Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Đề cương ôn tập môn vật lý lớp 9 (5)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.89 KB, 8 trang )

TRƯỜNG THCS PHƯỚC NGUYÊN

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA 1 TIẾT NĂM 2014 - 2015
MÔN: VẬT LÝ - LỚP 9
********
Câu 1: Sự phụ thuộc của CĐDĐ vào HĐT? Đặc điểm của đồ thị?
- CĐDĐ chạy qua 1 dây dẫn tỉ lệ thuận với HĐT đặt vào 2 đầu dây dẫn đó.

- Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của CĐDĐ vào HĐT giữa 2 đầu dây dẫn là 1
đường thẳng đi qua gốc tọa độ (U = 0; I = 0)
Câu 2: Điện trở của dây dẫn là gì? Định luật Ôm: phát biểu, hệ thức, tên gọi, đơn
vị từng đại lượng
- Trị số

R=

U
I

không đổi đối với mỗi dây dẫn và được gọi là điện trở của dây dẫn

đó.
* Ý nghĩa:
- Với cùng HĐT đặt vào 2 đầu dây dẫn khác nhau, dây nào có điện trở lớn gấp bao
nhiêu lần thì I chạy qua nó nhỏ đi bấy nhiêu lần.
- Điện trở biểu thị mức độ cản trở dòng điện nhiều hay ít của dây dẫn.
* Định luật ôm
CĐDĐ chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với HĐT đặt vào hai đầu dây và tỉ lệ nghịch
với điện trở của dây.
I=


U
R

Trong đó:
U: HĐT giữa 2 đầu dân dẫn (V)
I: CĐDĐ qua dây dẫn (A)
R: Điện trở của dây dẫn ( Ω )

Câu 3: Đặc điểm của đoạn mạch nối tiếp
Trong đoạn mạch gồm 2 điện trở mắc nối tiếp:
1. CĐDĐ có giá trị như nhau tại mỗi điểm I = I1 = I2


2. HĐT giữa 2 đầu đoạn mạch bằng tổng hai HĐT giữa hai đầu mỗi điện trở thành
phần. U = U1 + U2
3. Điện trở tương đương của đoạn mạch bằng tổng các điện trở thành phần:
Rtd = R1 + R2
4. HĐT giữa 2 đầu mỗi điện trở tỉ lệ thuận với điện trở đó:

U1 R1
=
U 2 R2

Câu 4: Đặc điểm của đoạn mạch song song:
- Trong đoạn mạch gồm 2 điện trở mắc song song
1. CĐDĐ chạy qua mạch chính bằng tổng CĐDĐ chạy qua các mạch rẽ I = I1 + I2
2. HĐT giữa 2 đầu đoạn mạch song song bằng HĐT giữa hai đầu mỗi đoạn mạch
rẽ: U = U1 = U2
3. Điện trở tương đương của đoạn mạch được tính bằng công thức:
1

1
1
R .R
= +
⇒ Rtd = 1 2
Rtd R1 R2
R1 + R2

4. CĐDĐ chạy qua mỗi điện trở tỉ lệ nghịch với điện trở đó:

I1 R2
=
I 2 R1

Câu 5: Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài, tiết diện, và điện trở suất của dây
dẫn? Điện trở suất của vật dẫn là gì? Có đặc điểm gì?
- Điện trở của các dây dẫn có cùng tiết diện và được làm từ cùng một loại vật liệu
thì tỉ lệ thuận với chiều dài của dây.
- Điện trở của các dây dẫn có cùng chiều dài và được làm từ cùng 1 loại vật liệu thì
tỉ lệ nghịch với tiết diện của dây.
- Điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào vật liệu làm dây dẫn.
- Điện trở suất của 1 vật liệu (hay 1 chất) có trị số bằng điện trở của 1 đoạn dây dẫn
hình trụ được làm bằng vật liệu đó có chiều dài 1m và có tiết diện là 1m 2

- Điện trở suất của vật liệu càng nhỏ thì vật liệu đóRdẫn
điện
càng tốt.
= ρ. ⇒ R.S = ρ .
S


Câu 6: Điện trở vật dẫn phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Công thức?
R.S
=

- Điện trở của dây dẫn tỉ lệ thuận với chiều dài của dâyρdẫn, tỉ lệ nghịch với tiết
diện S của dây dẫn và phụ thuộc vào vật liệu làm dây dẫn.
R.S
ρ=


ρ .
S=
R
S = r 2 .π
S=

d2

4


Công thức:

R=ρ

l
S

Trong đó:

R: điện trở dây dẫn ( Ω )
l: Chiều dài dây dẫn (m)
: điện trở suất ( Ω m)
S: tiết diện dây dẫn (m2)
r: bán kính
d: đường kính
: 3,14
*Chu vi hình tròn:
Cv = 2r.
Cv = d . 
*Tìm số vòng dây quấn trên biến trở:
n=


Cv

ℓ: chiều dài dây dẫn làm biến trở
Cv: chu vi lõi sứ (= chiều dài của 1 vòng dây)
n: số vòng dây


Câu 7:
R1 nt R2 ⇒

=?

