Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đề cương ôn tập môn vật lý lớp 9 (72)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.81 KB, 4 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HK 1 NĂM HỌC 2014-2015
TRƯỜNG THCS VINH HƯNG
MÔN: VẬT LÝ LỚP 9

I/ LÍ THUYẾT. Yêu cầu thực nắm các nội dung cơ bản sau:
CHỦ ĐỀ 1: Sự phụ thuộc cường độ dòng điện vào hiệu điện thế.
- Cường độ dòng điện tỷ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn.
- Vẽ đồ thị của cường độ dòng điện phụ thuộc vào hiệu điện thế. Nêu đặc điểm của đồ
thị.
CHỦ ĐỀ 2: Điện trở dây dẫn – Định luật Ôm - Đoạn mạch nối tiếp – Đoạn mạch
song song.
- Định luật Ôm: Phát biểu, viết biểu thức, nêu các đại lượng và đơn vị trong định luật.
U
- Viết biểu thức tính điện trở dây dẫn: R = I .
- Nêu các bước cơ bản để đo điện trở một đoạn dây dẫn bằng vôn kế và ampe kế.
- Nêu kết luận và viết các biểu thức về I, U và R tđ trong đoạn mạch có 2 điện trở mắc nối
tiếp, song song.
CHỦ ĐỀ 3: Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài, tiết diện, vật liệu làm dây dẫn Biến trở
- Nêu sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn với chiều dài, tiết diện và vật liệu.


- Viết công thức tính điện trở: R = ρ S , chỉ ra các đại lượng và đơn vị của nó.
- Nêu khái niệm, hoạt động và tác dụng của biến trở. Ý nghĩa các con số ghi trên biến trở.
CHỦ ĐỀ 4: Công suất điện - Điện năng - Công của dòng điện.
- Viết công thức tính công suất điện, đơn vị công suất.
- Nêu các bước cơ bản để đo công suất một bóng đèn pin.
-Biết được công suất của dụng cụ điện nào lớn hơn thì dụng cụ điện đó hoạt động mạnh
hơn.
-Biết được khi U =Uđm thì P =Pđm :Dụng cụ điện hoạt động bình thường
- Nêu ví dụ chứng tỏ dòng điện có mang năng lượng.
- Công thức tính điện năng - Đơn vị tính công dòng điện, mối quan hệ 2 đơn vị J và


kWh.
- Ý nghĩa của số vôn và số oát ghi trên bóng đèn.
CHỦ ĐỀ 5: Định luật Jun Lenxơ.
- Phát biểu, viết biểu thức, nêu các đại lượng và đơn vị của nó trong định luật.
- Mối quan hệ giữa đơn vị Jun và Calo.


CHỦ ĐỀ 6: An toàn và tiết kiệm điện.
- Nêu các quy tắc an toàn khi sử dụng điện.
- Nêu lợi ích của việc tiết kiệm điện và các biện pháp tiết kiệm điện năng.
CHỦ ĐỀ 7: Nam châm vĩnh cửu.
- Nắm các đặc điểm từ của nam châm, kí hiệu các cực nam châm.
- Sự tương tác giữa 2 nam châm, các cách nhận biết nam châm và các từ cực của nam
châm.
CHỦ ĐỀ 8: Tác dụng từ của dòng điện - Từ trường - Từ phổ - Đường sức từ.
- Nắm được dòng điện chạy trong dây dẫn thì có tác dụng lực lên kim nam châm.
- Dùng kim nam châm để nhận biết dòng điện, nhận biết từ trường.
- Vẽ đường sức từ của nam châm và xác định chiều của nó dựa vào quy ước chiều đường
sức từ.
- So sánh từ phổ và đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua với nam châm
thẳng.
- Phát biểu quy tắc nắm tay phải.
- Nêu được cách tiến hành một số thí nghiệm cơ bản như TN chứng tỏ xung quanh Trái
đất có từ trường, TN Ơ-xtét, lực điện từ...
CHỦ ĐỀ 9: Sự nhiễm từ của sắt, thép – Nam châm điện - Ứng dụng của nam châm.
- So sánh sự nhiễm từ của sắt, thép.
-Hiểu được và giải thích được tác dụng của lõi sắt hay lõi thép trong ống dây có dòng
điện chạy qua.
- Mô tả cấu tạo, hoạt động và cách làm tăng tác dụng từ của nam châm điện.
- Nêu một só ứng dụng của nam châm.

