Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Đề tài tiềm năng du lịch của tỉnh Khánh Hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.37 MB, 34 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT

KHOA LUẬT HỌC – LỚP LHK33NT
Khoá học 2010 - 2013
-------------

TIỂU LUẬN THỰC TẾ

ĐỀ TÀI:

TIỀM NĂNG DU LỊCH CỦA TỈNH KHÁNH HÒA
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Thạc sĩ Nguyễn Thị Thanh Ngọc
Giảng dạy môn Pháp luật về Du lịch
Nhóm thực hiện đề tài:
1. Lê Thị Thiên Lý
2. Nguyễn Công Tuấn
3. Đỗ Thị Thùy Thông
4. Nguyễn Thị Kiều Thư
5. Nguyễn Tiến Thuận
6. Nguyễn Duy Huy
7. Nguyễn Văn Nam
8. Nguyễn Trọng Nhựt

- MSSV: 0920232
- MSSV: 0920305
- MSSV: 0920278
- MSSV: 0920285
- MSSV: 0920281
- MSSV: 0920211


- MSSV: 0920238
- MSSV: 0920251

Nha Trang, ngày 18 tháng 8 năm 2013


LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam là một trong số các quốc gia có ngành du lịch phát triển nhanh trong
thập niên qua. Sự góp phần của nguồn thu nhập du lịch vào GDP và cán cân thanh
toán trở nên đáng kể và ngày càng gia tăng. Với các lợi thế về giá cả, nguồn tài
nguyên thiên nhiên, văn hóa khá phong phú, nguồn nhân lực dồi dào và là điểm đến
mới, Việt Nam hiện là quốc gia đang thu hút du khách quốc tế. Tuy nhiên, so với bức
tranh tổng thể của ngành du lịch khu vực và thế giới, du lịch Việt Nam chỉ có tỷ phần
khiêm tốn 2.3% và 1.8% trên lượng khách đến và thu nhập của khu vực, và vị thứ chỉ
số cạnh tranh du lịch 17/25 và 89/133 trong khu vực và trên thế giới. So sánh với tỷ
phần và vị thứ tương ứng của nước láng giềng Malaysia - 11.4%, 8.2%, 3/25, và
32/133 - Việt Nam sẽ phải cần rất nhiều nỗ lực và thời gian để có thể thu ngắn khoảng
cách phát triển ngành du lịch với các quốc gia có lợi tức trung bình như Malaysia và
Thái Lan.
Du lịch đã thu hút được sự tham gia của các thành phần kinh tế và thành phần
dân dư trong xã hội, tạo ra diện mạo mới của du lịch Việt Nam, sôi động và rộng khắp
trong phạm vi cả nước.So với thời điểm năm 1999, du lịch Việt Nam hiện nay đang
hội nhập mạnh mẽ với du lịch khu vực và quốc tế, thông qua các cam kết về du lịch
song phương, đa phương, trong Tổ chức du lịch thế giới (WTO) và của khu vực
(PATA, ASEANTA,…).
Mặc dù hoạt động du lịch đã có những chuyển biến tích cực, đặc biệt trong 5
năm gần đây, song vẫn chưa xứng tầm với tiềm năng và lợi thế phát triển du lịch to
lớn của đất nước.Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX đã đề ra chủ trương “phát triển
du lịch thật sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”.
Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến cho rằng, trong thực tiễn còn cần làm rất

nhiều để ngành du lịch thật sự trở thành "mũi nhọn" và từ có "tiềm năng" trở thành có
"khả năng".
Nhóm của chúng tôi đã chọn đề tài: “Tiềm năng du lịch của tỉnh Khánh
Hòa” với hy vọng đóng góp một số ý kiến thiết thực nhằm góp phần thực hiện vào
mục đích cùng phát triển du lịch của địa phương trong thời gian tới và lâu dài.
Đề tài này được thực hiện qua những kiến thức đã tiếp thu được trong chương
trình tại lớp học và được đi thực tế tại Tháp bà Ponagar. Trong thời gian thực hiện đề
tài nhóm chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu, trao đổi trực tiếp, so


sánh và tìm hiểu qua tài liệu trên mạng internet, các báo cáo của địa phương. Do
khuôn khổ thời gian bài viết có hạn và trình độ nhận thức của nhóm tiếp thu còn
hạn chế, nên trong bài viết chưa thể hiện được tổng thể hết những tiềm năng du
lịch của Khánh Hoà. Rất mong nhận được nhiều sự góp ý từ cô giáo và các anh chị
trong lớp để bài viết của chúng tôi được bổ sung, sửa chữa hoàn thiện hơn.


I.

