Tải bản đầy đủ (.doc) (120 trang)

Vấn đề nữ quyền trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (467.18 KB, 120 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Vấn đề nữ quyền là một đòi hỏi mang tính nhân văn và cũng là thách
thức lớn đối với sự phát triển của xã hội ngày nay. “Trọng nam khinh nữ”
đã trở thành thứ tư tưởng bám rễ rất sâu vào xã hội ta. Làm sao để những
người phụ nữ có được quyền bình đẳng trong cuộc sống hôm nay là điều
đáng trăn trở. Cuộc đấu tranh vì bình đẳng giới đã đồng loạt diễn ra trên
mọi phương diện của đời sống xã hội, trong đó có văn học nghệ thuật. Ở
Việt Nam, có nhiều nhà văn đã viết về vấn đề này, trong đó có nhà văn
Nguyễn Xuân Khánh.
Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh bằng các tác phẩm tiểu thuyết của mình
đã cất lên tiếng nói sâu sắc mà chí lí về vấn đề nữ quyền. Ông đã đưa vào
tác phẩm của mình hình ảnh người phụ nữ và cuộc sống của chính họ trong
muôn nẻo đường đời, tình đời, tình người với tất cả thấu hiểu, thông cảm,
sẻ chia và yêu thương. Đồng thời, từ đó, ngầm đưa ra phương cách để tạo
dựng bình quyền cho người phụ nữ trong cuộc sống hiện tại. Ông sáng tác
từ những năm 1950. Tác phẩm đầu tay là Làng nghèo ông viết năm 1958
nhưng không được in. Mãi đến năm 1990, Nguyễn Xuân Khánh in Miền
hoang tưởng nhưng cũng bị phê phán kịch liệt. Trư cuồng của ông cũng
không được in. Nhưng rồi với Hồ Quý Ly (2000), Mẫu thượng ngàn
(2006)và gần đây là Đội gạo lên chùa (2012) thì tác giả đã được xem là
một hiện tượng văn học. Ba tác phẩm đoạt nhiều giải thưởng, được giới phê
bình ca ngợi và được công chúng chào đón nồng nhiệt.
Hồ Quý Ly là tác phẩm tiểu thuyết ứng lịch sử tái hiện lịch sử xã hội
đầy biến động của nước ta trong giai đoạn cuối nhà Trần, đầu nhà Hồ. Với
1


hệ thống nhân vật nữ khá ấn tượng cùng với vốn văn hóa sâu rộng, tác giả
đã thể hiện suy nghĩ của mình về bi kịch của những người phụ nữ trong
cung cấm và bày tỏ tiếng nói đòi quyền sống cho họ. Mẫu thượng ngàn tuy


dựa trên sự kiện lịch sử song lại khai thác sâu vào khía cạnh văn hóa của
thời đại. Trong mạch nguồn văn hóa truyền thống của dân tộc, ông phát
hiện và tôn thờ tín ngưỡng thờ Mẫu. Từ tín ngưỡng ấy, vẻ đẹp và sức mạnh
của người phụ nữ được tái hiện như bản sắc, nội lực tiềm tàng của đất Việt.
Hiếm có tác phẩm nào ca ngợi nữ quyền kín đáo mà thấm thía đến thế. Đội
gạo lên chùa cũng tái hiện lại số phận người phụ nữ trong thời điểm hai
cuộc binh đao, chống Pháp ở đầu này và chống Mĩ ở cuối kia. Người phụ
nữ dù chịu bao oan nghiệt vẫn đầy sức sống dưới sự “tỏa bóng” linh thiêng
của Phật giáo.
Quả thực, vấn đề nữ quyền là đề tài sâu sắc trong các tiểu thuyết của
Nguyễn Xuân Khánh. Đây cũng lý do chúng tôi lựa chọn vấn đề này khi
nghiên cứu tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Các nghiên cứu về vấn đề nữ quyền
Vấn đề nữ quyền đã được các nhà nghiên cứu nước ngoài tìm hiểu từ
lâu. M.H. Abrams phân loại thuyết phê bình nữ quyền thành hai giai đoạn,
lấy mốc là những năm 1970 làm ranh giới phân chia. Trong hai giai đoạn
đó, chủ yếu là giai đoạn thứ hai, chúng tôi nhận thấy có sự phân định giữa
cách thức phê bình nữ quyền thuộc trường phái Anh – Mỹ và cách thức phê
bình của Pháp. Tựu chung, họ đều có một số điểm chung trong cách tiếp
cận. Đó là quan niệm cho rằng nền văn minh phương Tây tràn ngập tính gia
trưởng. Trong nền văn minh đó, vai trò của người phụ nữ bị hạ thấp. Bản
thân người phụ nữ trong quá trình xã hội hóa cũng tự hạ thấp giá trị của
mình. Và hơn thế, tư tưởng phụ quyền còn lan tràn trong những sáng tác
2


được coi là kiệt tác văn chương của nhân loại, mà ở đó, chủ yếu vẫn là do
đàn ông viết về đàn ông. Lý luận phê bình nữ quyền bắt đầu thịnh hành từ
đầu thập niên 70, một mặt, như một nỗ lực lý thuyết hoá các phong trào

tranh đấu cho nữ quyền rầm rộ trong xã hội Tây phương lúc bấy giờ; mặt
khác, như một bước phát triển mới những phát hiện táo bạo của hai nhà văn
nữ nổi tiếng khá lâu trước đó: Virginia Woolf và Simone de Beauvoir. Sau
khi công trình Giới thứ hai của Simone de Beauvoir ra đời vào năm 1949
thì ngay lập tức ở châu Âu đã có hàng trăm công trình nghiên cứu khoa học
khác nhau bàn về nữ quyền (chẳng hạn quyền được đi học, quyền được ly
hôn, được làm chủ kinh tế, được tự do bầu cử và tham gia chính trường,…)
xuất hiện. Những năm gần đây, khuynh hướng phê bình nữ quyền ở châu
Âu và Mỹ thiên về sưu tập, nghiên cứu những tác phẩm tự truyện
(autobiography) của các nhà văn nữ. Trong tự truyện, các nhà văn nữ kể về
chính mình bằng cái nhìn nội quan và xem mình là nhân vật trung tâm của
tác phẩm.
Ở Việt Nam, ý thức nữ quyền đã được manh nha hình thành trong lý
luận phê bình văn học đầu thế kỷ XX. Tuy nhiên, phải từ năm 1986 trở đi,
âm hưởng nữ quyền trong văn học mới thực sự được các nhà văn, nhà phê
bình và độc giả chú ý. Ý thức phái tính được đánh thức bởi chính các “nữ sĩ
tiên phong cổ xúy phong trào nữ quyền qua hoạt động báo chí và văn học”
như Hằng Phương, Sương Nguyệt Anh, Phan Thị Bạch Vân. Năm 1990,
bài viết “Nhìn lại vấn đề giải phóng phụ nữ trong tiểu thuyết Tự lực văn
đoàn” (Tạp chí Văn học, số 5), nhà nghiên cứu Trương Chính đã bước đầu
thể hiện những kiến giải của mình về ý thức nữ quyền trong tiểu thuyết của
Tự lực văn đoàn. Bài viết chủ yếu nhìn nhận vấn đề nữ quyền trên phương
diện nội dung tư tưởng. Năm 1996, trên Tạp chí Văn học số 6, trong
chuyên mục Trao đổi ý kiến đã thực hiện cuộc bàn luận của các nhà nghiên
3


