Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

đề cương ôn tập môn vật lý lớp 8 (35)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.67 KB, 5 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HK 1 NĂM HỌC 2011-2012
TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN
MÔN: VẬT LÝ LỚP 8
A. LÝ THUYẾT
Bài 1. Chuyển động cơ học:
- Sự thay đổi vị tri của một vật khác gọi là chuyển động cơ học.
- Một vật có thể là chuyển động so với vật này nhưng lại đứng yên đối với vật khác,
ta nói chuyển động và đứng yên có tính tương đối.
- Vật được chọn để đối chiếu gọi là vật mốc. Ngưới ta thường chọn Trái đất làm vật
mốc.
- Các dạng chuyển động cơ học thường gặp là chuyển động thẳng, chuyển động
cong và chuyển động tròn.
Bài 2. Vận tốc:
- Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được xác
định bằng độ dài quảng đường đi trong một đơn vị thời gian.
- Công thức vận tốc

V =

s
t

. Với V: vận tốc của vật, đơn vị tính: m/s (Km/h)
s: Độ dài quảng đường đi, đơn vị tính: m (Km)
t: Thời gian để đi hết quảng đường, đơn vị tính: s (h)

- Đơn vị vận tốc phụ thuộc vào đơn vị chiều dài và đơn vị thời gian. Đơn vị hợp pháp
của vận tốc là m/s , Km/h
Bài 3.

Chuyển động đều – Chuyển động không đều



- Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời
gian.
- Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời
gian.


- Vận tốc trung bình của một chuyển động không đều trên một quảng đường được
tính bằng độ dài của quảng đường đó chia cho thời gian t để đi hết quảng đường.
Vtb =

s s1 + s2 + .... + sn
=
t
t + t2 + .... + tn

Bài 4. Biểu diễn lực
- Lực là nguyên nhân làm thay đổi vận tốc của một vật, nguyên nhân làm cho vật
biến dạng
- Lực là một đại lượng véc tơ, được biễu diễn bằng mũi tên có:
Gốc là điểm đặt của lực.
Phương, chiều trùng với phương chiều của chuyển động
Độ dài biểu thị cường độ của lực theo tỉ lệ xích cho trước.
Bài 5. Sự cân bằng lực – Quán tính
- Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên 1 vật, cùng phương,cùng cường độ nhưng
ngược chiều.
- Dưới tác dụng của các lực cân bằng, 1 vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên,
đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động đều. Chuyển động này gọi là chuyển
động theo quán tính.
- Tính chất giữ nguyên trạng thái ban đầu của vật gọi là quán tính. Vì có quán tính

nên mọi vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột được khi có lực tác dụng.
Bài 6. Lực Ma Sát
- Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật chuyển động trượt trên bề mặt của vật khác.
- Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác.
- Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt khi vật bị tác dụng của một lực khác.
- Lực ma sát có thể có lợi và cũng có thể có hại.
Bài 7. Áp Suất
- Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
- Áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép.
p=

F
S

Trong đó:

F: áp lực, đơn vị tính là: N


S: Diện tích bị ép , đơn vị tính là: m 2
p : áp suất, đơn vị tính: N/m 2 . Qui ước 1 pa = 1 N/m2
Bài 8. Áp Suất Chất Lỏng – Bình Thông Nhau
- Chất lỏng gây ra áp lực theo mọi phương lên đáy bình, thành bình và các vật ngay
trong lòng nó.
- Công thức tính áp suất chất lỏng tại một điểm bất kỳ trong lòng chất lỏng đứng yên:
p = d. h.
Trong đó: d là trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m 3)
h là (độ sâu) khoảng cách từ điểm tính áp suất tới mặt thoáng
chất lỏng (m)
p là áp suất (N/m 2)

- Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mặt thoáng chất
lỏng ở các nhánh khác nhau đều có cùng một độ cao.
Bài 9. Áp Suất Khí Quyển
- Khí quyển gây ra áp lực theo mọi phương lên các vật đặt trong nó, do đó Trái Đất
và mọi vật trên Trái Đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển.
Bài 10 & 11 Lực Đẩy Acsimet
- Một vật nhúng vào chất lỏng bị chất lỏng đẩy một lực có phương thẳng đứng chiều
từ dưới lên và độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ. Lực
này gọi là lực đẩy Acsimet.
- Công thức: FA = d. V

Trong đó : d là trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m 3)
V là thể tích phần chất lỏng bị chiếm chỗ

(m3)
F A là lực đẩy Acsimet của chất lỏng td lên
vật (N)
Bài 12. Sự Nổi
- Khi nhúng vật có trọng lượng P vào trong chất lỏng thì:
* Vật chìm xuống khi: P > F A  dv. V > dl. V
 dv > dl (V vật bằng V chất lỏng bị chiếm)


* Vật lơ lửng khi:

P = F A  d v. V = d l . V
 dv = dl (V vật bằng V chất lỏng bị chiếm)

* Vật nổi khi :


P < F A  d v. V < d l . V
 dv < dl (V vật bằng V chất lỏng bị chiếm)

- Khi vật bắt đầu nổi trên mặt thoáng của chất lỏng cũng là lúc F A bắt đầu giảm vì V
nhúng chìm trong chất lỏng sẽ bắt đầu giảm … đến V’ thì P và F’ A cân bằng.
- Khi vật đã nổi trên mặt thoáng chất lỏng thì

B.

P = F’ A  dv. V = dl. V’
vì V > V’  dv < dl

BÀI TẬP

Câu 1: Biểu diễn bằng hình vẽ, véc tơ lực kéo vật có phương nằm ngang chiều từ trái
sang phải cường độ F = 60 N (Tỉ xích tùy chọn)
Câu 2: Một vật có khối lượng 6kg đặt trên bàn với diện tích tiếp xúc là 15 cm 2.
a/ Tính áp suất vật tác dụng lên mặt bàn?
b/ Muốn giảm áp suất lên mặt bàn của vật xuống còn một nửa mà áp lực của trọng
lượng vật vẫn
không thay đổi ta cần làm gì?
Câu 3: Dùng tay nhấn chìm một vật có thể tích 2dm 3 trong nước.
a/ Tính lực đẩy Acsimét tác dụng vào vật. Biết trọng lượng riêng của nước là 10 000
N/m3.
b/ Buông tay, vật nổi lên trên mặt nước. Biết vật có trọng lượng 5N. Xác định thể tích
phần vật chìm trong nước?
Câu 4: Một con ngựa kéo xe đi trên đoạn đường 3,6 km trong thời gian 40phút. Tìm
vận tốc của chiếc xe?
Câu 5: Biểu diễn bằng lời các yếu tố của lực F ở hình dưới đây,cho 6N
tỉ xích:. ...

F

A


Câu 6: Một con ngựa kéo xe chuyển động đều với một lực kéo là 1000N. Xe chuyển
động trên đoạn đường dài 5km, trong khoảng thời gian 30 phút. Tính vận tốc con
ngựa.
Câu 7: Một bình hình trụ cao 1,5 mét và chứa đầy nước.
a- Tính áp suất của nước tác dụng lên đáy bình. Biết trọng lượng riêng của nước là
10000N/m3
b- Nếu thay nước bằng dầu thì thấy áp suất lên đáy bình bây giờ là 12 000 Pa. Hãy cho
biết trọng lượng riêng của dầu.
Câu 8: Một vật A có thể tích 80 cm 3 được treo vào lực kế. Khi nhúng ngập vật trong
nước thì lực kế chỉ 6N. Cho d (nước) = 10 000 N/m 3
a) Tính lực đẩy Ác-si-mét của nước tác dụng lên vật ?
b) Tính trọng lượng vật ?



×