Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

đề cương ôn tập môn vật lý lớp 8 (10)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.65 KB, 3 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HK 2
MÔN: VẬT LÝ LỚP 8
1/ Phát biểu định luật về công, dùng ròng rọc động có lợi gì, hiệu suất của máy cơ
_ không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công, được bao nhiêu lần về lực thì thiệt
bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại
_ Dùng 1 ròng rọc động sẽ giúp ta có lợi gấp 2 lần về lực ( tiết kiệm lực đến 2 lần)
_ Trong thực tế, máy cơ đơn giản nào cũng có ma sát, vì vậy, công mà ta phải tốn (A 2) để
nâng vật lên bao giờ cũng lớn hơn công (A 1) dùng để nâng vật khi không có ma sát vì
phải tốn 1 phần công để thắng ma sát.
A2 là công toàn phần, A1 là công có ích, Hiệu suất của máy kí hiệu là H:
H=

A1
A2

x 100%

2/ Công suất là gì, công thức tính công suất, đơn vị, đại lượng trong công thức
_ Công suất được xác định bằng công thực hiện được trong 1 đơn vị thời gian
_ Công thức tính công suất: P=

A
t

_ Trong đó: P là công suất(W); A là công thực hiện được, t là thời gia thực hiện công đó
3/ Khi nào vật có cơ năng, cơ năng của 1 vật tồn tại đưới những dạng nào, nêu khái
niệm từng loại và cho biết chúng phụ thuộc những yếu tố nào, ví dụ minh họa
_ Khi vật có khả năng sinh công, ta nói vật có cơ năng
_ Cơ năng của vật tồn tại dưới những dạng: Động năng và thế năng
Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất, hoặc so với 1 vị
trí khác được chọn làm mốc để tính độ cao, gọi là thế năng hấp dẫn. Vật có khối lượng


càng lớn và ở càng cao thì thế năng hấp dẫn càng lớn : quả bóng được đôi lên trời
Cơ năng phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là thế năng đàn hồi : cái lò
xo khi bị ép thì biến dạng
Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là động năng. Vật có khối lượng
càng lớn và chuyển động càng nhanh thìn động năng càng lớn : Người ta đang chạy


4/ Các chất được cấu tạo như thế nào, nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng
yên, chuyển động của phân tử liên quan đến nhiệt độ như thế nào
_ Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử
_ Các nguyên tử, phân tử luôn luôn chuyển động
_ Các phân tử chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật sẽ càng cao
5/ Nhiệt năng là gì; các cách làm biến đổi nhiệt năng; lấy ví dụ minh họa; nhiệt
lượng là gì;đơn vị nhiệt lượng
_ Nhiệt năng của 1 vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật
_ Nhiệt năng có thể thay đổi bằng 2 cách: thực hiện công (cọ xát cục sắt xuống mặt đất)
hoặc truyền nhiệt ( đưa vật vào nguồn nhiệt)
_ Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình
truyền nhiệt
_ Đơn vị của nhiệt năng, nhiệt lượng là jun (J)
6/ Trình bày các hình thức truyền nhiệt; nêu đặc điểm và ví dụ minh họa cho mỗi
hình thức; nêu hình thức truyền nhiệt chính của các chất
_ Các hình thức truyền nhiệt:
+ Đối lưu: là sự truyền nhiệt bằng các chất lỏng hoặc chất khí, đó là
hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí (đèn kéo quân)
+ Bức xạ nhiệt: là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng, bức xạ
nhiệt có thể xảy ra trong chân không ( nhiệt từ mặt trời đến Trái Đất )
_ Hình thức truyền nhiệt chính của các chất: + Chất lỏng, khí: đối lưu
+ Chất rắn : dẫn nhiệt
+ Chân không : bức xạ nhiệt

7/ Nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc những yếu tố nào; viết công
thức, nêu rõ đơn vị, đại lượng trong công thức; nhiệt dung riêng của 1 chất cho biết

_ Nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc khối lượng, độ tăng nhiệt độ của vật
và nhiệt dung riêng của chất làm vật
_ Công thức tính nhiệt lượng: Q=m.c.Δt, trong đó: Q là nhiệt lượng(J); m là khối lượng
của vật(kg), Δt là độ tăng nhiệt của vật ( oC hoặc K), c là nhiệt dung riêng của chất làm
vật(J/kg.K)


_ Nhiệt dung riêng của 1 chất cho biết nhiệt lượng cần thiết để 1kg chất đó nóng thêm 1o
C
8/ Nêu nguyên lí truyền nhiệt; viết phương trình cân bằng nhiệt;nêu rõ đơn vị,đại
lượng trong công thức
_ Khi có 2 vật truyền nhiệt cho nhau thì:
+ Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn tới vật có nhiệt độ thấp hơn cho tới
khi nhiệt độ 2 vật bằng nhau
+ Nhiệt lượng vật này tỏa ra bằng nhiệt lượng vật kia thu vào
_ Phương trình cân bằng nhiệt: Qtỏa ra = Qthu vào .
_ Qtỏa ra là số nhiệt lượng vật có nhiệt độ lớn hơn tỏa ra (J)
_ Qthu vào là số nhiệt lượng vật có nhiệt độ nhỏ hơn thu vào (J)



×