Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Sự ủng hộ của nhân dân thế giới đối với việt nam trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước (1955 1975) qua tài liệu lưu trữ đang bảo quản tại trung tâm lưu trữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 127 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ HẢO

SỰ ỦNG HỘ CỦA NHÂN DÂN THẾ GIỚI ĐỐI VỚI VIỆT NAM
TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƢỚC (1955-1975)
QUA TÀI LIỆU LƢU TRỮ HIỆN ĐANG BẢO QUẢN TẠI
TRUNG TÂM LƢU TRỮ QUỐC GIA III

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Lƣu trữ

Hà Nội, 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ HẢO

SỰ ỦNG HỘ CỦA NHÂN DÂN THẾ GIỚI ĐỐI VỚI VIỆT NAM
TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƢỚC (1955-1975)
QUA TÀI LIỆU LƢU TRỮ HIỆN ĐANG BẢO QUẢN TẠI
TRUNG TÂM LƢU TRỮ QUỐC GIA III

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Chuyên ngành: Lƣu trữ
Mã số: 60 32 03 01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:


PGS. Nguyễn Văn Hàm

Hà Nội, 2016


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BTTQH

Ban Thƣờng trực Quốc Hội

CHDCND

Cộng hòa dân chủ nhân dân

CHXHCN

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

DCCH

Dân chủ Cộng hòa

Nxb.

Nhà xuất bản

tr.

trang


UBKHNN

Ủy ban Kế hoạch nhà nƣớc

UBTNCP

Ủy ban Thống Nhất Chính phủ

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

VNDCCH

Việt Nam Dân chủ cộng hòa


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................. 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 3
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 3
5. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu tham khảo ................................. 5
6. Đóng góp của luận văn .................................................................................. 6
7. Bố cục của luận văn ...................................................................................... 6
CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM, THÀNH PHẦN KHỐI TÀI LIỆU
VỀ SỰ ỦNG HỘ CỦA NHÂN DÂN THẾ GIỚI ĐỐI VỚI VIỆT NAM
TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƢỚC (1955 -1975) .............. 8
1.1. Tổng quan về TTLTQG III ..................................................................... 8

1.1.1. Vị trí và chức năng .................................................................................. 8
1.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn ........................................................................... 8
1.1.3. Cơ cấu tổ chức ........................................................................................ 9
1.1.4. Khối lượng và thành phần cơ bản của tài liệu lưu trữ đang bảo quản tại
TTLTQG III ....................................................................................................... 9
1.2. Khối tài liệu về sự ủng hộ của nhân dân thế giới đối với Việt Nam
trong kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc (1955 - 1975) ............................... 11
1.2.1. Khái quát khối tài liệu về sự ủng hộ của nhân dân thế giới đối với Việt
Nam hiện đang bảo quản tại TTLTQG III ...................................................... 11
1.2.2. Khối lượng, thành phần và nội dung tài liệu về sự ủng hộ của nhân dân
thế giới đối với Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1955 1975)................................................................................................................ 12
1.2.3. Đặc điểm của tài liệu ............................................................................ 29
Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 34


CHƢƠNG 2. GIÁ TRỊ CỦA KHỐI TÀI LIỆU VỀ SỰ ỦNG HỘ CỦA
NHÂN DÂN THẾ GIỚI ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRONG CUỘC KHÁNG
CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƢỚC (1955 - 1975)...................................... 36
2.1. Là nguồn sử liệu phục vụ nghiên cứu sự ủng hộ về chính trị của
nhân dân thế giới đối với Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống
Mỹ (1955 - 1975) .......................................................................................... 36
2.2. Là nguồn sử liệu phục vụ nghiên cứu sự ủng hộ về vật chất của
nhân dân thế giới đối với Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống
Mỹ (1955 - 1975) .......................................................................................... 44
2.3. Là nguồn sử liệu để phục vụ nghiên cứu về chính sách ngoại giao,
chính sách kinh tế của Việt Nam giai đoạn 1955 - 1975 ............................ 53
2.4. Là nguồn sử liệu phục vụ nghiên cứu rút ra bài học kinh nghiệm cho
công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay ......................................... 61
Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 67
CHƢƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG BẢO VỆ VÀ PHÁT

HUY GIÁ TRỊ TÀI LIỆU ............................................................................ 68
3.1. Tình hình tổ chức khoa học, bảo vệ an toàn và khai thác, sử dụng
tài liệu ............................................................................................................. 68
3.2.1. Tình hình tổ chức khoa học và bảo vệ an toàn tài liệu ......................... 68
3.2.2. Tình hình khai thác sử dụng khối tài liệu.............................................. 73
3.1.3. Nguyên nhân của những ưu điểm, hạn chế ........................................... 80
3.2. Các giải pháp tăng cƣờng bảo vệ và phát huy giá trị khối tài liệu về
sự ủng hộ của nhân dân thế giới đối với Việt Nam trong kháng chiến
chống Mỹ cứu nƣớc (1955 – 1975) ............................................................... 81
3.2.1. Giải pháp về sưu tầm, bổ sung đầy đủ khối tài liệu về sự ủng hộ của
nhân dân thế giới đối với Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước
(1955 - 1975) ................................................................................................... 81
3.2.2. Giải pháp về tổ chức khoa học và bảo vệ an toàn tài liệu lưu trữ ....... 82


3.2.3. Giải pháp về phát huy giá trị tài liệu .................................................... 84
3.3. Một số khuyến nghị đối với độc giả ...................................................... 90
Tiểu kết chƣơng 3 .......................................................................................... 92
KẾT LUẬN .................................................................................................... 93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 95
DANH MỤC PHỤ LỤC.............................................................................. 106


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc của nhân dân Việt Nam kéo dài hai
thập kỷ, có quy mô rộng lớn, tính chất và cƣờng độ vô cùng quyết liệt. Việt Nam
phải đƣơng đầu với một đối phƣơng có tiềm lực và sức mạnh kinh tế, quân sự lớn
hơn gấp nhiều lần, có bộ máy chiến tranh khổng lồ. Đặc điểm lớn nhất, độc đáo
nhất của cách mạng Việt Nam thời kỳ này là nhân dân Việt Nam phải tiến hành

đồng thời hai chiến lƣợc cách mạng: cách mạng XHCN ở miền Bắc và cách mạng
Dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, tiến tới hòa bình thống nhất đất nƣớc. Trải
qua bao khó khăn, mất mát, 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975 chiến dịch Hồ Chí Minh
kết thúc đánh dấu sự thắng lợi hoàn toàn của nhân dân ta trong cuộc chiến 21 năm
chống đế quốc Mỹ và tay sai giải phóng miền Nam, thống nhất đất nƣớc. Thắng lợi
to lớn ấy là kết quả của nhiều nhân tố, trong đó có sự ủng hộ, giúp đỡ hết lòng của
Chính phủ và nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới. Đứng trƣớc những sự kiện trọng
đại của đất nƣớc, các nhà nghiên cứu về lịch sử, chính trị, ngoại giao, xã hội… có
nhu cầu đƣợc tìm hiểu, nghiên cứu về các sự kiện trong lịch sử dân tộc. Các công
trình nghiên cứu khoa học, đặc biệt là khoa học xã hội không thể thiếu vắng nguồn
sử liệu quan trọng, có tính chân thực nhất là tài liệu lƣu trữ. Mọi chủ trƣơng, chính
sách và những diễn biến quan trọng trong suốt quá trình cách mạng đều đƣợc cụ thể
hóa bằng các văn bản, tài liệu, hiện vật. Phần lớn khối tài liệu này hiện đang đƣợc
bảo quản tại TTLTQG III thuộc Cục Văn thƣ và Lƣu trữ nhà nƣớc. Trong thời gian
qua, Cục Văn thƣ và Lƣu trữ nhà nƣớc đã chú trọng đẩy mạnh các hoạt động công
bố, giới thiệu tài liệu lƣu trữ. Tuy nhiên, hiệu quả mang lại chƣa cao. Điều này dẫn
đến tình trạng tài liệu lƣu trữ không đƣợc phát huy hết giá trị vốn có, ảnh hƣởng đến
hiệu quả khai thác sử dụng của các nhà nghiên cứu đối với tài liệu lƣu trữ nói chung
và khối tài liệu lƣu trữ về sự ủng hộ của nhân dân thế giới đối với sự nghiệp bảo vệ
độc lập và thống nhất đất nƣớc của Việt Nam nói riêng. Theo khảo sát của chúng
tôi, các tài liệu này có ở nhiều phông lƣu trữ nhƣ phông Quốc hội, phông Phủ Thủ
tƣớng, phông UBTNCP, phông UBKHNN, phông Bộ Tài chính, Bộ Y tế, Bộ Giáo
dục… Vậy, bài toán đặt ra cho các nhà lƣu trữ là cần phải thống kê một cách đầy
1