CHỦ ĐỀ 10: Lực điện từ - Động cơ điện một chiều - Hiện tượng cảm ứng điện từ .
- Phân biệt lực điện từ với lực từ, biết các yếu tố phụ thuộc của lực điện từ.
- Phát biểu qui tắc bàn tay trái.
- Nêu cấu tạo, hoạt động và sự biến đổi năng lượng trong động cơ điện.
- Cách tạo ra dòng điện cảm ứng - Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng.
II. VẬN DỤNG.
1/ Chứng minh các biểu thức:
- Khi R1 nt R2 thì:

U1 R1
=
U2 R2

;

Q 1 R1
=
Q2 R2

. Khi R1 // R2 , thì:

I1 R 2
=
I2 R1

;

Q1 R 2
=
Q 2 R1


; P=

U2
R

; P = I2R…

2/ Dựa vào quy ước chiều đường sức từ xác định chiều đường sức từ (hoặc từ cực) của
nam châm.
3/ Dùng quy tắc nắm tay phải xác định chiều đường sức từ trong lòng ống dây (hoặc từ
cực của ống dây, chiều dòng điện, các cực điện), xác định sự định hướng của nam châm
thử khi đặt gần ống dây hoặc sự tương tác giữa hai ống dây có dòng điện chạy qua.


4/ Dùng quy tắc bàn tay trái xác định chiều lực điện từ (hoặc chiều đường sức từ, chiều
dòng điện, các cực điện).
5/ Tính điện trở R hoặc cường độ dòng điện định mức I đm của dụng cụ dùng điện dựa vào
các số ghi trên dụng cụ.
6/ Vận dụng
được định luật Ôm đối với đoạn mạch nối tiếp hay song song và công thức
l
ρ
tính điệnS trở R =
để giải bài toán về mạch điện sử dụng với hiệu điện thế không đổi,
trong đó có mắc biến trở (mắc hỗn hợp).
7/ Tính phần điện trở của biến trở tham gia vào mạch điện để các đèn hoạt động bình
thường.
8/ Vận dụng các công thức để tính công suất điện (P = UI = I2R=...); tính điện năng (A=
P.t = UIt); Tính nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn (Q = I 2Rt) đối với đoạn mạch tiêu thụ

điện năng. Vận dụng công thức tính hiệu suất H = A i/Atp =
+ _
Qi/Qtp . Tính tiền điện (T)
U
9/ Một số bài toán đề thi HKI sở GD&ĐT Thừa thiên Huế các
Đ
R
năm.
Bài 1: (4,5đ) (Đề thi HKI/2001-2002-Tỉnh Thừa Thiên Huế)
C
Cho mạch điện như hình vẽ, trong đó R=8Ω, đèncó điện trở

= 12Ω, biến trở MN có con chạy C ở vị trí mà điện trở đoạn
MC
M
N
có giá trị RMC = 5Ω. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch U =
50V.
a) Tính điện trở toàn mạch.
b) Tính cường độ dòng điện qua mạch chính và các mạch nhánh.
c) Tính công suất tiêu thụ của bóng đèn.
d) Nếu di chuyển con chạy C đến vị trí M thì có hiện tượng gì? Giải thích?
Bài 2:(4đ) (Đề thi HKI/2006-2007-Tỉnh Thừa Thiên Huế)
_
+
Cho sơ đồ mạch điện như hình vẽ. Trong đó hiệu điện thế
của
ρ
K
nguồn điện U = 12V, biến trở làm bằng dây có điện trở suất

=
-6
2
1,2.10 Ω m, dài 20m và tiết diện 0,5mm . Các bóng đèn giống
nhau
C
và đều có ghi 6V-3W.
a. Tính điện trở lớn nhất RMN của biến trở.
M
N
b. Đặt con chạy C ở trung điểm của MN rồi đóng khoá K.
Tính
cường độ dòng điện trong mạch chính .
c. Đóng khoá K, di chuyển con chạy C đến vị trí sao cho các đèn sáng bình thường.
Tính giá trị điện trở phần biến trở tham gia vào mạch điện.
Bài 3: (3,5đ) (Đề thi HKI/2009-2010-Tỉnh Thừa Thiên Huế)
Trên bóng đèn Đ1 có ghi 6V-9W và bóng đèn Đ2 có ghi
Đ2
ο
6-3W.
ο Đ1
+

Rx

-


a. Tính điện trở của mỗi đèn khi chúng sáng bình thường.
b. Mắc nối tiếp hai đền trên vào U= 12V. Tính hiệu điện thế hai đầu mỗi đèn. Nêu

nhận xét về độ sáng của mỗi đèn. Cho rằng điện trở của của mỗi đèn có giá trị như ở câu
a.
c. Trong trường hợp của câu b, để các đèn sáng bình thường, người ta mắc song song
với đèn Đ2 một điện trở X (hình vẽ). Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch vẫn 12V. Tính giá
trị điện trở X.
-----------------------



×