Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đề cương ôn tập môn vật lý lớp 9 (27)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.52 KB, 3 trang )

TRƯỜNG THCS PHƯỚC NGUYÊN

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA 15 PHÚT NĂM 2013 - 2014
MÔN: VẬT LÝ - LỚP 9
I.LÝ THUYẾT:
1. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng:
a) Kết luận 1:
Tia sáng truyền từ không khí vào nước thì:
-

Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới

-

Góc khúc xạ r nhỏ hơn góc tới i

b) Kết luận 2:
Tia sáng truyền từ nước vào không khí thì:
-

Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới

-

Góc khúc xạ r lớn hơn góc tới i

2. Thấu kính hội tụ : ( Có vật AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ
tại A)
a) Kí hiệu:
f = OF = OF’ : tiêu cự
d = AO : khoảng cách từ vật đến thấu kính hội tụ


d’ = A’O : khoảng cách từ ảnh đến thấu kính hội tụ
AB = h :chiều cao của vật
A’B’ = h’ : chiều cao của ảnh
b) Tính chất ảnh của vật tạo bởi thấu kính hội tụ:
1.Vật ở rất xa thấu kính: ảnh thật, ngược chiều, nhỏ hơn vật
2. d > 2f : ảnh thật, ngược chiều, nhỏ hơn vật
3. f < d < 2f : ảnh thật, ngược chiều, lớn hơn vật
4. d = 2f : ảnh thật, ngược chiều, bằng vật và d’ = d
5. d < f : ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật
II.TRẮC NGHIỆM: Chọn câu đúng nhất


Câu 1: Khi tia sáng truyền từ không khí vào nước, gọi i là góc tới, r là góc khúc xạ.
Kết luận nào sau đây luôn luôn đúng?
A. i < r
B. i > r

C. i = 2r
D. i = r

Câu 2 : Có khi nào tia sáng từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt
khác mà không bị khúc xạ không? Chọn phương án trả lời đúng nhất trong các phương
án sau:
A.
B.

Không có
Có. Khi góc tới bằng Oo

C. Có. Khi góc tới bằng 45 o

D. Có. Khi góc tới bằng 90o

Câu 3 : Một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 80 cm, vật AB hình mũi tên được đặt
vuông góc với trục chính của thấu kính và cách thấu kính 60 cm sẽ cho ảnh:
A. Thật, cùng chiều
B. Thật, ngược chiều

C.Ảo, ngược chiều
D.Ảo, cùng chiều

Câu 4 : Đặt vật sáng AB vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự
f = 14 cm. Ảnh của vật sẽ cùng chiều với vật khi vật được đặt cách thấu kính:
A. 12 cm
B. 28 cm

C.21 cm
D.35 cm

Câu 5 : Trước một thấu kính hội tụ, ta đặt một vật AB sao cho AB nằm ngoài khoảng
tiêu cự của thấu kính. Hãy cho biết tính chất ảnh cho bởi thấu kính:
A. Là ảnh thật, ngược chiều
B. Là ảnh ảo, ngược chiều

C. Là ảnh ảo, cùng chiều
D. Là ảnh thật, cùng chiều

Câu 6 : Chiếu một tia sáng từ dầu vào không khí. Tia sáng chếch 30o so với mặt phân
cách thì góc tới và góc khúc xạ là:
A.
B.


i = 30o, r > 30o
i = 30o, r < 30o

B. i = 60 o, r > 60o
C. i = 60o, r < 60o

Câu 7 : Thấu kính hội tụ có tiêu cự f, khoảng cách từ vật đến thấu kính là d.
Nếu f < d < 2f thì:
A. Ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật
vật
B. Ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật

C. Ảnh thật, ngược chiều, lớn hơn
D. Ảnh thật, ngược chiều, nhỏ hơn vật

Câu 8 : Thấu kính hội tụ là thấu kính:
A. Có phần rìa mỏng hơn phần giữa

C.Tạo bởi hai mặt cong


B. Có phần rìa dày hơn phần giữa
cong

D. Tạo bởi một mặt phẳng và một mặt

Câu 9 : Một vật AB cao 2 cm được đặt trước một thấu kính hội tụ. Thấu kính này cho
một ảnh thật lớn hơn vật 2 lần và cách thấu kính 30 cm. Độ lớn của ảnh và vị trí của
vật lần lượt là:

A. 8 cm và 30 cm
B. 4 cm và 15 cm

C. 4 cm và 60 cm
D. 8 cm và 15 cm

Câu 10 : Một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 30 cm, vật thật AB cách thấu kính 15 cm
sẽ cho ảnh:
A.
B.
C.
D.

Ảo, cách thấu kính 10 cm, cùng chiều và lớn gấp 1,5 lần vật
Ảo, cách thấu kính 30 cm, ngược chiều và lớn gấp 2 lần vật
Thật, cách thấu kính 30 cm, ngược chiều và lớn gấp 2 lần vật
Ảo, cách thấu kính 30 cm, cùng chiều và lớn gấp 2 lần vật

III. BÀI TẬP:
Đặt vật AB vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ tại A, có tiêu cự 12cm.
Dựng ảnh A’B’ của AB và nêu tính chất của ảnh trong hai trường hợp:
a) Vật AB cách thấu kính d = 36cm
b) Vật AB cách thấu kính d = 8cm

CHÚC CÁC EM ÔN TẬP TỐT



×