KHÁI NIỆM DU LỊCH VÀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH.
Du lịch:
Theo quy định pháp luật Việt Nam (khoản 1 Điều 4 Luật Du lịch 2005).
Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi

cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí,
nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.
Tài nguyên du lịch:
Theo khoản 4 Điều 4 Luật Du lịch của Việt Nam thì tài nguyên du lịch là cảnh
quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử-văn hóa, công trình lao động sáng
tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng

nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến
du lịch, đô thị du lịch.
Tài nguyên du lịch có mấy loại?
Tài nguyên du lịch gồm có hai loại đó là tài nguyên du lịch tự nhiên và tài
nguyên du lịch nhân văn đang được khai thác và chưa được khai thác.
Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí
hậu, thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục
đích du lịch.
Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa,
văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao
động sáng tạo của con người và các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể khác có thể
được sử dụng phục vụ mục đích du lịch.
Tài nguyên du lịch có thể thuộc sở hữu nhà nước hoặc sở hữu của tổ chức, cá
nhân.
(Theo Điều 13 Luật Du lịch)
II. TIỀM NĂNG (TÀI NGUYÊN) DU LỊCH CỦA KHÁNH HÒA:
Du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn của Khánh Hòa. Để đưa du lịch phát
triển xứng với tiềm năng và lợi thế, tỉnh Khánh Hòa tập trung khai thác tối đa thế
mạnh về biển đảo, du lịch núi rừng, thăm quan các di tích lịch sử, danh lam thắng
cảnh, văn hóa và các loại hình du lịch đa dạng, hấp dẫn khác trên địa bàn, nhằm ngày
càng thu hút đông đảo khách du lịch trong nước và nước ngoài, góp phần vào nhiệm


vụ phát triển kinh tế - xã hội. Năng lực kinh doanh và môi trường du lịch ngày càng
được cải thiện, nhờ vậy số lượng khách, doanh thu và cả chỉ tiêu nộp ngân sách của
ngành du lịch Khánh Hòa tăng bình quân trên 16%/năm. Riêng doanh thu du lịch
Khánh Hòa tăng từ 6.9 tỷ(năm 1990) lên 300 tỷ (năm 2002) và hơn 2.560 tỷ (năm
2012), dự kiến đến năm 2020 doanh thu du lịch đạt 7.000 tỷ đồng.
Giờ đây, trên bản đồ du lịch Đông Nam á, Nha Trang - Khánh Hòa là một
trong những trung tâm có nhiều cơ sở lưu trú ven biển chất lượng cao. 5 năm trở về

trước, mùa cao điểm thường “cháy” phòng ở phân khúc khách sạn từ 3 sao trở xuống,
nhưng bây giờ, những khách sạn từ 4 sao trở lên, đặc biệt là nhóm 5 sao như Sheraton
Nha Trang, Ninh Vân Bay, Evason Hideway at Ana Mandara, Vinpearl luxury, Ana
Mandara,... luôn luôn đầy khách.
1. Đặc điểm tình hình địa phương:
Khánh Hòa là vùng đất có bề dày lịch sử, văn hóa, tại đây đã từng tồn tại một
nền văn hóa Xóm Cồn, có niên đại lâu trước cả văn minh Sa Huỳnh. Quốc sử quán
triều Nguyễn – sách Đại Nam nhất thống chí còn ghi vùng đất tỉnh Khánh Hòa ngày
nay chính thức trở thành đất đai Đại Việt vào năm 1653.Tuy nhiên,phải đến đời vua
Minh Mạng thứ 13,năm 1832, tên gọi tỉnh Khánh Hòa mới được xác lập.
Dưới triều Nguyễn và thời Pháp thuộc,thủ phủ của Khánh Hòa đóng tại Bình
Khanh,sau đó dời về Diên Khánh.Dưới thời chính quyền ngụy Sài Gòn,được dời về
Nha Trang.Sau giải phóng miền Nam,trải qua hai lần tách nhập tỉnh,nhưng Nha Trang
vẫn là trung tâm hành chính của Khánh Hòa.
Khánh Hòa là vùng đất có bề dày lịch sử,văn
hóa. Nhiều tài liệu khảo cổ học đã chứng minh
rằng ngay từ thời tiền sử, con người đã sinh sống
ở đây. Trên Hòn Tre, người ta đã phát hiện ra
nhiều công cụ bằng đá. Việc phát hiện ra đàn đá
Khánh Sơn đã minh chứng rằng chủ nhân của nó từng sống vào giữa thiên niên kỷ I
trước Công nguyên. Những dấu tích còn lại sau thời đại kim khí ở Khánh Hòa cho
phép khẳng định ở đây đã từng tồn tại một nền văn hóa Xóm Cồn,có niên đại lâu
trước cả văn minh Sa Huỳnh.


