Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

vai trò của tòa án trong thi hành án dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.01 KB, 14 trang )

Trật tự xã hội chỉ có thể được duy trì, quyền tư pháp của Nhà nước chỉ
được thực hiện trọn vẹn, công lý được bảo vệ và thực thi, công bằng xã hội được
đảm bảo khi và chỉ khi phán quyết của tòa phải được thực thi nhanh chóng, đầy
đủ, chính xác trên thực tế. Một trong các cơ quan thực hiện nhiệm vụ đó là cơ
quan thi hành án dân sự.
Việc thi hành án dân sự là một phần của hoạt động Tư pháp và là công
đoạn cuối của việc thực thi quyền lực tư pháp nhằm hiện thực hóa công lý. Hoạt
động của cơ quan thi hành án dân sự được xem xét trong mối liên hệ mật thiết
với hoạt động của các cơ quan tư pháp khác, trong đó có Tòa án. Bởi lẽ, một
trong những nhiệm vụ của thi hành án dân sự là thi hành các bản án, quyết định
của Tòa án. Có thể nói, Tòa án có một vai trò rất quan trọng đối với chất lượng,
hiệu quả công tác thi hành án dân sự. Để làm rõ vai trò đó, chúng ta sẽ xem xét,
nghiên cứu một số nội dung sau:
I. VAI TRÒ CỦA TÒA ