Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Báo cáo thực tế nghề nghiệp phòng đăng ký kinh doanh sở kế hoạch đầu tư tỉnh thừa thiên huế (2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (316.21 KB, 16 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN
------------------

BÀI BÁO CÁO
THỰC TẾ NGHỀ NGHIỆP
ĐỊA ĐIỂM:
SỞ KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Thị Minh Hồng
Lớp: K46A – Kế hoạch đầu tư

Huế, 2015


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN
------------------

BÀI BÁO CÁO
THỰC TẾ NGHỀ NGHIỆP
ĐỊA ĐIỂM:
SỞ KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Giáo viên hướng dẫn
Th.S Hồ Trọng Phúc

Sinh viên thực hiện:


Nguyễn Thị Minh Hồng
Lớp: K46A – Kế hoạch đầu tư

Huế, 2015

2


MỤC LỤC:

3


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại Học Kinh
Tế - Đại Học Huế, Khoa Kinh Tế và Phát Triển đã taọ mọi điều kiện thuận lợi nhất
cho bản thân em có một môi trường học tập và nghiên cứu có hiệu quả nhất.
Em xin gửi lời cảm ơn đến cơ sở thực tế nghề nghiệp : Sở Kế Hoạch Đầu Tư
tỉnh Thừa Thiên Huế, phòng chuyên môn : phòng Đăng Kí Kinh Doanh đã tạo cơ
hội cho em được học tập, tìm hiểu và làm việc để tìm hiểu kĩ hơn về chuyên ngành
học Kế Hoạch Đầu Tư của mình. Qua đó em có thể nhận thức một cách đầy đủ
nhất về các khía cạnh quy trình làm việc về những dự án đầu tư, quy trình đăng kí
doanh nghiệp và các lĩnh vực kinh tế liên quan.
Em xin cảm ơn thầy giáo Ths Hồ Trọng Phúc đã hướng dẫn tận tình để em có
thể hoàn thành quá trình thực tế nghề nghiệp này. Hy vọng thông qua những tìm
hiểu, học hỏi và nỗ lực trong khoảng thời gian qua , em có thể hiểu rõ hơn về
những công việc liên quan đến lĩnh vực ngành Kinh Tế, cụ thể là quy trình, cách
thức về việc Đăng Ký Kinh Doanh đối với doanh nghiệp, qua đó có thể hình dung
về được các công việc liên quan. Cùng với đó là những quan điểm, đánh giá và đúc
rút kinh nghiệm của bản thân thông qua quá trình thực tế nghề nghiệp này.

Bên cạnh đó, với những giới hạn về kiến thức và thời gian, trong quá trình
nghiên cứu và tìm hiểu thực tế nghề nghiệp, em không tránh khỏi những sai sót.
Mong thầy cô và ban lãnh đạo cơ quan góp ý tận tình để em có thể hoàn thiện hơn
về kiến thức của mình.
Em kính chúc sức khỏe Ban lãnh đạo cơ quan, Ban giám hiệu nhà trường và
thầy giáo Ths Hồ Trọng Phúc.
Sinh viên
Nguyễn Thị Minh Hồng

4


PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1. Khái quát về cở sở thực tế nghề nghiệp:
- Địa điểm thực tế : Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế
Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh
có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý
nhà nước về kế hoạch và đầu tư, gồm: tổng hợp về quy hoạch, kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội; tổ chức thực hiện và đề xuất về cơ chế, chính sách quản lý kinh tế
- xã hội trên địa bàn tỉnh; đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài ở địa phương; quản
lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), nguồn viện trợ phi Chính phủ; đấu
thầu; đăng ký kinh doanh trong phạm vi địa phương; tổng hợp và thống nhất quản
lý các vấn đề về doanh nghiệp, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; tổ chức cung ứng
các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở theo quy định của pháp
luật.
- Địa chỉ : Đường Tôn Đức Thắng, Thành phố Huế .
- Điện thoại : ( 84 – 54 ) 3822538
- Email :
- Website : skhdt.thuathienhue.gov.vn
- Cơ cấu tổ chức bộ máy Sở :