đủ, toàn diện và hệ thống các tài liệu về sự ủng hộ của nhân dân thế giới đối với
Việt Nam giai đoạn 1955 - 1975 tại các phông khác nhau; đồng thời, giới thiệu đến
công chúng về nội dung, thành phần và đặc điểm của các tài liệu đó để phát huy giá
trị của tài liệu, phục vụ rộng rãi cho ngƣời nghiên cứu.

Nhằm giúp các nhà nghiên cứu có đƣợc cái nhìn tổng thể, toàn diện và hệ
thống khối tài liệu về sự ủng hộ của nhân dân thế giới đối với cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu nƣớc của nhân dân ta giai đoạn 1955 - 1975, chúng tôi chọn vấn đề
“Sự ủng hộ của nhân dân thế giới đối với Việt Nam trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu nước (1955 - 1975) qua tài liệu lưu trữ đang bảo quản tại
TTLTQG III” làm đề tài luận văn cao học của mình.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu
- Giới thiệu khái quát khối tài liệu về sự ủng hộ của nhân dân thế giới đối với
Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc từ 1955 - 1975 hiện đang bảo
quản tại TTLTQG III.
- Phân tích giá trị của những tài liệu này phục vụ cho nghiên cứu lịch sử.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm bảo vệ an toàn và phát huy giá trị của khối
tài liệu trên trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở mục tiêu của đề tài, chúng tôi thực hiện những nhiệm vụ sau đây:
- Giới thiệu tổng quan về TTLTQG III và khối tài liệu của Trung tâm.
- Khảo sát thực tế khối tài liệu hiện đang bảo quản tại TTLTQG III phản ánh
sự ủng hộ của nhân dân thế giới đối với Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu
nƣớc (1955 - 1975).
- Phân tích giá trị của khối tài liệu đối với việc nghiên cứu lịch sử.
- Đánh giá, nhận xét tình hình tổ chức khoa học và phát huy giá trị khối tài
liệu này trong thời gian qua.
- Nghiên cứu, đề xuất một số biện pháp nhằm phát huy hiệu quả hơn khối tài
liệu này.

2


3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Khối tài liệu về sự ủng hộ của nhân dân thế giới đối với Việt Nam hiện đang
bảo quản tại TTLTQG III; công tác tổ chức khoa học và tổ chức sử dụng khối tài
liệu này.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian và thời gian nghiên cứu của luận văn là khối tài liệu về
sự ủng hộ của nhân dân thế giới đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu của nhân
dân Việt Nam (1955 - 1975) hiện đang bảo quản tại TTLTQG III.
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ năm 1996, Cục Lƣu trữ Nhà nƣớc đã phối hợp với Bảo tàng Chứng tích
Chiến tranh tổ chức trƣng bày chuyên đề “Nhân dân thế giới ủng hộ sự nghiệp bảo
vệ độc lập và thống nhất của Việt Nam 1955 - 1975” tại thành phố Hồ Chí Minh từ
30/8 đến 30/10/1996. Hơn 100 tài liệu, hình ảnh, hiện vật thể hiện tình cảm, sự ủng
hộ, giúp đỡ nhiệt tình của Chính phủ và nhân dân các nƣớc trên thế giới đối với
nhân dân Việt Nam đã đƣợc giới thiệu đến ngƣời xem.
Đến tháng 12/1996, tác giả Nguyễn Minh Sơn, TTLTQG III đã đăng bài
“Vài nét về trưng bày chuyên đề: Nhân dân thế giới ủng hộ sự nghiệp bảo vệ độc
lập và thống nhất của Việt Nam (1955 - 1975)” giới thiệu tổng thể về cuộc Trƣng
bày trên Tạp chí Lƣu trữ Việt Nam số 4, tháng 12/1996, tr.10-12.
Hoạt động trƣng bày của Cục Lƣu trữ Nhà nƣớc và bài viết của ông Nguyễn
Minh Sơn trên đây đã giới thiệu những tài liệu, hình ảnh về chủ đề Nhân dân thế
giới ủng hộ sự nghiệp bảo vệ độc lập và thống nhất của Việt Nam (1955 - 1975).
Tuy nhiên, trong khuôn khổ của một cuộc Trƣng bày chuyên đề, Ban Tổ chức chỉ
lựa chọn hơn 100 tài liệu giấy và tài liệu ảnh, là những tài liệu tiêu biểu trong một
số phông lƣu trữ hiện đang bảo quản tại Trung tâm nhƣ phông Phủ Thủ tƣớng,
Quốc hội, UBTNCP, Phông Bộ Ngoại giao (tài liệu ảnh). Nhƣ vậy, Trƣng bày chỉ
mới giới thiệu đƣợc một số tài liệu điển hình, chƣa công bố đƣợc hết khối tài liệu về
sự ủng hộ của Chính phủ và nhân dân thế giới đối với Việt Nam trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ giai đoạn này hiện đang đƣợc bảo quản trong các phông lƣu trữ tại
TTLTQG III một cách đầy đủ nhất.

3


- Các công trình khoa học nghiên cứu, đánh giá giá trị của tài liệu lƣu trữ trên
phƣơng diện sử liệu học:
+ Luận văn: “Tài liệu phông lưu trữ Quốc hội (giai đoạn 1976 - 1992) nguồn sử liệu giá trị cần được công bố, giới thiệu phục vụ nghiên cứu lịch sử” của
tác giả Đào Đức Thuận.
+ Luận văn: “Phông lưu trữ Ủy ban Thống nhất Chính phủ - Nguồn sử liệu về
cuộc đấu tranh trên mặt trận kinh tế của nhân dân Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống
Mỹ 1955 - 1975” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Phƣơng.
+ Luận văn: “Phông lưu trữ Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ - Một
nguồn sử liệu về Nam Bộ thời kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954)” của tác giả
Lê Tuyết Mai năm 2011.
+ Khóa luận: “Phông lưu trữ Đoàn Thanh niên xung phong - Nguồn sử liệu
để nghiên cứu lực lượng thanh niên xung phong thời kỳ kháng chiến chống Pháp
1952 - 1954” của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Mai.
+ Khóa luận: “Phông lưu trữ Uỷ ban thống nhất Chính phủ - Nguồn sử liệu
về công tác viện trợ cho miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ” của tác giảVũ Thị
Thu Hƣơng.
+ Khóa luận: “Phông lưu trữ Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân tỉnh
Thái Bình - Nguồn sử liệu về lịch sử đấu tranh của nhân dân Thái Bình giai đoạn
chống Pháp 1945 - 1954” của tác giả Hoàng Thị Hồng.
Trong các công trình nghiên cứu khoa học trên, các tác giả đã sử dụng các
phƣơng pháp nghiên cứu chính nhƣ: phƣơng pháp luận duy vật biện chứng của chủ
nghĩa Mác - Lê-nin; phƣơng pháp sử liệu học; phƣơng pháp thống kê, hệ thống;
phƣơng pháp phân tích; phƣơng pháp thực tế... Theo chúng tôi, các phƣơng pháp
trên đã giúp cho các tác giả nắm rõ tình hình thực tế liên quan đến nội dung nghiên
cứu; đồng thời thống kê, tổng hợp, khái quát đƣợc toàn bộ các hoạt động về hoạt
động tổ chức khoa học, bảo vệ và tổ chức sử dụng tài liệu các phông thuộc đối
tƣợng nghiên cứu của đề tài. Về nội dung, các công trình tập trung nghiên cứu giá

trị sử liệu của tài liệu lƣu trữ thuộc một phông lƣu trữ, phục vụ việc nghiên cứu lịch
sử về một lĩnh vực, đối tƣợng hay một giai đoạn lịch sử nhất định nhằm hƣớng tới
mục tiêu cuối cùng là công bố, phát huy giá trị tài liệu.
4


Qua đây ta thấy, hiện nay chƣa có một đề tài nghiên cứu khoa học nào đi sâu
tìm hiểu và giới thiệu một cách toàn diện, hệ thống khối tài liệu về sự ủng hộ của
Chính phủ và nhân dân thế giới đối với Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ giai
đoạn 1955 - 1975 đang bảo quản tại TTLTQG III. Từ thực trạng trên, chúng tôi lựa
chọn đề tài này nhằm mục đích giới thiệu khái quát khối tài liệu về sự ủng hộ của
Chính phủ và nhân dân thế giới đối với Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu
nƣớc (1955 - 1975) hiện đang bảo quản tại TTLTQG III và đƣa ra một giải pháp
nhằm bảo vệ an toàn và phát huy giá trị của khối tài liệu trên trong thời gian tới. Đề
tài có kế thừa một số kết quả nghiên cứu nói trên nhƣng không trùng lặp.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu tham khảo
5.1. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phƣơng pháp luận chủ nghĩa Mác - Lê-nin và lý luận thực tiễn
công tác lƣu trữ, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài bằng các phƣơng pháp chủ yếu
sau đây:
- Phƣơng pháp tiếp cận lịch sử đƣợc vận dụng để tiếp cận, tìm hiểu các sự
kiện, diễn biến quan trọng trong lịch sử dân tộc;
- Phƣơng pháp khảo sát thực tế đƣợc sử dụng khi khảo sát số lƣợng, thành
phần và tình hình tổ chức khoa học, phát huy giá trị khối tài liệu;
- Phƣơng pháp sử liệu học đƣợc vận dụng khi xem xét, xác định giá trị, độ tin
cậy của tài liệu;
- Phƣơng pháp thống kê - tổng hợp đƣợc sử dụng khi tổng hợp thông tin có
trong hồ sơ, tài liệu thành các vấn đề theo hệ thống;
- Phƣơng pháp so sánh đƣợc sử dụng để so sánh, đối chiếu giữa nội dung của tài
liệu với thực tiễn và giữa nội dung của các tài liệu cùng phản ánh về một vấn đề...

- Phƣơng pháp phân tích đƣợc vận dụng khi phân tích các vấn đề, sự kiện mà
hồ sơ, tài liệu phản ánh và phân tích giá trị của tài liệu, chất lƣợng của các hồ sơ.
Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng phƣơng pháp trao
đổi, xin ý kiến của các chuyên gia công tác tại Cục Văn thƣ và Lƣu trữ nhà nƣớc; các
giảng viên khoa Lƣu trữ học và Quản trị Văn phòng - Trƣờng Đại học Khoa học xã hội
và Nhân văn Hà Nội; các nhà nghiên cứu lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới.
5


Các phƣơng pháp này không tiến hành độc lập mà đƣợc kết hợp linh hoạt
trong quá trình thực hiện đề tài.
5.2. Nguồn tài liệu tham khảo
Trong quá trình thực hiện đề tài luận văn này, chúng tôi đã tham khảo các
nguồn tài liệu sau:
- Nhóm tài liệu cơ sở pháp lý bao gồm hệ thống các văn bản quản lý, chỉ đạo,
hƣớng dẫn của Nhà nƣớc quy định về công tác lƣu trữ;
- Nhóm tài liệu về cơ sở lý luận, nghiệp vụ bao gồm nguồn tài liệu từ sách
giáo trình, bài giảng, từ điển liên quan nhƣ: Giáo trình "Lý luận và thực tiễn công
tác lưu trữ"; Giáo trình “Nghiệp vụ Lưu trữ cơ bản”; “Từ điển giải thích nghiệp vụ
văn thư, lưu trữ Việt Nam”; Giáo trình “Lịch sử Việt Nam”...
- Các công trình nghiên cứu khoa học bao gồm khóa luận tốt nghiệp, luận
văn, luận án và các bài viết trên tạp chí có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Một số website:; /> ; />6. Đóng góp của luận văn
Thứ nhất, luận văn giới thiệu đến công chúng toàn bộ khối tài liệu phản ánh
sự ủng hộ của Chính phủ và nhân dân thế giới đối với Việt Nam trong kháng chiến
chống Mỹ cứu nƣớc (1955 - 1975) hiện đang bảo quản tại TTLTQG III. Từ đó, giúp
độc giả nắm đƣợc khái quát về số lƣợng, thành phần, đặc điểm, nội dung cơ bản của
khối tài liệu này và những giá trị sử liệu của chúng đối với việc nghiên cứu lịch sử.
Thứ hai, đề xuất các giải pháp nhằm tổ chức khoa học và phát huy giá trị của
khối tài liệu trong thời gian tiếp theo.

Thứ ba, nâng cao nhận thức của các cơ quan, tổ chức và xã hội về giá trị của
khối tài liệu này.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, luận văn gồm ba chƣơng nhƣ sau:
Chương 1. Khái quát đặc điểm, thành phần khối tài liệu về sự ủng hộ của
nhân dân thế giới đối với Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1955
- 1975)
6


Trong chƣơng này, chúng tôi giới thiệu sơ lƣợc về chức năng, nhiệm vụ, cơ
cấu tổ chức của TTLTQG III và khối tài liệu lƣu trữ hiện đang bảo quản tại đây, đặc
biệt là khối tài liệu về sự ủng hộ của Chính phủ và nhân dân thế giới đối với Việt
Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc (1955 - 1975).
Chương 2: Giá trị của khối tài liệu về sự ủng hộ của nhân dân thế giới
đối với Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1955 - 1975)
Chƣơng 2 là một trong hai chƣơng chính của luận văn. Trong chƣơng này,
chúng tôi tiến hành phân tích, đánh giá giá trị của khối tài liệu về sự ủng hộ của
Chính phủ và nhân dân thế giới đối với Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu
nƣớc (1955 - 1975)
Chương 3: Các giải pháp tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị khối tài
liệu về sự ủng hộ của nhân dân thế giới đối với Việt Nam trong kháng chiến
chống Mỹ cứu nước (1955 - 1975)
Trong chƣơng này, chúng tôi trình bày về tình hình tổ chức khoa học, bảo vệ
và phát huy giá trị của khối tài liệu này tại TTLTQG III trong thời gian qua. Trên cơ
sở đó, đƣa ra một số giải pháp nhằm tổ chức khoa học và khai thác, sử dụng hiệu
quả khối tài liệu về sự ủng hộ của Chính phủ và nhân dân thế giới đối với Việt Nam
trong kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc (1955 - 1975). Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ
đƣa ra một vài khuyến nghị đối với độc giả khi sử dụng khối tài liệu này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song chắc chắn luận văn không tránh khỏi

những hạn chế, thiếu sót. Vì vậy, chúng tôi rất mong nhận đƣợc sự quan tâm, góp ý
của các thầy, cô giáo và các đồng nghiệp để đề tài đƣợc hoàn chỉnh hơn.
Nhân đây, cho phép tôi đƣợc bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đối với Phó Giáo sƣ
Nguyễn Văn Hàm, các thầy, cô giáo khoa Lƣu trữ học và Quản trị văn phòng và các
cơ quan có liên quan nhƣ: TTLTQG III, Cục Văn thƣ và Lƣu trữ nhà nƣớc và các
bạn, đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu luận văn.
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Học viên
Nguyễn Thị Hảo
7


CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM, THÀNH PHẦN KHỐI TÀI LIỆU VỀ SỰ ỦNG HỘ
CỦA NHÂN DÂN THẾ GIỚI ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRONG
KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƢỚC (1955 -1975)
1.1. Tổng quan về TTLTQG III
TTLTQG III đƣợc thành lập theo Quyết định số 118/TCCB-TC ngày
10/6/1995 của Bộ trƣởng - Trƣởng ban Tổ chức cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội
vụ) có nhiệm vụ thu thập, bổ sung bảo quản an toàn và tổ chức sử dụng tài liệu
lƣu trữ có ý nghĩa toàn quốc từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay.
1.1.1. Vị trí và chức năng
- TTLTQG III là tổ chức sự nghiệp thuộc Cục Văn thƣ và Lƣu trữ nhà nƣớc,
có chức năng sƣu tầm, thu thập, chỉnh lý, bảo quản và tổ chức sử dụng tài liệu, tƣ
liệu hình thành trong quá trình hoạt động của các cơ quan, tổ chức trung ƣơng và cá
nhân, gia đình, dòng họ tiêu biểu của nƣớc VNDCCH và nƣớc CHXHCN Việt Nam
trên địa bàn từ Quảng Bình trở ra theo quy định của pháp luật và quy định của Cục
Văn thƣ và Lƣu trữ nhà nƣớc.
- TTLTQG III có tƣ cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng và trụ sở
làm việc đặt tại thành phố Hà Nội.

1.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn
TTLTQG III có nhiệm vụ và quyền hạn nhƣ sau:
“1. Trực tiếp quản lý tài liệu lưu trữ hình thành trong quá trình hoạt động
của các cơ quan tổ chức và cá nhân:
- Tài liệu của các cơ quan, tổ chức trung ương và các cơ quan, tổ chức
cấp liên khu, khu, đặc khu của nhà nước VNDCCH;
- Tài liệu của các cơ quan, tổ chức trung ương của nhà nước
CHXHCNViệt Nam trên địa bàn tỉnh Quảng Bình ra phía Bắc;
- Hồ sơ địa giới hành chính các cấp;
- Các tài liệu khác được giao quản lý.
2. Thực hiện hoạt động lưu trữ
8


a) Thu thập, sưu tầm, bổ sung tài liệu lưu trữ đối với các phông, sưu tập
thuộc phạm vi trực tiếp quản lý của Trung tâm;
b) Phân loại, chỉnh lý, xác định giá trị tài liệu lưu trữ;
c) Thực hiện các biện pháp bảo vệ, bảo quản an toàn tài liệu lưu trữ; sắp
xếp, vệ sinh tài liệu trong kho, khử trùng, khử axit, tu bổ phục chế, số hóa tài liệu
và các biện pháp khác;
d) Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu, công cụ thống kê, tra cứu tài liệu
lưu trữ;
đ) Tổ chức khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ bảo quản tại Trung tâm.
3. Ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ vào thực tiễn công tác của
Trung tâm.
4. Quản lý người làm việc, cơ sở vật chất kỹ thuật, vật tư, tài sản và kinh
phí của Trung tâm theo quy định pháp luật và phân cấp của Cục trưởng.
5. Thực hiện các dịch vụ công và dịch vụ lưu trữ theo quy định của pháp
luật và quy định của Cục trưởng.
6. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng giao”[115].

1.1.3. Cơ cấu tổ chức
TTLTQG III hiện có 09 Phòng gồm: Phòng Thu thập và Sƣu tầm tài liệu;
Phòng Chỉnh lý tài liệu; Phòng Bảo quản tài liệu; Phòng Công bố và Giới thiệu tài
liệu; Phòng Tin học và Công cụ tra cứu; Phòng Đọc; Phòng Tài liệu nghe nhìn;
Phòng Hành chính - Tổ chức; Phòng Kế toán; Phòng Bảo vệ và Phòng cháy chữa
cháy.
1.1.4. Khối lượng và thành phần cơ bản của tài liệu lưu trữ đang bảo quản
tại TTLTQG III
Toàn bộ tài liệu lƣu trữ đang bảo quản tại TTLTQG III đƣợc hình thành
trong quá trình hoạt động của cơ quan thuộc bộ máy Nhà nƣớc Trung ƣơng, các Bộ,
ngành, các đoàn thể xã hội và các liên khu đƣợc thành lập từ sau Cách mạng tháng
Tám năm 1945 đến nay, bao gồm: tài liệu hành chính; tài liệu khoa học kỹ thuật; tài
liệu phim ảnh, ghi âm và tài liệu xuất xứ cá nhân.
a) Tài liệu hành chính
9


Khối tài liệu này chiếm vị trí lớn nhất trong kho lƣu trữ của TTLTQG III
(202 phông). Đây là những tài liệu gốc, chính bản, trong đó có nhiều bản viết tay
hay có bút tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhiều Lãnh đạo Nhà nƣớc khác. Trong
đó, khối tài liệu quan trọng nhất là phông Quốc hội - cơ quan quyền lực cao nhất
của Nhà nƣớc Việt Nam và khối tài liệu hình thành trong hoạt động của Phủ Thủ
tƣớng từ sau năm 1945 đến nay. Ngoài ra, còn có rất nhiều phông của các Bộ,
ngành cơ quan Trung ƣơng, trong đó có nhiều cơ quan đã giải thể và nhiều cơ quan
hiện đang hoạt động.
b) Tài liệu khoa học kỹ thuật
Tính đến nay, TTLTQG III đang bảo quản gần 1000 mét giá tài liệu của 32
công trình lớn (thuộc 34 phông tài liệu) có ý nghĩa quốc gia nhƣ: Lăng Chủ tịch Hồ
Chí Minh, Đƣờng dây 500KV Bắc - Nam, Nhà máy Thủy điện Sông Đà, Nhà máy
Tàu biển Phà Rừng, mỏ Apatít Lào Cai và mỏ Prít Giáp Lai, các cầu: Thăng Long,

