Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

đề cương ôn tập môn vật lý lớp 8 (24)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.43 KB, 6 trang )

TRƯỜNG THCS PHƯỚC NGUYÊN

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HKII NĂM 2013 - 2014
MÔN: VẬT LÝ - LỚP 8
********
Câu 1: Khi nào có công cơ học? Viết công thức tính công, nêu ý nghĩa, đơn vị
tương ứng của từng đại lượng?
TL: Chỉ có công cơ học khi có lực tác dụng vào vật và làm cho vật chuyển dời.
*Công thức tính công:
A= F . s

F: Lực tác dụng (N)
s: Quãng đường vật chuyển dời (m)
A: Công cơ học (J)

*Chú ý: Ngoài ra ta có các công thức tính công khác.
A = P . h
(J) (N) (m)
A = F . ℓ
(J) (N) (m)

P : Trọng lượng (N)
h : Độ cao của vật (m)
ℓ : Chiều dài mặt phẳng nghiêng (m)
P : Công suất (w)
t : Thời gian (s)

A = P . t
(J) (w) (s)

Câu 2: Phát biểu định luật về công.


TL: Không máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về
lực thì lại bị thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.
Câu 3: Công suất là gì? Viết công thức, nêu ý nghĩa, đơn vị của từng đại lượng?
TL: Công thực hiện được trong một đơn vị thời gian được gọi là công suất.
*Công thức:

P= A
t

A : Công thực hiện (J)
t : Thời gian thực hiện công (s)
P : Công suất (w)
1


*Chú ý: Còn công thức khác

P =F.V

F: Lực tác dụng (N)
V : Vận tốc (m/s)

P : Công suất (w)
Câu 4: Cơ năng là gì? Đơn vị đo cơ năng là gì?
TL: Khi một vật có khả năng thực hiện công cơ học, ta nói vật đó có cơ năng.
Vật có khả năng thực hiện công cơ học càng lớn thì cơ năng của vật càng lớn.
Cơ năng cũng được đo bằng đơn vị (J)
Câu 5: Thế năng hấp dẫn ( hay thế năng trọng trường), thế năng đàn hồi, động
năng là gì?
-Thế năng hấp dẫn: Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt

đất, hoặc so với một vị trí khác được chọn làm mốc để tính độ cao, gọi là thế
năng trọng trường. Vật có khối lượng càng lớn và ở càng cao thì thế năng trọng
trường của vật càng lớn.
-Thế năng đàn hồi: Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là
thế năng đàn hồi.
-Động năng: Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là động năng.Vật có
khối lượng càng lớn và chuyển động càng nhanh thì động năng càng lớn.
Câu 6: Các chất được cấu tạo như thế nào?
TL: - Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.
- Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
- Các nguyên tử, phân tử luôn chuyển độn hỗn độn không ngừng.
Câu 7: Chuyển động của các phân tử, nguyên tử? (hay chuyển động nhiệt của
các phân tử là gì?)
TL:- Các nguyên tử, phân tử luôn chuyển độn hỗn độn không ngừng
- Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển
động càng nhanh.
Câu 8: Hiện tượng khuếch tán là gì?
TL: Hiện tượng khuếch tán là hiện tượng các chất tự hòa lẫn vào nhau do chuyển
động không ngừng của các phân tử, nguyên tử.
2


Câu 9:Khi đổ 50cm3 rượu vào 50cm3 nước ta thu được một hỗn hợp rượu nước
nhỏ hơn 100cm3 vì sao?
TL: Vì nước và rượu đều được cấu tạo từ các phân tử, giữa các phân tử có khoảng
cách. Các phân tử nước tự chuyển động xen kẽ vào khoảng cách giữa các phân tử
rượu và ngược lại nên thể tích của hỗn hợp rượu nước giảm (nhỏ hơn 100cm 3).
Câu 10: Thả một cục đường vào cốc nước, đường tan và nước có vị ngọt vì sao?
TL: Vì nước và đường đều được cấu tạo từ các phân tử, giữa các phân tử có
khoảng cách. Các phân tử nước tự chuyển động xen kẽ vào khoảng cách giữa các