Sở Kế hoạch và Đầu tư có Giám đốc và không quá 03 (ba) Phó Giám đốc :
+ Giám Đốc Sở : Ông Nguyễn Văn Phương
Giám đốc Sở là người đứng đầu Sở, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân,
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Sở;
chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân
tỉnh và Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo quy định.
+ Phó Giám Đốc Sở : Ông Lê Đình Khánh
Ông Nguyễn Quang Cường
Ông Phan Thiên Định
Phó Giám đốc Sở là người giúp Giám đốc Sở, chịu trách nhiệm trước Giám
đốc Sở và trước pháp luật về các nhiệm vụ được phân công; khi Giám đốc Sở
vắng mặt, một Phó Giám đốc Sở được Giám đốc ủy nhiệm điều hành các hoạt
động của Sở.
- Tổ chức bộ máy của sở gồm:
+ Văn phòng;
+ Thanh tra;
5


+ Phòng Đăng ký kinh doanh;
+ Phòng Tổng hợp;
+ Phòng Kinh tế ngành;
+ Phòng Quản lý và Giám sát Đầu tư
+ Phòng Văn xã;
+ Phòng Kinh tế đối ngoại;
+ Phòng Xây dựng cơ bản.
1.2 Mục đích cần đạt được trong đợt thực tế nghề nghiệp:
- Mục đích chung:
+ Vận dụng các kiến thức đã tích lũy được vào việc làm thực tế. Làm quen
với môi trường công việc cơ quan, văn phòng. Thực hiện các yêu cầu, tác phong

nghề nghiệp, tác phong làm việc tại cơ quan.
+ Trau dồi kiến thức bản thân về các lĩnh vực liên quan đến kế hoạch đầu tư
đối với dự án, các quy trình, các thủ tục, các loại hình thành lập, các văn bản pháp
luật về kinh tế, nhờ đó áp dụng vào trong quá trình thực tế nghề nghiệp nhằm đúc
rút kinh nghiệm, kết quả, đánh giá được năng lực bản thân trong quá trình này.
+ Khảo sát, đánh giá chung về cơ sở thực tế nghề nghiệp để có thể hình thành
về công việc liên quan đến lĩnh vực ngành học: Kế hoạch đầu tư.
+ Hình thành cho bản thân về thế mạnh, các xử lí công việc nhằm áp dụng
cho việc tìm kiếm việc làm sau này.
- Mục đích cá nhân:
Trong 3 năm ngồi trên ghế nhà trường với chuyên ngành Kế Hoạch Đầu Tư,
em đã được học rất nhiều môn học về các kỹ năng trong lĩnh vực như môn : Kế
hoạch hóa phát triển kinh tế - xã hội, Kinh tế đầu tư, Lập và phân tích dự án đầu
tư , Quy hoạch và phát triển, Kinh tế công cộng, Quản lý dự án đầu tư… Tuy đã
nắm vững các nguyên tắc, kỹ thuật và quy trình tính toán trên lý thuyết nhưng
chưa có cơ hội áp dụng vào thực tế, cụ thể là đối với dự án đầu tư để tìm hiểu cụ
thể, hay các quy trình, các việc làm cần thiết liên quan đến ngành học. Vì vậy,
thông qua đợt thực tế nghề nghiệp này, em muốn có cơ hội để trải nghiệm và áp
dụng những gì đã học được vào thực tế, từ đó tìm hiểu sự khác biệt về thực tế và
6


những gì chúng em đã được học được trên lý thuyết, so sánh và rút ra kết luận
cũng như những kinh nghiệm cần thiết cho bản thân sau này. Đồng thời cũng
thông qua đợt thực tế nghề nghiệp này, em muốn học hỏi và trau dồi thêm một số
kỹ năng cần thiết như kỹ năng giao tiếp, tác phong làm việc, trau dồi kiến thức và
kinh nghiệm xử lí thực tế. Và muốn biết được các lĩnh vực liên quan về việc đầu
tư, quản lý dự án, các công đoạn, thủ tục để thực hiện một dự án đầu tư hay thành
lập các doanh nghiệp, công ty .Vì vậy em đã lựa chọn Sở kế hoạch đầu tư tỉnh
Thừa Thiên Huế để được tiếp thu và tiến hành quá trình thực tế nghề nghiệp này.

1.3. Yêu cầu để hoàn thành thực tế nghề nghiệp:
- Trước khi đến thực tế tại Sở :
+ Hệ thống lại những kiến thức về các kỹ năng muốn tìm hiểu và thực tế tại
Sở kế hoạch và đầu tư để nắm vững kiến thức mảng về lý thuyết.
+ Xác định những nhu cầu về kỹ năng muốn đạt được trong quá trình thực tế
nghề nghiệp tại Sở.
+ Tìm hiểu trước những thông tin liên quan đến Sở kế hoạch đầu tư để hiểu rõ
hơn tình hình hoạt động ,làm việc của Sở như thế nào.
- Trong khi thực tế tại Sở :
+ Đi thực tế đúng giờ vào các buổi được phân công thực tế tại Sở
+ Lắng nghe những thông tin, góp ý, hướng dẫn của các chuyên viên của Sở.
+ Đặt câu hỏi nếu có bất kì thắc mắc về hướng tìm hiểu,cách làm việc của bản
thân để có thể phù hợp với cơ quan.
+ Ghi chép các thông tin, quy trình làm việc, các hiểu biết về lĩnh vực chuyên
môn, ngành nghề kinh tế của các anh chị chuyên viên hướng dẫn trong quá trình
làm việc, thực hiện công việc. Thực hành những gì đã quan sát và học tập được.
Qua đó đưa ra nhận xét và rút ra kết luận cho bản thân.
- Sau khi đi thực tế tại Sở :
+ Hệ thống lại tất cả những kiến thức và kỹ năng đã học được trong quá trình
tham gia thực tế nghề nghiệp tại Sở kế hoạch và đầu tư. Đối chiếu với những mong
muốn của bản thân trước khi đến cơ quan thực tế để xem bản thân đã rút ra được.
+ Hoàn thành báo cáo cá nhân cho đợt thực tế nghề nghiệp.
1.4. Thời gian thực tế nghề nghiệp:

7


Thời gian thực tập nghề nghiệp: 8 Tuần (từ 15/8/2015 đến 10/10/2015)

8



PHẦN 2: KẾT QUẢ THU ĐƯỢC TỪ ĐỢT THỰC TẾ NGHỀ NGHIỆP
2.1. Khái quát về địa điểm thực tế nghề nghiệp: Phòng ĐĂNG KÍ KINH
DOANH – Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế:
- Vị trí, chức năng:
+ Phòng Đăng ký kinh doanh là phòng chuyên môn thuộc Sở Kế hoạch và
Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp
và Nghị định của Chính phủ về đăng ký kinh doanh, có chức năng giúp Lãnh đạo
Sở trong công tác quản lý nhà nước lĩnh vực đăng ký kinh doanh, chứng nhận đầu
tư trong nước, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp ở địa phương doanh theo quy định
của Luật Doanh nghiệp và Nghị định của Chính phủ về Đăng ký kinh doanh.
+ Phòng Đăng ký kinh doanh chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công
tác của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư; có trách nhiệm chủ động phối hợp với
các phòng, đơn vị thuộc Sở và các đơn vị, địa phương có liên quan, đáp ứng yêu
cầu công tác của Phòng, của Sở và cải cách hành chính.
+ Phòng Đăng ký kinh doanh có tài khoản và con dấu riêng.
- Nhiệm vụ của phòng Đăng Kí Kinh Doanh:
+ Hướng dẫn, tiếp nhận, thụ lý và trả hồ sơ cấp giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp (bao gồm cả thành lập mới, đăng ký thay đổi, tạm ngưng và thu hồi).
+ Hướng dẫn, tiếp nhận, thụ lý, tổng hợp ý kiến thẩm tra, dự thảo giấy chứng
nhận đầu tư và trả hồ sơ cấp mới, điều chỉnh, thu hồi giấy chứng nhận đầu tư trong
nước.
+ Cung cấp dịch vụ công trực tuyến, hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp hoàn
chỉnh hồ sơ đăng ký kinh doanh qua mạng.
+ Chủ trì, phối hợp với phòng chuyên môn liên quan thẩm định các đề án
thành lập, sắp xếp, tổ chức lại doanh nghiệp nhà nước do tỉnh quản lý; Tham mưu
xây dựng kế hoạch, tổng hợp đánh giá tình hình sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh
nghiệp nhà nước.
+ Phối hợp với các phòng chuyên môn kiểm tra, theo dõi tình hình thực hiện

