Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Đề cương ôn tập môn vật lý lớp 9 (25)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.87 KB, 2 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HK 1 NĂM HỌC 2012-2013
MÔN: VẬT LÝ LỚP 9
CHƯƠNG I. ĐIỆN HỌC
1. Phát biểu sự phụ thuộc của CĐDĐ vào hđt đặt vào hai đầu dây dẫn. Dạng đồ thị biểu
diễn sự phụ thuộc của cđdđ vào hđt.
2. Phát biểu, viết biểu thức định luật ÔM, nói rõ từng đại lượng và đơn vị của các đại
lượng có trong biểu thức
3. Viết công thức tính điện trở dây dẫn? Nêu ý nghĩa của điện trở.
4. Để đo điện trở của một dây dẩn người ta dùng những đồng hồ nào? Vẽ sơ đồ cách mắc
và viết biểu thức tính điện trở theo số chỉ của đồng hồ.
5. Viết các công thức và phát biểu thành lời cho đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp
và song song. Hiểu thế nào là điện trở tương đương.
6. Hãy chứng minh:
- Trong đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp, hđt giữa hai đầu mỗi điện trở tỉ lệ
thuận với điện trở đó.
- Điện trở tương đương bằng tổng các điện trở thành phần.
- Trong đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song : I1/I2 = R2/R1 VÀ 1/Rtđ = 1/R1 + 1/R2
7. Viết công thức và phát biểu sự phụ thuộc của điện trở vào các yếu tố? Nêu rõ các đại
lượng và đơn vị tương ứng.
8. Điện trở suất là gì? Ý nghĩa của điện trở suất. Giải thích ý nghĩa điện trở suất của đồng.
9. Nêu các phương án làm giảm điện trở của dây dẩn? Phương án nào tối ưu nhất, vì sao?
10. Nâu cấu tạo của biến trở. Tác dụng của biến trở trong mạch điện? Tai sao dây dẫn
làm biến trở có điện trở suất lớn?
11. Nêu ý nghĩa số Oát và số Vôn ghi trên mỗi dụng cụ điện. Viết công trhức tính công
suất điện, nói rõ từng đại lượng và đơn vị tương ứng.
12. Nêu ví dụ chứng tỏ dòng điện có mang năng lượng. Điện năng là gì? Điện năng có
thể chuyển hóa thành những dạng năng lượng nào? Cho ví dụ, chỉ ra trong sự chuyển hóa
điện năng thành các dạng năng lượng khác của điện năng ở các đồ dùng điện đó thì năng
lượng nào là có ích, năng lượng nào là vô ích. Viết công thức tính hiệu suất của dụng cụ
điện?
13. Công của dòng điện là gì? Viết công thức tính công của dòng điện, nêu rõ các đại


lượng và đơn vị tương ứng. Dụng cụ đo công của dòng điện?
14. Phát biểu, viết biểu thức định luật JUN-LENX, nói rõ từng đại lượng và đơn vị của
các đại lượng có trong biểu thức.
15. Nêu quy tắc an toàn khi sử dụng điện. Tại sao phải tiết kiệm điện năng?


CHƯƠNG II. ĐIỆN TỪ HỌC
16. Nêu từ tính của nam chân vĩnh cửu? Sự tương tác giữa hai nam châm? Từ trường là
gì, Cách nhận biết từ trường.
17. Vẽ đường sức từ của nam châm thẳng. Nêu cách xác định chiều của đường sức từ bên
ngoài thanh nam châm.
18. Vẽ đường sức từ của nam châm chữ U và ống dây có dòng điện chạy qua. Nêu cách
xác định chiều của đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua.
19. Phát biểu quy tắc nắm tay phải? Quy tắc này dùng để xác định chiều của đại lượng
nào?
20. Nêu cấu tạo của nam châm điện. Để tăng từ tính của nam châm điện ta làm thế nào?
Nêu ứng dụng của nam châm điện.
21. Lực điện từ là gì? Phát biểu quy tắc bàn tay trái. Quy tắc này dùng để xác định chiều
của đại lượng nào?
22. Nêu cấu tạo và hoạt động của động cơ điện một chiều. Tại sao động cơ điện trong kỹ
thuật dùng nam châm điện và bộ phận quay gồm nhiều khung dây? Sự biến đổi năng
lượng trong động cơ điện một chiều?
23. Thế nào là hiện tượng cảm ứng điện từ? Nêu các cách dùng nam châm để tạo ra dòng
điện cảm ứng? Nêu điều kiện để tạo ra dòng điện cảm ứng.



×