Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Đề cương ôn tập môn vật lý lớp 9 (28)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.6 KB, 7 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CHƯƠNG 2
MÔN: VẬT LÝ LỚP 9
CHƯƠNG II: ĐIỆN TỪ HỌC
Câu 51: (Biết) Đặt kim nam châm lên giá thẳng đứng. Khi đã đứng cân bằng, kim nam
châm nằm dọc theo hướng.
A. Bắc – Nam B. Đông – Nam C. Bắc – Nam
D. Đông - Bắc
Câu 52: (Biết) Nam châm vĩnh cửu là loại nam châm:
A. Có từ tính luôn luôn tồn tại
B. Có thể hút sắt, thép, niken….
C. Không có từ tình
D. Câu A, B đúng
Câu 53: (Hiểu) Có một vật làm bằng đồng và một vật làm bằng sắt mạ đồng. Cách phân
loại 2 vật là đưa thanh nam châm lại 2 vật đó.
A. Vật nào bị thanh nam châm hút là vật làm bằng đồng, vật nào không bị hút là vật làm
bằng sắt mạ đồng.
B. Vật nào bị thanh nam châm hút là vật làm bằng sắt mạ đồng, vật nào không bị hút là
vật làm bằng đồng.
C. Vật nào bị thanh nam châm hút mạnh là vật làm bằng đồng, vật nào bị hút nhẹ là vật
làm bằng sắt mạ đồng.
D. Câu B và C đúng
Câu 54: (Biết) Không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện có khả năng tác
dụng lực (lực từ) lên kim nam châm đặt gần nó. Ta nói không gian đó có:
A. Dòng điện
B. Từ trường
C. Cảm ứng điện từ
D. Lực điện từ
Câu 55: (Biết) Trong thí nghiệm phát hiện tác dụng từ của dòng điện, dây dẫn AB được
bố trí như thế nào ?
A. Tạo với kim nam châm một góc bất kỳ B. Song song với kim nam châm
C. Vuông góc với kim nam châm


D. Tạo với kim nam châm một góc nhọn
Câu 56: (Biết) Từ phổ là hình ảnh cụ thể về:
A. Đường cảm ứng điện từ
B. Dòng điện qua dây dẫn
C. Các đường sức từ
D. Câu A, C đúng
Câu 57: (Biết) Các đường sức từ có chiều nhất định. Ở ngoài thanh nam châm chúng là
những đường cong.
A. Đi ra từ cực Bắc và đi vào từ cực Nam của thanh nam châm
B. Đi ra từ cực Nam và đi vào từ cực Bắc của thanh nam châm
C. Đi ra từ cực dương và đi vào từ cực âm của thanh nam châm
D. Đi ra từ cực âm và đi vào từ cực dương của thanh nam châm


Câu 58: (Vận dụng) Cho hình vẽ bên:
A

B

Xác định tên các từ cực của nam châm.
A. Đầu B của thanh nam châm là cực Bắc, đầu A là cực Nam
B. Đầu B của thanh nam châm là cực Nam, đầu A là cực Bắc
C. Đầu B của thanh nam châm là cực dương, đầu A là cực âm
D. Đầu B của thanh nam châm là cực âm, đầu A là cực dương
Câu 59: (Biết) Hình dạng của đường sức từ ở trong và ngoài ống dây tạo thành những.
A. Đường thẳng B. Đường cong
C. Đường gấp khúc D. Đường cong khép kín
Câu 60: (Biết) Quy tắc nắm tay phải dùng để xác định.
A. Chiều của đường sức từ trong lòng ống dây
B. Chiều của đường sức từ trong nam châm