Khánh Hòa vốn là nơi sinh sống của bộ tộc Cau – một trong hai thị tộc chính
của vương quốc Chăm-pa xưa. Đây từng là Thành đô của Vương quốc Chăm-pa,với
khu tháp thờ bà mẹ xứ sở Ponagar. Hiện ở Khánh Hòa vẫn còn nhiều di tích văn hóa
Chăm-pa như bia Võ Cạnh, miếu ông Thạch, Am chúa… Dấu vết thành Diên Khánh
ngày nay là chứng tích một công trình văn hóa vật thể,được xây dựng từ khi bắt đầu

hình thành phủ Thái Khang và Diên Ninh.
Khánh Hoà là một tỉnh thuộc khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ, có diện tích
tự nhiên trên đất liền là 5.217,6 km2, có bờ biển dài hơn 200 km và gần 200 hòn đảo
lớn nhỏ cùng nhiều vịnh biển đẹp như Vân Phong, Nha Trang, Cam Ranh... trong đó
có quần đảo Trường Sa thân yêu của Tổ quốc, với khí hậu ôn hòa, nhiệt độ trung bình
26⁰C, có hơn 300 ngày nắng trong năm và nhiều di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng
khác. Khánh Hòa còn có vị trí đặc biệt quan trọng, là cửa ngõ ra biển đối với Nam
Tây Nguyên, tạo điều kiện thuận lợi cho tỉnh gắn kết với các tỉnh Nam Trung Bộ và
Tây Nguyên phát triển mạnh kinh tế biển nói riêng, kinh tế - xã hội trên địa bàn nói
chung. Với những lợi thế đó Khánh Hòa đã trở thành một trong những trung tâm du
lịch lớn của Việt Nam.
Khánh Hòa là một trong những tỉnh có đường bờ biển đẹp của Việt Nam.Thềm
lục địa tỉnh Khánh Hòa rất hẹp, đường đẳng sâu chạy sát bờ biển. Tỉnh nằm trong khu
vực khí hậu nhiệt đới gió mùa. Thường chỉ có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa nắng.
Mùa mưa ngắn, từ khoảng giữa tháng 9 đến giữa tháng 12 dương lịch. Từ tháng 01
đến tháng 8, có thể coi là mùa khô, thời tiết thay đổi dần. Những tháng đầu mùa, trời
mát, nhiệt độ từ 17-25 °C, nhưng từ tháng 5 đến tháng 8 trời nóng nực, nhiệt độ có thể
lên tới 34 °C (ở Nha Trang) và 37-38 °C (ở Cam Ranh).
Người dân Khánh Hòa chân thành, cần cù, giản dị, thân thiện và hiếu khách.
Không kín đáo như người Hà Nội, không cầu kì như người Huế và nhịp sống cũng
chậm hơn người Sài Gòn, người Khánh Hòa có tính cách phóng khoáng mà giản dị
hệt như những đặc tính của vùng biển Khánh Hòa kín gió, sóng nhẹ.
2. Tiềm năng du lịch: (còn được gọi là tài nguyên du lịch). Tài nguyên du lịch
gồm có hai loại đó là tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn.


Nhưng để phân tích sâu hơn nhóm của chúng tôi xin chọn tài nguyên du lịch nhân
văn. Trong tài nguyên du lịch nhân văn có hai yếu tố hợp thành đó là: Di tích lịch sử
văn hóa, danh lam thắng cảnh và văn hóa lễ hội.
+ Di tích lịch sử văn hóa: (gọi chung là di tích) là những tài sản có giá trị lịch

sử văn hóa từ các đời trước để lại, là một bộ phận của di sản văn hóa vật thể.
Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp
giữa cảnh quan thiên nhiên và công trình kiến trúc có giá trị thẩm mỹ cao hoặc địa
ghi dâu hoạt động của con người trong lịch sử để lại, có giá trị về lịch sử, văn hóa,
khoa học.
Tại Khánh Hòa có các di tích lịch sử văn hóa như: Tháp bà Ponagar, Chiến
khu Đồng Bò, Chùa Long Sơn (Nha Trang); Khu di tích Alexandre Yesin, Thành cổ
Diên Khánh, Am Chúa (Diên Khánh), Đình Phú Cang (Vạn Ninh), Lăng Bà Vú, Tàu
Không số 235 (Ninh Hòa), Đàn đá Khánh Sơn …
Tháp bà PoNagar :

Tháp Bà PoNagar
Po Nagar (tên đầy đủ là Po Ina Nagar, hay còn gọi là Tháp Bà) là ngôi đền Chăm
Pa nằm trên đỉnh một ngọn đồi nhỏ cao khoảng 10-12 mét so với mực nước biển, ở


cửa sông Cái (sông Nha Trang) tại Nha Trang, cách trung tâm thành phố khoảng
2 km về phía bắc, nay thuộc phường Vĩnh Phước. Tên gọi "Tháp Po Nagar" được
dùng để chỉ chung cả công trình kiến trúc này, nhưng thực ra nó là tên của ngọn tháp
lớn nhất cao khoảng 23 mét. Ngôi đền này được xây dựng trong thời kỳ đạo Hindu
(Ấn Độ giáo) đang cường thịnh khi Chăm pa trong giai đoạn có tên gọi là Hoàn
Vương Quốc

Truyền thuyết về Bà Thiên Y A Na ( Nữ thần PohNagar) :
+Theo người Chăm :


Nữ vương Po Ina Nagar (còn gọi là Yan Pu Nagara, Po Ino Nagar hay Bà Đen
mà nguời Việt gọi là Thiên Y Thánh Mẫu Ana) là vị nữ thần được tạo nên bởi áng
mây trời và bọt biển, người tạo dựng ra Trái Đất, sản sinh gỗ quí, cây cối và lúa gạo.

