Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Đề cương ôn tập môn vật lý lớp 9 (40)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.16 KB, 12 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HK 2 NĂM HỌC 2013-2014
MÔN: VẬT LÝ LỚP 9
I/ Lý thuyết cơ bản
1) Hiện tượng cảm ứng điện từ:
a) Hiện tượng xuất hiện dòng điện cảm ứng gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ
b) Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây là số đường sức từ đi qua
tiết diện S của cuộn dây đó biến thiên
2) Dòng điện xoay chiều
a) Dòng điện có chiều thay đổi luân phiên, liên tục gọi là dòng điện xoay chiều
b) Dòng điện cảm ứng trong một cuộn dây kín đổi chiều khi số đường sức từ xuyên
qua tiết diện S của cuộn dây đang tăng mà chuyển thành giảm hoặc ngược lại
dang giảm mà chuyển sang tăng
c) Có 2 cách cơ bản để tạo ra dòng điện cảm ứng xoay chiều
- Cho cuộn dây kín quay trong từ trường của nam châm
- Cho Nam châm quay trước cuộn dây dẫn
d) Máy phát điện xoay chiều:
- Cấu tạo cơ bản: Có 2 bộ phận chính là nam châm và cuộn dây dẫn
Khi hoạt động, một trong 2 bộ phận đó đứng yên gọi là Stato, bộ
phận còn lại quay gọi là Roto
- Nguyên tắc hoạt động: tạo ra dòng điện xoay chiều dựa vào hiện tượng cảm
ứng điện từ
e) Các tác dụng của dòng điện xoay chiều
- Tác dụng quang: Dùng cho các bóng đèn chiếu sáng
- Tác dụng nhiệt: Dùng trong các dụng cụ điện gia dụng (bếp điện, nồi cơm
điện...)
- Tác dụng từ: ví dụ: Nam châm điện
Lưu ý: Lực từ đổi chiều khi đổi chiều dòng điện
3) Máy biến thế
a) Cấu tạo của máy biến thế : Bộ phận chính của máy biến thế là gồm 2 cuộn dây
có số vòng dây khác nhau quấn trên 1 lõi sắt
b) Là thiết bị dùng để tăng giảm hiệu điện thế của dòng xoay chiều .


c) Công thức máy biến thế :
Trong đó

U1 n1
=
U 2 n2

U1 là HĐT đặt vào 2 đầu cuộn sơ cấp
U2 l à HĐT đặt vào 2 đầu cuộn thứ cấp
n1 là số vòng dây cuộn sơ cấp


n2 là số vòng dây cuộn thứ cấp
Nếu U1 > U2 : máy hạ thế ; U1 < U2 : máy tăng thế
d) Nguyên tắc hoạt động của máy biến thế : Dựa vào hiện tượng cảm ứng điện
từ.
- Khi đặt vào 2 đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều thì từ trường do
dòng điện xoay chiều tạo ra ở cuộn dây này đổi chiều liên tục theo thời gian,
từ trường biến đổi này khi xuyên qua tiết diện thẳng của cuộn dây thứ cấp sẽ
tạo ra một hiệu điện thế xoay chiều ở 2 đầu cuộn dây thứ cấp này.
- Chính vì lý do này mà máy biến thế chỉ hoạt động được với dòng điện xoay
chiều, dòng điện một chiều khi chạy qua cuộn dây sơ cấp sẽ không tạo ra
được từ trường biến thiên
4) Hiện tượng khúc xạ ánh sáng
a) Hiện tượng khúc xạ ánh sáng :Hiện tượng tia sáng
truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường
trong suốt khác bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai
môi trường được gọi là hiện tượng khúc xạ ánh sáng .
b) Lưu ý :
- Khi tia sáng đi từ không khí vào nước, góc khúc xạ

nhỏ hơn góc tới
- Khi tia sáng đi từ nước qua môi trường không khí thì góc khúc xạ lớn hơn
góc tới
- Nếu góc tới bằng 00 thì góc khúc xạ cũng bằng 00. Tia sáng không bị đổi
hướng. (tia sáng vuông góc với mặt phân cách)
- Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới và ở bên kia pháp tuyến so với tia tới
5) Thấu kính
THẤU KÍNH HỘI TỤ
- Rìa mỏng hơn giữa
- Chùm tia tới song song cho
Cách
chùm tia ló hội tụ
nhận
biết - Ảnh ảo lớn hơn vật, xa thấu kính
hơn vật.
- Ảnh thật.