cứu (Lại Nguyên Ân, Đặng Anh Đào, Phạm Xuân Nguyên, Vương Trí
Nhàn, Đặng Minh Châu,…) về sáng tác của các cây bút nữ trên nhiều
phương diện: điểm mạnh và điểm yếu của các nhà văn nữ; phụ nữ với nghề

văn; gương mặt những cây bút nữ; đóng góp của những cây bút nữ; tiềm
năng của những cây bút nữ,…Từ giữa năm 1999 với nhiều chuyên đề liên
quan đến nữ quyền trong văn học có sức lan tỏa rất nhanh trên văn đàn,
nhất là ở ngoài nước. Do có sự tiếp xúc với chủ thuyết nữ quyền, dòng văn
học hải ngoại có bước đột phá rất ngoạn mục trong việc nghiên cứu về phái
tính. Những chuyên đề như Tình yêu, tình dục và phái tính trong văn học,
Tình yêu tình dục của Tạp chí Việt, chuyên đề Văn học nữ quyền, chuyên
đề Giới tính trên trang DaMau.org… liên tiếp mở ra nhiều khám phá. Từ
khoảng thời gian năm 2006, những nghiên cứu về nữ quyền trong văn học
nữ trong nước xuất hiện ngày một nhiều.
2.1. Các nghiên cứu về Nguyễn Xuân Khánh và các tiểu thuyết của ông
Từ năm 2000 đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu và bài
viết về nhà văn Nguyễn Xuân Khánh và tiểu thuyết của ông. Nội dung chủ
yếu là bàn về nội dung, nghệ thuật và bút lực của nhà văn. Cụ thể là các bài
viết:
Nhà văn Lã Nguyên trong bài viết Về những cách tân nghệ thuật
trong Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng Ngàn và Đội gạo lên chùa của Nguyễn
Xuân Khánh đã chỉ ra “lối viết cổ điển” không xung đột với những cách tân
nghệ thuật. Những cách tân nghệ thuật trong sáng tác của ông vừa mang
đậm dấu ấn phong cách cá nhân, vừa thể hiện xu hướng vận động của văn
học thời đại.
Ở bài viết Đàn Bà, Con Gái Trong Tiểu Thuyết Của Nguyễn Xuân
Khánh, Xuân Phong lại nhấn mạnh tới cảm hứng sinh động về hình ảnh
4


những người đàn bà của làng quê Việt Nam. Điều đặc biệt là tất cả những
người đàn bà ấy đều rất đẹp, đầy quyến rũ... Và chính những người đàn bà
ấy đã làm cái riêng trong tác phẩm của ông.
Tham luận về tiểu thuyết Hồ Quý Ly (Châu Diên): Tác giả khẳng định

những thành công của Nguyễn Xuân Khánh ở nhiều phương diện, đặc biệt
ông nhấn mạnh: “Nói đến cách tạo nhân vật, ta sẽ không thể nào quên công
lao của Nguyễn Xuân Khánh trong việc tạo ra nhân vật chính Hồ Quý Ly.
Đó là con người có nhiều phẩm chất...”
Hồ Quý Ly – cuốn tiểu thuyết lịch sử đặc sắc (Đinh Công Vỹ). Tác giả
nhận xét: “Nguyễn Xuân Khánh không hề đơn giản hóa, không hề bị chi
phối bởi cách xây dựng nhân vật một chiều. Nhân vật của ông tập trung
nhiều mâu thuẫn, giằng xé nội tâm”
Trong bài viết Vạn Xuân, Hồ Quý Ly trên nền tiểu thuyết lịch sử, in
trong sách Nhìn lại văn học Việt Nam thế kỷ XX, (Nhà xuất bản Chính trị
Quốc gia, năm 2002), tác giả Lại Văn Hùng cho rằng, vài năm gần đây, vẫn
thấy xuất hiện những tác phẩm tiểu thuyết lịch sử, hơn nữa chúng lại nhận
được sự hoan nghênh của công chúng, sự công nhận của giới phê bình văn
học. Theo tác giả bài viết, thì tiểu thuyết lịch sử Hồ Quý Ly (2000) của
Nguyễn Xuân Khánh có nhiều vấn đề được đề cập trong nội dung của tác
phẩm như: vấn đề khoa cử, chiến tranh, tình yêu, tình dục, phong tục tập
quán, dân trí, lịch sử cương thổ địa lý, v.v... Bài viết đã tập trung phân tích
những thành công về phương diện xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Hồ
Quý Ly. Tác giả bài viết cho rằng, Hồ Quý Ly là một nhân vật đa tính cách,
cả thiện và ác, nhiều tâm trạng và cả sự biến dạng lý tưởng mà nhân vật
theo đuổi.
Những nhân vật nữ trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly (Trần Thị Trường):
đưa ra ý kiến xác đáng về cách xây dựng những nhân vật nữ của Nguyễn
Xuân Khánh: “Mười bốn người phụ nữ, mười bốn số phận, mười bốn tính
5


cách và mười bốn lối ứng xử, để rồi mười bốn kết cục”. Theo bà thì
Nguyễn Xuân Khánh đã xây dựng hết sức thành công các nhân vật, ông đã
“chiêm ngẫm cả những ý nghĩ trong cõi thẳm sâu tâm hồn người khác”

Nhà văn Phạm Xuân Nguyên trong bài: Đọc Hồ Quý Ly cũng thừa
nhận: “cách xây dựng nhân vật của Nguyễn Xuân Khánh là ở thể lưỡng
tính, phân thân không chỉ với một nhân vật Hồ Quý Ly mà còn với các
nhân vật khác như Trần Khát Chân, Hồ Nguyên Trừng… nhân vật lịch sử
của ông ta là những cá nhân mâu thuẫn, giằng xé, một bên là thúc bách (tất
yếu) lịch sử, một bên là đòi hỏi (tất yếu) con người trước thử thách vận
mạng của đất nước, chúng dân”
Trong Hồ Quý Ly – Tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh cũng
đã phát hiện ra những cách tân của Nguyễn Xuân Khánh trong cách xây
dựng nhân vật lịch sử: “Nhân vật trung tâm Hồ Quý Ly được mô tả từ
nhiều điểm nhìn khác nhau…”
Trong bài nghiên cứu mang tên Ngôn ngữ thân thể trong tiểu thuyết
“Mẫu Thượng Ngàn” của Nguyễn Xuân Khánh, Trịnh Thị Lan cho rằng
đây là “hiện tượng độc đáo hợp quy luật phát triển của tư duy tiểu thuyết
hiện đại […] nó mang tính chất lưỡng tính, vừa là thân thể, vừa là tâm
hồn”. Đề cập đến vấn đề này, tác giả bài nghiên cứu muốn khẳng định, ở
nhà văn Nguyễn Xuân Khánh toát lên một cái nhìn đầy tính nhân văn,
tức nhà văn đã nhìn ra “vẻ đẹp trần gian nơi con người” mà bấy lâu nó
còn ẩn chìm trong “cái bề sâu của nền văn hóa Việt tràn đầy sức sống”.
Thay vì chăm chú xem nhà văn viết cái gì, có đúng sự thật không thì
nhiều bài nghiên cứu đã đi sâu khai thác những vấn đề rất nhân bản, thiết
thực. Các bài nghiên cứu trên đều cho rằng “tác giả muốn ca ngợi vẻ
đẹp tràn đầy chất phồn thực ở họ”.

6


Bài nghiên cứu của Trần Thị An – Sức ám ảnh của tín ngưỡng dân
gian trong tiểu thuyết “Mẫu Thượng Ngàn” lại nghiên cứu khá sâu về khía
cạnh tín ngưỡng dân gian, trong đó bao gồm cả một hệ thống tín ngưỡng đa

dạng, huyền bí trong tác phẩm Mẫu Thượng Ngàn. Đó là những tín ngưỡng
vật linh, tục thờ cúng bách thần, những câu chuyện huyền thoại với tín
ngưỡng phồn thực, và đặc biệt là tín ngưỡng thờ Mẫu. Đi vào phân tích tín
ngưỡng văn hóa tâm linh, Trần Thị An muốn làm nổi bật văn hóa người
Việt trong tín ngưỡng dân gian, từ đó khẳng định nét riêng trong phong
cách sáng tác của Nguyễn Xuân Khánh khi viết về văn hóa dân tộc.
Dương Thị Huyền cũng cho rằng “Mẫu Thượng Ngàn là một tác
phẩm thể hiện nguyên lí tính Mẫu đặc sắc và tinh tế” [7]. Đề cập đến vấn
đề tính Mẫu, Dương Thị Huyền không nhằm mục đích chỉ hướng về đạo
Mẫu, mà qua đó để nói lên vai trò “duy trì, bảo tồn, tái sinh và phát
triển… những công việc mà chỉ có người phụ nữ với bản năng làm vợ, làm
mẹ mới có thể thực hiện được”. Bài viết ngắn gọn, cô đọng nhưng đã thể
hiện cách cảm của bản thân người viết một cách sâu sắc về những giá trị
thiết thực của tác phẩm.
Đỗ Hải Ninh lại khai thác vấn đề này khá cụ thể qua bài nghiên cứu
Quan niệm về lịch sử trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh. Bài
nghiên cứu khai thác vấn đề trong mối tương quan giữa hai tác phẩm của
Nguyễn Xuân Khánh là Hồ Quý Ly và Mẫu Thượng Ngàn. Ở hai tác phẩm
này có những nét tương đồng và dị biệt nhưng nhìn chung cả hai đều ít
nhiều đề cập đến tính lịch sử. Và ở cả hai tác phẩm, quan niệm về lịch
sử của Nguyễn Xuân Khánh cũng không hoàn toàn đồng nhất, mỗi bài
một khía cạnh. Để rồi, cả hai đều góp phần tạo nên hệ thống quan niệm của
nhà văn Nguyễn Xuân Khánh trước sự thật lịch sử.
7


Trần Thanh Giao trong Thử Nhìn “Đội Gạo Lên Chùa” Qua Góc
“Cổ Điển Mới” nhận ra tiểu thuyết Đội gạo lên chùa đã vận dụng tốt
những thủ pháp cách tân, kết hợp sự mới mẻ với sự giản dị và sự chín chắn,
không đối lập "truyền thống đích thực” với "độc sáng đích thực"", và bút

pháp là "lối kể chuyện thông thường", là cách tự sự cổ điển... Cổ điển thì rõ
rồi, vì ngay trên bìa bốn của những lần in đầu, có ghi:“ Tiểu thuyết Đội gạo
lên chùa được viết theo lối cổ điển…”. Có thể khảo sát cách tự sự cổ điển
ấy qua bố cục, hệ thống hình tượng, hệ thống nhân vật, diễn ngôn theo lối
kể chuyện thông thường...
Bài viết Tinh thần Phật giáo trong tiểu thuyết Đội gạo lên chùa của
nhà văn Nguyễn Xuân Khánh của tập thể ba tác giả Phùng Nga, Lưu Vân
và Đoàn Đức Hải thì chỉ ra sự quan tâm tới Phật giáo của Nguyễn Xuân
Khánh. Ông phối trộn nhiều nguồn sử liệu với sự hư cấu của tiểu thuyết tạo
nên cảm quan Phật giáo rất gần gũi nhưng đầy nghệ thuật.
Ngoài ra còn một số tiểu luận, luận văn chuyên sâu như:
Tiểu luận Đặc sắc tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn văn
hóa (Mai Anh Tuấn) đã tập trung nghiên cứu tiểu thuyết Nguyễn Xuân
Khánh từ góc nhìn văn hóa học, nhân học văn hóa. Theo đó, các đặc điểm
và giá trị nổi bật của tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh được qui về: Một là,
những mô tả về lễ hội, những tạo tác thói quen tín ngưỡng và thăm dò tâm
thức tôn giáo của Nguyễn Xuân Khánh cho thấy chúng là tạo phẩm văn hóa
và do đó, các trạng thái nhân sinh sẽ thâu nhận chúng như một hạt nhân trội
cấu thành bản sắc dân tộc.
Luận văn Một số vấn đề lý luận về tiểu thuyết lịch sử qua Hồ Quý Ly
và Sông Côn mùa lũ, (Đại học Sư phạm Hà Nội 1, năm 2003), tác giả
Nguyễn Thị Liên đã minh định về thể loại của tác phẩm này. Tác giả cho

8


rằng tính chất đặc trưng của Hồ Quý Ly là một tiểu thuyết lịch sử hiện đại
có nhiều đóng góp về mặt nội dung thể loại
Tiểu thuyết lịch sử Hồ Quý Ly (Lê Thị Chung- 2004) đã chỉ ra những
thành công của cuốn tiểu thuyết ở góc độ đặc điểm thể loại tiểu thuyết lịch

sử; khẳng định vị trí của Hồ Quý Ly trong tiến trình phát triển của tiểu
thuyết lịch sử Việt Nam. Lê Thị Chung còn rất quan tâm đến vấn đề nhân
vật của cuốn tiểu thuyết. Luận văn đã có cách đánh giá một cách khá hệ
thống về đặc điểm thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly: nhân vật
lịch sử, nhân vật hư cấu, nhân vật chính diện, nhân vật phản diện, nhân vật
trung gian, …cho ta hình dung về sự đa dạng, phong phú của hệ thống nhân
vật trong tác phẩm.
Tiểu thuyết Hồ Quý Ly trong sự vận động của tiểu thuyết lịch sử nước
ta nửa sau TK XX (Đỗ Hải Ninh- 2003): đã chỉ ra một số nét đặc sắc của
thế giới nhân vật trong cuốn tiểu thuyết: nhân vật đầy sức sống, nhân vật tư
tưởng…
Nhìn chung về tiểu thuyết Việt Nam từ năm 1995 đến nay (Phạm Thị
Thu Thủy -2005) Khẳng định: Nguyễn Xuân Khánh có thành tựu trong
việc xây dựng nhân vật tiểu thuyết, đặc biệt xây dựng nhân vật chính Hồ
Quý Ly
Ngoài ra, còn rất nhiều những ý kiến khác nhau xung quanh tác giả
Nguyễn Xuân Khánh và tiểu thuyết của ông đăng rải rác trên các báo, tạp
chí và các trang thông tin điện tử.
Những ý kiến trên đã cung cấp cho chúng tôi một điểm tựa về lý luận và
văn học sử để chúng tôi thực hiện đề tài luận văn của mình. Tuy nhiên,
chúng tôi khẳng định hiện chưa có công trình nghiên cứu nào bàn về Vấn
đề nữ quyền trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh.
3. Phạm vi, đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu
9


3.1. Phạm vi nghiên cứu: những ý kiến đánh giá trong các bài viết, công
trình nghiên cứu, các sách chuyên khảo và luận án... những vấn đề liên
quan đến tác giả Nguyễn Xuân Khánh và các tiểu thuyết của ông. Giới hạn
ba tiểu thuyết: Hồ Quý Ly, Mẫu thượng ngàn, Đội gạo lên chùa.

3.2. Đối tượng nghiên cứu: Những đóng góp của Nguyễn Xuân Khánh cho
nền tiểu thuyết Việt Nam những năm gần đây về đề tài nữ quyền.
3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Tìm hiểu các khái niệm liên quan tới nữ quyền và sự vận động của ý
thức nữ quyền trên phương diện văn học.
- Tìm hiểu khái niệm tiểu thuyết
- Tìm hiểu tác giả Nguyễn Xuân Khánh và các tác phẩm tiêu biểu
của ông.
- Tìm hiểu vấn đề nữ quyền trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân
Khánh, từ phương diện kết cấu, nhân vật cho tới nghệ thuật xây dựng
truyện.
4. Phương pháp nghiên cứu
Những phương pháp nghiên cứu thể loại:
- Phương pháp so sánh đối chiếu
- Phương pháp loại hình
- Phương pháp hệ thống - cấu trúc, phương pháp tiểu sử.
- Ngoài ra, luận văn còn vận dụng những phương pháp nghiên cứu
hiện đại khác đang được sử dụng trong nghiên cứu văn xuôi như thi
pháp học, tự sự học, cấu trúc, v.v...

10


-

Cùng với những phương pháp nghiên cứu trên, chúng tôi sử dụng
các thao tác nghiên cứu như khảo sát, thống kê, phân loại, so sánh,
phân tích, tổng hợp, khái quát, đánh giá.

5. Đóng góp của luận văn

Luận văn có những đóng góp mới sau đây:
5.1. Hệ thống và lý giải một cách cơ bản những vấn đề lý luận về nữ quyền
và nữ quyền trong văn học.
5.2. Bước đầu chỉ ra được ý thức về nữ quyền trong tiểu thuyết Nguyễn
Xuân Khánh như một bước tiến/ hệ quả của tiến trình dân chủ hoá xã hội
và văn học.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, danh mục Tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn được triển khai trong 3 chương:
Chương 1: Nêu ra một số vấn đề lí thuyết chung để làm cơ sở cho việc đi
vào khảo sát nội dung, nghệ thuật tỏng tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh
Chương 2: Tìm hiểu vấn đề nữ quyền trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân
Khánh dưới góc độ nội dung
Chương 3: Tìm hiểu vấn đề nữ quyền trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân
Khánh dưới góc độ nghệ thuật
NỘI DUNG

Chương 1: Một số vấn đề lí thuyết chung
1.1.

Vấn đề nữ quyền
11


1.1.1. Khái niệm về nữ quyền và trường phái phê bình văn học nữ quyền
1.1.1.1. Khái niệm về nữ quyền
Khái niệm nữ quyền ( Feminism, women’s right) gắn liền với “hoạt
động chính trị và xã hội, sinh ra từ ý thức về sự bình đẳng trên phương
diện giới. Nói một cách khái quát, khái niệm này chỉ quyền lợi về chính trị
và xã hội của người phụ nữ. Thông qua những hoạt động đấu tranh chính

trị và xã hội, giới nữ đòi lại những lợi ích chính đáng của mình để đạt đến
sự bình đẳng với nam giới” [6]. Đây là một khái niệm tiến bộ trên thế giới,
quen thuộc với con người thời hiện đại, có mức độ phổ biến rộng trong
phạm vi xã hội. Trước kia, người phụ nữ phải chịu quá nhiều thiệt thòi, xã
hội gắn cho họ những điều thuộc về bản năng, gò ép họ trong khuôn khổ.
Đã đến lúc người phụ nữ phải đấu tranh cho quyền bình đẳng giới của
mình. Vì vậy, bằng phong trào nữ quyền, họ đã đấu tranh cho sự thừa nhận
bản sắc nữ giới đầy khát khao và lên tiếng chống lại qưyền lực đàn áp của
định chế chính trị, của xã hội với phụ nữ.
Tuy nhiên, khái niệm này có lịch sử phát triển gian nan. Ý thức nữ
quyền đã có tiền đề từ hàng ngàn năm trước nhưng nó chỉ thực sự phát triển
rực rỡ trong điều kiện lịch sử xã hội văn mình, hiện đại. Khởi đầu ở
phương Tây, phụ nữ đã đấu tranh giành quyền bình đẳng và làm dấy lên
những hoạt động chính trị - xã hội mang tính nữ quyền, trong tư thế đối lập
với nam giới. Song cũng phải rất vất vả phụ nữ mới chiến thắng. 8.3 - ngày
phong trào đấu tranh của phụ nữ chiến thắng được lấy làm ngày Quốc tế
phụ nữ. Trong khi đó, ở phương Đông, ý thức nữ quyền ở phương Đông
tồn tại trong trạng thái thầm lặng, kín đáo hơn. Ở Việt Nam, phong trào nữ
quyền gắn liền với phong trào cứu quốc nữ giới vừa đấu tranh giải phóng
dân tộc, vừa cởi trói cho giới của mình khỏi những ràng buộc cũ kĩ của xã
hội. Đó không phải là cuộc đấu tranh của một giới phản kháng lại một giới
12


mà là cuộc đấu tranh chung của một cộng đồng xã hội có tư tưởng cấp tiến
về giới chống lại những hệ tư tưởng cổ hủ áp bức người phụ nữ.
1.1.1.2. Khái niệm trường phái phê bình văn học nữ quyền
Wang Ning, giáo sư chuyên ngành Tiếng Anh và Văn học so sánh,
đồng thời là Giám đốc Viện Văn học So sánh và Nghiên cứu Văn hoá
thuộc Đại học Ngôn ngữ và Văn hoá Bắc Kinh đã đề ra khái niệm văn học

nữ quyền (Female literature) bao gồm những sáng tác của phụ nữ có ý thức
nữ quyền mạnh mẽ [5;tr9]. Ý thức nữ quyền đã bước vào văn chương với
nhiều hoạt động mạnh mẽ. Văn học được xem là tiếng nói của tâm hồn,
nhất là đối với phụ nữ. Các nhà văn nữ tìm đến con đường văn học không
chỉ để bày tỏ những tâm tư tình cảm của mình mà còn để đấu tranh đòi bình
đẳng về giới, đòi quyền sống cơ bản của người phụ nữ. Các nhà văn đã đào
sâu, làm phong phú hơn những đề tài về hôn nhân, tình yêu, gia đình, sự
nghiệp, con cái...theo cách rất phụ nữ. Đặc biệt, họ đề cập đến cả những
chuyện cấm kị như đề cao tính dục, đề cao thân xác, đề cao vẻ đẹp của
người phụ nữ và đả kích vào thế giới gia trưởng nam quyền. Nhiều nhà văn
nữ của Việt Nam khước “hậu tố nữ” trong việc định danh họ và trong khi
sáng tác.
Từ bộ phận văn học này, giới phê bình đã hình thành trường phái phê
bình văn học nữ quyền. Từ đó, có thể định nghĩa: “Phê bình nữ
quyền”: “Là một trường phái phê bình văn học thoát thai từ phong trào
chính trị xã hội, phát triển mạnh mẽ vào giữa thế kỷ XX, chủ trương xác
lập một nền mỹ học, lý luận văn học và sáng tác văn học riêng cho nữ
giới” [38;tr18].
1.1.2. Nữ quyền trong văn học Việt Nam
1.1.2.1. Nữ quyền trong văn học Việt Nam truyền thống
13


Chung trong dòng chảy của văn học thế giới, văn học Việt Nam cũng
sản sinh ra dòng văn học nữ quyền. Dòng văn học này có sự phát triển ngay
từ những tác phẩm văn học cổ. Chúng ta có thể nhận thấy rõ điều này trong
văn học dân gian, văn học thời trung đại. Sự xác lập ý thức nữ quyền trong
văn học Việt Nam truyền thống thể hiện qua văn hóa Mẫu hệ - nền tảng của
ý thức nữ quyền trong văn học Việt Nam truyền thống. Tục thờ Mẫu lan
tỏa và ngày càng được mở rộng theo bước chân và tấm lòng thành kính của

những người phụ nữ tảo tần. Lý do khiến Đạo Mẫu ngày càng được mở
rộng cũng gắn liền với cuộc sống của người phụ nữ. Đạo Mẫu chắp cánh
cho những ước vọng, khát khao của người phụ nữ, đồng hành cùng với
người phụ nữ trong khát vọng may mắn, bình an. Gắn với cội nguồn văn
hóa Mẫu, ý thức nữ quyền đã dần được người phụ nữ Việt Nam xác lập. Vì
vậy, các tác phẩm dân gian đã viết về người phụ nữ một cách thiện cảm
hơn với việc ca ngợi sắc đẹp sắc sảo, đằm thắm, hồn hậu của người phụ nữ:
“Cổ tay em trắng như ngà
Con mắt em liếc như là dao cau
Miệng cười như thể hoa ngâu
Cái khăn đội đầu như thể hoa sen”.
Tuy nhiên, đạo Mẫu bị áp chế bởi đạo Nho. Sống trong sự áp chế của
Nho giáo, người phụ nữ vẫn luôn được khuyến khích cam chịu thân phận,
an phận thủ thường. Có lẽ, vì thế, bóng dáng người phụ nữ trong ca dao
vẫn là những người cam chịu, vất vả, họ chỉ dám cất tiếng than thân trách
phận và gửi gắm nỗi niềm riêng vào những câu ca, lời hát chứ chưa biết
cách cải hóa số phận. Số phận bi đát của người phụ nữ được thể hiện trong
ca dao như một tiếng kêu thương:
14


“Cầm trâu, cầm áo, cầm khăn
Cầm dây lưng lụa, xin đừng cầm em”.
Bên cạnh cảm quan thân phận mang đặc thù của tính nữ đó, người
phụ nữ xưa đã mơ hồ nhận ra sự bất bình đẳng nam nữ trước quan niệm
đạo đức đã trói chặt người phụ nữ trong luân lý, tam tòng:
“Không chồng mà chửa mới ngoan
Có chồng mà chửa thế gian sự thường.
Chữ “trinh” đáng giá ngàn vàng
Từ anh chồng cũ đến chàng là năm.

Vắng sao Hôm có sao mai
Vắng chàng thiếp đã có trai trong nhà.
Chơi cho thủng trống long bồng
Rồi ra ta sẽ lấy chồng lập nghiêm”.
Tư tưởng phản kháng ấy thể hiện rõ nhất trong thơ Hồ Xuân Hương.
Bà đã tạo ra bước đột phá trong văn học, khẳng định bước tiến và là người
đặt nền móng cho chủ nghĩa nữ quyền trong văn học Việt Nam. Phong cách
thơ của nữ sĩ họ Hồ ấn tượng và độc đáo bởi sự phản kháng, chống lại chế
độ đa thê, chống lại chế độ xã hội trọng nam khinh nữ một cách quyết liệt.
Thơ bà còn khơi đầu cho lối viết thân thể đặc trưng ở nữ giới với ngôn ngữ
thơ mang nhiều ẩn dụ tính dục, cảm quan tính dục. Hầu hết các bài thơ của
Hồ Xuân Hương đều có ngụ ý tả cảnh làm tình, miêu tả những bộ phận
nhạy cảm của cơ thể, nhất là cơ thể người phụ nữ. Bằng những câu thơ
15


Nôm mầu nhiệm, dường như, nữ sĩ họ Hồ đã đánh lên một tiếng trống làm
bừng tỉnh cơn mê ngủ của cả một lớp tài tử văn nhân Nho học lúc bấy giờ.
Tuy nhiên, nhìn chung, trong thời kì này, những biểu hiện phản
kháng với những bất công trong xã hội đối với người phụ nữ trong văn học
Việt Nam truyền thống còn yếu ớt. Ý thức nữ quyền còn bị nhiều thứ chi
phối nên chưa thể trở thành ý thức tự giác.
1.1.2.2. Nữ quyền trong văn học hiện đại Việt Nam
Sau năm 1858, phụ nữ dần ý thức được thân phận của mình và bắt
đầu cất tiếng nói đòi bình đẳng. Năm 1918, lần đầu tiên một tờ báo dành
riêng cho phụ nữ đã ra đời (Nữ giới chung), do một phụ nữ làm chủ bút là
Sương Nguyệt Anh. Những cây bút nữ như Manh Manh nữ sĩ, Vân Hương
nữ sĩ, Nguyễn Thị Hồng Đăng, Lê Thị Huỳnh Lan, Đạm Phương nữ sĩ,
Phan Thị Bạch Vân,… đã có những trao đổi, tranh luận trên văn đàn, đưa ra
những cách nhìn nhận, những quan điểm về vấn đề nữ quyền.


Trong cuốn

Nhìn lại văn học Việt Nam thế kỷ XX, các nhà nghiên cứu nhận định: “Một
Anh Thơ chân tình mộc mạc, một Mộng Tuyết trong trẻo, hồn nhiên, một
Ngân Giang tài hoa cổ kính, một Hằng Phương đằm thắm, ngọt ngào, một
Vân Đài duyên dáng dịu nhẹ… và bấy nhiêu thôi cũng đủ góp phần cho
cung đàn thơ ca Việt Nam thêm đa dạng về âm sắc và giọng điệu” [38;
tr43]. Tư tưởng nữ quyền cũng được thể hiện trong tác phẩm của Tự lực
văn đoàn. Chống lại lễ giáo phong kiến hà khắc và đề cao hạnh phúc cá
nhân luôn là mục đích mà các nhà văn Tự lực văn đoàn hướng đến. Và để
đạt được mục đích sang tác của mình, Tự lực văn đoàn đã xây dựng hình
ảnh những cô “gái mới” không chỉ đẹp về ngoại hình mà luôn mang trong
mình mong muốn được sống thực là mình trong tình yêu và được hạnh