đầu tư của các doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
+ Xây dựng, cập nhật, lưu trữ và quản lý thông tin về đăng ký doanh nghiệp,
chứng nhận đầu tư trong phạm vi địa bàn tỉnh; Cung cấp thông tin cho các cơ quan
nhà nước và các tổ chức cá nhân có nhu cầu.
9


+ Quản lý theo dõi việc cập nhật, xử lý thông tin hỗ trợ doanh nghiệp đối với
phần mềm Tiếp nhận thông tin và Hỗ trợ doanh nghiệp trên môi trường mạng.
- Cơ cấu tổ chức :
+ Trưởng phòng : Bà Lê Thị Hồng Mai
=> Trưởng phòng là người đứng đầu phòng, trực tiếp điều hành mọi hoạt
động chung của Phòng, chịu trách nhiệm trước Giám đốc sở, trước pháp luật về tổ
chức bộ máy, nhiệm vụ và quyền hạn công tác được giao của Phòng. Trưởng
phòng có trách nhiệm báo cáo công tác của Phòng trước Giám đốc, các Phó giám
đốc sở theo lĩnh vực được Giám đốc phân công phụ trách hoặc được Giám đốc sở
uỷ quyền.
+ Phó phòng : Ông Nguyễn Thanh Phong
=> Phó phòng là người giúp Trưởng phòng chỉ đạo, quản lý một hoặc một số
lĩnh vực công tác do Trưởng phòng phân công. Phó phòng chịu trách nhiệm trước
Giám đốc sở Kế hoạch và Đầu tư, Trưởng phòng và trước pháp luật về các nhiệm
vụ công tác được phân công.
+ Chuyên viên :
* Ông Bùi Thanh Hà – phụ trách mảng, loại hình công ty trách nghiệm hữu
hạn 2 thành viên trở lên, doanh nghiệp tư nhân.
* Bà Phan Thị Hồng Vân – phụ trách mảng kiểm tra, xử lí hồ sơ
* Bà Phạm Thị Kim Phụng – phụ trách mảng kiểm tra, xử lí hồ sơ.
* Ông Phan Hoàng Thái – phụ trách mảng tiếp nhận hồ sơ loại hình công ty
cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên.
* Bà Lê Thị Tuyết – phụ trách mảng hoàn tất, trả hồ sơ và giấy đăng kí kinh

doanh cho doanh nghiệp.
- Email phòng đăng kí kinh doanh :
- Điện thoại liên hệ : 0543.846367
2.2. Kết quả thu được về mặt chuyên môn:
- Kinh doanh là hình thức hoạt động buôn bán,môi giới, thương mại. Nhưng
dù dưới bất kì hình thức nào cũng đòi hỏi sự an toàn, tính độc quyền, tính pháp luật
và những quyền lợi trong kinh doanh. Vì thế, tất cả cần phải đăng kí kinh doanh,
có thể nói giấy phép đăng kí kinh doanh là một “ giấy thông hành” của các nhà
doanh nghiệp.
10


