nghĩa với việc trình độ phát triển con người cũng tăng lên.
Cũng trong năm 1990, UNDP đưa ra chỉ số phát triển con người (HDI) để
đo trình độ phát triển con người, thể hiện trên ba khía cạnh: thu nhập, tuổi thọ và
giáo dục. Đến nay, rất nhiều các chỉ số khác đã được bổ sung để làm rõ hơn, cụ
thể hơn, chính xác hơn trình độ phát triển con người. Tuy nhiên, về cơ bản người


ta vẫn sử dụng ba tiêu chí thu nhập, tuổi thọ và giáo dục để đánh giá sự phát triển
con người của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Những chỉ số khác chỉ là bổ sung nhằm
làm rõ những khía cạnh, những sắc thái khác nhau của ba chỉ số cơ bản nêu trên
Phát triển con người là sự phát triển mang tính nhân văn. Đó là sự phát triển
vì con người, của con người và do con người. Quan điểm phát triển con người
nhằm mục tiêu mở rộng cơ hội lựa chọn cho người dân và tạo điều kiện để họ
thực hiện sự lựa chọn đó (có nghĩa là sự tự do). Những lựa chọn quan trọng nhất
là được sống lâu và khỏe mạnh, được học hành và có cuộc sống ấm no.
Năm đặc trưng của quan điểm phát triển con người là:
Con người là trung tâm của sự phát triển.
Người dân vừa là phương tiện vừa là mục tiêu của sự phát triển.
Việc nâng cao vị thế của ngưòi dân (bao hàm cả sự hưởng thụ và cống
hiến).
Chú ừọng tạo lập sự bình đẳng cho mọi người dân về mọi mặt: tôn giáo,
dân tộc, giới tính, quốc tịch...
Tạo cơ hội lựa chọn tốt nhất cho người dân về: kinh tế, chính trị, xã hội,

văn hóa, tư tưởng.
Lịch sử xã hội loài người đã trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, nhưng tất cả đều
hướng tới một mục đích chung đó là: “nâng cao giá trị của con người”. Gắn với
tùng giai đoạn, nền kinh tế thế giới trải qua các mô hình phát triển. Dưới đây là
các mô hình phát triển điển hình của nền kỉnh tế thế giới vào những năm nửa cuối
của thế kỉ XX:
Thời kì 1950- 1970: Khi thế giới chỉ mới thoát khỏi đống tro tàn đổ nát của
cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai. Nhiều quốc gia bị tàn phá nặng nề, kể cả
một số quốc gia mà bây giờ trình độ phát triển đứng hạng cao nhất thế giới. Do bị
chiến ừanh hủy hoại nhiều tài sản và của cải, người dân của nhiều chủng tộc bị
bần cùng, lâm vào hoàn cảnh khó khăn, túng thiếu và đói nghèo. Cho nên, chính
sách ưu tiên của nhiều quốc gia thời kì sau chiến tranh này là đáp ứng đủ các nhu
cầu thiết yếu, cơ bản nhất của người dân. Do vậy, mô hình phát triển của thời kì
này là đáp ứng nhu càu thiết yếu.
Mục tiêu là phát triển của nhiều Chính phủ là cung cấp nhiều hơn, đày đủ


hơn những nhu cầu cơ bản về vật chất, kinh tế và các nhu cầu dịch vụ xã hội cho
dân chúng của nước mình. Do mô hình phát triển và mục tiêu chính sách như vậy,
nên hậu quả xã hội là nguồn vốn con người ít được cải thiện, tức là vấn đề y tế,
sức khỏe, giáo dục, đảm bảo về mặt xã hội cho con người được thực hiện chậm
chạp. Do đó, hậu qủa kinh tế đối với quá trình phát triển là tăng trưởng chậm, có
thể nói hầu như bằng không, không có tăng trưởng gì đáng kể.
Thời kì 1970-1990: Nhiều quốc gia bắt đàu chú trọng tới việc tăng trưởng.
Hình tượng các con rồng, các con hổ trên thế giới đều xuất hiện ở thời kì này.
Không những chính sách của các quốc gia là tập trung vào tăng trưởng kinh tế,
mà các tập đoàn, các công ti cũng tập trung vào tăng trưởng. Vĩ vậy, mô hình phát
triến trên thế giới của thời kì này là tăng trưởng kinh tế.
Mục tiêu phát triển và chính sách phát triển của phần lớn các quốc gia là bỏ
trôi các nhu cầu cơ bản, coi nhu cầu thiết yếu của con người là thứ cấp đáp ứng