16


phúc. Những cô “gái mới” trong Nửa chừng xuân, Đoạn tuyệt, Lạnh lùng,
Đôi bạn, Gia đình, Thoát ly, Thừa tự,… thể hiện rất rõ điều đó.
Cách mạng tháng Tám thành công mở ra trang sử mới cho dân tộc
Việt Nam. Ba mươi năm văn học 1945 – 1975 là thời kì phát triển rực rỡ
nhất của văn học cách mạng Việt Nam. Trong nhiều tác phẩm, người phụ
nữ được hình dung như những anh hùng tiêu biểu cho vẻ đẹp của thời đại
như chị Sứ (Hòn đất của Anh Đức), Nguyệt (Mảnh trăng cuối rừng của
Nguyễn Minh Châu), Trần Thị Lý (Người con gái Việt Nam của Tố Hữu),
… Tuy nhiên, văn học giai đoạn này chỉ ghi lại không khí và tâm trạng của
cả một thời đại chứ ít nói về con người cá nhân. Hình tượng người phụ nữ
có được xây dựng song hầu hết là những hình tượng con người phi giới
tính. Trong suốt cả giai đoạn văn học này, Xuân Quỳnh là một hiện tượng

hy hữu. Đọc thơ Xuân Quỳnh, người ta có thể cảm nhận được một khát
vọng tình yêu mang hơi hướng nữ tính cuồng nhiệt không kém gì nam giới.
Với Sóng, Thuyền và biển, Mùa hoa doi,....đời tư Xuân Quỳnh được xem
như một “bông hoa lạ” trong nền thơ kháng chiến. Tiếp đến là Túy Hồng,
bà là nhà văn nữ vốn nổi tiếng trong văn học đương thời về những ngôn từ
“bạo dạn” khi miêu tả đời sống tình dục. Văn chương Túy Hồng từng là
một hiện tượng không ai nghiên cứu văn học giai đoạn này có thể bỏ qua.
Nếu Vết thương dậy thì (1967) còn miêu tả người phụ nữ e ấp, thụ động và
là nô lệ trong đời sống tình dục thì ở những tác phẩm sau này như Trong
mưa móc hạt huyền (1970), Những sợi sắc không (1970), Bướm khuya
(1971), Eo biển đa tình (1973),… những nhân vật nữ thẹn thùng ở ngưỡng
cửa tình yêu và tình dục đã trở thành những nhân vật sành sỏi, đam mê và
có kiểm soát trong dục tình. Nhân vật Trầm – một giáo sư đã ly dị chồng
trong Những sợi sắc không là một nhân vật như thế. Trầm sống độc lập,
phóng khoáng, hút thuốc lá, sẵn sàng uống rượu mạnh với các bạn trai và
17


nhất là sống buông thả một cách có kiểm soát. Viết về tình dục nơi người
phụ nữ, ngòi bút Túy Hồng bạo dạn, thẳng thắn với những cảm xúc mạnh
mẽ, dữ dội về sinh lý; bà đã dám mở toang cánh cửa khuê phòng của mình
để độc giả, nhất là độc giả nam có thể trải nghiệm những điều sâu kín trong
nỗi lòng người phụ nữ.
Từ năm 1986, đất nước Việt Nam chính thức bước vào công cuộc
đổi mới. Sự thức nhận mới về giá trị con người, về quyền sống, quyền cá
nhân và xu hướng toàn cầu hóa đã đem lại những cơ hội và thách thức cho
người Việt Nam nói chung và phụ nữ Việt Nam nói riêng. Đáp ứng sự thức
nhận ấy, nền văn học Việt Nam chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của văn
học nữ quyền. Sự góp mặt của hàng loạt cây bút nữ thực sự tài năng như
Phạm Thị Hoài, Lê Minh Khuê, Võ Thị Hảo, Phan Thị Vàng Anh, Y Ban,

Nguyễn Thị Thu Huệ, Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư, Đỗ Hoàng Diệu,
Phong Điệp, Di Li, Nguyễn Ngọc Tư,... đã mang đến cho văn đàn những
tiếng nói mới mẻ. “Nếu như trước đây, văn xuôi viết về người phụ nữ
thường theo hướng phê phán hay ngợi ca từ cái nhìn đạo đức, chỉ sử dụng
nhân vật nữ để chuyển tải một quan niệm, tư tưởng thì trong văn xuôi thời
kỳ đổi mới, việc xem phụ nữ như một khách thể thẩm mỹ độc lập, như một
thế giới riêng đầy bí ẩn và hấp dẫn cần được khám phá và lý giải đã trở
thành một trào lưu văn học mới” [40;tr55]. Bằng các trang viết của mình,
các nhà văn nữ thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến hình ảnh người phụ nữ với
số phận, hạnh phúc và quyền sống riêng, với ước mơ được tự do phơi mở
cái tôi cá nhân của chính mình với những giọng điệu riêng, cách thức riêng.
Người phụ nữ đặc biệt hiện lên qua những khát khao hạnh phúc đời thường
và họ dùng tính dục như một phương thức thể hiện bản ngã. Đồng thời các
nhà văn cũng đề cập đến những người đàn ông. Nhân vật đàn ông hầu hết
đều trở thành đối tượng để công kích, lên án với nhiều ở những mặt hạn
18


chế. Mỗi khuôn mặt đàn ông được miêu tả ở mỗi góc nhìn riêng tạo ra một
bức tranh về thế giới đàn ông với đủ các gam màu tối.
Dưới góc độ nghệ thuật, văn chương cũng đã thể hiện tính nữ quyền
rõ rệt. Đầu tiên là qua việc xây dựng không gian, thời gian. Không gian,
thời gian trong sáng tác của các nhà văn, đặc biệt là các nhà văn nữ được
thể hiện ở hai đặc điểm chính: xáo trộn, bộn bề và mang tính huyền thoại.
Nó mang dáng dấp của những ám ảnh, ma mị, rối rắm của cuộc đời và của
lòng người. Không gian, thời gian xáo trộn thể hiện cuộc sống bất an của
con người giữa một xã hội bất toàn. Còn không gian huyền thoại cổ tích lại
thể hiện khát vọng muốn được che chở của nữ giới. Bằng cảm quan phái
tính, thông qua sự bức bối, dồn nén của yếu tố không gian, thời gian đong
đầy trong tác phẩm, các cây bút nữ đã lên tiếng đòi quyền được sống hạnh

phúc trong một không gian hạnh phúc hơn cho những người phụ nữ trong
cuộc sống đương đại. Thứ hai, nó thể hiện qua ngôn ngữ, giọng điệu.
Người phụ nữ viết văn giai đoạn trước những năm 1975 vẫn luôn gìn giữ,
bảo toàn thứ ngôn ngữ dịu dàng, mực thước, đầm đìa cảm xúc trong tác
phẩm của mình. Tuy vậy, từ sau năm 1975, một trào lưu ngôn ngữ giọng
điệu mới đã được xướng lên mà những cây bút nữ tiên phong là Phạm Thị
Hoài và Thuận. Đi sâu vào tìm hiểu ngôn ngữ giọng điệu văn xuôi nữ sau
năm 1975, chúng tôi tìm thấy sự muôn màu của thế giới ngôn từ trong tác
phẩm của các cây bút nữ. Từ ngôn ngữ bình dân tới ngôn ngữ bác học, từ
ngôn ngữ lịch sự tới ngôn ngữ chợ búa,…Đặc biệt trong đó, các nhà văn
chú trọng sử dụng ngôn ngữ đời thường mang nét gai góc, thô ráp . Dẫu
vậy, không phải vì thế mà văn phong nữ mất đi nét nữ tính hồn hậu. Bản
chất thiên tính nữ vẫn luôn ẩn chứa sau ngôn ngữ giọng điệu ấy. Bên cạnh
cách đưa ngôn từ đời thường vào tác phẩm thì các tác giả nữ trong văn xuôi
đương đại cũng thể hiện phái tính mạnh mẽ thông qua ngôn ngữ biểu đạt,
19