Bà có 97 chồng, trong đó chỉ một mình Po Yan Amo là người có uy quyền và được
tôn trọng hơn cả. Bà có 38 người con gái, tất cả đều hóa thân thành nữ thần, trong đó
có ba người được người Chăm chọn làm thần bảo vệ đất đai và còn thờ phụng cho tới
ngày nay: Po Nagar Dara - nữ thần Kauthara (Khánh Hòa); Po Rarai Anaih - nữ thần
Panduranga (Ninh Thuận) và Po Bia Tikuk nữ thần Manthit (Phan Thiết).
Tương truyền, tượng bà Thiên Y Thánh Mẫu
Ana theo tín ngưỡng phồn thực của người
Chăm, không có quần áo. Po Nagar hiện nay
được người Việt Nam sử dụng, nhưng đã cho
nữ thần ăn mặc theo kiểu Phật. Ngôi đền này
cũng nổi tiếng đối với các du khách.
+ Theo Người Việt :
Đến khi đất Kauthara thuộc về người Việt, thì nữ thần Poh Nagar cũng trở thành vị nữ
thần của người Việt với tên gọi là Thiên Y A Na và sự tích của bà cũng được Việt
hóa.
Tuy những lời kể có đôi nét khác nhau, nhưng đại để như sau:
Xưa kia tại núi Đại An (nay là Đại Điền), có hai vợ chồng tiều phu già không con,
trồng rẫy dưa. Dưa chín, thường bị hái trộm. Rình rập, một đêm ông lão bắt được thủ
phạm. Khi biết được kẻ hái là một cô gái nhỏ xinh đẹp nhưng mồ côi, ông liền mang
về nuôi. Không ngờ, cô gái ấy vốn là tiên nữ, vì lí do nào đó, phải giáng trần!
Một hôm, mưa lụt lớn, cảnh vật tiêu điều, khiến tiên nữ thêm nhớ cảnh tiên xưa. Cho
nên, cô lấy đá và hoa lá tạo thành một hòn giả sơn (hòn non bộ). Cho rằng việc làm đó
không thích hợp đối với một phụ nữ, nên người cha nuôi có nặng lời quở mắng. Vì


vậy, nhân thấy một khúc kỳ nam đang trôi dạt, cô bèn biến thân vào khúc cây ấy, để
xuôi ra biển cả rồi tấp vào bờ biển nước Trung Hoa.
Mùi hương từ khúc kỳ nam lan tỏa
khắp nơi, khiến nhiều người đến xem,
nhưng không một ai nhấc lên nổi. Thái

tử nước ấy, nghe tin đồn tìm đến, rồi
nhẹ nhàng vác khúc gỗ kia mang về
cung. Đêm nọ, Thái tử thấy có bóng
người lạ ẩn hiện từ khúc cây kì nam.
Rình rập mấy đêm, thì chàng bắt được.
Nghe cô gái xinh đẹp tự xưng mình là
Thiên Y A Na và khi nghe chuyện của
nàng xong, ngay hôm sau, Thái tử đã
tâu với vua cha cho phép cưới nàng
làm vợ. Sống với Thái tử, Thiên Y A
Na sinh được một trai đặt tên là Tri và
một gái đặt tên là Quí.
Một hôm, Thiên Y A Na nhớ cảnh cũ người xưa, bèn dắt hai con nhập vào khúc kỳ
nam, vượt biển trở về cố quốc. Khi biết cha mẹ nuôi đã mất, bà cho xây đắp mồ mả,
cho sửa sang lại nhà cửa để có chỗ thờ phụng hai ông bà. Thấy dân chúng ở Đại An
hãy còn thật thà, chất phác; bà liền đem những gì học được ở quê chồng, như phép
tắc, lễ nghi ra chỉ dạy và dạy cả những việc như cày cấy, kéo sợi dệt vải... để người
dân quê mình biết cách mưu sinh.
Ít lâu sau, một con chim hạc từ trên mây cao bay xuống, rước bà và hai con về cõi
tiên. Nhớ ơn đức, nhân dân địa phương cùng nhau xây tháp, tạc tượng phụng thờ.
Khi đến Đại An, không tin Thiên Y A Na và hai con đã rời bỏ cõi tục, bộ hạ của Thái
tử đã tra khảo người dân rất dữ, vì ngỡ họ cố tình che giấu mẹ con bà. Bị oan ức và
đau đớn, nhiều người dân đã thắp hương cúng vái bà. Liền đó, một trận cuồng phong


nổi dậy, cát chạy đá bay...và toàn bộ những người đến từ phương Bắc đều bị cát vùi
thây, thuyền bè của họ cũng bị đá đánh chìm hết…
Theo lời người xưa truyền lại, thì những cụm đá ở trước cửa tháp Bà (tức tháp Po
Nagar ở Nha Trang), giữa cửa sông Cù, là những viên đá đã đánh đắm cả đoàn thuyền
vừa kể.Sự tích này đã được Kinh lược Phan Thanh Giản chép lại thành bài kí, khắc

lên bia đá, dựng sau tháp Bà ở Nha Trang vào năm Tự Đức thứ 9 (1856).
Ngoài ra, vào năm 1925, bác sĩ Sallet chép lời người dân địa phương kể lại, thêm thắt
vài chi tiết, đề có một sự tích nữa, tóm gọn như sau:
Một Thái tử Trung Hoa qua Việt Nam tìm vợ, gặp khúc trầm to, muốn đưa lên thuyền,
nên cho lính chặt ra làm ba khúc. Tức thì, giông bão nổi lên làm đắm thuyền. Khúc
trầm trôi ngược vào sông, tấp vào khu vườn ở làng Bình Thủy (Phan Rí). Do được
báo mộng, chủ vườn thức dậy, thì thấy khúc trầm to có ghi chữ Thiên Y (Thiên Y A
Na) và hai khúc trầm nhỏ (hai đứa con), và ông đã đem lên cất miếu thờ. Lâu ngày, gỗ
trầm hóa đá.
Lại truyền tụng thêm một câu chuyện khác, theo nhà văn Sơn Nam, đó là ngày xưa
“có một phú thương người Hoa thử mua hoặc đánh tráo khúc trầm, đưa lên ghe chở về
Tàu, thì giông tố liền nổi lên, khiến thuyền phải quày về chỗ cũ".
Tuy nhiên, hai sự tích ghi sau, ít được phổ biến
Lịch sử Tháp Bà PoNagar :
Ngôi tháp bằng gỗ trước kia thờ nữ vương Jagadharma (công chúa Tchou Koti hay
Thiên Y Thánh Mẫu) (cai trị Lâm Ấp từ năm 646 đến năm 653) được Prithi
Indravarman cho xây dựng lại bằng vật liệu cứng tại Aya Tră (Nha Trang), trên một
ngọn đồi cao cạnh cửa sông Cái (Xóm Bóng), để thờ tượng nữ thần Bhagavati (bằng
vàng). Năm 774, quân Nam Đảo (Java, Indonesia) vào cướp phá. Đền Po Nagar, bị
quân Nam Đảo phá hủy, sau đó được Satyavarman cho dựng lại bằng gạch, năm 784
thì hoàn thành và tồn tại cho tới ngày nay, nhưng cũng đã bị hủy hoại một phần đáng
kể. Sau này quốc vương Harivarman I và con trai ông là Vikrantavarman III sau này
có thể đã lần lượt xây dựng thêm 5 tháp nữa.


Những cấu trúc xây dựng còn sót lại có niên đại sớm nhất, theo Trần Kỳ Phương là
mandapa?? - nó đã được xây dựng vào thời gian nào đó trước khi có câu khắc trên bia
vào năm 817, có nói tới nó. Trần Kỳ Phương cho rằng tháp nhỏ ở phía tây bắc có niên
đại khoảng thế kỷ 10, và ngôi tháp chính có niên đại khoảng thế kỷ 11.
Những bia ký còn sót lại ở Po Nagar cho người ta thấy được dấu vết của một quốc gia

hùng mạnh đã từng tồn tại trong quá khứ.
Kiến trúc Tháp Bà PoNagar :
Quần thể Tháp Bà được xây dựng và tu bổ rải rác qua nhiều thời kỳ, suốt từ thế
kỷ 8 đến thế kỷ 12. Tổng thể công trình kiến trúc gồm ba tầng, đi từ dưới lên trên.
Tuy nhiên tầng thấp nhất được coi là cổng tháp nay đã không còn nữa, chỉ còn những
bậc thang bằng đá dẫn lên tầng giữa.

Tầng giữa : hiện chỉ còn hai dãy cột chính bằng gạch hình bát giác. Mỗi bên 5
cột, mỗi cột cao hơn 3m, đường kính hơn 1m. Ở hai bên các dãy cột chính có 12 cột


nhỏ hơn, thấp hơn. Tất cả cùng trụ trên một nền gạch cao khoảng 1m. Từ tầng giữa
này có một dãy bậc thang bằng gạch dẫn lên tầng thượng


Tầng trên : cùng là nơi các tháp được xây dựng. Dãy tháp phía trước có 3 ngôi,
trong đó tháp chính cao nhất (khoảng 25m). Dãy tháp phía sau hiện chỉ còn lại 1 ngôi.
Mặt tiền của các tháp đều hướng ra biển Đông. Cả 4 tháp còn lại được xây dựng theo
kiểu tháp của người Chăm, các tháp được xây bằng gạch rất khít mạch, không nhìn
thấy chất kết dính. Lòng tháp rỗng tới đỉnh. Mặt ngoài thân tháp có nhiều gờ, trụ, đấu.
Trên đỉnh các trụ, thường đặt gạch trang trí hoa văn hình vòm tháp, trông như chiếc
tháp nhỏ đặt lên một tháp lớn.Trên thân tháp đắp nhiều tượng và phù điêu bằng đất
nung như thần Po Nagar, thần Tenexa, các tiên nữ,các loại thú: nai, sư tử, …


