Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

đề cương ôn tập môn vật lý lớp 8 (28)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.78 KB, 5 trang )

TRƯỜNG THCS PHƯỚC NGUYÊN

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HKII NĂM 2013 - 2014
MÔN: VẬT LÝ - LỚP 8
********
Câu 1: Viết các công thức tính công, nêu ý nghĩa, đơn vị tương ứng của từng đại
lượng?
TL:
*Công thức tính công:
A= F . s

F: Lực tác dụng (N)
s: Quãng đường vật chuyển dời (m)
A: Công cơ học (J)

*Chú ý: Ngoài ra ta có các công thức tính công khác.
A = P . h
(J) (N) (m)
A = F . ℓ
(J)
(N) (m)

P : Trọng lượng (N)
h : Độ cao của vật (m)
ℓ : Chiều dài mặt phẳng nghiêng (m)

P : Công suất (w)
t : Thời gian (s)

A = P . t
(J) (w) (s)



Câu 2: Phát biểu định luật về công.
TL: Không máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực
thì lại bị thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.
Câu 3: Viết công thức tính công suất, nêu ý nghĩa, đơn vị của từng đại lượng?
TL:
*Công thức:

A : Công thực hiện (J)
t : Thời gian thực hiện công (s)

P : Công suất (w)


P

=

A
t

*Chú ý: Còn công thức khác

P

F: Lực tác dụng (N)
U : Vận tốc (m/s)

=F.U


P : Công suất (w)
Câu 4: Các chất được cấu tạo như thế nào?
TL: - Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.
- Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
- Các nguyên tử, phân tử luôn chuyển động hỗn độn không ngừng.
Câu 5:Nhiệt năng của một vật là gì?
TL: Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
Câu 6: Nhiệt lượng là gì?
TL: Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm hay mất bớt đi trong quá
trình truyền nhiệt. Đơn vị của nhiệt năng và nhiệt lượng là J.
Câu 7: Viết công thức tính nhiệt lượng thu vào.
Q = m . C . ∆t

hay

Q = m . C . ( t2 – t1 )

m : khối lượng của vật (kg)
C : nhiệt dung riêng (J/kg.K)
∆t = t2 – t1 : độ tăng nhiệt độ (oC)
t1 : nhiệt độ ban đầu (oC)
t2 : nhiệt độ sau (oC)

Câu 8: Nêu các cách làm biến đổi nhiệt năng và tìm VD cho mỗi cách.
TL: Cách làm biến đổi nhiệt năng của vật: thực hiện công và truyền nhiệt.
VD1: Cọ xát miếng đồng nhiều lần lên mặt sàn nhà xi măng nhám khi đó miếng
đồng sẽ nóng lên bằng cách thực hiện công.


VD2: Thả miếng sắt vào cốc nước sôi, nhiệt năng của miếng sắt tăng, nhiệt năng

của nước giảm. Đây là sự truyền nhiệt.
Câu 9: Công thức tính nhiệt lượng tỏa ra của 1 vật VD:
Q = m . C . ∆t

hay

Q = m . C . ( t1 – t2 )

∆t = t1 – t2 : độ giảm nhiệt độ (oC)
Câu 10: Phương trình cân bằng nhiệt:
Qtỏa ra = Qthu vào