khát vọng tăng trưởng kinh tế. Họ cho rằng mọi nhu cầu sẽ được đáp ứng khi có
tăng trưởng cao. Trong giai đoạn này, việc so sánh trình độ phát triển giữa các
quốc gia thông qua so sánh tăng trưởng, so sánh tốc độ tăng trưởng GDP bình
quân đàu người. Ban đầu thì sử dụng tỉ giá hối đoái trung bình năm, sau tiến đến
sử dụng sức mua tương đương (PPP - Purchasing Power Parities) để tính chuyển
phục vụ so sánh, vì nhiều chuyên gia cho rằng làm như vậy sẽ chính xác hơn, khi
sử dụng sức mua tương đương là đã loại bỏ sự chênh lệch giá giữa các quốc gia
hay vùng lãnh thổ với nhau. Ta vẫn hay gọi nôm na là đưa về cùng một mặt bằng
so sánh. Trong thời kì này, người ta đã đánh đồng giữa phát triển và tăng trưởng
kinh tế, người ta coi tăng trưởng kinh tế chính là phát triển.
Chính vì vậy, các quốc gia đều tập trung toàn lực cho tăng trưởng kinh tế, bỏ
mặc những vấn đề nhu cầu thiết yếu của con người, nên hậu quả xã hội làm tăng
thêm sự bất bình đẳng xã hội, tăng thêm đói nghèo trong dân chúng, sự chênh
lệch giữa người giàu và người nghèo ngày càng lớn.
Thời từ từ 1990 đến nay: Người ta bừng tỉnh ra rằng, chỉ có tăng trưởng
kinh tế không thì không thể giải quyết được hết vấn đề, mà còn làm trầm trọng
thêm tình ừạng đói nghèo và bất bình đẳng xã hội. Tăng trưởng không hoàn trùng
khớp với phát triển, mà chỉ là một mảng của phát triển, dù quả thật đó là một
mảng rất quan trọng. Do đó, người ta thay đổi hẳn quan niệm về phát triển. Thừa
nhận tầm quan trọng của phát triển là tăng trưởng kinh tế (GDP), mà từ xưa tới
nay người ta vẫn sử dụng tiêu chí GDP và tăng GDP này đế phân biệt các nước
phát triển và các nước đang phát triển, nhung người ta còn nhấn mạnh khía cạnh
xã hội của sự phát triển (đói nghèo, sức khỏe, bất bình đẳng giới, bất bình đắng xã


hội, cơ hội phát triển...). Khái niệm phát triến được mở rộng từ thuần túy tăng
trưởng ấy sang cả việc cải thiện các khía cạnh xã hội của cuộc sống, người ta định
nghĩa là phát triển con người (Human Development).
Vì vậy mô hình phát triển của các quốc gia trong giai đoạn này là mô hình
phát triến con người. Mục tiêu chính sách của các quốc gia là làm thế nào để mở

rộng phạm vi lựa chọn của người dân, và nâng cao năng lực lựa chọn cho người
dân, để họ đạt tới chất lượng cuộc sống tốt hơn.
Kết quả về mặt xã hội: nâng cao nguồn vốn con nguời và giảm tỉ lệ nghèo
đói ừong dân chúng. Nâng cao nguồn vốn con người thực chất là nâng cao tuổi
thọ, nâng cao sức khỏe, và đặc biệt là nâng cao trình độ dân trí để có khả năng
tiếp cận với mục tiêu lựa chọn.
Kết quả về mặt kinh tế: là tạo điều kiện để xã hội phát triển một cách bền
vũng, môi trường được bảo vệ và các nguồn tài nguyên thiên nhiên được bảo toàn
được cho các thế hệ mai sau.
Quan niệm mới về phát triển con người bao hàm nhiều khía cạnh:
Thứ nhất: Quan niệm này nhấn mạnh mục tiêu của phát triển là vì con
người, vì việc cải thiện chất lượng cuộc sống của con người một cách bền vững.
Thứ hai: Phát triển con người phải do chính con người thực hiện, có nghĩa là
mọi người dân đều có cơ hội mở rộng được tham gia tích cực và sáng tạo vào quá
trình phát triển. Đây cũng chính là khía cạnh của dân chủ. Chính sách Nhà nước
phải nhằm vào hướng tạo mọi điều kiện khuyến khích toàn dân tham gia vào quá
trình phát triển. Cơ chế thị trường có ưu điểm là thúc đầy nền sản xuất có hiệu
quả, mọi người đều có cơ hội làm ăn, song nhược điểm cũng là sự cạnh tranh
khốc liệt và sự tự do dễ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng về xã hội: thất nghiệp, bất
bình đẳng, suy thoái môi trường..., nên phải có sự quản lí Nhà nước là hoàn toàn
đúng đắn và có sự sáng tạo không ngừng.
Thứ ba: Quan niệm mới về phát triển con người dựa ừên cách tiếp cận toàn
diện, cụ thể là đề cập đến sự mở rộng không gian lựa chọn bao trùm tất cả khía


cạnh của đời sống xã hội: kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, y tế, môi trường....
Trong mối liên hệ tác động qua lại chứ không chỉ giới hạn trong phạm vi kinh tế.
Cách tiếp cận toàn thể còn bao hàm nghĩa khác là tính đến tất cả mọi người,
không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, giai cấp, giới tính, quốc tịch hay thế hệ con
người. Quan niệm toàn thể còn có nghĩa: phát triển là quá trình bền vững, được

duy trì từ thế hệ này sang thế hệ khác, nghĩa là không tổn hại đến môi trường.
Thứ tư: Ớ đây phân biệt dứt điểm khái niệm phát triển con người và phát
triển nguồn nhân lực (hay còn gọi là nguồn vốn con người), mặc dù con người là
động lực quan trọng nhất của tăng trưởng kinh tế. Kinh nghiệm của các nước phát
triển cho thấy chỉ tiêu cho con người không phải là tiêu dùng đơn thuần, mà là
một khoản đầu tư để hình thành một loại nguồn vốn quan trọng có khả năng sinh
sản ra nguồn vốn thu nhập trong tương lai - đó là nguồn vốn con người thông qua
việc tạo lập kĩ năng, kiến thức, kinh nghiệm, năng lực sáng tạo. Đầu tư vào con
người được thông qua các hoạt động giáo dục, y tế, đảm bảo việc làm, cuộc
sống... là cách đầu tư thiết thực nhất, hiệu quả nhất đảm bảo tăng trưởng kinh tế
nhanh và bền vững của các quốc gia. Cái khác biệt căn bản giữa phát triển con
người và phát triển nguồn nhân lực là ở chỗ phát triển con người thì con người là
mục tiêu có quyền và có nhu cầu được hưởng thụ, còn phát triển nguồn nhân lực
thì con người được nhìn nhận như một nguồn vốn cũng như các nguồn vốn khác,
dù rằng quan trọng.
Từ những nhận thức ấy, trên góc độ thống kê, để phản ánh phát triển con
người phải có thước đo chuẩn về nâng cao năng lực lựa chọn và mở rộng phạm vi
lựa chọn của con người (thu nhập, tuổi thọ và trình độ tri thức cíõng như các khía
cạnh liên quan khác). Thước đo chuẩn đó được Chương trình phát triển của Liên
họp quốc (UNDP) sử dụng chính là chỉ số phát triển con người.
1.1.2.2. Quan điểm của Việt Nam

Trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước, Đảng Cộng sản Việt
Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam luôn luôn khẳng định:
con người là trung tâm của phát triển, con người là mục tiêu và đồng thời cũng là
động lực của phát triển.
Bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa của
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định các mục tiêu phát triển tối cao mà Việt Nam
hướng tới là đảm bảo các quyền con người: quyền được sống trong độc lập tự do,
thoát khỏi ách áp bức nô lệ, quyền được đảm bảo các điều kiện sống trong sự bình



đẳng, quyền được mun cầu và quyền được hưởng hạnh phúc.... Do vậy, quan
điểm phát triển con người của Đảng và Nhà nước ta là không mâu thuẫn với
những điếm đã nêu trong quan niệm về phát triến con người của UNDP và có thể
khẳng định rằng tư tưởng phát triển con người đã được nhân dân ta theo đuổi kể
từ khi thành lập nhà nước dân chủ nhân dân đàu tiên ở Đông Nam Á.
Xuất phát từ mục tiêu của cách mạng Việt nam do Đảng Cộng sản Việt Nam
lãnh đạo, đường lối phát triển xây dựng là: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
băng, văn minh”. Nhà nước của dân, do dân và vì dân với phương châm “dân biết,
dân bàn, dân làm, dân kiểm ừa” đã ừở thành nền tảng của dân chủ của của sinh
hoạt trong đời sống hàng ngày trên tất cả các lĩnh vực. Lựa chọn của dân tộc ta là
sự lựa chọn tự nguyện, chính đáng lấy mục tiêu độc lập dân tộc phải gắn liền với
chủ nghĩa xã hội, vì chỉ có độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội mới đem lại những
điều đã nêu trong định nghĩa phát triển con người.
Trong giai đoạn mới của lịch sử dân tộc, sự lựa chọn của nhân dân ta là đổi
mới, với sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và chỉ đạo toàn dân thực hiện.
Sự lựa chọn của nhân dân Việt Nam được thể hiện đầy đủ trong đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta, ừong vấn đề phát triển sản xuất,
trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong chính sách hội nhập quốc tế,
trong các chính sách xã hội như: xóa đói giảm nghèo, giữ gìn bản sắc văn hóa dân
tộc, vì văn hóa là linh hồn của dân tộc, bản sắc dân tộc là cái thiêng liêng duy nhất
mà tự ngàn đời người dân Việt Nam rất đỗi tự hào. Những thành tự ừong công
cuộc đổi mới hay những vấn đề trong việc mở rộng khả năng lựa chọn cho người
dân, nâng cao khả năng và năng lực lựa chọn cho người dân đã thể hiện rất rõ
ữong những năm qua và được thế giới công nhận, không ai có thể phủ nhận.
Trong tiến trình đổi mới căn bản toàn diện, sâu sắc đất nước, Đảng Cộng sản
Việt Nam đã mở rộng mục tiêu hướng tới phát triển của con người, vì con người
và do con người, đó là:
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Đảng Cộng sản lãnh đạo, cơ chế một đảng.
Tự do lựa chọn chế độ chính trị.
Giữ gìn văn hóa và bản sắc dân tộc.
Phát triển con người phải trên góc độ tổng thể, không phân biệt giai cấp,
tầng lớp dân cư, không phân biệt dân tộc, giàu nghèo, giới tính, tín ngưỡng, tôn