THẤU KÍNH PHÂN KỲ
- Rìa dày hơn giữa
- Chùm tia tới song song cho chùm tia
ló phân kỳ
- Ảnh ảo nhỏ hơn vật, gần thấu kính
hơn vật.


Trục
chính,
quang
tâm,
tiêu

điểm,
tiêu
cự

- Trục chính: (∆)
- Quang tâm: O
- Tiêu điểm: F và F’ nằm trên trục
chính, đối xứng với nhau qua
quang tâm O
- Tiêu cự: f=OF=OF’

- Trục chính: (∆)
- Quang tâm: O
- Tiêu điểm: F và F’ nằm trên trục
chính, đối xứng với nhau qua quang
tâm O
- Tiêu cự: f=OF=OF’
- Tia tới qua quang tâm cho tia ló - Tia tới qua quang tâm cho tia ló
truyền thẳng theo phương của tia truyền thẳng theo phương của tia
Các
tới .
tới .
tia
sáng - Tia tới song song với trục chính - Tia tới song song với trục chính
đặc
cho tia ló qua tiêu điểm .
cho tia ló kéo dài qua tiêu điểm .
biệt - Tia tới qua tiêu điểm cho tia ló
song song với trục chính.
Sự tạo - Vật ở ngoài khoảng tiêu cự : ảnh - Luôn cho ảnh ảo, cùng chiều nhỏ

ảnh
thật, ngược chiều với vật (ảnh hơn vật và nằm trong khoảng tiêu
thật có thể lớn hơn vật, có thể cự của thấu kính .
nhỏ hơn vật , có thể bằng vật
còn tùy thuộc vào vị trí đặt vật
trước kính) .
- Vật ở trong khoảng tiêu cự : ảnh
- Vật ở rất xa : ảnh ảo ở tại tiêu điểm
ảo, cùng chiều và lớn hơn vật .
- Vật ở rất xa : ảnh thật ở tại tiêu trước của thấu kính .
- Vật ở tại tiêu điểm : ảnh ảo cách
điểm của thấu kính .


- Vật ở tại tiêu điểm : ảnh ở xa vô
cùng.

thấu kính 1 khoảng bằng
(OA/ =

1
OF)
2

nửa vật (A/B/ =

Ứng
dụng

1

2

tiêu cự

và có độ lớn bằng
1
AB)
2

.

- Kính lão
- Kính cận .
- Kính lúp, kính hiển vi
- Vật kính trong máy ảnh
- Dùng để giải thích cấu tạo và
hoạt động của mắt (thể thủy tinh
là thấu kính hội tụ)

6) Mắt và các tật của mắt
a) Cấu tạo của mắt
- Mắt có 2 bộ phận chính là Thể
thủy tinh và màng lưới (hay còn gọi là
võng mạc)
- Khi nhìn các vật ở các vị trí
khác nhau mắt phải điều tiết
- Điểm xa mắt nhất mà ta nhìn thấy rõ được khi không điều tiết gọi là điểm
cực viễn .
- Điểm gần mắt nhất mà ta nhìn thấy rõ được gọi là điểm cực cận (mắt điều
tiết tối đA.

b) Sự điều tiết của mắt
- Khi mắt điều tiết thuỷ tinh thể sẽ phồng lên hoặc xẹp xuống để thay đổi tiêu cự
của thuỷ tinh thể
- Khi nhìn xa: thuỷ tinh thể xẹp xuống, tiêu cự tăng lên
- Khi nhìn gần: thuỷ tinh thể phồng lên, tiêu cự giảm xuống
c) Các tật của mắt
MẮT CẬN
MẮT LÃO
- Nhìn gần rõ, nhìn xa không rõ
- Nhìn xa rõ, nhìn gần không rõ
Biểu
hiện - Điểm cực viễn gần mắt hơn người - Điểm cực cận xa mắt hơn
bình thường (dưới 2m)
Cách - Đưa ảnh của vật ở xa lại gần mắt - Đưa ảnh của vật ở gần ra xa mắt
sửa
hơn → đeo thấu kính phân kỳ hơn → đeo thấu kính hội tụ (kính