Tháp thờ chính ở dãy trước khá lớn và cao khoảng 23 mét, là tháp Po Nagar,
mà ta hay gọi là tháp Bà. Nguyên thủy chính là tháp thờ thần Parvati, vợ của Shiva.
Tháp chính thờ thần Po Nagar (Umar), vợ của thần Siva. Tháp Bà xây 4 tầng, mỗi
tầng đều có cửa, tượng thần và hình thú bằng đá, ở 4 góc có 4 tháp nhỏ. Bên trong là
tượng nữ thần (cao 2,6 m) tạc bằng đá hoa cương màu đen (trước đó là gỗ trầm

hương, và xa hơn nữa là bằng vàng) ngồi trên bệ đá uy nghiêm hình đài sen, lưng tựa
phiến đá lớn hình lá bồ đề. Đây là một kiệt tác về điêu khắc Chămpa, là sự kết hợp hài
hòa giữa kỹ thuật tượng tròn và chạm nổi. Người Pháp đã lấy mất đầu tượng, nay chỉ
còn đầu tượng bằng xi măng vẽ mặt. Rải rác quanh di tích còn có một số tượng người,
tượng thú... Trên đỉnh tháp có tượng thần Shiva cỡi ngưu thần Nandin, và các tượng
linh vật như chim thiên nga, dê, voi v.v. Mặt ngoài tường tháp lại được trang trí bởi
những hình điêu khắc vào đá như những vũ công, người chèo thuyền, xay gạo hay đi
săn với cung tên. Cửa chính ở phía đông dẫn vào một tiền sảnh, ở hai bên cửa có hai
trụ đá được khắc truyền ký, đỡ một phiến đá hình thuẫn có khắc hình nữ thần Durga
đang múa giữa hai nhạc công. Bên trong tháp tối và lạnh. Cuối tháp có một bệ thờ
bằng đá bên dưới tượng Bà Po Nagar với mười cánh tay. Hai bàn tay dưới đặt trên hai


đầu gối, các bàn tay khác thì cầm
những vât dụng như đoản kiếm, mũi
tên, chùy và cây lao ở bên phải và
chuông, đĩa, cung và tù và ở bên trái.
Các
tháp

khác thờ: thần Siva (một trong
ba vị thần tối cao của Ấn Độ
giáo), thần Sanhaka, thần
Ganeca (theo truyền thuyết là con trai thần Siva). Bên cạnh tháp chính về phía nam
khoảng 20 mét là một ngôi tháp khác nhỏ và ít trang trí điêu khắc hơn, cao chừng 12
mét, có thể là tháp thờ thần Shiva.
Cách tháp này cũng về hướng nam là một tháp còn nhỏ hơn. Bên trong tháp
không có bệ thờ mà chỉ có một linga (thạch trụ), và đây là tháp thờ thần Ganesa, thân
người đầu voi, con của Shiva. Nhiều tác giả cho rằng linga là linh tượng có hình thù
dương vật tượng trưng cho Shiva, dựa theo sự diễn dịch của phương Tây hơi thiên về

tình dục. Thực ra, linga tiêu biểu là một trụ đá thấp có ba phần khác nhau tượng trưng
cho ba linh thể: phần dưới là hình vuông tượng trưng cho Brahma, phần giữa hình bát
giác tượng trưng cho Vishnu, và phần trên cùng hình tròn tượng trưng cho Rudra (hay
còn gọi là Shiva). Vì thế gọi là "linh thạch trụ" thì thích hợp hơn.


Ở dãy tháp phía sau có một
ngôi tháp, tương đối ít hư
hại nhất ở

mạn
bắc, với mái
dài

hình yên ngựa. Kiểu mái này chỉ thấy bắt đầu ở những tháp vùng Đồ Bàn - Vijaya
(Bình Định ngày nay) sau khi kinh đô được dời xuống từ Mỹ Sơn, Trà Kiệu ở thế kỷ
11. Ở tường có những hình điêu khắc như thần điểu Garuda, sư tử, các tiên nữ Apsara,
rắn thần Naga. Chính dưới nền của tháp này trong khi tu sửa đầu thế kỷ 20, thực dân
Pháp đã khám phá và lấy mất một kho tàng được cất dấu gồm những vật cúng dường
bằng vàng và bạc.
Ngày nay 2 tháp khác ở phía tây nam là tây đã bị phá hủy. Sự phân bố này làm cho
người ta có sự so sánh thú vị với các tháp gạch ở Lolei, gần Angkor Wat tại
Campuchia, đã được xây dựng vào thế kỷ 8.


