Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đề cương ôn tập môn vật lý lớp 9 (65)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.46 KB, 4 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HK 2 NĂM HỌC 2014-2015
TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN – HẢI PHÒNG
MÔN: VẬT LÝ LỚP 9
A/ LÝ THUYẾT:
3. Tải điện năng đi xa
- Công thức tính công suất nhiệt hao phí trên đường dây tải điện. Công suất nhiêt hao phí
tỷ lệ thuận và tỷ lệ nghịch với những đại lượng nào?
- Các cách làm giảm hao phí trên đường dây tải điện. Trong các cách trên cách nào có lợi
nhất tại sao?
4. Máy biến thế
Cấu tạo, nguyên tắc hoạt động, quy tắc và tác dụng của máy biến thế.
5. Khúc xạ ánh sáng
- Hiện tượng khúc xạ ánh sáng:
- Phân biệt hiện tượng khúc xạ và hiện tượng phản xạ ánh sáng:
- Quan hệ giữa góc khúc xạ và góc tới khi ánh sáng truyền qua các môi trường khác nhau.
6. Thấu kính:
- Định nghĩa thấu kính.
- Các loại thấu kính.
- Chiếu chùm ánh sáng song song với trục chính, qua mỗi loại thấu kính trên thì cho
chùm tia ló như thế nào?
- Đặt mội loại thấu kính trên gần sát dòng chữ, nhìn qua thấu kính thấy hình ảnh của dòng
chữ như thế nào?
- Thế nào là trục chính của thấu kính?
- Thế nào là quang tâm của thấu kính?
- Thế nào là tiêu điểm của thấu kính hội tụ, thấu kính phân kỳ? Ký hiệu tiêu điểm của
thấu kính. Mỗi thấu kính có mấy tiêu điểm? Chúng nằm ở đâu? Có đặc điểm gì? Khi tiêu
điểm ở đâu thì gọi là tiêu điểm vật, tiêu điểm ảnh?
- Vẽ sơ đồ của từng loại thấu kính?
- Thế nào là điểm vật, điểm ảnh? Có mấy loại điểm ảnh?
- Thế nào là tiêu cự của thấu kính? Ký hiệu?



7. Đường đi của các tia sáng:
- Tất cả các tia sáng song song với trục chính thì tia ló như thế nào? Đường truyền của tia
sáng có tính chất gì?
- Tia sáng đi qua hoặc có đường kéo dài đi qua tiêu điểm chính, phụ thì tia ló như thế
nào?
- Tia sáng tới qua quang tâm cho tia ló như thế nào?
8. Ảnh của vật tạo bởi thấu kính
- Ảnh của vật tạo bởi thấu kính hội tụ, phân kỳ? Đặc điểm của ảnh của một vật tạo bởi
thấu kính hội tụ, phân kỳ?
- Cách dựng ảnh của một vật qua thấu kính hội tụ, phân kỳ?
9. Máy ảnh
- Cấu tạo máy ảnh
- Đặc điểm của ảnh tạo bởi máy ảnh
- Vẽ ảnh của một vật được chụp trên phim của máy ảnh.
10. Mắt
- Cấu tạo:
- Điểm cực viễn, điểm cực của mắt.
- Khoảng nhìn rõ của mắt.
- So sánh sự giống và khác nhau giữa mắt và máy ảnh.
- Những biễu hiện của mắt cận thị, mắt lão. Cách khắc phục tật cận thị và mắt lão?
11. Kính lúp
- Kính lúp là như thế nào?
- Tác dụng của kính lúp.
- Khi quan sát một vật nhỏ qua kính lúp thì phải đặt vật ở đâu? Khi đó mắt ta nhìn thấy
ảnh là ảnh gì và ảnh có những đặc điểm nào?
- Hệ thức liên hệ giữa số bội giác và tiêu cự.
12. - Những biểu hiện của tật cận thị? Cách khắc phục?
- Những đặc điểm của mắt lão? Cách khắc phục?
B/ BÀI TẬP:

Câu 1: Một vật sáng AB được đặt vuông góc với trục chính của TKHT có f = 12cm, A
nằm trên trục chính, cách TK 8cm. Biết AB cao 2 cm.
a. Tính khoảng cách từ ảnh đến TK
b. Tính chiều cao của ảnh

Tia sáng song song
với trục phụ


Câu 2: Vật sáng AB cao 2cm được đặt vuông góc với ∆ của 1 TKPK có tiêu cự 12cm.
Điểm A nằm trên trục chính và cách TK một khoảng 24cm.
a. Vẽ ảnh A’B’ tạo bởi TK
b. Tính khoảng cách từ ảnh đến TK
c. Tính chiều cao của ảnh
Câu 3: Một người đứng chụp ảnh cao 1,6 m cách máy ảnh 2m. Biết khoảng cách từ vật
kính đến phim 2 cm.
a. Tính chiều cao của ảnh người đó trên phim
b. Tính tiêu cự của vật kính
Câu 4: : Hình vẽ dưới đây cho biết xy là trục chính của một thấu kính, S là điểm sáng và
S’ là ảnh của điểm sáng qua thấu kính đã cho:
S
x

y

S’
a/ Ảnh S’của điểm S là ảnh thật hay ảnh ảo? Vì sao? Thấu kính trên là loại thấu kính gì?
b/ Trình bày cách vẽ để xác định quang tâm O, các tiêu điểm F và F’ của thấu kính?
Câu 5: : Cho xy là trục chính của một thấu kính, S’ là ảnh của điểm sáng S qua thấu kính
(Hvẽ)

S’
S
x

y

a/ Ảnh S’ của điểm S là ảnh thật hay ảnh ảo? Vì sao? Thấu kính trên là loại thấu kính gì ?
b/ Trình bày cách vẽ để xác định quang tâm O, các tiêu điểm F và F’ của thấu kính?


c/.: : Cho xy là trục chính của một thấu kính, S’ là ảnh của điểm sáng S qua thấu kính
(Hvẽ)
S

S’
x

y



×