(kính cận) mọi lúc.
lão) khi nhìn gần.
- Kính cận thích hợp có tiêu cự - Khi nhìn xa phải bỏ kính ra .
bằng khoảng cực viễn của mắt
- Người cận thị khi đeo kính cận để - Người mắt lão khi đeo kính lão
nhìn được những vật ở xa thì ảnh (TKHT) để nhìn rõ được các vật
của vật qua kính phải là ảnh ảo ở gần mắt nhất thì ảnh của vật
Chú ý nằm cách mắt một khoảng bằng qua kính là ảnh ảo hiện ở điểm
khoảng cực viễn của mắt (ảnh ở cực cận của mắt (ảnh cách mắt
tại điểm cực viễn của mắt )
một khoảng bằng khoảng cực
cận của mắt )

7) Máy ảnh và kính lúp
a) Máy ảnh
- Mỗi máy ảnh đều có vật kính , buồng tối và
chỗ
đặt
phim.
- Vật kính của máy ảnh là một thấu kính hội tụ .
- Ảnh trên phim là ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật .
b) Kính lúp
- Kính lúp là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn, dùng để quan sát các vật nhỏ .
- Vật cần quan sát phải đặt trong khoảng tiêu cự của kính để cho một ảnh ảo lớn
hơn vật. Mắt nhìn thấy ảnh ảo đó.
- Dùng kính lúp có số bội giác càng lớn để quan sát thì thấy ảnh càng lớn.
Ví dụ: Số bội giác 4X nghĩa là khi nhìn vật bằng kính lúp thì sẽ thấy ảnh lớn
hơn 4 lần so với khi nhìn vật bằng mắt thường
- Giữa số bội giác và tiêu cự của kính lúp có hệ thức : G =
vị cm. Từ (1) ⇒ f =

25
f

(1) , f đo bằng đơn

25
G

8) Ánh sáng trắng, ánh sáng màu và sự phân tích ánh sáng

Nguồn
sáng

Đặc
điểm

ÁNH SÁNG TRẮNG
ÁNH SÁNG MÀU
- Mặt trời
- Đèn LED, đèn Laser
- Các đèn có dây tóc nóng sáng… - Đèn ống trong quảng cáo …
- Trong chùm sáng trắng có nhiều - Ánh sáng màu đơn sắc : không
chùm sáng màu khác nhau → nó phân tích được bằng (lăng kính và
là ánh sáng không đơn sắc (Khi đĩa CD).


ÁNH SÁNG TRẮNG
ÁNH SÁNG MÀU
phân tích bằng lăng kính hoặc - Ánh sáng màu không đơn sắc :
đĩa CD thì trở thành nhiều ánh phân tích được thành các ánh sáng
sáng màu khác nhau)
màu khác (bằng lăng kính và đĩa
CD)
- Trộn ba ánh sáng màu đỏ, lục và - Chiếu ánh sáng trắng đi qua lăng
lam .
kính: sau lăng kính sẽ cho 1 dãi
- Trộn các ánh sáng màu từ đỏ màu từ đỏ, da cam, vàng, lục lam,
chàm, tím
đến tím .
- Cho ánh sáng trắng phản xạ trên
mặt ghi của đĩa CD
Cách tạo
- Chiếu ánh sáng trắng qua tấm lọc

ra ánh
màu nào → được ánh sáng màu đó
sáng
.
trắng và
Lưu ý: Tấm lọc màu nào thì hấp
ánh sáng
thụ ít ánh sáng màu đó và
màu
hấp thụ nhiều ánh sáng màu
khác
Ví dụ: Chiếu ánh sáng màu đỏ qua
tấm lọc màu lục → thấy tối
(gần như không có ánh
sáng).


II/ Câu hỏi và bài tập tự luận
Bài 1. Mắt người già thường hay mắc tật gì? Để khắc phục người già phải đeo thấu kính
loại gì? Mục đích của việc đeo kính là gì? Khi đã đeo kính phù hợp thì người ấy có
thể nhìn rõ các vật ở xa hay không?
Bài 2. Có thể dùng thấu kính hội tụ có tiêu cự 10cm để làm kính lúp được không? Nếu
được thì kính lúp có số bội giác bằng bao nhiêu? Khi quan sát một vật nhỏ bằng
kính lúp nói trên thì phải đặt vật trong khoảng nào trước kính?
Bài 3. Một vật AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính phân kì có tiêu cự f.
a) Hãy dựng ảnh của vật trong hai trường hợp: vật đặt ngoài tiêu cự và trong tiêu cự
của thấu kính .
b) Nhận xét đặc điểm của ảnh trong hai trường hợp này .
Bài 4. Một điểm sáng S đặt cách thấu kính phân kì 6cm, thấu kính có tiêu cự 4cm.
a) Dựng ảnh S/ của S qua thấu kính theo đúng tỉ lệ.

b) Tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính và khoảng cách từ vật đến trục chính, biết
khoảng cách từ ảnh đến trục chính là 0,5 cm.
Bài 5. Một người chỉ nhìn rõ những vật từ 10cm đến 60cm.
a) Mắt người ấy bị tật gì?
b) Người ấy phải đeo thấu kính loại gì? Khi đeo kính phù hợp thì người ấy sẽ nhìn rõ vật
xa nhất cách mắt bao nhiêu?
Bài 6. Đặt vật AB có dạng một mũi tên dài 0,5cm, vuông góc với trục chính của một thấu
kính hội tụ và cách thấu kính 6cm. Thấu kính có tiêu cự 4 cm.
a) Dựng ảnh của vật qua thấu kính theo đúng tỉ lệ.
b) Tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính và chiều cao của ảnh .
Bài 7. Người ta chụp ảnh của một vật cao 1m, đặt cách máy ảnh 2,5m thì ảnh trên phim
cao 3cm . Tính khoảng cách từ phim đến vật kính và tiêu cự của vật kính.
Bài 8. Một người dùng một kính lúp để quan sát một vật nhỏ cao 0,6 cm, đặt cách kính lúp
một khoảng 10cm thì thấy ảnh của nó cao 3cm.
a) Hãy dựng ảnh của vật qua kính lúp và cho biết tính chất của ảnh?
b) Tính khoảng cách từ ảnh đến kính và tiêu cự của kính lúp .
Bài 9. Dùng một kính lúp có tiêu cự 12,5cm để quan sát một vật nhỏ . Muốn có ảnh ảo lớn
gấp 5 lần vật thì:
a) Người ta phải đặt vật cách kính bao nhiêu?
b) Tính khoảng cách từ ảnh đến vật.
Bài 10. Dùng máy ảnh để chụp ảnh của một người cao 1,5m, đứng cách máy 3m, vật kính
có tiêu cự 5cm.
a) Vẽ ảnh người ấy trên phim (không cần đúng tỉ lệ)


b) Hãy nêu tính chất ảnh của người đó .
c) Tính chiều cao của ảnh và khoảng cách từ ảnh đến người ấy .
’ ’
Bài 11. Các hình vẽ sau cho biết ∆ là trục chính của một thấu kính , AB là vật sáng, A B là
ảnh của AB tạo bởi thấu kính đã cho.

a) A’B’ là ảnh thật hay ảnh ảo? Vì sao?
b) Thấu kính đã cho là thấu kính hội tụ hay phân kỳ? Vì sao?
c) Bằng cách xẽ hãy xác định quang tâm O, tiêu điểm F và F / của thấu kính (trình bày
cách vẽ)
B

B
B’


A/



A

A’

A

B/
B’
B


A

A’

hình vẽ sau cho biết ∆ là trục chính của một thấu kính , A là vật sáng, A / là ảnh

của A tạo bỡi thấu kính đã cho.
a) A/ là ảnh thật hau ảnh ảo? Vì sao?
b) Thấu kính đã cho là thấu kính hội tụ hay phân kỳ? Vì sao?
c) Bằng cách xẽ hãy xác định quang tâm O, tiêu điểm F và F / của thấu kính, (trình bày
cách vẽ)
Hình a:
A •
Bài 12. Các


• A/

Hình b:

A •



• A/


Hình c:

• A/
A •


Bài 13. Một

người quan sát một vật nhỏ qua kính lúp, ta nhìn thấy ảnh của vật lớn gấp 25

lần vật. Biết kính lúp nói trên là TKHT có tiêu cự là 10cm. xác định vị trí của vật
trước kính lúp.
Bài 14. Một người dùng kính lúp có tiêu cự là 15cm để quan sát một vật nhỏ. Vật đặt cách
kính 8cm. hỏi ảnh lớn hơn vật bao nhiêu lần?
Bài 15. Một toà nhà cao ốc cao 50m, một người quan sát toà nhà này từ xa. Biết khoảng
cách từ quang tâm thuỷ tinh thể tinh thể đến màng lưới của người đó là 1,5cm và
ảnh toà nhà trên màng lưới là 7,5mm.
a) Hỏi toà nhà cách người quan sát bằng bao nhiêu?
b) Tìm tiêu cự của thuỷ tinh thể lúc này.
Bài 16. Một vật sáng AB đặt trước thấu kính, qua thấu kính cho ảnh A’B’.
a) Vẽ ảnh A’B’ của vật sáng AB qua thấu kính ( Không cần đúng tỷ lệ).
b) Biết AA’ = 90cm, f = 20cm. tính OA?OA’?
Bài 17. Vật kính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 10cm. khoảng cách từ vật kính đến
phim có thể thay đổi từ 10cm đến 10,5cm. Hỏi máy này có thể chụp được các vật
sáng cách máy trong khoảng nào?
Bài 18. Cho một thấu kính có tiêu cự f, một vật sáng AB đặt trước thấu kính một khoảng
OA bằng 60cm, qua thấu kính cho ảnh A’B’ cách vật sáng một khoảng 90cm.
a)
Hãy vẽ ảnh A’B’ của vật sáng AB nói trên.
b)
Hãy tìm tiêu cự thấu kính.
Bài 19. Một vật sáng AB đặt trước TKHT, qua thấu kính cho ảnh thật A’B’.
a) Vẽ ảnh A’B’ của vật sáng AB qua thấu kính ( Không cần đúng tỷ lệ).
b) Biết AA’ = 90cm, f = 20cm. tính OA?OA’?


Bài 20. Vật

kính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 10cm. khoảng cách từ vật kính đến
phim có thể thay đổi từ 10cm đến 10,5cm. Hỏi máy này có thể chụp được các vật

sáng cách máy trong khoảng nào?
Bài 21. Cho một thấu kính phân kỳ có tiêu cự 25cm, một vật sáng AB đặt trước thấu kính
một khoảng OA, qua thấu kính cho ảnh A’B’ cách thấu kính một khoảng OA’ và
nhỏ gấp 3 lần vật.
a) Hãy vẽ ảnh A’B’ của vật sáng AB nói trên.
b) Hãy tìm OA? OA’?
Bài 22. Cho một thấu kính phân kỳ có tiêu cự f = 60cm, một vật sáng AB đặt trước thấu
kính và cho ảnh A’B’ cách thấu kinh một khoảng 45cm.
a) Hãy trình bày cách dựng ảnh A’B’ của vật sáng AB qua TKPK trên.
b) Hãy tìm khoảng cách từ vật sáng đến TKPK.
c) Tìm độ cao của ảnh A’B’ nêu AB cao 15cm.
Bài 23. Cho một thấu kính phân kỳ có tiêu cự f, một vật sáng AB đặt trước thấu kính một
khoảng OA bằng 90cm, qua thấu kính cho ảnh thật A’B’ cách thấu kính một
khoảng 60cm.
a) Hãy vẽ ảnh A’B’ của vật sáng AB nói trên.
b) Hãy tìm tiêu cự thấu kính.
Bài 24. Cho một thấu kính có tiêu cự f = 50cm, đặt một vật sáng AB đặt trước thấu kính
một khoảng OA bằng 20cm qua thấu kính cho ảnh A’B’ cách thấu kính một
khoảng OA’. Hãy dựng ảnh và tìm khoảng cách OA’.
Bài 25. Cho một thấu kính phân kì có tiêu cự 25cm, một vật sáng AB đặt trước thấu kính
một khoảng OA, qua thấu kính cho ảnh A’B’ cách thấu kính một khoảng OA’ và
nhỏ gấp 3 lần vật.
a) Hãy vẽ ảnh A’B’ của vật sáng AB nói trên.
b) Hãy tìm OA? OA’?
Bài 26. Cho một thấu kính phân kỳ có tiêu cự f = 60cm, một vật sáng AB đặt trước thấu
kính và ccho ảnh A’B’ cách thấu kinh một khoảng 45cm.
a) Hãy trình bày cách dựng ảnh A’B’ của vật sáng AB qua TKPK trên.
b) Hãy tìm khoảng cách từ vật sáng đến TKPK.
c) Tìm độ cao của ảnh A’B’ nếu AB cao 15cm.
Bài 27. Vật sáng AB được đặt rất xa một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 10cm . Biết AB