C. Chiều của đường sức từ trong từ trường
D. Chiều của dòng điện trong dây dẫn
Câu 61: (Biết) Muốn nam châm mất hết từ tính thì phải:
A.Cho dòng điện đi qua ống dây dẫn
B. Ngắt dòng điện đi qua ống dây của nam
châm
C. Đặt nam châm gần những vật như: sắt, thép, niken
D. Đặt nam châm gần nơi có từ truờng mạnh
Câu 62: (biết) Có thể làm tăng lực từ của nam châm điện tác dụng lên một vật bằng cách:
A. Tăng cường độ dòng điện chạy qua các vòng dây
B. Tăng số vòng của ống dây (ký hiệu là n)
C. Tăng hiệu điện thế đặt vào hai đầu của vật
D. Câu A và B đúng
Câu 63: (Hiểu) Nhận xét về tác dụng từ của ống dây có lõi sắt non và ống dây có lõi thép
khi ngắt dòng điện qua ống dây.
A. Lõi sắt non mất hết từ tính, lõi thép vẫn giữ từ tính
B. Lõi sắt non vẫn giữ từ tính, lõi thép mất hết từ tính
C. Lõi sắt non và lõi thép mất hết từ tính
D. Lõi sắt non và lõi thép giữ nguyên từ tính
Câu 64: (Biết) (Chọn câu sai). Nam châm điện dùng để.
A. Chế tạo loa điện
B. Làm chuông báo động
C. Chế tạo rơle điện từ
D. Sản xuất điện năng


Câu 65: (Biết) Một bệnh nhân bị một mảnh mạt sắt nhỏ li ti bay vào mắt. Bác sĩ có thể
dùng phương tiện nào sau đây để lấy mạt sắt ra khỏi mắt.
A. Dùng Panh để gắp
B. Dùng kìm để kẹp lấy ra

C. Dùng nam châm điện để hút
D. Dùng nước để nhỏ mắt cho trôi ra
Câu 66: (Hiểu) Chức năng của Rơle điện từ dùng để.
A. Tự động đóng, ngắt mạch điện
B. Biến dao động thành âm thanh
C. Tự động điều chỉnh mạch điện
D. Thay đổi cường độ dòng điện
Câu 67: (Biết) Quy tắc bàn tay trái dùng để xác định:
A. Chiều của đường sức từ
B. Chiều của đường cảm ứng từ
C. Chiều của lực điện từ
D. Chiều của nam châm điện
Câu 68: (Biết) Dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường và không song song
với các đường sức từ thì chịu tác dụng của:
A. Lực đàn hồi
B. Lực hút của trái đất
C. Lực từ
D. Lực điện từ
Câu 69: (Hiểu)
A
N

F

B

S
Áp dụng quy tắc bàn tay trái, xác định chiều của dòng điện chạy qua đoạn dây dẫn AB.
A. Chiều từ A
B

B. Chiều từ B
A
C. Chiều từ N
S
D. Chiều từ S
N
Câu 70: (Biết) Động cơ điện 1 chiều hoạt động dựa trên tác dụng của:
A. Từ trường lên khung dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường
B. Từ trường trong dây dẫn
C. Lực điện từ tác dụng lên dây dẫn
D. Câu A và C đúng
Câu 71: (Biết) Khi động cơ điện 1 chiều hoạt động thì:
A. Cơ năng chuyển hoá thành động năng
B. Điện năng được chuyển hoá thành cơ
năng


C. Động năng chuyển hoá thành điện năng D. Cơ năng chuyển hoá thành động năng
Câu 72: (Vận dụng) Tại sao khi chế tạo động cơ điện có công suất lớn, người ta không
dùng nam châm vĩnh cửu để tạo ra từ trường.
A. Vì nam châm vĩnh cửu tạo ra từ trường mạnh như nam châm điện
B. Vì nam châm vĩnh cửu tạo ra từ trường mạnh
C. Vì nam châm vĩnh cửu không tạo ra từ trường mạnh như nam châm điện
D. Câu A và B đúng
Câu 73: (Biết) Làm thế nào để biến một thanh thép thành một nam châm vĩnh cửu.
A. Dùng búa đập mạnh vào thanh thép
B. Hơ thanh thép trên ngọn lửa
C. Đặt thanh thép vào trong lòng ống dây dẫn có dòng điện xoay chiều chạy qua
D. Đặt thanh thép vào trong lòng ống dây dẫn có dòng điện một chiều chạy qua
Câu 74: Một dây dẫn AB được đặt ở sát đầu một ống dây có dòng điện chạy qua. Khi

