Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đề cương ôn tập môn vật lý lớp 9 (36)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.63 KB, 3 trang )

TRƯỜNG THCS PHƯỚC NGUYÊN

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKI NĂM 2014 - 2015
MÔN: VẬT LÝ - LỚP 9
********
Câu 1: Nêu dấu hiệu nhận biết thấu kính hội tụ (TKHT) ?
TL: TKHT có phần rìa mỏng hơn phần giữa hay TKHT cho ảnh thật, ngược chiều
với vật hay TKHT cho ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật.
Câu 2: Nêu đường truyền của 3 tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ?
TL:
-

Tia tới đến quang tâm O thì tía ló tiếp tục truyền thẳng theo phương của tia tới.

-

Tia tới song song với trục chính thì tia ló qua tiêu điểm

-

Tia tới qua tiêu điểm thì tia ló song song với trục chính

Câu 3: Nêu đường truyền của 2 tia sáng đặc biệt qua thấu kính phân kì?
TL:
- Tia tới song song với trục chính thì tia ló kéo dài đi qua tiêu điểm
- Tia tới đến quang tâm O thì tia ló tiếp tục truyền thẳng theo phương của tia tới
Câu 4: Nêu dấu hiệu nhận biết thấu kính phân kì (TKPK) ?
TL: TKPK có phần rìa dày hơn phần giữa hay TKPK cho ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn
vật.
Câu 5: Nêu tính chất ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ trong các trường
hợp em đã học?


TL: - Vật ở rất xa thấu kính: ảnh thật có vị trí cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự
- d > f : ảnh thật, ngược chiều
- d > 2f : ảnh thật, ngược chiều, nhỏ hơn vật
- f < d < 2f: ảnh thật, ngược chiều, lớn hơn vật
- d = 2f : ảnh thật, ngược chiều, bằng vật và d = d’
- d < f : ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật
Câu 6: Nêu tính chất ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì?


TL: - Luôn là ảnh ảo cùng chiều, nhỏ hơn vật và luôn nằm trong khoảng tiêu cự của
thấu kính.
- Vật đặt rất xa thấu kính, ảnh ảo của vật có vị trí cách thấu kính một khoảng bằng
tiêu cự
Câu 7: Nêu cấu tạo của máy ảnh dùng phim?
TL: Các bộ phận chính là vật kính, buồng tối, màn hứng ảnh (phim).
Câu 8: Nêu cấu tạo của mắt?
TL: Các bộ phận chính là thể thủy tinh và màng lưới.
Câu 9: Nêu sự tương tự giữa cấu tạo của mắt và máy ảnh?
TL: Thể thủy tinh của mắt tương tự như vật kính trong máy ảnh, màng lưới của mắt
tương tự như màn hứng ảnh trong máy ảnh.
Câu 10: Nêu đặc điểm của mắt cận và cách khắc phục?
TL: Mắt cận nhìn rõ những vật ở gần nhưng không nhìn rõ những vật ở xa. Kính cận
là thấu kính phân kì. Kính cận thích hợp có tiêu điểm trùng với điểm cực viễn.
Mắt cận phải đeo kính phân kì để nhìn rõ các vật ở xa.
Câu 11: Nêu đặc điểm của mắt lão và cách khắc phục?
TL: Mắt lão nhìn rõ những vật ở xa nhưng không nhìn rõ các vật ở gần. Kính lão là
thấu kính hội tụ. Mắt lão phải đeo kính hội tụ để nhìn rõ những vật ở gần.
Câu 12: Kính lúp là gì?
TL: Kính lúp là TKHT có tiêu cự ngắn và được dùng để quan sát các vật nhỏ.
Câu 13: Kể tên một vài nguồn phát ra ánh sáng trắng thông thường, nguồn phát

ra ánh sáng màu?
TL:
-

Các nguồn phát ra ánh sáng trắng: Mặt trời và các đèn có dây tóc nóng sáng
( bóng đèn pha xe ô tô, xe máy, bóng đèn tròn, bóng đèn pin).
- Các nguồn phát ra ánh sáng màu: đèn LeD, bút laze, những đèn ống phát ra ánh
sáng màu.
Câu 14: Nêu VD thực tế về tác dụng nhiệt của ánh sáng và chỉ ra sự biến đổi năng
lượng đối với tác dụng này?
TL: VD phơi quần áo ngoài nắng sẽ mau khô vì ánh sáng làm nóng quần áo, nước từ
quần áo sẽ bay hơi nhanh. Khi đó năng lượng của ánh sáng bị biến thành nhiệt
năng.


Câu 15: Nêu VD thực tế về tác dụng sinh học của ánh sáng và chỉ ra được sự biến
đổi năng lượng trong tác dụng này?
TL: VD dưới tác dụng của ánh sáng quá trình quang hợp diễn ra tốt hơn trong lá cây.
Trong tác dụng sinh học này: ánh sáng có thể gây ra một số biến đổi nhất định ở
các sinh vật.
Câu 16: Nêu kết luận về khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật?
TL: Vật màu nào thì tán xạ tốt ánh sáng màu đó và tán xạ kém ánh sáng các màu khác.
-

Vật màu trắng tán xạ tốt tất cả các ánh sáng màu.

-

Vật màu đen không có khả năng tán xạ các ánh sáng màu.


Câu 17: Mắt của một người chỉ có thể nhìn rõ những vật cách mắt một khoảng
tối đa là 100cm.
a)Mắt người ấy mắc tật gì?
b)Để sửa tật nói trên, người ấy phải dùng kính gì? Có tiêu cự bao nhiêu?
TL:
a) Mắt người ấy mắc tật cận thị.
b)Để sửa tật cận thị, người đó phải dùng TKPK. Kính có tiêu cự 100cm.
Câu 18: Đặt vật AB vuông góc với trục chính của một thấu kính phân kì có tiêu
cự 8 cm.Vật đặt cách thấu kính 12 cm, vật cao 4 cm.
a) Dựng ảnh A’B’.Nêu tính chất của ảnh?
b) Tính chiều cao của ảnh và khoảng cách từ ảnh tới thấu kính?
Câu 19: Đặt vật AB vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ tại A có
tiêu cự 8cm. Vật cách thấu kính 12cm. Vật cao 3cm.
a) Dựng ảnh A’B’, nêu tính chất của ảnh?
b) Tính chiều cao A’B’? khoảng cách từ ảnh đến thấu kính?



×