mà cụ thể là thông qua ngữ điệu. Phạm Thị Hoài cho độc giả thấy tài năng
diễn ngôn trong sáng tác của mình bởi sự đan xen của nhiều giọng điệu.
Nếu Thiên sứ, Kiêm ái, Những con búp bê của bà cụ chủ yếu là kiểu giọng
lạnh lùng, dửng dưng vô cảm thì ở Man nương, Một anh hùng, Tiệm may
Sài Gòn lại chủ yếu là kiểu giọng bỡn cợt pha lẫn chua ngoa. Thứ ba, nó
thể hiện ở huynh hướng tự truyện như một nét đặc thù của lối viết nữ. Các
tác giả nữ thường mang khuynh hướng tự truyện như là một sự khẳng định
bản ngã trước thế giới đàn ông, viết như một sự thoả mãn cho niềm thích
thú được nói về mình, được tự do phô bày bản thể; họ viết để được bày tỏ
lòng mình, để làm dịu nỗi đau, và để nói những điều mà xưa nay họ chưa
từng được nói; viết để tìm sự cảm thông, chia sẻ, an ủi của những người
khác. Những tác phẩm giàu tính tự thuật của nữ giới thể hiện rất rõ chân

dung và cuộc sống cá nhân nhà văn, như: Gia đình bé mọn (Dạ Ngân), Tiền
định (Đoàn Lê),….
1.2.
Nhìn chung về tiểu thuyết
1.2.1. Khái niệm
Theo cách hiểu của lí luận và phê bình văn học hiện đại, tiểu thuyết là
một thể loại văn xuôi có hư cấu, thông qua nhân vật, hoàn cảnh, sự việc để
phản ánh bức tranh xã hội rộng lớn và những vấn đề của cuộc sống con
người, biểu hiện tính chất tường thuật, tính chất kể chuyện bằng ngôn ngữ
văn xuôi theo những chủ đề xác định [10;tr670].
Đặc trưng đầu tiên của tiểu thuyết là tính chất văn xuôi. Nó dung
chứa toàn vẹn hiện thực, cho phép tác phẩm phơi bày đến tận cùng sự phức
tạp muôn màu của hiện thực đời sống. Thứ hai, tiểu thuyết tuy thường gặp
những kết cấu chương hồi, kết cấu tâm lý, kết cấu luận đề, kết cấu đơn
tuyến, kết cấu đa tuyến,…song tiểu thuyết vẫn không chịu được những chế
định chặt chẽ về đề tài, chủ đề. Nó không có quy phạm cố định và người
20


viết thậm chí có thể phá vỡ những khuôn mẫu sẵn có để vận dụng một cách
linh hoạt và sáng tạo các hình thức kết cấu khác nhau. Thứ ba, tiểu thuyết
lấy nghệ thuật kể chuyện làm giọng điệu chính của tác phẩm với việc xuất
hiện người kể chuyện như một nhân vật trung gian có nhiệm vụ miêu tả và
kể lại đầu đuôi diễn biến của chuyện. Nhân vật kể chuyện này cũng đa
dạng về phong cách: có thể thông qua nhân vật trung gian, có thể là nhân
vật xưng "tôi", cũng có thể là một nhân vật khác trong tác phẩm, tạo nên
các tác phẩm có một điểm nhìn trần thuật. Việc tăng thêm các điểm nhìn ở
tác phẩm làm tác phẩm trở nên đa thanh, thú vị hơn. Thứ tư, tiểu thuyết sử
dugj nhiều hư cấu nghệ thuật. Hư cấu cho phép tác phẩm tái hiện những
thời đại lịch sử phát triển trong câu chuyện hư cấu, không hiện thực như sử

học, và những nhân vật hoàn toàn không bị lệ thuộc bởi nguyên mẫu ngoài
đời như những tác phẩm thuộc thể ký. Thứ năm, tiểu thuyết mang tính đa
dạng về màu sắc thẩm mỹ. Trong tác phẩm, ta có thể thấy cả cái bi kịch, cái
cái cao cả, hài kịch là cái thấp hèn, thơ là cái đẹp và cái lý tưởng,.... Ở tiểu
thuyết không diễn ra quá trình chọn lựa màu sắc thẩm mỹ khi tiếp nhận
hiện thực mà nội dung của nó thể hiện sự pha trộn, chuyển hóa lẫn nhau
của các sắc độ thẩm mỹ khác nhau: cái cao cả bên cái thấp hèn, cái đẹp bên
cái xấu, cái thiện lẫn cái ác, cái bi bên cạnh cái hài,…Ở phương diện cuối
cùng, tiểu thuyết là một thể loại mang bản chất tổng hợp. Nó có thể dung
nạp thông qua ngôn từ nghệ thuật những phong cách nghệ thuật của các thể
loại văn học khác như thơ (những rung động tinh tế), kịch (xung đột xã
hội), ký (hiện thực đời sống); các thủ pháp nghệ thuật của những loại hình
ngoại biên như hội họa (màu sắc), âm nhạc (thanh âm), điêu khắc (sự cân
xứng, chi tiết), điện ảnh (khả năng liên kết các bức màn hiện thực); và thậm
chí cả các bộ môn khoa học khác như tâm lý học, phân tâm học, đạo đức
học và các bộ môn khoa học tự nhiên, khoa học viễn tưởng khác. v.v.
21


1.2.2. Phân loại
Quá trình phát triển thể loại tiểu thuyết hiện đại ở các nền văn học
châu Âu cho thấy hai hướng cấu trúc tiêu biểu:
Tiểu thuyết mở có ngọn nguồn từ Đôn Kihôtê (1605, 1615), miêu tả
xã hội một cách đa diện, tạo các lý do thật chi tiết cho sự tiến triển của
nhân vật chính, cho nhân vật này can dự vào nhiều biến cố và những biến
cố ấy lại là nơi cư ngụ cho vô số nhân vật phụ. Kiểu tiểu thuyết này cũng
đặc trưng ở sự miêu tả rộng rãi hoàn cảnh ngoại giới khách quan mà trước
nhất là hoàn cảnh xã hội.
Tiểu thuyết theo xu hướng cấu trúc "đóng" có thể tính ngọn nguồn từ
tác phẩm Quận chúa Clèves (La princesse de Clèves) (1678) của nữ sĩ M.

M. de La Fayette, thể hiện sự tập trung vào cuộc đời của một con người,
đôi khi vào chỉ một xung đột, một tình huống, do đó mang tính hướng tâm,
đồng tâm, xét về kết cấu. Xu hướng cấu trúc tiểu thuyết này đã rất sớm trở
thành ngọn nguồn của những sáng tác tiểu thuyết tâm lý giai đoạn sau.
Phân chia loại thể tiểu thuyết theo nội dung, đề tài đã có từ xa xưa
trong lịch sử văn học các nước phương Tây cũng như phương Đông. Các
tài liệu về lịch sử tiểu thuyết ở Trung Quốc nói đến các loại tiểu thuyết sau:
- Tiểu thuyết chí quái: những tác phẩm kể những chuyện quái dị. Có thể
kể đến Sưu Thần Ký, Liệt dị truyện đời Lục Triều.
- Tiểu thuyết chí nhân: ghi về lời nói, việc làm của người thường có ý
nghĩa tiêu biểu, như Thế thuyết tân ngữ.
- Tiểu thuyết truyền kỳ thịnh hành thời Đường, Tống, Nguyên, Minh,
như Cổ kính ký, Bạch Viên truyện, Tiễn đăng tân thoại, Ngu sơ tân chí.

