ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HK 2 NĂM HỌC 2011-2012
TRƯỜNG THCS KIÊN GIANG
MÔN: VẬT LÝ LỚP 9
A.Tổng kết chương II: Điện từ học
I.Tự kiểm tra
1.Muốn biết được một điểm A trong không gian cs từ trường hay không, ta làm như
sau: Đặt tại A một kim nam châm nếu thấy có lực từ tác dụng lên kim nam châm thì ở
A có từ trường.
2.Làm thế nào để biến một thanh thép thàn một nam châm vĩnh cửu?
C.Đăt thanh thép vào trong lòng ống dây dẫn có dòng điện một chiều chạy qua
3.Quy tắc tìm chiều của lực điện từ tác dụng lên một dòng điện phát biểu như sau:
Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ xuyên vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến
ngón tay giữa chỉ chiều dòng điện chạy qua dây dẫn thì ngón ta cái choải ra 90 0 chỉ
chiều của lực điện từ.
4.Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín là gì?
D.Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây biến thiên.
5.Khi khung dây dẫn quay trong từ trường của một nam châm vĩnh cửu thì trong
khung dây xuất hiện một dòng điện cảm ứng xoay chiều vì số đường sức từ xuyên qua
tiết diên S của cuộn dây biến thiên.
6.Cho một thanh nam châm thẳng mà các chữ chỉ mũi tên cực của nam châm đã bị
mất, làm thế nào để xác định cực Bắc của nam châm đó?
Lờy một sợi chỉ buộc ở giữa than nam châm rồi để thăng bằng. Sau khi đứng yên
thanh nam châm luôn định hướng Nam-Bắc. Đầu quay về cực Bắc của địa lý là cực
Bắc.
7.a)Quy tắc tìm chiều của đường sức từ, biểu diễn từ trường của một óng dây có dòng
điện một chiều chạy qua: Nắm bàn tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo
chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choải ra chỉ chiều của đường
sức từ trong lòng ống dây.
b)Vẽ một số đường sức từ trong lòng cuộn dây
8.Nêu chỗ giống nhau về cấu tạo của hai loại máy phát điện xoay chiều và sự khác
nhau về hoạt động của hai loại máy đó.
*Giống nhau: Một loại có Rô to là cuộn dây, Stato là nam châm
Một loại có Stat là cuộn dây, Rôto là nam châm.
9.Hai bộ phận chính của động cơ điện là: Nam châm và khung dây dẫn.
Khi cho dòng điện chạy qua động cơ lại quay được vì: Khi ta cho dòng điện một chiều
vào khung dây thì từ trường của nam châm sẽ tac dụng lên khung dây những lực từ
làm cho khung quay.
II.Vận dụng
10.Đường sức từ do cuộn dây của nam châm điện tạo ra tại N hướng từ trái sang phải.
áp dụng quy tắc bàn tay trái lực từ tại N hướng từ ngoài vào trong và vuông góc mặt
phẳn tờ giấy.
11.Máy biến thế
a)Đề vận tải điện năng đi xa người ta phải dùng máy biến thế vì để giảm hao phí do
toả nhiệt trên đường dây dẫn điện.
b)Nếu dùng máy biến thế để tăng hiệu điện thế hai đầu dây lên 100 lần thì công suất
hao phí giảm 1002 = 10000 lần.
c)Ta có:
U1 n2
4400 220
120.220
= ⇒
=
⇒ U2 =
= 60(V )
U 2 n1
120
U2
4400
12.Không thể dùng dòng điện không đổi để chạy máy biến thế vì: Dây dẫn một chiều
không tạo ra từ trường biến thiên nên trong cuộn dây này không xuất hiện dòng điện
cảm ứng.
13.Trường hợp a) khung dây không xuất hiện dòng điện xoay chiều vì trục PQ nằm
ngang nên nó song song với các đường sức từ dẫn đến không biến thiên vì vậy không
xuất hiện dòng điện xoay chiều.
B.Tổng kết chương III. Quang học
I.Tự kiểm tra
1.Chiếu một tia sáng từ không khí vào nước, chếch 300 so với mặt nước.
a)Tia sáng khi truyền qua mặt nước bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi
trường. Hiện tượng đó gọi là hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
b)Góc tới bằng 600 (90-30=60). Góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới.
2.Hai đặc điểm của thấu khính hội tụ
-Thấu kính hội tụ có phần rìa mỏng hơn phàn giữa.
-Thấu kính hội tụ có tác dụng hội tụ chùm tia tới song song tại một điểm hoặc cho ảnh
thật, ngược chiều với vật.
3;4: tự vẽ
5.Thấu kính có phần giữa mỏng hơn phần rìa là thấu kính phân kì.
6.Nừu ảnh của tất cả các vật đặt trước thấu kính đều là ảnh ảo thì thấu kính đó là thấu
kính phân kì.
7.Vật kính của máy ảnh là thấu kính hội tụ. ảnh của vật cần chụp hiện lên ở phim.ở
máy ảnh thông thường thì ảnh nhỏ hơn vật, ảnh thật và ngược chiều với vật.
8.Hai bộ phận quan trọng nhất của mắt là thể thủy tinh và màng lưới. Thể thủy tinh
như một vật kính, màng lưới như phim của máy ảnh.
9.Giới hạn xa nhất trên khoảng nhìn rõ của mắt mỗi người là điểm cực viễn. Giới hạn
gần nhất trên khoảng nhìn rõ của mắt mỗi người là điểm cực cận.
10.Biểu hiện của tật cận thị:
+Khi đọc sách phải đặt sách gần mắt hơn bình thường
+Ngồi dưới lớp nhìn chữ viết trên bảng thấy mờ.
11. Kính lúp là dụng cụ dùng để quan sát những vật nhỏ. Kính lúp là loại thấu kính hội
tụ có tiêu cự ngắn.
12.Nguồn phát ánh sáng trắng: Mặt trời, đèn dây tóc, lửa đèn pha ô tô, xe máy
+Cách tạo ra ánh sán đỏ:
-Chiếu một chùm sáng trắng qua tấm lọc màu đỏ
-Chiếu một chùm sáng đỏ qua tấm lọc màu đỏ
13 đến 16 tự trả lời
17. Hãy chỉ ra cặp số liệu đúng
B.Góc tới 600, góc khúc xạ 40030’.
18.Thu được ảnh
B.ảnh thật, cách thấu kính 30cm
19.Tiêu cự bao nhiêu
B.5cm
21.Ghép nối
a-4; b-3; c-2; d-1.
22.a) vẽ ảnh
b)Đó là ảnh ảo, nằm trước thấu kính phân kì, nhỏ hơn và cùng chiều với vật.
c)Vì A trùng với F nên BO và AI là hai đường chéo của HCN BIOA => B’ là giao
điểm hai đường chéo nên A’B’ là đường trung bình của tam giác OBA => OA’ =
1/2OA =10
23 đến 26 tự trả lời.