- Đăng kí kinh doanh là thủ tục do pháp luật quy định nhằm khai sinh về mặt
pháp lý cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp được nhà nước thừa nhận và bảo hộ về
mặt pháp lý kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận ĐKDN. Giấy chứng nhận
ĐKDN là văn bản hoặc văn bản điện tử mà cơ quan ĐKKD cấp cho doanh nghiệp
ghi lại những thông tin về ĐKKD và đăng kí thuế cho doanh nghiệp đăng kí.
- Khi đăng kí kinh doanh, doanh nghiệp phải tuân thủ các bước trình tự cũng
như hoàn tất hồ sơ theo biểu mẫu của cơ quan đăng kí, tuân thủ về các quy định
đăng kí chủ thể kinh doanh, chủ vốn, các điều kiện về tên doanh nghiệp.
- Tại phòng đăng kí kinh doanh bao gồm 5 chuyên viên phụ trách về mảng:
Tiếp nhận hồ sơ, xử lí hồ sơ và gửi trả hồ sơ. Về việc tiếp nhận hồ sơ được hướng
dẫn bởi 2 chuyên viên chính về các mảng: doanh nghiệp tư nhân, công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên,
công ty cổ phần. Bộ phận xử lí hồ sơ kiểm tra, xem xét về tính khả thi của hồ sơ
doanh nghiệp đó, được phê duyệt bởi trưởng phòng và phó phòng phụ trách
chuyên môn. Khi tiếp nhân, xử lí xong thì gửi trả hồ sơ đã hoàn thành và giấy
chứng nhận ĐKKD cho các doanh nghiệp.
- Các quy định, thủ tục, giấy tờ hợp pháp cùng với việc đăng kí tên cho doanh
nghiệp mới cần được kiểm tra kĩ lưỡng, tránh trường hợp công ty giả, tên doanh

nghiệp trùng. Được thực hiện và xử lí , kiểm tra thông qua hệ thống điện tử của Bộ
Kế hoạch và đầu tư.
- Ngoài các doanh nghiệp đăng kí mới, phòng đăng kí kinh doanh còn phụ
trách về mảng thay đổi, bổ sung thông tin đăng kí doanh nghiệp. Đối với các
trường hợp thay đổi, bổ sung sẽ được chuyên viên hướng dẫn các loại giấy tờ cần
thay đổi, được xác nhận và thay đổi so với hồ sơ đăng kí ban đầu. Hồ sơ đăng kí
ban đầu được lưu giữ ở kho hồ sơ theo các năm.
- Quy trình phối hợp tạo và cấp mã số cho doanh nghiệp. Khi hồ sơ đăng kí
doanh nghiệp đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp theo quy
định, thông tin và hồ sơ đăng kí doanh nghiệp được chuyển sang cơ sở dữ liệu của
tổng cục thuế. Tổng cục thuế có trách nhiệm tạo mã số doanh nghiệp và chuyển mã
11


số doanh nghiệp sang cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng kí doanh nghiệp để phòng
đăng kí kinh doanh cấp cho doanh nghiệp.
- Thời hạn trả hồ sơ đăng kí kinh doanh: trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ
ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng ĐKKD cấp giấy chứng nhận đăng kí doanh
nghiệp cho doanh nghiệp, đăng kí thay đổi nội dung đăng kí doanh nghiệp, chia,
tách, hợp nhất, sát nhập, chuyển đổi doanh nghiệp, đăng kí hoạt động chi nhánh,
văn phòng đại diện, thông báo thành lập địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp.
2.3. Kết quả thu được về mặt kỹ năng:
- Kỹ năng giao tiếp: kỹ năng này được tiếp thu chủ yếu bởi các anh chị
chuyên viên, cách tiếp xúc, hướng dẫn và xử lí hồ sơ khi tiếp xúc với đại diện đến
đăng kí doanh nghiệp.
+ Giao tiếp bằng ngôn ngữ:
* Giao tiếp trực tiếp: phải luôn thân thiện, cởi mở, đề xuất những ý kiến để bổ
sung cho doanh nghiệp dễ dàng hoàn thành công việc đăng kí. Giọng nói rõ ràng,
không quá to, không quá nhỏ, thể hiện thái độ hợp tác giữa 2 bên.
* Giao tiếp qua điện thoại: Khi nghe điện thoại nét mặt vẫn phải tươi cười, tỏ

