Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đề cương ôn tập môn vật lý lớp 9 (14)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.71 KB, 3 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CHƯƠNG 3
MÔN: VẬT LÝ LỚP 9
CHUƠNG III: QUANG HỌC
Câu 97: (Biết) Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng tia sáng đi từ.
A. Môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác
B. Không khí và trở về không khí
C. Tia sáng đi trong cùng một môi trường
D. Tia sáng đi trong chân không
Câu 98: (Biết) Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng, tia sáng bị:
A. Gấp khúc trở về môi trường cũ
B. Gấp khúc khi sang môi trường khác tại mặt phân cách
C. Tia sáng đi thẳng
D. Tia sáng đi theo hình dạng bất kỳ
Câu 99: (Biết) Góc tới là góc tạo bởi tia tới với:
A. Tia khúc xạ
B. Mặt phân cách
C. Tia phản xạ
D. Pháp tuyến
Câu 100: ( Biết) Góc khúc xạ tạo bởi tia khúc xạ với:
A. Mặt phân cách
B. Tia tới
C. Tia phản xạ
D. Pháp tuyến
Câu 101: Biết) Thấu kính hội tụ có đặc điểm:
A. Giữa mỏng, rìa dày B. Giữa dày, rìa mỏng
C. Hai mặt đều nhau D. Hai mặt
đều lõm
Câu 102: (Biết) Mọi tia đi qua quang tâm của thấu kính hội tụ đều:
A. Bị gấp khúc
B. Bị hội tụ tại tiêu điểm
C. Đều đi thẳng


D. Đều quay trở về môi trường cũ
Câu 103: (Hiểu) Khi nào thì tia sáng đi qua thấu kính hội tụ tại f.
A. Đi qua quang tâm
B. Đi qua tiêu điểm đến thấu kính
C. Không đi vào thấu kính D. Đi song song với trục chính và vuông góc với thấu kính
Câu 104: (Biết) Ảnh tạo bởi thấu kính hội tụ là:
A. Ảnh thật
B. Ảnh ảo
C. Cả A, B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
Câu 105: (Hiểu) Ảnh thật tạo bởi thấu kính hội tụ.
A. Hứng được trên màn ảnh
B. Không hứng được trên màn ảnh
C. Cả A và B đều đúng
D. Lúc hứng được, lúc không
Câu 106: (Hiểu) Thấu kính hội tụ cho ảnh thật khi:
A. d > f ≥
B. d < f
C. d = f
D. Cả A và B đều đúng
Câu 107: (Biết) thấu kính phân kỳ có đặc điểm:


A. Rìa mỏng, giữa dày
B. Hai mặt đều cong, lồi
C. Rìa dày, giữa mỏng
D. Hai mặt đều phẳng
Câu 108: (Biết) Thấu kính phân kỳ cho ảnh.
A. Nhỏ hơn vật B. Lớn hơn vật
C. Bằng vật

D. Nhỏ hơn hoặc bằng
Câu 109: (Vận dụng) Thấu kính phân kỳ chỉ cho ảnh:
A. Ảnh ảo
B. Ảnh thật C. Cả ảnh thật lẫn ảnh ảo D. Câu A và B đúng
Câu 110: (Biết) Ảnh của vật tạo bởi thấu kính phân kỳ
A. Hứng được trên ảnh
B. Không hứng được trên màn ảnh
C. Lúc hứng được, lúc không
D. Không có ảnh
Câu 111: (Hiểu) Thấu kính phân kỳ cho ảnh:
A. Ảo
B. Thật
C. Vừa thật vừa ảo
D. Câu A và C đúng
Câu 112: (Vận dụng) Thấu kính phân kỳ cho ảnh bằng một nửa vật khi.
A. d > f
B. d < f/2
C. d = f/2
D. d = f
Câu 113: (Biết) Vật kính máy ảnh là:
A. Thấu kính hội tụ
B. Thấu kính phân kỳ
C. Kính bình thường
D. Vừa thấu kính phân kỳ vừa thấu kính hội tụ
Câu 114: (Biết) Ảnh của vật trên phim là:
A. Ảnh ảo
B. Ảnh thật cùng chiều với vật
C. Ảnh thật ngược chiều với vật
D. Ảnh ảo ngược chiều với vật
Câu 115: (Biết) Thuỷ tinh thể của mắt là:

A. Thấu kính phân kỳ
B. Thấu kính hội tụ
C. Thấu kính bình thường D. Vừa thấu kính phân kỳ vừa thấu kính hội tụ
Câu 116: Bộ phận nào của máy ảnh có vai trò giống như màng lưới của mắt ( gọi là võng
mạc).
A. Phim B. Vật kính
C. Ống kính
D. Chỗ đặt pin
Câu 117: (Biết) Mắt cận là mắt có điểm cực viễn.
A. Xa hơn mắt thường
B. Như mắt thường
C. Gần hơn mắt thường
D. Lúc
xa, lúc gần
Câu 118: (Biết) Mắt lão là mắt có điểm cực cận:
A. Gần hơn mắt thường
B. Xa hơn mắt thường
C. Như mắt thường
D. Đáp án khác
Câu 119: (Biết) Kính lúp dùng để xem những vật có kích thước.
A. Rất lớn
B. Nhỏ
C. Lớn
D. Câu A và C đúng
Câu 120: (Biết) Kính lúp có tiêu cự:
A. Ngắn
B. Dài
C. Bình thường D. Cả A và B đều đúng
Câu 121: (Biết) Ánh sáng trắng là do nguồn sáng nào tạo ra.
A. Đèn dây chớp tắt B. Đèn lade

C. Đèn sợi đốt
D. Đèn huỳnh quang


Câu 122: (Biết) Ánh sáng màu là ánh sáng
A. Do đèn nêon tạo ra
B. Do ánh sáng trắng chiếu qua tấm lọc màu
C. Do tự nhiên mà có
D. A và C đúng
Câu 123: (Hiểu) Trong số bốn nguồn sáng sau đây, nguồn sáng nào không phát ánh sáng
trắng.
A. Bóng đèn pin đang sáng
B. Cục than hồng trong bếp lò
C. Một đèn LED
D. Một ngôi sao
Câu 124: (Biết) Có thể phân tích một chùm ánh sáng trắng thành những chùm ánh sáng
màu khác nhau bằng cách:
A. Cho chùm ánh sáng trắng đi qua một lăng kính
B. Cho chùm ánh sáng trắng phản xạ trên mặt ghi âm của một đĩa CD
C. Chỉ câu A đúng
D. Câu A và B đúng
Câu 125: (Biết) Khi phân tích ánh sáng trắng có thể cho.
A. 5 màu
B. 4 màu
C. 6 màu
D. 7 màu
Câu 126: (Biết) Khi trộn hai ánh sáng màu với nhau, kết quả cho ánh sáng có màu:
A. Giống màu ban đầu
B. Không giống màu ban đầu
C. Giống màu thứ hai

D. Không giống màu nào
Câu 127: (Biết) Các màu cơ bản của ánh sáng màu là:
A. Đỏ, lục, lam
B. Đỏ, trắng, tím
C. Tím, vàng, tràm
D. Da cam, trắng, vàng
Câu 128: (Hiểu) Khi trộn 3 ánh sáng màu, cho ta màu:
A. Đỏ
B. Lục
C. Lam
D. Trắng
Câu 129: (Biết) Vật màu trắng có khả năng:
A. Tán xạ với tất cả ánh sáng màu
B. Không tán xạ
C. Hấp thụ ánh sáng màu
D. Không câu nào đúng
Câu 130: (Biết) Vật có màu nào thì:
A. Tán xạ mạnh với màu đó, tán xạ kém với màu khác
B. Tán xạ mạnh với màu đó,
tán xạ tốt với màu khác
C. Không tán xạ với chính màu của mình
D. Câu A và B đúng
Câu 131: (Biết) Ánh sáng có các tác dụng:
A. Nhiệt
B. Sinh học
C. Quang điện D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 132: (Biết) Tác dụng quang điện của ánh sáng là sự biến đổi:
A. Năng lượng ánh sáng mặt trời thành năng lượng sinh học
B. Năng lượng ánh sáng mặt trời thành năng lượng nhiệt
C. Năng lượng ánh sáng mặt trời thành năng lượng điện

D. Cả A, B, C đều đúng



×