Chƣơng Dƣơng, Bến Thủy, Sông Gianh và nhiều công trình xây dựng cơ bản khác.
c) Tài liệu nghe nhìn
Tài liệu phim điện ảnh, bao gồm gần 96 bộ phim (với gần 500 cuộn phim)
thời sự phản ánh cuộc sống sinh hoạt, chiến đấu, sản xuất của nhân dân Việt Nam.
Tài liệu ảnh gồm gần 100.000 tấm ảnh dƣơng bản và 52.000 tấm phim (âm bản),
258 cuộn phim điện ảnh, phim thời sự phản ánh các hoạt động của Đảng, Chính phủ
và nhân dân ta trong công cuộc xây dựng và đấu tranh bảo vệ đất nƣớc. Tài liệu ghi
âm bao gồm hơn 4000 cuộn băng với gần 3000 tiếng băng và gần 300 đĩa, băng
video chủ yếu là ghi âm sự kiện và ghi âm nghệ thuật. Các cuốn băng ghi âm sự
kiện ghi lại những mốc lớn, những sự kiện quan trọng trong lịch sử dân tộc.
d) Tài liệu xuất xứ cá nhân
TTLTQG III bảo quản tài liệu có xuất xứ cá nhân của hơn 50 văn nghệ sĩ và
một số nhà hoạt động tiêu biểu trong các lĩnh vực khoa học xã hội khác phản ánh về
chân dung và cuộc đời của các cá nhân. Bên cạnh đó, hiện nay ở TTLTQG III còn
lƣu giữ hơn 7 vạn hồ sơ cá nhân cùng một số kỷ vật của các cán bộ đi B1 trong thời
1

Tức chiến trƣờng miền Nam

10


kỳ chiến tranh chống Mỹ. Đây là những minh chứng quan trọng, không những giúp
cho các cán bộ đi B và thân nhân giải quyết chế độ chính sách mà còn là những kỷ
vật về một thời chiến đấu vì cách mạng của các thế hệ tiền bối.
Với sự đa dạng về thành phần và phong phú về nội dung, khối tài liệu đã bao
quát mọi lĩnh vực hoạt động trong đời sống xã hội Việt Nam, từ những ngày đầu
thành lập nƣớc đến các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, tiến tới thống
nhất nƣớc và xây dựng XHCN ngày nay. Đây là nguồn sử liệu phản ánh toàn diện,
đầy đủ và xác thực nhất quá trình lịch sử xây dựng và đấu tranh bảo vệ đất nƣớc

trong hơn 60 năm qua.
1.2. Khối tài liệu về sự ủng hộ của nhân dân thế giới đối với Việt Nam
trong kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc (1955 - 1975)
1.2.1. Khái quát khối tài liệu về sự ủng hộ của nhân dân thế giới đối với
Việt Nam hiện đang bảo quản tại TTLTQG III
Hiện có khoảng 2400 hồ sơ, tài liệu đề cập đến vấn đề này trong gần 40
phông lƣu trữ cơ quan, tổ chức và phông lƣu trữ các công trình lớn của đất nƣớc
đang đƣợc bảo quản tại TTLTQG III. Loại hình văn bản bao gồm tài liệu hành
chính, tài liệu khoa học kỹ thuật, tài liệu ghi âm, ghi hình. Các hồ sơ, tài liệu này
chủ yếu nằm trong các phông Quốc hội, Phủ Thủ tƣớng, UBKHNN, UBTNCP, Bộ
Tài chính. Số tài liệu còn lại nằm rải rác trong các phông của các cơ quan, tổ chức
từ trung ƣơng đến địa phƣơng nhƣ phông lƣu trữ các Bộ, Ủy ban hành chính các
tỉnh; phông lƣu trữ các công trình nhƣ: Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đƣờng dây
500KV Bắc - Nam, Nhà máy Thủy điện Sông Đà, Thủy điện Hòa Bình, Nhà máy
Supe Phốt phát Lâm Thao, Công trình cầu Chƣơng Dƣơng, cầu Long Biên… và các
Tổng công ty, công ty nhƣ: Tổng công ty Dầu khí Việt Nam, Tổng công ty Kim khí,
Tổng công ty Thép Việt Nam. Lĩnh vực ủng hộ bao gồm: chính trị, kinh tế, văn hóa,
y tế, giáo dục, giao thông - vận tải, xây dựng, công nghiệp, nông nghiệp… Trong
đó, loại hình tài liệu giấy chiếm khối lƣợng nhiều nhất, chứa nội dung thông tin đa
dạng, toàn diện và phong phú về sự ủng hộ của Chính phủ và nhân dân thế giới đối
với Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử. Đối với loại hình tài liệu khoa học kỹ
thuật, sự ủng hộ của Chính phủ và nhân dân thế giới đối với Việt Nam thể hiện

11


trong các hồ sơ, tài liệu về việc tƣ vấn, thiết kế và xây dựng các công trình của Việt
Nam, đặc biệt là các công trình trọng điểm quốc gia. So với hai loại hình tài liệu đã
nêu, tài liệu ghi âm, ghi hình tuy không phản ánh một cách đầy đủ, toàn diện sự ủng
hộ của Chính phủ và nhân dân thế giới đối với Việt Nam nhƣng lại thể hiện đƣợc

những hình ảnh sinh động nhất, chân thực nhất về nội dung này.
1.2.2. Khối lượng, thành phần và nội dung tài liệu về sự ủng hộ của nhân
dân thế giới đối với Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1955 1975)
Theo từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê (Chủ biên) và các thành viên khác
thuộc Viện Ngôn ngữ học - Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam biên soạn và xuất
bản năm 1988, ủng hộ là “tỏ thái độ đồng tình góp phần bênh vực hoặc giúp đỡ.
Vd: Đồng tình và ủng hộ phong trào đấu tranh giành độc lập” [107, tr.1122].
Cũng theo từ điển này, viện trợ là sự “giúp đỡ về vật chất (thường là giữa
các nước). Vd: Viện trợ kinh tế cho một nước đang phát triển; hàng viện trợ; viện
trợ khẩn cấp cho vùng bị bão lụt” [107, tr.1151].
Nhƣ vậy, ủng hộ có nội hàm rộng hơn, bao hàm viện trợ. Ủng hộ đƣợc hiểu
là những hành động giúp đỡ bằng tinh thần, vật chất. Trong chiến tranh, ủng hộ là tỏ
thái độ đồng tình bằng lời nói hoặc bằng hành động bênh vực, giúp đỡ bằng vật
chất, tinh thần nhằm chia sẻ những khó khăn nhất định.
Trên cơ sở giới hạn phạm vi nghiên cứu của luận văn là tài liệu chữ viết về
sự ủng hộ của Chính phủ và nhân dân thế giới đối với Việt Nam trong kháng chiến
chống Mỹ cứu nƣớc (1955 - 1975) trên các mặt chính trị, tinh thần và vật chất,
chúng tôi thống kê đƣợc 738 hồ sơ/đơn vị bảo quản chứa tài liệu phản ánh trực tiếp
về vấn đề này. Trong đó, hồ sơ, tài liệu đƣợc bảo quản trong nhiều phông khác nhau
nhƣ các phông: Quốc hội, Phủ Thủ tƣớng, UBKHNN, UBTNCP và phông lƣu trữ
của các Bộ nhƣ: Văn hóa, Y tế, Giáo dục, Giao thông - Vận tải, Nông lâm, Công
nghiệp, Thƣơng nghiệp, Nội thƣơng, Ngoại thƣơng, Vật tƣ, Lƣơng thực và Thực
phẩm, Kế hoạch - Đầu tƣ, Cứu tế xã hội, Tổng cục Thống kê, Cục Dệt và Vật dụng.
Nội dung tài liệu rất đa dạng, phong phú ghi lại những quan điểm, phát ngôn
ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của ta và những hành động cụ thể nhằm ủng hộ,
giúp đỡ về chính trị, tinh thần và vật chất cho Chính phủ, nhân dân nƣớc VNDCCH.
12