ra gần gũi để tạo thiện cảm đối với doanh nghiệp, hỏi kĩ càng để tránh gây ra
những nhầm lẫn, sai sót.
* Giao tiếp qua email: Đòi hỏi chuyên viên phải có kĩ năng văn phạm tốt,
ngôn ngữ viết chuẩn, phải luôn tạo cảm giác doanh nghiệp được quan tâm và tôn
trọng.
Luôn túc trực mail để hồi đáp những thắc mắc của doanh nghiệp một cách
nhanh nhất có thể, tránh để doanh nghiệp chờ lâu và không được giải đáp.
- Kỹ năng thuyết phục, giải đáp:
+ Thuyết phục khi doanh nghiệp phàn nàn: Khi doanh nghiệp nêu lên ý kiến
cần atập trung lắng nghe để có thể phát hiện ra lỗi sai trong việc tiếp nhận, xử lí và
hoàn trả hồ sơ khi không đúng mục đích, yêu cầu của doanh nghiệp.
+ Am hiểu về các kiến thức, lĩnh vực, quy trình đăng kí, thay đổi, bổ sung để
nhằm giải đáp thắc mắc của doanh nghiệp trong các khâu tiếp nhận.
- Kỹ năng tổ chức công việc :
+ Các bộ phận, chuyên viên được phân công những mảng, lĩnh vực riêng.

12


Thông tin, kiến thức để xử lí hồ sơ cần được am hiểu,chuyên sâu để tránh tình
trạng làm sai, làm nhầm, và thất lạc giấy tờ hồ sơ của doanh nghiệp.
+ Khi kiểm tra cần thông tin bổ sung của doanh nghiệp phải liên hệ để công
việc được giải quyết trong thời hạn quy định, tránh trường hợp doanh nghiệp phàn
nàn, ý kiến làm khó khăn trong giải quyết.
+ Mọi giấy tờ, hồ sơ trước khi được hoàn thành để được nhận giấy đăng kí
kinh doanh cần phải được trưởng phòng, phó phòng thông qua, xem xét và xử lí.
Nếu gặp vấn đề trong xử lí hồ sơ cần báo cáo để có hướng giải quyết tốt và
nhanh nhất.
2.4. Thu hoạch của bản thân:
- Được bố trí vào công việc tiếp nhận hồ sơ đăng kí kinh doanh do chuyên

viên Phan Hoàng Thái trực tiếp hướng dẫn trong quá trình thực tế nghề nghiệp.
- Tiếp xúc, làm quen với các bộ phận, các anh chị trong phòng để được tìm
hiểu, hướng dẫn một cách thuận lợi nhất cho quá trình thực tế nghề nghiệp tại
phòng.
- Về tác phong làm việc : cần nghiêm túc, tuân thủ nghiêm chỉnh giờ giấc và
lịch trình của cơ quan. Về thái độ : phải có tính cầu tiến trong công việc, tìm hiểu,
học hỏi, nhờ sự giúp đỡ của chuyên viên hướng dẫn để thích nghi, làm quen với
công việc.
- Được trực tiếp hướng dẫn cho các loại hình công ty cổ phần và công ty trách
nhiệm hữu hạn 2 thành viên. Cần phải được tìm hiểu về loại hình doanh nghiệp
này, qua đó tham khảo các công đoạn, thủ tục, các giấy tờ cần thiết để hoàn thành
hồ sơ đăng kí, thay đổi và bổ sung cho doanh nghiệp
- Khi trực tiếp hướng dẫn cho các doanh nghiệp cần được sự giám sát, giúp
đỡ của chuyên viên để không làm mất thời gian, lưu lạc hồ sơ và tránh sai sót trong
khâu tiếp nhận hồ sơ của doanh nghiệp đến đăng kí.
- Bên cạnh đó, tiếp xúc với các loại hình văn bản soạn thảo cho công văn của
Sở, cần có sự thành thạo về Word và máy tính, dễ dàng xử lí, giúp đỡ, làm việc
13


cùng các chuyên viên. Tiếp xúc với cách làm việc, kiểm tra thông tin qua hệ thống
thông tin nội bộ của Sở để hỗ trợ cho chuyên viên trong các khâu đơn giản.
- Có thể hỗ trợ chuyên viên trong việc in ấn, photo tài liệu, tìm kiếm hồ sơ
liên quan. Biết cách xử lí công việc khi được giao nhiệm vụ.