Câu 11: Nêu VD trong đó lực thực hiện công? ( hoặc không thực hiện công)
TL: Người lực sĩ nâng quả tạ từ dưới lên cao. Vậy lực của người lực sĩ đã thực
hiện công.
- Người lực sĩ nâng quả tạ ở tư thế đứng thẳng. Vậy lực của người lực sĩ không
thực hiện công.
Câu 12: VD về sự dẫn nhiệt?
TL: Cầm 1 đầu que sắt dài đưa 1 đầu kia vào ngọn lửa, 1 lúc ta thấy tay nóng lên.
Câu 13: VD về sự đối lưu?
TL: Đặt 1 gói nhỏ đựng các hạt thuốc tím vào đáy một cốc thủy tinh đựng nước rồi
dùng đèn cồn đun nóng cốc nước ở phía có đặt thuốc tím thì nước màu tím di
chuyển thành dòng từ dưới lên trên rồi từ trên xuống.
Câu 14: VD về bức xạ nhiệt?
TL: Hằng ngày, năng lượng từ Mặt trời truyền xuống Trái đất bằng bức xạ nhiệt.
Câu 15: Trong sự dẫn nhiệt, nhiệt được truyền từ vật nào sang vật nào?
TL: Nhiệt được truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.
Câu 16 : Tại sao về mùa đông mặc nhiều áo mỏng lại ấm hơn mặc một áo dày?
TL: Vì mặc nhiều áo mỏng thì giữa các lớp áo có nhiều lớp không khí hơn, mà
không khí dẫn nhiệt kém, nên nhiệt lượng từ cơ thể ta khó truyền ra môi trường

bên ngoài, ta cảm thấy ấm hơn khi mặc một áo dày.
Câu 17: Một con ngựa kéo xe với một lực không đổi bằng 80N đi được 4,5km
trong nửa giờ. Tính công và công suất trung bình của
Giảicon ngựa.
Tóm tắt:

Công con ngựa thực hiện:
A = F .s = 80 . 4500 = 360000 (J)
Công suất của con ngựa:
A 360000
= =
= 200( w)
t
1800

P


F = 80N
s = 4,5km = 4500m
t = 0,5h = 1800s
A = ? (J)
P = ? (w)
Câu 18: Một tòa cao 10 tầng, mỗi tầng cao 3,4m, có một thang máy chở tối đa
được 20 người, mỗi người có khối lượng trung bình 50kg. Mỗi chuyến lên tầng
10, nếu không dừng ở các tầng khác, mất một phút. Công suất tối thiểu của thang
máy là bao nhiêu?
Tóm tắt:
h = (10-1) . 3,4 = 30,6m
m = 20. 50 = 1000kg

t = 1ph = 60s
P =? (w)

Giải
Trọng lượng của 20 người:
P = m . 10 = 1000 . 10 =10000 (N)
Công của thang máy thực hiện:
A = P .h = 10000 . 30,6 = 306000 (J)
Công suất tối thiểu của thang máy:
A 306000
= =
= 5100( w)
t
60

P

Câu 19: Một người kéo một vật từ giếng sâu 8m lên đều trong 20 giây. Người ấy
phải dùng một lực 180N. Tính công và công suất của người kéo?
Tóm tắt:
F = 180N
s = h = 8m
t = 20s
A = ? (J)

Giải
Công của người kéo:
A = F .s = 180 . 8 = 1440 (J)
Công suất của người kéo:
A 1440

= =
= 72( w)
t
20

P

P = ? (w)
Câu 20: Một ấm đun nước bằng nhôm có khối lượngGiải
0,5kg chứa 2 lít nước ở
o
25 C. Muốn đun sôi ấm nước này cần một nhiệt lượng là bao nhiêu? Biết nhiệt
Nhiệt của
lượngnước
cung là
cấp4200J/kg.K.
cho ấm nhôm:
dung riêng của nhôm là 880J/kg.K,
Tóm tắt:

Q1 = m1 . C1 . ∆t = 0,5.880.75 = 33000(J)
Nhiệt lượng cung cấp cho nước:
Q2 = m2 . C2 . ∆t = 2.4200.75 = 630000(J)
Nhiệt lượng cung cấp tất cả cho ấm nước:
Q = Q1 + Q2 = 33000 + 630000 = 663000(J)


m1 = 0,5kg
V2 = 2ℓ ⇒ m2 = 2kg
t1 = 25oC ∆t = 75oC

t = 100oC
C1 = 880J/kg.K
C2 = 4200J/kg.K
Q = Q 1 + Q2 = ?



×