R1 nt R2 ⇒I1 = I2 = I =
Rtđ = R1 + R2

Câu 8: R1 // R2 ⇒


=?

R1//R2⇒U1 = U2 = U =
Câu 9: Công suất định mức là gì? Ý nghĩa của các con số ghi trên đèn 220V –
100W? Công thức tính công suất?
- Số oát ghi trên 1 dụng cụ điện cho biết công suất định mức của dụng cụ đó, nghĩa
là công suất điện dụng cụ này khi nó hoạt động bình thường.
- 220V: là HĐT định mức cần đặt vào hai đầu bóng đèn để đèn chiếu sáng bình
thường, khi đó đèn tiêu thụ công suất định mức là 100W.
- Công suất điện của 1 đoạn mạch bằng tích của HĐT giữa 2 đầu đoạn mạch và
CĐDĐ qua nó.
Công thức: P
Trong đó:


P : Công suất điện (w)
U : HĐT (V)
I: CĐDĐ (A)
R: Điện trở ( Ω )
A: công của dòng điện (J)
t: thời gian (s)
Câu 10: Công của dòng điện là gì? Công thức tính công của dòn
- Lượng điện năng sử dụng được đo bằng công tơ điện
- Mỗi số đếm của công tơ điện cho biết lượng điện năng đã được sử dụng là 1
kW.h (1kW.h = 3.600.000J – 3 600kJ)

Câu 11: Định luật Jun-Lenxơ: Phát biểu, công thức, tên gọi, đơn vị đo?
- Nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỷ lệ thuận với bình
phương cường độ dòng điện với điện trở của dây dẫn và thời gian dòng điện chạy

qua:
Q = I 2.R.t
Trong đó: I : CĐDĐ (A) ; R:Điện trở ( Ω ); t: thời gian (s); Q: nhiệt lượng (J)
Nếu nhiệt lượng Q bằng đơn vị calo thì: Q = 0,24. I2.R.t
*Nếu bỏ qua phần nhiệt lượng tỏa ra môi trường xung quanh thì: Q = A
Q =A = P . t
Q = m . C.∆t
- Trong đoạn mạch có R1 nt R2 thì Q tỉ lệ thuận với R ⇒

Q1 R1
=
Q2 R2

- Trong đoạn mạch có R1 // R2 thì Q tỉ lệ nghịch với R ⇒
P

- Trong đoạn mạch có R1 nt R2 thì P tỉ lệ thuận với R ⇒
P
P

- Trong đoạn mạch có R1 // R2 thì P tỉ lệ nghịch với R ⇒
P

Q1 R2
=
Q2 R1


Câu 12:Trong định luật Jun_lenxơ cho biết điện năng chuyển hóa thành dạng năng
lượng nào?