Nhóm tháp Chàm được xây dựng và tu bổ qua nhiều
thời kỳ từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 12. Tháp Bà có thể do
quốc vương Hoàn Vương Quốc là Harivarman I xây
dựng vào khoảng những năm 813-817. Trải qua mưa
nắng của thời gian, tháp bị hư hại. Thời Pháp thuộc,

trường Viễn Đông Bác Cổ đã tổ chức tu sửa: dùng
gạch xây lại nhiều phần và đắp một số tượng lên thân
tháp. Trong thời kỳ chiến tranh, nhiều hiện vật bị mất
cắp.

Tháp Bà PoNagar được xây dựng theo phong cách nghệ thuật chuyển tiếp giữa phong
cách Mỹ Sơn A1 và phong cách Bình Định.
Phong cách Mỹ Sơn A1:
Có niên đại vào thế kỷ 10 - thế kỷ 11, phong cách này các trụ bổ tường đứng thành
đôi một với bức tường hình người ở giữa như trong tháp Mỹ Sơn A1. Các vòm cửa có
hình dáng phức tạp nhưng không chạm khắc. Thân tháp cao vút với các tầng dần thu
nhỏ lại. Đây là thời kỳ chịu ảnh hưởng của Java và cũng là thời hoàng kim của Chăm
Pa. Phong cách Mỹ Sơn A 1 có tính động, dường như đang nhảy múa, với vẻ đẹp
duyên dáng. Các vũ công là các họa tiết được ưa chuộng của các nhà điêu khắc Chăm


thời kỳ này. Bên cạnh đó các linh vật cả trong cuộc sống thực lẫn từ thần thoại cũng là
một chủ đề được ưa thích như voi, hổ, garuda..
Phong cách chuyển tiếp giữa phong cách Mỹ Sơn A1 và phong cách Bình Định :
Có niên đại từ đầu thế kỷ 11 đến giữa thế kỷ 12, gồm có các tháp: tháp Bình Lâm,
tháp Mỹ Sơn E1, tháp Chiên Đàn, tháp Po Nagar, tháp Bánh Ít (tháp Bạc)
Các bia ký :
Tháp Bà còn lưu lại nhiều bia ký cổ nhất của người Chăm. Bergaigne, một nhà khảo
cổ học người Pháp đã liệt kê các bia ký theo thời gian như sau:


Nhóm A: Trên bia đá hình lục giác, do vua Satyavarman dựng năm 781 ghi
chuyện tháp bị giặc biển đốt phá năm 774, việc xây dựng tượng thần Sri Satya
Mukhalinga vào năm 784.




Nhóm B: Do vua Vikrantavarman III ghi lại công lao xây dựng của các tiên
vương.



Nhóm C và nhóm D: Do vua Vikrantavarman II ghi các lễ vật dâng cúng chư
thần.



Nhóm E: Ghi việc vua Indravarman II dựng pho tượng Bhagavati (tức Po
Nagar) bằng vàng vào năm 918; pho tượng này về sau bị người Khmer xâm
lăng cướp đi, và đã được thay thế bằng tượng bằng đá vào năm 965.




Bia đá ở hai bên cửa của tháp chính ghi việc
cúng ruộng và dân công nô lệ cho nữ thần. Bia ở
phía nam của tháp chính ghi việc vua Jaya
Harivarman I ca tụng thần Yang Po Nagar vào
năm 1178. Bia ở phía bắc tháp chính ghi việc
dựng đền thờ thần Bhagavati Matrilingesvara
vào năm 1256. Ngoài ra còn bia đá dựng năm
1050 của vua Paramesvaravarman I ghi việc tái
lập tượng Bà, việc dâng cúng ruộng đất và nô lệ
đủ sắc tộc: người Campa (Chăm), Kvir (Khmer),
Lov (Tàu), Pukan (Mã), Syam (Xiêm) vv... Bia

của vua Rudravarman III (Chế Củ) dựng năm 1064 ghi việc xây cổng tháp rất tốn
kém, và liệt kê những cống phẩm quí giá. Bia năm 1143 ghi lời xưng tụng Bà. Bia
năm 1165 của vua Indravarman IV ghi việc dâng cúng một kim mão cho nữ thần
Bhagavati Kautharesvati (Dựa vào lời ghi này có thể tạm dịch là "Đức thánh mẫu
vùng Kauthara" và so sánh với các bia khác, có thể đoán là người Chăm chỉ thờ thần
Parvati như Thánh Mẫu của từng địa phương; ví dụ ở Phú Yên và Ninh Thuận cũng
có tháp thờ Thánh Mẫu của vùng đó, chứ chưa hẳn là ở mức độ toàn xứ Chiêm
Thành). Các bia sau cùng ở thế kỷ thứ 13 hay 14 tiếp tục ghi những vật dâng cúng
Bhagavati.




Tín ngưỡng thờ bà Thiên Y A Na được bắt
nguồn từ tục thờ bà Ponagar của người

Chăm. Hay nói đúng hơn, những người Việt đến định cư ở đất này đã Việt hóa
tục thờ Bà Mẹ Xứ Sở của người Chăm bằng truyền thuyết về bà Thiên Y A Na
giáng trần tại núi Đại An và hiển thánh ở Tháp Bà - Nha Trang.