dòng điện qua dây dẫn AB có chiều từ A đến B thì lực điện từ tác dụng lên AB.
A. Có phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên
B. Có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới
C. Có phương song song với trục của ống dây, chiều từ trong ống dây ra phía ngoài.
D. Có phương song song với trục của ống dây, chiều từ phía ngoài vào trong ống dây
Câu 75: (Biết) Treo thanh nam châm gần một ống dây (hình dưới). Khi đóng mạch điện,
có hiện tượng gì xảy ra với thanh nam châm.
A

B

S

K
+ A. Cực S của thanh nam châm bị hút về phía đầu B của ống dây
B. Cực S của thanh nam châm bị đẩy về phía đầu B của ống dây
C. Cực N của thanh nam châm bị hút về phía đầu B của ống dây
D. Cực N của thanh nam châm bị đẩy về phía đầu B của ống dây
Câu 76: (Biết) Cách làm nào dưới đây có thể tạo ra dòng điện cảm ứng.
A. Nối hai cực của pin vào h ai đầu cuộn dây dẫn
B. Nối hai cực của nam châm với hai đầu của cuộn dây dẫn
C. Đưa một cực của nam châm từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn
D. Đưa một cực của nam châm từ ngoài vào trong cuộn dây dẫn kín.
Câu 77: (Biết) Hiện tượng xuất hiện dòng điện cảm ứng gọi là hiện tượng:

N


A. Cảm ứng điện từ
B. Cảm ứng từ

C. Cảm ứng từ trường
D. Cảm ứng tư tính
Câu 78: (Biết) Đưa nam châm lại gần cuộn dây theo phương vuông góc với tiết diện S
của cuộn dây, thì các đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây có:
A. Số đường sức từ không đổi
B. Số đường sức từ giảm
C. Số đường sức từ tăng
D. Số đường sức từ lúc tăng, lúc giảm
Câu 79: (Biết) Khi số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây dẫn biến đổi thì trong
cuộn dây dẫn xuất hiện.
A. Dòng điện cảm ứng từ
B. Dòng điện biến thiên
C. Từ trường
D. Cảm ứng điện từ
Câu 80: (Hiểu) Trường hợp nào dưới đây trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện
cảm ứng.
A. Số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín lớn
B. Số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín được giữ không thay đổi
C. Số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín thay đổi
D. Từ trường xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín mạnh
Câu 81: (Biết) Trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều khi từ
thông qua tiết diện S của cuộn dây.
A. Luôn luôn tăng
B. Luôn luôn giảm
C. Luôn không thay đổi
D. Cả hai câu A và B đều đúng
Câu 82: (Biết) Khi cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của nam châm hay cho nam
châm quay trước cuộn dây dẫn thì, trong cuộn dây có thể xuất hiện dòng điện cảm ứng.
A. Một chiều
B. Xoay chiều

C. Lúc xoay chiều, lúc một chiều
D. Dòng điện kín
Câu 83: (Biết) Máy phát điện xoay chiều gồm có 2 bộ phận chính là:
A. Stato và rôto
B. Nam châm quay và rôto
C. Cuộn dây quay và stato
D. Nam châm và cuộn dây dẫn
Câu 84: (Biết) Trong máy phát điện xoay chiều bắt buộc phải có các bộ phận chính nào
đẻ có thể tạo ra dòng điện.
A. Nam châm vĩnh cửu và sợi day dẫn nối hai cực nam châm
B. Nam châm điện và sợi dây dẫn nối nam châm với đèn
C. Cuộn dây dẫn và nam châm
D. Cuộn dây dẫn và lõi sắt.
Câu 85: (Hiểu) Trong máy phát điện xoay chiều, khi nam châm quay thì trong cuộn dây
dẫn xuất hiện dòng điện xoay chiều vì.
A. Từ trường qua tiết diện S của cuộn dây luôn tăng
B. Số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây luôn tăng
C. Từ trường qua tiết diện S của cuộn dây không biến đổi