-Trong định luật Jun_lenxơ cho biết điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng.
Câu 13: Điện năng có thể chuyển hóa thành những dạng năng lượng nào?
Điện năng có thể chuyển hóa thành: nhiệt năng, quang năng, cơ năng, hóa năng.
Câu 14: Quy tắc an toàn điện:
-Chỉ làm thí nghiệm với các nguồn điện có hiệu điện thế dưới 40V.
-Phải sử dụng các dây dẫn có vỏ bọc làm bằng chất cách điện theo đúng tiêu chuẩn
quy định, nghĩa là vỏ bọc cách điện này phải chịu được dòng điện định mức quy định
cho mỗi dụng cụ điện.
-Cần mắc cầu chì cho mỗi dụng cụ điện để ngắt mạch tự động khi đoản mạch.
-Thông thường mạng điện gia đình có hiệu điện thế 220V, với hiệu điện thế này rất
nguy hiểm tới tính mạng.
Khi tiếp xúc với mạng điện gia đình cần lưu ý các quy tắc an toàn về điện, chẳng hạn
không được tiếp xúc trực tiếp với dây dẫn không có vỏ bọc, các thiết bị sửa điện như
kìm, búa…trên tay cầm nhất thiết phải có vỏ cách điện.
-Khi bóng đèn treo bị đứt dây tóc cần thay bóng đèn khác.
+ Nếu đèn treo dùng phích cắm: khi rút phích cắm thì không thể có dòng điện
chạy qua người gây nguy hiểm được.
+Nếu đèn treo không dùng phích cắm: khi mắc điện, người ta mắc công tắc và cầu
chì nối với “dây nóng” còn “dây nguội” nối với đất. Khi ngắt công tắc hoặc tháo
cầu chì thì ta đã ngắt “ dây nóng” nên cũng không thể có dòng điện chạy qua người
gây nguy hiểm được.
+Việc đảm bảo cách điện giữa người với nền nhà ( như đứng trên ghế nhựa hay
bàn gỗ) làm cho điện trở của vật cách điện ( như ghế nhựa hay bàn gỗ) rất lớn, nếu
có sơ ý thì cường độ dòng điện qua cơ thể cũng rất nhỏ, không gây nguy hiểm đến
tính mạng.
-Nối đất cho vỏ kim loại của các dụng cụ điện là một biện pháp đảm bảo an toàn
điện:
+Khi dây dẫn điện bị hở và tiếp xúc với vỏ kim loại của dụng cụ, giữa vỏ kim loại
và đất có một hiệu điện thế, dây dẫn nối đất và người sử dụng đang chạm tay vào
vỏ kim loại tạo thành một “ mạch điện song song” gồm hai nhánh, nhánh thứ nhất

là dây nối đất có điện trở rất nhỏ, nhánh thứ hai chính là người sử dụng có điện trở
rất lớn so với điện trở nối đất, khi đó dòng điện hầu hết chạy qua dây dẫn nối đất
còn dòng điện chạy qua cơ thể người rất nhỏ không gây nguy hiểm đến tính mạng
người sử dụng.
Câu 15: Việc sử dụng tiết kiệm điện năng có một số lợi ích dưới đây:


- Giảm chi tiêu cho gia đình.
- Các dụng cụ và thiết bị điện được sử dụng lâu bền hơn.
- Giảm bớt các sự cố gây tổn hại chung cho hệ thống cung cấp điện bị quá tải, đặc
biệt trong những giờ cao điểm.
- Dành phần điện năng tiết kiệm cho sản xuất.
Câu 16: Các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng:
- Cần lựa chọn sử dụng các dụng cụ và thiết bị điện có công suất phù hợp và chỉ sử
dụng chúng trong thời gian cần thiết.
Câu 17: Biến trở là gì? Ý nghĩa các con số ghi trên biến trở (50 Ω -2A)
- Biến trở là điện trở có thể thay đổi trị số và có thể được sử dụng để điều chỉnh
cường độ dòng điện trong mạch.
- 50 Ω : Giá trị điện trở lớn nhất của biến trở; 2A là CĐDĐ lớn nhất được phép qua
biến trở chịu được.
Câu 18: Cách xác định điện trở vật dẫn bằng vôn kế và ampe kế
- Lắp sơ đồ mạch điện như hình vẽ
- Mắc vôn kế song song với vật cần đo, đo HĐT
- Mắc ampe kế nối tiếp với vật cần đo, đo CĐDĐ 1
- Lập tỉ số

R=

U
I


Câu 19: Cách xác định công suất bằng vôn kế và ampe kế
- Lắp sơ đồ mạch điện như hình vẽ
- mắc vôn kế song song với vật cần đo, đo HĐT U
- Mắc ampe kế nối với vật cần đo, đo CĐDĐ I
- Công suất P = U.I
Câu 20: Tại sao nói dòng điện mang năng lượng? Hiệu suất sử dụng điện năng là
gì?
- Dòng điện có năng lượng vì nó có thể thực hiện công và cung cấp nhiệt lượng.
Năng lượng của dòng được gọi là điện năng.
- Tỉ số giữa phần năng lượng có ích chuyển hóa từ điện năng và toàn bộ điện năng
tiêu thụ được gọi là hiệu suất sử dụng điện năng.

H=

A1
Atp


g điện
- Công của dòng điện sản ra ở 1 đoạn mạch là số đo lượng điện năng mà đoạn
mạch đó tiêu thụ chuyển hóa thành các dạng lượng khác.
A=P.t
Trong đó:
A: Công của dòng điện (J)
U : HĐT (V)
I: CĐDĐ (A)

R: Điện trở ( Ω )
P : Công suất điện (w)

t: thời gian dòng điện chạy qua (s)



×