Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Đề cương ôn tập môn vật lý lớp 9 (9)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.65 KB, 2 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HK 1 NĂM HỌC 2014-2015
TRƯỜNG THCS TRẦN PHÚ
MÔN: VẬT LÝ LỚP 9
Câu 1: Điện trở dây dẫn có ý nghĩa gì?
Câu 2: Công thức tính điện trở tương đương của mạch khi R1 và R2 mắc song song và R1
và R2 nối tiếp
Câu 3: Điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Câu 4: Cho mạch điện như hình vẽ, ban đầu đèn sáng bình
thường.
Ñ
C
Nếu di chuyển con chạy C về phía phải , phía trái thì độ sáng
_
+
của đèn sẽ thay đổi như thế nào?
Rx
Câu 5: Trên một bóng đèn có ghi 12 V– 6W . Nêu ý nghĩa những
số đó, tính
cường độ dòng điện định mức của đèn.
Câu 6: Động cơ điện là dụng cụ biến đổi từ năng lượng nào sang năng lượng nào ?
Câu 7: Khi nào hai thanh nam châm hút nhau, đẩy nhau ?
Câu 8: Quy tắc bàn tay trái có ứng dụng để làm gì? Nêu quy tắc đó.
Câu 9: Nêu thí nghiệm Ơcxtét và rút ra kết luận.
Câu 10: Vì sao lõi của nam châm điện không làm bằng thép mà lại làm bằng sắt non?
Câu 11: Trên nhiều dụng cụ điện trong gia đình thường có ghi 220V và số oát (W). Số
oát này có ý nghĩa gì?
Câu 12 : Khi dịch chuyển con chạy hoặc tay quay của biến trở, đại lượng nào sẽ thay
đổi ?
Câu 13: Để bảo vệ đồ dùng điện trong mạch, ta cần mắc thiết bị gì vào mạch điện và mắc
như thế nào?
Câu 14: Xét các dây dẫn được làm từ cùng loại vật liệu, nếu chiều dài dây dẫn tăng gấp 2


lần và tiết diện giảm đi 2 lần thì điện trở của dây dẫn như thế nào?
Câu 15: Làm thế nào để nhận biết được tại một điểm trong không gian có từ trường ?
Câu 16: Phát biểu và viết hệ thức định luật Ôm,định luật Jun-Len xơ. Nêu tên và đơn vị
từng đại lượng trong hệ thức.
Câu 17: Phát biểu quy tắc nắm tay phải. Áp dụng làm bài 1 SGK/82.


Câu 18: Hai điện trở R1= 10 Ω, R2= 30 Ω, hiệu điện thế của nguồn điện là 12V.
a/Khi mắc hai điện trở nối tiếp.Tính điện trở tương đương của đoạn mạch và hiệu điện
thế giữa hai đầu mỗi điện trở?
b/ Khi mắc hai điện trở song song. Tính điện trở tương đương và cường độ dòng điện qua
mỗi điện trở.
Câu19: Vận dụng quy tắc bàn tay trái để xác định chiều của lực điện từ ở hình a và chiều

S

S

N
I

N

dòng điện ở hình b

b

a

Câu 20: Làm cách nào để phát hiện trong đoạn dây dẫn có dòng điện hay không? Nếu cho

em một kim nam châm.
Câu 21: Một đoạn mạch gồm một bóng đèn có ghi 6V - 3W
được mắc nối tiếp với một biến trở và được đặt vào

C
+

hiệu điện thế không đổi 12V như hình bên.

Rx

Ñ
_

a. Hãy tìm giá trị của biến trở để đèn sáng bình thường?
b. Biến trở được làm bằng dây dẫn hợp kim nicrôm có điện trở suất 1,1.10-6 Ω m và
chiều dài dây biến trở tham gia trong mạch điện là 2,4 m. Tính tiết diện của dây dẫn
dùng làm biến trở? Dịch chuyển con chạy C về bên phải thì độ sáng của đèn thay đổi
như thế nào? Vì sao?



×