1.2.2.1. Sự ủng hộ về chính trị, tinh thần

- Khối lƣợng tài liệu: Qua khảo sát chúng tôi thấy rằng khối lƣợng hồ sơ, tài
liệu phản ánh sự ủng hộ về mặt chính trị, tinh thần các nƣớc dành cho Việt Nam
trong giai đoạn này rất ít. Trong tổng số 738 hồ sơ liên quan đến chủ đề nghiên cứu,
chỉ có 37 hồ sơ đề cập trực tiếp đến vấn đề này và tập trung chủ yếu trong phông
Quốc hội (24 hồ sơ) và phông Bộ Văn hóa (12 hồ sơ). Bên cạnh đó, có 02 tài liệu
nằm trong hồ sơ 3205 thuộc phông UBTNCP. Sở dĩ các hồ sơ, tài liệu tập trung hầu
hết trong phông Quốc hội vì đây là cơ quan quyết định những chính sách cơ bản về
đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh của đất nƣớc,
những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nƣớc, về quan
hệ xã hội và hoạt động của công dân.
- Về thành phần, nội dung tài liệu: Hầu hết trong các hồ sơ là văn bản ngoại
giao nằm trong phông Quốc hội nhƣ: Nghị định thƣ, Nghị quyết, Tuyên bố, Điện,
Thƣ do Chính phủ, Quốc hội và nhân dân các nƣớc gửi cho Việt Nam. Nội dung
văn bản thể hiện quan điểm của các nƣớc về cuộc chiến tranh xâm lƣợc của đế quốc
Mỹ tại Việt Nam và các nƣớc Đông Nam Á khác; đồng thời, bày tỏ sự ủng hộ, sẵn
sàng giúp đỡ nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh chính nghĩa đó.
Bên cạnh những văn bản ngoại giao đặc trƣng đã nêu, khối tài liệu còn bao
gồm những văn bản hành chính thông thƣờng nhƣ: Thƣ cảm ơn của các vị Lãnh đạo
Đảng, Nhà nƣớc ta gửi đến Chính phủ, Quốc hội và nhân dân các nƣớc; Thƣ, Công
điện, Báo cáo, Công văn, Tờ trình... do các cơ quan, tổ chức, cá nhân của nƣớc
VNDCCH sản sinh ra để thực hiện, báo cáo, tổng kết về công tác ngoại giao, những
hoạt động ủng hộ về chính trị, tinh thần của Chính phủ và nhân dân thế giới đối với
cuộc kháng chiến. Cụ thể:
a) Nhóm tài liệu về chính sách, đƣờng lối ngoại giao của Chính phủ
Trong các cơ quan hình thành khối tài liệu về sự ủng hộ của Chính phủ và
nhân dân thế giới đối với Việt Nam nói riêng và đối với toàn bộ các cơ quan hình
thành lên khối tài liệu hiện đang bảo quản tại TTLTQG III nói chung, Quốc hội là
cơ quan có chức năng quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại,
nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh của đất nƣớc. Còn một số cơ quan, tổ
13



chức khác có chức năng quyết định chính sách ngoại giao nhƣ Đảng Cộng sản Việt
Nam và Bộ Ngoại giao thì tài liệu lƣu trữ đƣợc bảo quản tại Cục Lƣu trữ văn phòng
Trung ƣơng Đảng và Lƣu trữ chuyên ngành Bộ Ngoại giao. Do vậy, những hồ sơ,
tài liệu phản ánh về các chính sách và hoạt động ngoại giao tại TTLTQG III chỉ có
trong phông Quốc hội. Qua khảo sát toàn bộ khối tài liệu phông Quốc hội giai đoạn
1955 - 1975 chúng tôi thấy có rất ít tài liệu đề cập đến vấn đề này. Bên cạnh đó, thời
gian tài liệu không liên tục theo từng năm, từng giai đoạn mà chỉ rải rác ở một vài
năm nhất định. Các văn bản, tài liệu về chính sách, hoạt động ngoại giao của Việt
Nam nhằm tập hợp lực lƣợng, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế đƣợc phản ánh dƣới
hình thức Báo cáo, Bài tham luận, Nghị quyết nhƣ: Báo cáo về quan hệ quốc tế
đƣợc trình bày trong phiên họp thứ 49, 50 của Ban thƣờng trực Quốc hội khóa I
ngày 30/11 và 14/12/1959 [1, tr.11]; Bài tham luận về ngoại giao đƣợc trình bày
trong phiên họp ngày 19/4/1961 tại Kỳ họp thứ 2 của Quốc hội khóa II từ ngày 11 20/4/1961 [3, tr.10]; Báo cáo ngày 07/6/1971 của Chính phủ nƣớc VNDCCH về
công tác ngoại giao của Chính phủ tại Kỳ họp thứ Nhất của Quốc hội khóa IV từ
ngày 06 - 10/6/1971 [23, tr. 36-55]...
Ví dụ: Trong Báo cáo về ngoại giao năm 1971 của Chính phủ có nêu: Năm
1964, trƣớc khi nhân dân ta bƣớc và cuộc chiến đấu trực tiếp với quân đội viễn
chinh Mỹ, xuất phát từ nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam và sự phân tích tình hình
quốc tế, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên bố tại Hội nghị chính trị đặc biệt: “Chính
sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta là tăng cường đoàn kết với các nước
XHCN anh em trên cơ sở chủ nghĩa Mác-Lê-nin và chủ nghĩa quốc tế vô sản; kiên
quyết đấu tranh chống chính sách xâm lược và gây chiến của chủ nghĩa đế quốc,
đứng đầu là đế quốc Mỹ; thực hiện chung sống hòa bình giữa các nước có chế độ
xã hội và chính trị khác nhau, kiên quyết ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc và
bảo vệ độc lập dân tộc, ủng hộ phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và
nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và CNXH” [23, tr.43]. Theo
đó, nhiệm vụ của ngoại giao ta nói một cách tổng quát là “trên trường quốc tế ra
sức tranh thủ đồng minh, thêm bạn bớt thù, tiến công địch, phục vụ cuộc kháng

chiến chống Mỹ, cứu nước và sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước VNDCCH; đồng
14