22


- Tiểu thuyết thoại bản đời Tống, Nguyên, Minh, tiêu biểu là các tác
phẩm của Phùng Mộng Long, Lăng Mông Sơ.
- Tiểu thuyết chương hồi: những tiểu thuyết trường thiên bao gồm
nhiều hồi, đầu mỗi hồi có "hồi mục", là một hoặc hai câu thất ngôn dự báo
tình tiết chính của hồi, mỗi hồi viết về một sự kiện chủ yếu và kết thúc hồi
có lời dẫn dắt đến hồi tiếp.
Tiểu thuyết ở phương Tây xuất hiện đa dạng tùy theo đặc điểm văn
học dân tộc. Tuy nhiên, thường thấy các thể sau:
- Tiểu thuyết hiệp sĩ (chevalric romance): là thể loại văn học tao nhã
thời trung đại xuất hiện ở Trung và Nam Âu, nhân vật chính là hiệp sĩ đi
lập công vì vinh quang và vì người tình. Tiêu biểu là các tiểu thuyết về vua
Arter, câu chuyện Tristan và Iser v.v..
- Tiểu thuyết du đãng (picaresque novel): nhân vật trung tâm là những

kẻ bợm nghịch xuất thân từ dưới đáy xã hội, thường có óc thông minh, hài
hước, hay chơi khăm ông chủ bà chủ. Có thể kể đến tác phẩm Gil Blas ở
Santillanne của Alain-René Lesage.
- Tiểu thuyết đen (roman noir), còn gọi là tiểu thuyết kinh dị (gothic
novel): xuất hiện ở Anh vào cuối thế kỷ 18, với cốt truyện kết hợp các
motif kinh dị, cạm bẫy, hồn ma, sức mạnh siêu nhiên với niềm hoài niệm
quá vãng. Nhà văn Mỹ Edgar Allan Poe sau này đã tiếp tục với loại thể tiểu
thuyết này trong nhiều tác phẩm của mình.
- Tiểu thuyết trinh thám (roman detective): nhân vật chính là thám tử,
cốt truyện là điều tra vụ án, tình tiết được giữ bí mật cho đến kết thúc tác
phẩm. Tiêu biểu là tác phẩm của Conan Doyle.

23


- Tiểu thuyết lịch sử (historical novel): lấy nhân vật, sự kiện lịch sử là
đề tài, tuy có hư cấu một số nhân vật hay tình tiết phụ nhưng về cơ bản là
tôn trọng sự thật lịch sử. Pie Đại đế của Tolstoi thuộc dạng này.
- Tiểu thuyết giáo dục: học hỏi, kể về quá trình trưởng thành của một
con người như David Corpefil của Dickens.
- Tiểu thuyết luận đề (problem novel): thông qua nhân vật và sự kiện
trình bày một vấn đề chủ yếu.
- Tiểu thuyết tâm lý (psychological fiction): đặt trọng tâm ở miêu tả
diễn biến tâm lý, động cơ, cảnh ngộ của nhân vật. Các tiểu thuyết của
Henry James thuộc dạng này.
- Tiểu thuyết tự truyện (autobiographical novel): nhà văn tự kể lại
đời mình một cách khách quan, trung thực, thịnh hành ở thế kỷ 19 như bộ
ba tác phẩm Thời thơ ấu, Kiếm sống, Những trường đại học của tôi của M.
Gorki.
1.2.3. Sự phát triển tiểu thuyết ở Việt Nam

Ở Việt Nam tiểu thuyết xuất hiện khá muộn, tới thế kỷ 18, ta mới thấy
Hoàng Lê nhất thống chí - tác phẩm xuất hiện với tầm vóc tiểu thuyết, là
pho tiểu thuyết lịch sử đầu tiên của Việt Nam có giá trị văn học đặc sắc.
Phải đến những năm 30 của thế kỷ 20 văn học Việt Nam mới xuất hiện tiểu
thuyết với đầy đủ tính chất của thể loại hiện đại. Cùng phong trào thơ mới,
tiểu thuyết hiện đại Việt Nam 1930-1945 có những bước tiến vượt bậc và
thành tựu lớn với hai khuynh hướng sáng tác: những cây bút nổi tiếng của
Tự Lực văn đoàn, những người đã thúc đẩy sự hình thành thể loại như Nhất
Linh, Khái Hưng, Thạch Lam; và những nhà văn hiện thực phê phán như
Ngô Tất Tố, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Nguyên
24


Hồng. Trong 2 cuộc chiến tranh vệ quốc (chống Pháp và chống Mỹ), đội
ngũ các nhà tiểu thuyết Việt Nam đã ngày càng đông đảo (Nguyễn Huy
Tưởng, Tô Hoài, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu,
Nguyên Ngọc). Ít nhiều tiểu thuyết Việt Nam có thành tựu tiệm cận với thể
loại tiểu thuyết-sử thi vốn mang đề tài hoành tráng và dung lượng đồ sộ,
mà một trong số đó là Vỡ bờ của Nguyễn Đình Thi. Sau 1986, lịch sử tiểu
thuyết Việt Nam sang trang mới với những sáng tác của Ma Văn Kháng, Lê
Lựu, Bảo Ninh, Nguyễn Huy Thiệp, có nội dung sâu sắc hơn về thân phận
con người và hình thức có dấu hiệu manh nha hệ hình văn chương hậu hiện
đại.
1.3.
Nguyễn Xuân Khánh và các tiểu thuyết của ông
1.3.1. Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh
1.3.1.1. Cuộc đời
Nguyễn Xuân Khánh sinh năm 1932 tại làng Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà
Nội. Ông đỗ tú tài Toán, học đại học Y khoa Hà Nội cho đến hết năm 1952
thì ra vùng tự do tham gia bộ đội. Trong khoảng mười năm, ông ở một

đơn vị pháo binh rồi dạy văn hóa ở trường Sĩ quan Lục quân trước khi trở
về làm việc tại tạp chí Văn nghệ Quân đội. Từ năm 1966, ông là phóng
viên báo Thiếu niên Tiền phong trước khi về hưu non vào năm 1973. Hiện
ông sống ở Hà Nội.
Khi còn đang công tác, ông đã từng gặp một số trục trặc về công việc
nhưng lại gánh gồng trên vai bài toán cơm áo gạo tiền cho tới bảy miệng
ăn; do vậy, ông đã làm nhiều nghề để kiếm sống, như: dịch thuật lẫn thợ
may, có thợ khóa và chuyên nghiệp đi bán máu, có làm bảo vệ ban đêm lẫn
nuôi lợn…. Ông cho rằng: “nghề nào kiếm được ra tiền bằng bàn tay lương
thiện đều cao quý như nhau. Tôi luôn cảm ơn những ngày tháng ấy, những
25


×