vuông góc với trục chính của của thấu kính , A nằm trên trục chính . Từ từ tịnh tiến
AB vào gần thấu kính cho đến khi ảnh A /B/ của AB cách thấu kính một khoảng
20cm thì dừng lại .
a) A/B/ là ảnh thật hay ảnh ảo ?
b) Khi AB đã dừng lại thì nó cách thấu kính một khoảng là bao nhiêu ?


vẽ 1 cho biết ∆ là trục chính của một thấu kính , AB là vật sáng , A /B/ là ảnh
của AB tạo bởi thấu kính đã cho .
a) Thấu kính đó thuộc loại thấu kính gì? Dùng cách vẽ đường đi của các tia sáng để
xác định vị trí của thấu kính và tiêu điểm của nó (trình bày bằng hình vẽ và bằng
lời) .

Bài 28. Hình

b) Cho biết chiều cao của ảnh bằng

1
3

chiều cao của vật và khoảng cách giữa vật và

ảnh là 90cm. Xác định vị trí của vật và ảnh so với thấu kính. Từ đó suy ra tiêu cự
của thấu kính .
B/


B

/


A

A
Hình 1
/
Bài 29. S là một điểm sáng S đặt trước một thấu kính có trục chính là đường thẳng xy. S là
ảnh của S qua thấu kính (hình 2)
a) Hãy cho biết thấu kính này là thấu kính hội tụ hay phân kì ? vì sao?
b) Bằng cách vẽ hãy xác định quang tâm O, tiêu điểm F, F/ của thấu kính đã cho
•S
F

F/





x

y
• S/
Hình 1
Bài 30. Một

Hình 2

kính lúp có số bội giác 4x.
a/ Hãy nêu cách dùng kính lúp để quan sát rõ một vật nhỏ cao 1mm như thế nào?

b/ Dựng ảnh và tính tiêu cự của kính lúp.
c/ Đặt vật cách kính lúp 5cm, tính khoảng cách từ anh đến kính lúp?
Bài 31. Cho hình vẽ, Biết rằng A’B’ là ảnh của AB qua
một thấu kính
a) A’B’ là ảnh ảo hay ảnh thật?
b) Thấu kính đã cho là thấu kính gì? Vì sao
c) Vẽ hình xác định vị trí thấu kính, tiêu điểm F và F’
(ghi rõ cách vẽ)
d) Dùng hình vẽ chứng minh rằng: điều kiện để A’B’=AB là OA=2OF


Bài 32. Một

vật sáng AB hình mũi tên được đặt trước một thấu kính hội tụ (L) và A∈ trục
chính xy, AB cách thấu kính một đoạn OA = d = 20cm. Thấu kính có tiêu cự OF =
OF’ = 15cm
a) Dựng ảnh A’B’ của vật AB và nói rõ cách dựng ?
b) Vật AB = h = 10cm. Tính chiều cao của ảnh A’B’ ( tính h’ ) và khoảng cách từ ảnh
đến thấu kính ? ( tính OA’= d’ )
c) Cố định vật AB và di chuyển thấu kính dọc theo trục chính, đến cách vật một đoạn
x cm thì người ta thu được ảnh ảo A1B1 của vật AB , Biết A1B1 cao gấp 3 lần vật
AB . Tìm x ?
Bài 33. Một vật AB cao 12cm được đặt trước một thấu kính phân kỳ sao cho A ∈ trục
chính và AB ⊥ trục chính. Người ta thấy nếu đặt AB cách thấu kính 20cm thì ảnh
của nó qua thấu kính cao bằng

1
3

vật. Dựng ảnh này và tính tiêu cự của thấu kính ?




×