14


PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Nhận xét đánh giá kết quả thực tế nghề nghiệp:

Nhìn chung, thông qua đợt thực tập nghề nghiệp này, em đã có cơ hội tiếp xúc
và trải nghiệm với thực tế và rút ra nhiều bài học cho bản thân. Đạt được những
mục tiêu ban đầu đề ra. Đó là học tập và thực hành những kỹ năng mong muốn
như kỹ năng giao tiếp,kỹ năng tổ chức hoạt động, kỹ năng thuyết phục. Bên cạnh
đó được trực tiếp làm việc hướng dẫn cho doanh nghiệp nên đã tìm hiểu thêm được
các kiến thức về loại hình, quy trình để đăng kí kinh doanh cho doanh nghiệp. Rút
ra kết luận cho bản thân là những kiến thức học được trên lý thuyết rất quan trọng,
nó là nền tảng để chúng ta áp dụng vào thực tế. Tuy nhiên, khi áp dụng vào thực tế
thì chúng ta phải thay đổi sao cho phù hợp với hoàn cảnh và thực tế công việc vì
mỗi công việc mang một đặc thù riêng. Hơn nữa, phải biết kết hợp nhuần nhuyễn
và linh hoạt các kỹ năng sao cho đạt hiệu quả công việc tốt nhất và tránh sai sót
trong xử lí công việc. Ngoài ra, thông qua đợt thực tế nghề nghiệp này, em học hỏi
được rất nhiều điều mới lạ mà nhà trường và sách vở không hề dạy, chẳng hạn như
những kinh nghiệm làm việc của trưởng phòng, cách tiếp xúc của bản thân với đại
diện doanh nghiệp để có thể hợp tác thuận lợi giữa 2 bên để xử lí công việc nhanh
chóng hơn. Đây sẽ là những bài học hết sức quan trọng và bổ ích để sau này bản
thân em tiếp xúc với doanh nghiệp và thực tế công việc một cách thuận lợi và hiệu
quả.
3.2. Kiến nghị của bản thân:
- Kiến nghị để cải thiện hoạt động của cơ sở thực tế nghề nghiệp :
+ Phòng nên đặt một số chậu cây cảnh để tạo cảm giác thân thiện với môi
trường, tạo cảm giác thoải mái khi doanh nghiệp đến làm việc, vì suy nghĩ môi
trường công sở thưởng tạo cảm giác cứng nhắc, ràng buộc cho người dân nên phải
tạo được không gian thoải mái làm việc.
+ Phòng nên trang bị thêm máy tính, các loại thẻ nhớ usb, các phương tiện
điện tử viễn thông để hỗ trợ cho doanh nghiệp giải quyết ngay tại phòng vì có
15


nhiều trường hợp doanh nghiệp ở xa Sở, gây khó khăn trong việc đi lại và tốn thời

gian cho doanh nghiệp xử lí công việc.
- Đề xuất, góp ý cho Khoa, trường về việc tổ chức thực tế nghề nghiệp :
+ Khoa, nhà trường bám sát tình trạng thực tế nghề nghiệp của sinh viên trong
thời gian quy định.
+ Nhà trường nên có những buổi giao lưu, học tập, nghe giảng về các lĩnh vực
bên ngoài thông tin lý thuyết, liên quan đến thực tế và tình hình phát triển kinh tế
của vùng, miền, khu vực. Nhằm định hướng được cho sinh viên con đường thực tế
nghề nghiệp đến với các dự định xin việc sau này.

16



×