giáo...
Tinh thần làm chủ tập thể, dân chủ cơ sở (là sự tham gia của dân chúng vào
các quyết sách của đất nước).
Phát triển con người là sự nghiệp của đổi mới.
Để theo dõi và đánh giá việc thực hiện các chính sách của Đảng, Chính phủ,
việc tính toán chỉ số HDI ở nước ta đã trở thành vấn đề bức bách. Chỉ số phát
triển con người là công cụ hữu hiệu trong việc điều hành nền kinh tế quốc dân
nhằm mục tiêu phát triển vì con người và mang đậm tính nhân văn, dựa vào chỉ số
phát triển con người HDI, chính quyền các cấp, từ Trung ương đến cơ sở có thế
đề ra các chính sách thích họp đảm bảo mục tiêu dân giàu nước mạnh.
HDI đã trở thành một trong những chỉ tiêu quan trọng trong hệ thống chỉ
tiêu phát triển của nước ta, của hiệp hội các nước ASEAN, của khu vực và trên
toàn thế giới.
HDI đã đi vào chiến lược hành động và phát triển của đất nước ta, kể các
chiến lược tổng quan lẫn các chiến lược phát triển trong từng lĩnh vực.
Tư tưởng phát triển con người đã được thể hiện rõ trong các văn kiện của
Đảng và Nhà nước. Một ừong những mục tiêu cụ thể của Chiến lược phát triển
kinh tế-xã 10 năm 2001 - 2010 là: “nâng lên đáng kể chỉ số phát triển con người
(HDI) của nước ta [3, Tr.36]”.
Trong Chiến lược phát triển dân số 2001 - 2010, Chính phủ cũng đề ra mục
tiêu đến năm 2010 phấn đấu đưa chỉ số phát triển con người nước ta lên mức từ
0,70 đến 0,75 tức là mức trung bình khá của thế giới hiện nay và xấp xỉ bằng mức
hiện nay của Thái Lan.

1.2.
Chỉ sổ phát triển con ngưòi
1.2.1.
Mục đích và ý nghĩa của chỉ số phát triển con người

1.2.1.1. Mục đích của chỉ sổ phát triển con người.
Phát triển con người là sự phát triển mang tính nhân văn vĩ con người, của
con người và do con người. Phát triển con người được nhìn nhận trên góc độ của
phát triển kinh tế.xã hội nhấn mạnh vào các cơ hội: được sống lâu và khỏe mạnh;
được học hành; có cuộc sống ấm no. Nhằm phản ánh điều này, năm 1990, nhà
kinh tế người Pakistan là MahbubulHaq đã xây dựng chỉ tiêu Chỉ số phát triển con
người, thước đo tổng quát về sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia. Từ đó
Chỉ số phát triển con người đã được sử dụng để phản ánh và so sánh quốc tế về
thành tựu phát triển con người, tiến bộ xã hội ở hàu hết các quốc gia trên thế.
Đổ so sánh một cách tổng họp tình hình phát triển kinh tế - xã hội của các
quốc gia trên thế giới. Hay nói cách khác, dựa vào kết quả tính toán chỉ số HDI
cho vùng quốc gia hay vùng lãnh thổ, cơ quan HDR hàng năm tiến hành xếp hạng


trinh độ phát triển kinh tế - xã hội. Theo các báo cáo của HDR trong những năm
gần đây, chỉ số HDI mới tính toán cho khoảng 180 quốc gia hay vùng lãnh thổ
trong tổng số hơn 200 nước ừên thế giới và Việt Nam chúng ta chỉ tiêu GDP bình
quân đầu người tính theo sức mua tương đương tính theo sức mua tương đương
xếp vào nhóm 25 quốc gia nghèo nhưng chỉ số HDI ở mức trung bình (trên 100).
Để phân tích các yếu tố tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Giả sử, từ
công thức tính HDI trên cơ sở lấy số bình quân của ba chỉ số thành phần. Tuổi thọ
(li). Tri thức (I2) và GDP bình quân đầu người tính theo sức mua tương đương
(I3) sẽ cho nhận xét cụ thể về các mặt sau:
Nếu 2 nước có cùng chỉ số HDI như nhau, nhưng các chỉ số thành phần (li,
tvà I3) khác nhau sẽ có nhận xét như sau:

Nếu Ir> IiCỎ thế rút ra kết luận: môi trường sống, tình hình xã hội, chăm
sóc sức khỏe của nước thứ nhất tốt hơn nước thứ hai.
Nếu II > Il và I2 -12 kéo theo Ỉ3'< I32 thì chúng ta dễ dàng rút ra nhận xét: tuy
nước thứ hai có nền kinh tế phát triển khá hơn nước thứ nhất, nhưng vấn đề môi
trường, chăm sóc sức khỏe và y tế kém hơn nước thứ nhất.
Nếu Ii‘> li và 13'= I3 kéo theo l2< I2 thì chúng ta có thể rút ra nhận xét: tuy
hai nước có mức độ phát triển như nhau, nhưng nước thứ nhất chú trọng nhiều
đến môi trường, xã hội còn nước thứa hai chú trọng đến vấn đề giáo dục.
Với cách làm tương tự, có thể đi sâu phân tích nhiều ngữ cảnh khác nhau và
đưa ra khuyến cáo có giá trị về chính sách, kinh tế, xã hội, môi trường, văn hóa...
Có thể khẳng định rằng, nếu tính toán được chỉ số HDI sẽ cung cấp cho
chúng ta nhiều tư liệu quý đế phân tích đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã
hội và đây là điều thu hút sự quan tâm của nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới.
1.2.1.2. Ý nghĩa của chỉ sổ phát triển con người

Chỉ số phát triển con người (Human De-velopment Index), ngày nay là công
cụ nhân văn có ý nghĩa thời đại để quản lý phát triển kinh tế - xã hội cộng đồng.
Chỉ số này dù chỉ được biểu diễn bởi một con số, nhưng nó phản ánh tổng hợp
thành tựu kinh tế - xã hội, cả về số lượng và chất lượng.
HDI là thước đo tổng họp trình độ phát triển của thế giới, của một khu vực,
một quốc gia hay một vùng, một tỉnh, một địa phương. Thay thế cho tiêu chí phát
triển chỉ thuần túy sử dụng tốc độ tăng trưởng kinh tế thông qua GDP. Vì là thước
đo tổng họp của sự phát triển, nên HDI được sử dụng để làm công cụ quản lí và
đề ra chính sách. Trên cơ sở tĩnh toán HDI và các chỉ số thành phần, các nhà quản
lí và những người đề ra chính sách dễ dàng phát hiện những khía cạnh non yếu để
từ đó có những giải pháp thích họp nhằm nâng cao năng lực lựa chọn cho người
dân và mở rộng phạm vi lựa chọn cho người dân.


HDI được sử dụng là một trong những chỉ tiêu thống kê quan trọng của các

hệ thống chi tiêu phát triển của thế giới, của khu vực, các hiệp hội: Liên họp quốc,
ASEAN.
HDI được đưa vào mục tiêu phấn đấu trong các Chiến lược phát triển ngắn
hạn, trung hạn cũng như dài hạn của các quốc gia.
HDI được sử dụng trong các công trình phân tích kỉnh tế - xã hội.
HDI được sử dụng để so sánh quốc tế trình độ phát triển giữa các khu vực,
các nhóm nước, các quốc gia, hay thậm chí giữa các vùng và các tỉnh, thành phố
trong một quốc gia.
Như vậy, việc tính toán HDI ở nước ta hiện nay đã trở thành vấn đề cấp thiết
để theo dõi quá trình thực hiện các mục tiêu Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
mà Đảng và Chính Phủ đề ra, để hội nhập với cộng đồng quốc tế, nhất là trong
giai đoạn hiện nay của quá trinh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước trong
bối cảnh toàn cầu hóa.

1.2.2.
1.2.2.1.