thời góp phần vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân
tộc, dân chủ và CNXH”[23, tr.37]. Báo cáo cũng nêu rõ 5 đƣờng lối đối ngoại của
Đảng và nhà nƣớc ta nhƣ sau:
1. Ra sức tăng cƣờng tình đoàn kết chiến đấu và quan hệ hữu nghị với các
nƣớc XHCN anh em, trƣớc hết là với Liên Xô, Trung Quốc trên cơ sở chủ nghĩa
Mác - Lê-nin và chủ nghĩa quốc tế vô sản.
2. Ra sức tăng cƣờng mặt trận nhân dân các nƣớc Đông Dƣơng chống Mỹ
xâm lƣợc.
3. Ra sức mở rộng mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ nhân dân Việt Nam và
nhân dân các nƣớc khác ở Đông Dƣơng chống Mỹ xâm lƣợc.
4. Ra sức tăng cƣờng đoàn kết với nhân dân Mỹ chống chiến tranh xâm lƣợc
của Mỹ.
5. Lợi dụng mâu thẫu trong nội bộ địch [23, tr.36-50].
b) Nhóm tài liệu về sự ủng hộ của Chính phủ và Quốc hội các nƣớc
Sự ủng hộ của Chính phủ và Quốc hội các nƣớc đối với Việt Nam trong giai
đoạn này đƣợc thể hiện bằng hình thức gửi văn bản ngoại giao và sự đón tiếp nhiệt
tình, nồng hậu, những lời lẽ tốt đẹp trong các bài diễn văn, chào mừng đối với các
đoàn đại biểu nƣớc ta sang thăm hữu nghị.
- Các văn bản ngoại giao
Để nghiên cứu về nội dung này, chúng tôi đã rà soát toàn bộ hồ sơ thuộc
phông Quốc hội - là phông có số lƣợng hồ sơ liên quan nhiều nhất - nói riêng và
toàn bộ khối tài liệu về sự ủng hộ của Chính phủ và nhân dân thế giới đối với Việt
Nam nói chung và thấy rằng từ trƣớc năm 1965, không có bất kỳ một hồ sơ, tài liệu
nào đề cập đến hoạt động ủng hộ của các nƣớc trên thế giới bằng hình thức gửi văn
bản ngoại giao. Tài liệu thể hiện sự ủng hộ của Chính phủ và Quốc hội các nƣớc có
thời gian bắt đầu từ những năm 1965 trở đi. Hiện có 10 hồ sơ thuộc phông Quốc hội

chứa văn bản ngoại giao của 15 nƣớc bao gồm: An-ba-ni, Ba Lan, Bun-ga-ri, Cămpu-chia, CHDC Đức, Hung-ga-ri, Liên Xô, Mông Cổ, Ru-ma-ni, Tiệp Khắc,
CHDCND Triều Tiên, Trung Quốc, Inđônêxia, Cộng hòa Ả rập - Ai cập thống nhất,
Chi Lê gửi đến để tỏ thái độ ủng hộ cuộc kháng chiến của ta. Ví dụ: Nghị quyết
15


ngày 20/4/1965 của Ủy ban Thƣờng vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc nƣớc
CHND Trung Hoa về việc ủng hộ Lời kêu gọi của Quốc hội nƣớc VNDCCH [10,
tr.182-185]; Thƣ ngày 09/5/1965 của Ủy ban Thƣờng vụ đại hội đại biểu nhân dân
toàn quốc nƣớc Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về việc ủng hộ Lời kêu gọi của
Quốc hội nƣớc VNDCCH [10, tr.180-181]; Tuyên bố ngày 03/7/1968 của Chủ tịch
Quốc hội Căm-pu-chia về ủng hộ hoàn toàn nhân dân thân thiết nƣớc VNDCCH
trong cuộc đấu tranh chống Mỹ xâm lƣợc vì độc lập của Việt Nam [18, tr.01-04];
Điện ngày 13/5/1972 của Quốc hội nƣớc Cộng hòa Ả rập, Ai cập thống nhất gửi
Quốc hội nƣớc VNDCCH và Quốc hội các nƣớc trên thế giới về việc lên án những
hành động phản bội của Tổng thống Mỹ Ních-xơn và bày tỏ sự hoàn toàn ủng hộ
cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam [24, tr.02-03]… Một số văn bản, tài liệu
của các cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo về việc Chính phủ và Quốc hội các
nƣớc có văn bản ủng hộ nhân dân Việt Nam nhƣ: Văn bản số 1033/QH/TH ngày
11/7/1966 của Văn phòng Uỷ ban Thƣờng vụ Quốc hội thông báo về việc Quốc hội
Vƣơng quốc Căm-pu-chia hƣởng ứng bản Tuyên bố ngày 22/4/1966 của Quốc hội
Việt Nam [15, tr.10]...
Ví dụ: Tuyên bố ngày 03/7/1968 của Chủ tịch Quốc hội Căm-pu-chia về ủng
hộ hoàn toàn nhân dân thân thiết nƣớc VNDCCH cuộc đấu tranh chống Mỹ xâm
lƣợc vì độc lập của Việt Nam có đoạn:
“Quốc hội Căm-pu-chia long trọng tuyên bố ủng hộ cương quyết cuộc đấu
tranh của nhân dân Việt Nam chống sự xâm lược đầy tội ác và những hành động
chiến tranh cực kỳ man rợ của bọn đế quốc Mỹ và ủng hộ mạnh mẽ hơn lập trường
4 điểm của Chính phủ nước VNDCCH và Cương lĩnh chính trị của Mặt trận dân tộc
giải phóng miền Nam Việt Nam nhằm bảo vệ chính đáng nền độc lập và toàn vẹn

lãnh thổ của Việt Nam.
Mặt khác, Quốc hội Căm-pu-chia cương quyết phản đối mọi lý do mà Chính
phủ Mỹ viện ra nhằm lừa bịp dư luận thế giới, hòng thực hiện mưu đồ xâm lược đen
tối của chúng đối với nước VNDCCH;
Quốc hội Căm-pu-chia cùng kêu gọi nhân dân các nước yêu chuộng hòa
bình trên thế giới hãy cương quyết hành động để buộc bọn đế quốc Mỹ phải chấm
16


dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam, phải rút không điều kiện quân đội Mỹ và quân
đội chư hầu ra khỏi miền Nam Việt Nam, phải chấm dứt vĩnh viễn các cuộc ném
bom và hành động chiến tranh khác trên toàn bộ lãnh thổ nước VNDCCH. Mọi
công việc của miền Nam Việt Nam do nhân dân Việt Nam tự giải quyết theo Cương
lĩnh chính trị của Mặt trận dân tộc giải phóng, không có sự can thiệp của nước
ngoài. Vấn đề thống nhất nước Việt Nam phải do nhân dân Việt Nam hai miền giải
quyết bằng phương pháp hòa bình trên cơ sở dân chủ, không có sự can thiệp của
nước ngoài” [18, tr.04].
Để đáp lại những tình cảm tốt đẹp trên, Quốc hội nƣớc VNDCCH mà đại
diện là đồng chí Trƣờng Chinh - Chủ tịch Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội đã gửi rất
nhiều thƣ cảm ơn đến Chính phủ và Quốc hội các nƣớc nhƣ Thƣ ngày 15/8/1968
gửi đồng chí Chủ tịch Quốc hội Vƣơng quốc Căm-pu-chia cảm ơn sự ủng hộ nhiệt
tình của đồng chí và Quốc hội, cảm ơn Quốc hội Vƣơng quốc Căm-pu-chia đã lên
tiếng kêu gọi nhân dân các nƣớc ủng hộ Việt Nam [18, tr.08-09]...
Ví dụ: Trong thƣ ngày 27/8/1965 gửi đồng chí Chủ tịch đoàn Quốc hội nƣớc
CHND An-ba-ni có viết “Chúng tôi rất cảm kích nhận được thư của đồng chí Chủ
tịch và Tuyên bố ngày 03/5/1965 của Chủ tịch đoàn Quốc hội… đã tỏ rõ sự ủng hộ
kiên quyết đối với Lời kêu gọi ngày 10/4/1965 của Quốc hội nước VNDCCH gửi
Quốc hội các nước trên thế giới. Việc Chủ tịch đoàn Quốc hội nước CHND An-bani lên án đế quốc Mỹ tăng cường chiến tranh xâm lược miền Nam Việt Nam và có
những hành động ăn cướp đối với nước VNDCCH là một sự cổ vũ lớn đối với nước
VNDCCH, đồng thời cũng là một cảnh báo nghiêm khắc đối với bọn xâm lược Mỹ.