phân tử đường và ngược lại nên đường tan và nước có vị ngọt.
Câu 11: Tại sao khi muối dưa cà muối lại thấm vào dưa cà?
TL: Vì muối và dưa cà đều được cấu tạo từ các phân tử, giữa các phân tử có
khoảng cách. Các phân tử muối tự chuyển động xen kẽ vào khoảng cách giữa các
phân tử dưa cà nên muối thấm vào dưa cà.
Câu 12: Quả bóng cao su hoặc quả bóng bay bơm căng, dù có buộc thật chặt
cũng cứ ngày một xẹp dần vì sao?
TL: Vì chất khí trong quả bóng và chất cao su làm quả bóng đều được cấu tạo từ
các phân tử, giữa các phân tử có khoảng cách. Các phân tử chất khí trong quả
bóng tự chuyển động xen kẽ vào khoảng cách giữa các phân tử cao su ra ngoài
nên quả bóng ngày một xẹp dần.
Câu 13: Hiện tượng khuếch tán có xảy ra nhanh hơn khi tăng nhiệt độ không?
Tại sao?
TL: Khi nhiệt độ tăng hiện tượng khuếch tán xảy ra nhanh hơn. Vì khi tăng nhiệt
độ các phân tử của các chất chuyển động càng nhanh tự chuyển động xen kẻ vào
khoảng cách giữa các phân tử nhanh hơn, các chất tự hòa lẫn vào nhau nhanh hơn.
Câu 14: (1,5đ) Viên đạn đang bay trên cao có những dạng năng lượng nào mà em
đã học?
TL: Viên đạn đang bay trên cao có động năng, thế năng trọng trường, nhiệt năng.
Câu 15:Nhiệt năng của một vật là gì?
TL: Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
Câu 16: Có thể thay đổi nhiệt năng của một vật bằng cách nào?
TL: Có thể thay đổi nhiệt năng của vật bằng hai cách: thực hiện công hoặc truyền
nhiệt.
Câu 17: Nhiệt lượng là gì?
3


TL: Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm hay mất bớt đi trong quá
trình truyền nhiệt. Đơn vị của nhiệt năng và nhiệt lượng là J.

Câu 18: Nếu chọn mặt đất làm mốc để tính thế năng thì trong các vật sau đây, vật
nào không có thế năng?
A. Viên đạn đang bay
B. Lò xo để tự nhiên ở một độ cao so với mặt đất
C.Hòn bi đang lăn trên mặt đất
D. Lò xo bị ép đặt ngay trên mặt đất
Câu 19: Trong các vật sau đây, vật nào không có động năng?
A. Hòn bi nằm yên trên sàn nhà
B. Hòn bi lăn trên sàn nhà
C. Máy bay đang bay
D. Viên đạn đang bay đến mục tiêu
Câu 20: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào vật có cả động năng và
thế năng?
A. Một chiếc máy bay đang chuyển động trên đường băng của sân bay
B. Một chiếc máy bay đang bay trên cao
C. Một chiếc ô tô đang đỗ trong bến xe
D. Một chiếc ô tô đang chuyển động trên đường
Câu 21: Một con ngựa kéo xe với một lực không đổi bằng 80N đi được 4,5km
trong nửa giờ. Tính công và công suất trung bình của con ngựa.
Tóm tắt:
F = 80N
s = 4,5km = 4500m
t = 0,5h = 1800s

Giải
Công con ngựa thực hiện:
A = F .s = 80 . 4500 = 360000 (J)
Công suất của con ngựa:
A 360000
= =

= 200( w)
t
1800

P

A = ? (J)
P = ? (w)
Câu 22: Một tòa cao 10 tầng, mỗi tầng cao 3,4m, có một thang máy chở tối đa
được 20 người, mỗi người có khối lượng trung bình 50kg. Mỗi chuyến lên tầng
10, nếu không dừng ở các tầng khác, mất một phút. Công suất tối thiểu của thang
máy là bao nhiêu?
4


Tóm tắt:
h = (10-1) . 3,4 = 30,6m
m = 20. 50 = 1000kg
t = 1ph = 60s
P =? (w)

Giải
Trọng lượng của 20 người:
P = m . 10 = 1000 . 10 =10000 (N)
Công của thang máy thực hiện:
A = P .h = 10000 . 30,6 = 306000 (J)
Công suất tối thiểu của thang máy:
A 306000
= =
= 5100( w)

t
60

P

Câu 23: Một con ngựa kéo một cái xe đi đều với vận tốc 9km/h. Lực kéo của ngựa
là 200N. Tính công suất của ngựa.
Giải

Tóm tắt:

V = 9km/h = 9000: 3600 = 2,5 m/s Công suất của ngựa:
F = 200N
= F.V =200 . 2,5 = 500W

P

P =? (w)
Câu 24: Một người kéo một vật từ giếng sâu 8m lên đều trong 20 giây. Người ấy
phải dùng một lực 180N. Tính công và công suất của người kéo?
Giải
Công của người kéo:
A = F .s = 180 . 8 = 1440 (J)
Công suất của người kéo:
A 1440
= =
= 72( w)
t
20


Tóm tắt:
F = 180N
s = h = 8m

P

t = 20s
A = ? (J)
P = ? (w)

Câu 25: Một dòng nước chảy qua đập ngăn cao 25m xuống dưới, biết lưu lượng
của dòng nước là 120m3/ph. Khối lượng riêng của nước 1000kg/m3. Tính công
suất của dòng nước?
Tóm tắt:
h = 25m
lưu lượng dòng nước
V = 120m3

Giải
Trọng lượng nước chảy:
P = d . V = 10000 . 120 = 1200000(N)
Công của dòng nước:
A = P . h = 1200000 . 25 = 30000000(J)
Công suất của người kéo:
A 30000000
5
= =
= 500000( w)
t
60


P


120m3/ph 
t = 1ph= 60s
D = 1000kg/m3  d = D. 10
= 10000N/m3
P = ? (w)

CHÚC CÁC EM ÔN TẬP TỐT

6



×