Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Đề cương ôn tập môn vật lý lớp 9 (54)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.77 KB, 2 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HK 2 NĂM HỌC 2014-2015
MÔN: VẬT LÝ LỚP 9
LÝ THUYẾT.
Câu 1: Nêu mối quan hệ giữa điện năng hao phí trên đường dây tải điện với hiệu điện
thế giữa hai đầu đường dây truyền tải điện và điện trở dây dẫn?
Câu 2: Nêu hiện tượng khúc xạ ánh sáng? Nêu kết luận khi tia sáng truyền từ không khí
sang nước và ngược lại?
Câu 3: Nêu đặc điểm về hình dạng của thấu kính hội tụ? Nêu đường truyền của các tia
ló ra khỏi thấu kính hội tụ khi tia tới song song với trục chính của thấu kính, đi qua
quang tâm O và đi qua tiêu điểm của thấu kính?
Câu 4: Nêu đặc điểm của ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ? Trong trường hợp
nào thấu kính hội tụ cho ảnh ảo, cùng chiều vật và lớn hơn vật?
Câu 5: Nêu đặc điểm về hình dạng của thấu kính phân kì? Nêu đường truyền của các tia
ló ra khỏi thấu kính phân kì khi tia tới song song với trục chính của thấu kính và đi qua
quang tâm O?
Câu 6: Nêu đặc điểm của ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì? Ảnh tạo bởi thấu
kính phân kì luôn nằm trong khoảng nào?
Câu 7: Nêu những đặc điểm giống nhau về cấu tạo của mắt và máy ảnh? Thể thủy tinh
đóng vai trò như bộ phận nào trong máy ảnh? Phim trong máy ảnh đóng vai trò như bộ
phận nào trong con mắt?
Câu 8: Nêu một vài biểu hiện của tật mắt cận và mắt lão? Nêu cách khắc phục các tật
này?
Câu 9: Nêu một vài ví dụ về nguồn phát ra ánh sáng trắng và ánh sáng màu? Có thể tạo
ra ánh sáng màu từ ánh sáng trắng nhờ dụng cụ gì?
Câu 10: Nêu một vài cách phân tích ánh sáng trắng mà em biết?
Câu 11: Nêu kết luận về khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật?
BÀI TẬP.
Câu 1: Một máy biến thế có số vòng dây cuộn sợ cấp là 2000 vòng, số vòng dây cuộn
thứ cấp là 400. Người ta đặt vào hai đầu cuộn dây sơ cấp một hiệu điện thế là: U 1= 1,1
KV. Tính hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thứ cấp?
Câu 2: Hai kính lúp có số bội giác lần lượt là 5x, 10x. Tính tiêu cự của các kính lúp


này?
Câu 3: Một vật sáng AB hình dạng mũi tên được đặt vuông góc với trục chính của một
thấu kính hội tụ, điểm A nằm trên trục chính và cách thấu kính một khoảng d= 10 cm.
Thấu kính có tiêu cự 6 cm. AB cao 2 cm.
a. Vẽ ảnh A’B’ của AB tạo bởi thấu kính?


b. Tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính?
c. Tính chiều cao của ảnh?
Câu 4: Một vật sáng AB hình dạng mũi tên được đặt vuông góc với trục chính của một
thấu kính phân kì, điểm A nằm trên trục chính và cách thấu kính một khoảng d= 10 cm.
Thấu kính có tiêu cự 15 cm. AB cao 2 cm.
a. Vẽ ảnh A’B’ của AB tạo bởi thấu kính?
b. Tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính?
c. Tính chiều cao của ảnh?
Câu 5: Một vật sáng AB hình dạng mũi tên được đặt vuông góc với trục chính của một
thấu kính hội tụ, điểm A nằm trên trục chính và cách thấu kính một khoảng d= 10 cm.
Thấu kính có tiêu cự 15 cm. AB cao 2 cm.
a. Vẽ ảnh A’B’ của AB tạo bởi thấu kính?
b. Tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính?
c. Tính chiều cao của ảnh?



×