Phương pháp tính chỉ số HDI
Phương pháp tỉnh chỉ sổ HDI trên thế giới

Để đo lường thành tựu phát triển con người, từ năm 1990 Chương trình phát
triển của Liên hợp quốc đã đưa ra phương pháp tính chỉ số phát triển con người
(Human Development Index - HDI). Đây là chỉ số tổng họp phản ánh trình độ
phát triển của con người và cũng phản ánh mức độ đạt được những khát vọng
chung của loài người là có mức sống cao, có học vấn cao, có sức khỏe dồi dào, xã
hội lành mạnh, phát triến văn hóa cộng đồng. Hiện nay, ữên thế giới đã và đang
sử dụng một số mô hình sau đề tính HDI:
Tỉnh chỉ sổ HDI theo mô hình 3 nhân tố - Mô hình tam giác: bao gồm: sức
khỏe, giáo dục, thu nhập.
về sức khỏe: nếu con người được mạnh khỏe thì cuộc sống trường thọ.

Ngược lại, trường thọ là một biểu hiện của một cơ thể khỏe mạnh. Vì vậy, sức
khỏe được “lượng hóa” bằng chỉ tiêu tuổi thọ trung bình hay còn gọi là kì vọng
sống trung bình được tính từ khi sinh ra.
về giáo dục: được đánh giá bằng kiến thức, hay còn được gọi là trình độ
tri thức, là sự tổng họp theo tỉ lệ biết chữ của người lớn (với quyền số 2/3) và tỉ
lệ nhập học của tất cả các cấp (tiểu học, trung học và đại học với quyền số tổng


cộng chung là 1/3).
về thu nhập: được đo bằng chỉ số GDP bình quân đàu người tính thực tế
theo sức mua tương đương (PPP - Purchasing Power Parity và thường đưa về
USD).
Công thức tính chỉ số HDI:
Chỉ số phát triển con người (Viết tắt theo tiếng Anh là HDI - Human
development index) là thước đo tổng họp về sự phát triển kinh tế xã hội của một
quốc gia hay vùng lãnh thổ trên các phương diện thu nhập (thể hiện qua GDP
bình quân đầu người); tri thức (thể hiện qua chỉ số học vấn) và sức khoẻ (thể hiện
qua tuổi thọ bình quân tính từ lúc sinh) của con người. HDI được tính theo công
thức:
HDI = —(HD^ +HDI2 +HDI3)
3

Trong đó:
HDIi - chỉ số GDP bình quân đầu người (GDP tính theo phương pháp sức
mua tương đương có đơn vị tính là USD).
HDỈ2 - chỉ số học vấn (chỉ số tri thức) được tính bằng cách bình quân hóa
giữa chỉ số tỷ lệ biết chữ (biết đọc, biết viết của dân cư) với quyền số là 2/3 và
chỉ số tỷ lệ người lớn (24 tuổi trở lên) đi học với quyền số là 1/3.
HDI3- chỉ số tuổi thọ bình quân tính từ lúc sinh (kỳ vọng sống tính từ lúc
sinh).

HDI nhận giá trị từ 0 đến 1. HDI càng gần 1 có nghĩa là trình độ phát
triển con người càng cao, trái lại càng gần 0 nghĩa là trình độ phát triển con
người càng thấp.
Công thức tính các chỉ số thành phần (HDIi, HDỈ2, HDI3) như sau:
_ lg(GDPthựctế)-lg(GDPmin)
1
~~ lg(GDPmax)-lg(GDPmin)

Từng chỉ số về tỷ lệ biết chữ và tỷ lệ người lớn đi học được tính toán
riêng biệt nhưng đều theo công thức khái quát sau đây:
L thưc tế - L min
HUL —----------------------

Lmax - L min

Ở đây: L - tỷ lệ người lớn đi học hoặc tỷ lệ biết chữ của dân cư.
ur.1 _ T thưc tế - T min
T max - T min

Ở đây: T- tuổi thọ bình quân tính từ lúc sinh
Các giá trị tối đa (max) và tối thiểu (min) của các chỉ tiêu liên quan để
tính HDI được quy định như sau:


×