Việc thờ cúng Thiên Y A Na có nhiều yếu tố tương tự tục thờ Mẫu ở các tỉnh
phía Bắc Việt Nam, có xen lẫn với hiện tượng cầu đồng, hát chầu văn...và đối
với người bình dân, ít ai nghĩ đây là một vị thần có nguồn gốc Chămpa. Ở các
miếu Bà, mặc dù bên trong miếu có thờ một tượng thần Chămpa, nhưng các
truyền thuyết đi kèm thường miêu tả như là nhân thần Việt.

Ngoài tháp Bà PoNagar thì Khánh Hòa còn có nhiều di tích văn hóa lịch sử khác như
Chiến khu Đồng Bò, Chùa
Long Sơn ( Chùa


Phật

Trắng-Nha Trang); Khu di
tích Alexandre Yesin, Thành
cổ Diên Khánh, Am Chúa
(Diên Khánh), Đình Phú
Cang (Vạn Ninh), Lăng Bà
Vú, Tàu Không số 235 (Ninh
Hòa), Đàn đá Khánh Sơn…


Thành cổ Diên Khánh

Am Chúa Diên Khánh
+ Văn hóa lễ hội: Lễ hội là cầu nối quá khứ với hiện tại, từ bao đời đã trở
thành một bộ phận không thể thiếu trong đời sống văn hóa cộng đồng. Lễ hội luôn
giữ vai trò như sợi dây gắn kết cộng đồng, tạo dựng không gian văn hóa vừa trang
trọng, linh thiêng, vừa tưng bừng, náo nức. Lễ hội trở thành nơi công chúng đến với
lịch sử cha ông, trở về với cội nguồn dân tộc, tưởng nhớ công ơn người đi trước, cầu


mong những điều tốt lành. Ðồng thời là nơi người dân được vui chơi, giải tỏa, bù đắp
về tinh thần.
Tại Khánh Hòa hàng năm có nhiều lễ hội được diễn ra trong không khí trang
trọng, linh thiêng, tiết kiệm nhưng vẫn giữ được bản sắc truyền thống của dân tộc,
của từng vùng miền, tiêu lễ hội như: Lễ hội Tháp bà Ponagar, Lễ hội Cầu ngư – Hát
Bá Trạo, Lễ hội Ăn mừng lúa mới của người Raglai….
Lễ hội Tháp Bà PoNagar :
Tháp thờ Thần Pô Inư Nagar, nguyên bản của người Chăm. Sau khi vùng đất này sáp

nhập vào Đại Việt, người Việt có tục thờ Mẫu và thần Pô Inư Nagar của người Chăm
trở thành Bà Thiên Y A Na Thánh Mẫu của người Việt. Truyền thuyết, sự tích của Bà
Thiên Y đã được Việt hóa, đi vào đời sống tâm linh của người Việt mà biểu hiện rõ
nét

nhất



trong

việc

thờ

cúng

Bà,

tổ

chức

các

lễ

hội.

Hàng năm, từ ngày 20 đến ngày 23 tháng Ba (Âm lịch), tại Tháp Bà đã diễn ra lễ

hội. Lễ hội Tháp Bà – Nha Trang là lễ hội văn hóa dân gian lớn nhất của hai dân tộc
Việt – Chăm ở Khánh Hòa và khu vực Nam - Trung Bộ. Lễ hội đã thu hút đông đảo
bà con người Việt, người Chăm, người Hoa cùng du khách trong và ngoài nước đến
dự.


- Mở đầu là Lễ mộc dục (Lễ tắm tượng) :
được tiến hành vào giờ Ngọ (12 giờ trưa),
ngày 20 tháng Ba.
Lễ tế gia quan: Sau khi dùng nước hương
hoa lau sạch tượng Bà, khoác lên Bà xiêm y
và mũ miện mới được may theo sắc phong
của triều đình. Mặc xong là tuần tế, gọi là tế
gia quan.
- Lễ cầu quốc thái dân an : tiến hành vào
ngày 22 tháng Ba, sau đó là múa lân khai
hội. Các đoàn hành hương vào dâng hương hoa cúng Bà cho đến tối. Khoảng từ 23 –
24 giờ có Lễ tế sanh (lễ cúng tạ ân đức Thánh Mẫu) tại Tháp chính. Ngay sau lễ tế
sanh là điệu múa bóng truyền thống dâng Bà.
Lễ Chánh tế : từ 4 giờ sáng ngày 23 tháng Ba. Nội dung chính là thỉnh mời Bà và đón
rước thần linh về dự hội, hưởng lễ vật dâng cúng - lễ vật cúng chay. Đây là nghi lễ
quan trọng nhất của lễ hội. Lễ tế có đọc văn tế, có nhạc lễ. Sau phần lễ là phần hội:


múa bóng, diễn văn nghệ, hát bội,
hát tuồng cúng Bà và cho người dân
đi lễ hội xem. Lễ hội kéo dài
đến ngày 24



×