Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

đề cương ôn tập môn vật lý lớp 8 (21)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.77 KB, 2 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HK 2
MÔN: VẬT LÝ LỚP 8
Bài 15: Công suất:
- Công suất là công thực hiện trong một đơn vị thời gian.
- Công thức tính công suất : P = A : t. Trong đó :
+ A là công thực hiện(J).
+ t là thời gian thực hiện công (s).
+ P công suất (W)
-Số oát ghi trên dụng cụ điện cho biết công suất định mức của dụng cụ đó nghĩa là công
suất điện của dụng cụ này khi nó hoạt động bình thường .
Bài 16: Cơ năng:
- Khi vật có khả năng sinh công, ta nói vật đó có cơ năng. Cơ năng tồn tại ở dạng động
năng và thế năng. Cơ năng của một vật bằng tổng thế năng và động năng của nó.
-Thế năng hấp dẫn là cơ năng của vật có được do vị trí của vật so với mặt đất hay do vị trí
của vật so với vật khác được chọn làm mốc để tính độ cao. Thế năng hấp dẫn phụ thuộc
vào m, h.
-Thế năng phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là thế năng đàn hồi
-Động năng là cơ năng của vật có được do chuyển động. Động năng của vật phụ thuộc vào
khối lượng và vận tốc của vật.
Bài 19+Bài 20:
- Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt rất nhỏ gọi là nguyên tử, phân tử.
Tính chất:
- Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
- Các nguyên tử, phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng.
- Nhiệt độ càng cao thì các phân tử , nguyên tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.
-Có sự khuếch tán là do các phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng về mọi phía =>
các phân tử này xen vào khoảng cách giữa các phân tử kia và ngược lại. Hiện tượng sẽ
xảy ra nhanh nếu nhiệt độ tăng.


Bài 21: Nhiệt năng:


- Nhiệt năng: Tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật gọi là nhiệt năng của vật. Các
cách làm thay đổi nhiệt năng: thực hiện công và truyền nhiệt (vd:SGK)
- Nhiệt lượng: là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm hay bớt đi trong quá trình truyền
nhiệt.(kí hiệu: Q, đơn vị đo: J)
Bài 22: Dẫn nhiệt
+ Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt năng từ phần này sang phần khác của vật hay truyền
từ vật này sang vật khác. Dẫn nhiệt là cách truyền nhiệt chủ yếu của chất rắn.
+ Chất rắn dẫn nhiệt tốt, chất lỏng và chất khí dẫn nhiệt kém. Dẫn nhiệt không xảy ra
trong chân không.
Bài 23: Đối lưu và bức xạ nhiệt
+ Đối lưu chủ yếu của chất lỏng và chất khí. Đối lưu không xảy ra trong chân không.
+ Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng. Bức xạ nhiệt xảy ra ở mọi môi
trường, kể cả ở trong chân không.
Bài 24: Công thức tính nhiệt lượng
- Nhiệt lượng vật thu vào phụ thuộc vào: Khối lượng của vật, độ tăng nhiệt độ của vật,
chất cấu tạo nên vật.
- Công thức tính nhiệt lượng: Q = mc∆t. Trong đó:
+ Q: Nhiệt lượng vật thu vào (J).
+ m: Khối lượng của vật (kg).
+ ∆t độ tăng nhiệt độ (0C).
Bài 25: Phương trình cân bằng nhiệt
- Nguyên lí truyền nhiệt
+ Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.
+ Sự truyền nhiệt xảy ra tới khi nhiệt độ của 2 vật bằng nhau.
+ Nhiệt lượng vật này toả ra bằng nhiệt lượng vật kia thu vào.
- Phương trình cân bằng nhiệt : Qtoả ra = Qthu vào.




×