Chúng tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến đồng chí và toàn thể nhân dân Anba-ni… Trong giờ phút nghiêm trọng mà đất nước chúng tôi đang trải qua, sự đồng
tình và ủng hộ của Quốc hội, Chính phủ và nhân dân An-ba-ni là một sự tiếp sức
mạnh mẽ đối với nước chúng tôi đang tăng cường đoàn kết chống Mỹ cứu nước,
kiên quyết bảo vệ miền Bắc XHCN giải phóng miền Nam tiến tới thực hiện thống
nhất đất nước thân yêu của mình” [10, tr.20-21].
+ Tài liệu về các chuyến thăm hữu nghị

17


Để mở rộng và tăng cƣờng quan hệ hợp tác với các nƣớc trên thế giới nhằm
tập hợp lực lƣợng tiến bộ ủng hộ cuộc kháng chiến của ta, giai đoạn này chúng ta đã
tổ chức nhiều đoàn công tác đến các nƣớc bạn. Qua đây, các nƣớc đã hiểu rõ hơn về
tính chính nghĩa của cuộc kháng chiến, từ đó có những hành động thúc đẩy quan hệ
và ủng hộ cho nhân dân Việt Nam cả về tinh thần và vật chất. Tài liệu cung cấp
những thông tin về vấn đề này đƣợc phản ánh trong báo cáo tổng kết về chuyến
thăm của một số đoàn đại biểu Quốc hội đi thăm các nƣớc từ năm 1955 - 1975 nằm
trong phông Quốc hội. Ví dụ nhƣ: Báo cáo của đoàn Đại biểu Quốc hội Việt Nam
sau khi đi thăm hữu nghị các nƣớc Hung-ga-ri, Bun-ga-ri, CHDC Đức và An-ba-ni,
năm 1971 [22, tr.13-24]; Báo cáo tổng kết và tin tức về diễn biến chuyến thăm của
đoàn Đại biểu Quốc hội Việt Nam đi thăm các nƣớc Ba Lan, Tiệp Khắc, Ru-ma-ni,
Liên Xô từ ngày 18/8 đến cuối tháng 9/1971 [22, tr.04-05]... Qua các chuyến thăm
này, ngoài việc duy trì, mở rộng quan hệ ngoại giao, ta đã đạt đƣợc kết quả đáng
mừng trong việc tập hợp lực lƣợng, tranh thủ đƣợc sự ủng hộ của Chính phủ và
nhân dân thế giới đối với Việt Nam cho cuộc kháng chiến.
Ví dụ: Năm 1970, đoàn Đại biểu Quốc hội ta sau khi đi thăm hữu nghị các
nƣớc Hung-ga-ri, Bun-ga-ri, CHDC Đức và An-ba-ni đã đạt đƣợc kết quả rất tốt. Trong
báo cáo có nêu: “cuộc đi thăm hữu nghị lần này đã thu được kết quả tốt đẹp, đạt yêu cầu
đề ra và đã góp phần vào thắng lợi lớn của nhân dân ta trong việc tranh thủ sự đồng tình,
ủng hộ của bạn bè trên thế giới.

Tại những nơi Đoàn đã đến thăm, Đoàn đều được đón tiếp rất nhiệt tình trọng thể
và thân mật, luôn luôn được coi như những người đồng chí, những người bạn chiến đấu từ
tiền tuyến về.
Các nước anh em mà Đoàn đã đến thăm đều tỏ sự đồng tình và ủng hộ mạnh mẽ
cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta và khẳng định nhân dân ta nhất định
thắng” [22, tr.23].
c) Nhóm tài liệu về phong trào ủng hộ của Chính phủ và nhân dân các nƣớc
Các phông lƣu trữ hầu nhƣ không có hồ sơ nào đề cập trực tiếp đến nội dung
này. Để nghiên cứu vấn đề, chúng ta cần tìm hiểu từ một số tài liệu nằm rải rác
trong các hồ sơ thuộc phông Quốc hội, phông Bộ Văn hóa, phông UBTNCP. Trong

18


nhiều trƣờng hợp, tiêu đề hồ sơ không thể hiện thông tin liên quan đến vấn đề. Bên
cạnh đó, tài liệu phản ánh các phong trào phản đối chiến tranh của Chính phủ và
nhân dân các nƣớc phần lớn là tài liệu trích dẫn, ghi chép lại thông tin, không phải
là văn bản nhƣ: Công văn, Báo cáo, Tờ trình do các cơ quan, tổ chức, cá nhân cụ thể
ban hành. Ví dụ: Thƣ ngày 20/3/1965 của toàn thể những ngƣời dự mít tinh thị xã
Khai Thành nƣớc CHDCND Triều Tiên về ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của
nhân dân Việt Nam chống sự xâm lƣợc của đế quốc Mỹ [10, tr.169-172]; Thƣ của
toàn thể Đội viên đội công tác tuyên truyền văn hóa đỏ Ulamuxi - Khu tự trị Nội
Mông - Trung Quốc gửi đoàn văn công Quảng Bình bày tỏ sự ủng hộ Việt Nam
chống Mỹ năm 1965 [86, tr.01-06]; Biên bản về cuộc tiếp xúc giữa phái đoàn đại
diện cho Chính phủ VNDCCH và Đoàn AFSC Mỹ2 vào ngày 01/8/1974 tại Hà Nội
[50, tr.97 - 106]... Trong toàn bộ khối tài liệu về sự ủng hộ của Chính phủ và nhân
dân thế giới đối với Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ (1955 - 1975), tuy số
lƣợng tài liệu đề cập đến vấn đề này rất ít nhƣng qua đây chúng ta biết đƣợc rằng
Chính phủ và nhân dân các nƣớc trên thế giới luôn bày tỏ sự ủng hộ nhiệt tình, sâu
sắc đối với nhân dân Việt Nam.

Ví dụ: Vào ngày 20/3/1965, nhân dân thành phố Khai Thành nƣớc CHDCND
Triều Tiên đã tổ chức mít tinh nhằm ủng hộ, giúp đỡ cuộc đấu tranh chính nghĩa của
nhân dân Việt Nam chống xâm lƣợc của đế quốc Mỹ. Trong thƣ gửi đến Việt Nam,
nhân dân nƣớc bạn cho biết “chúng tôi họp nhau ở đây với một lòng căm phẫn cao
độ đối với việc bọn đế quốc Mỹ đáng nguyền rủa đang liên tiếp cho máy bay xâm
phạm vùng trời nước VNDCCH, ném bom bắn phá vào những vùng dân cư yên ổn...
chúng tôi kịch liệt nguyền rủa và lên án những hành động khiêu khích đầy tội ác
của bọn đế quốc Mỹ” [10, tr.169]. Những ngƣời tham gia mít tinh khẳng định cuộc
đấu tranh chống đế quốc Mỹ của ta “là cuộc đấu tranh chính nghĩa... được sự đồng
tình ủng hộ của nhân dân lương thiện toàn thế giới”, “Đế quốc Mỹ là kẻ cướp xâm
lược, là một tên biến binh quốc tế hung ác nhất” [10, tr.171],“Đế quốc Mỹ ngu
xuẩn hành động như thế tưởng rằng có thể đe dọa các đồng chí và đè bẹp được ý
chí của nhân dân Việt Nam... Nhưng chúng đã nhầm... không nghi ngờ gì nữa,
chúng sẽ bị đánh bại... và sẽ không tránh khỏi những thất bại thảm hại, nhục nhã
2

Ủy ban phục vụ của những ngƣời bạn Mỹ

19


×