D. Số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây luân phiên tăng giảm
Câu 86: (Biết) Một bóng đèn có ghi 6V-3W lần lượt mắc vào mạch điện 1 chiều và
mạch điện xoay chiều có cùng hiệu điện thế 6V. Khi đó bóng đèn sẽ:
A. Sáng như nhau
B. Bóng đèn mắc ở dòng điện 1 chiều sáng hơn
C. Bóng đèn mắc ở dòng điện xoay chiều sáng hơn D. Lúc sáng bằng nhau lúc sáng
hơn
Câu 87: (Biết) Dòng điện xoay chiều có các tác dụng.
A. Chỉ tác dụng nhiệt
B. Chỉ tác dụng quang

C. Nhiệt, quang, từ
D. Cảm ứng từ
Câu 88: Cho thí nghiệm
như hình vẽ. Có hiện tượng gì
xảy ra với kim nam châm khi
ta đổi chiều dòng điện chạy vào
K
+ nam châm điện.
A. Kim nam châm vẫn đứng yên
B. Kim nam châm quay một góc 90 0
C. Kim nam châm quay ngược lại
D. Kim nam châm bị đẩy ra
Câu 89: (Hiểu) Trong thí nghiệm hình
Kim sắt

vẽ bên.
K

+

-

Có hiện tượng gì xảy ra với kim sắt khi ta đổi chiều dòng điện chạy vào nam châm
điện.
A. Kim sắt vẫn bị hút như trước
B. Kim sắt quay một góc 900
C. Kim sắt quay ngược lại
D. Kim sắt bị đẩy
Câu 90: (Biết) Khi truyền tải điện năng đi xa bằng đường dây dẫn sẽ có một phần điện
năng hao phí do hiện tượng.

A. Phát quang trên đường dây
B. Toả nhiệt trên đường dây
C. Do các elêchtrông chuyển động hỗn độn không ngừng
D. Do 1 phần điện năng đọng lại trên dây dẫn
Câu 91: (Biết) Để truyền đi cùng một công suất điện, nếu đường dây tải điện dài gấp đôi
thì công suất hao phí vì toả nhiệt sẽ:


A. Tăng 2 lần
B. Tăng 4 lần
C. Giảm 2 lần
D. Không tăng, không giảm
Câu 92: (Hiểu) Khi truyền đi cùng một công suất điện, muốn giảm công suất hao phí vì
toả nhiệt, dùng cách nào trong 2 cách dưới đây có lợi hơn.
A. Giảm điện trở của đường dây đi 2 lần
B. Giảm hiệu điện thế giữa 2 đầu 2 lần
C. Tăng hiệu điện thế giữa 2 đầu lên 2 lần D. Tăng điện trở của đường dây đi 2 lần
Câu 93: (Biết) Máy biến thế dùng để:
A. Giữ cho hiệu điện thế ổn định, không đổi
B. Giữ cho cường độ dòng điện ổn định, không đổi
C. Làm tăng hoặc giảm cường độ dòng điện
D. Làm tăng hoặc giảm hiệu điện thế
Câu 94: (Biết) Hiệu điện thế xuất hiện ở hai đầu cuộn dây thứ cấp của máy biến thế là
hiệu điện thế:
A. Một chiều B. Xoay chiều C. Lúc xoay chiều lúc một chiều D. Dòng điện ổn định
Câu 95: (Hiểu) Một máy biến thế dùng trong nhà cần phải hạ hiệu điện thế từ 220V
xuống còn 6V. Cuộn sơ cấp có 4000 vòng. Số vòng của cuộn thứ cấp là:
A. 100 vòng
B. 110 vòng
C. 99 vòng

D. 109 vòng
Câu 96: (Vận dụng) Cuộn sơ cấp của một máy biến thế có 4400 vòng, cuộn thứ cấp có
240 vòng. Khi đặt vào 2 đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều 220V thì ở hai đầu
dây của cuộn thứ cấp có hiệu điện thế là:
A. 14V
B. 15V
C. 12V
D. 10V



×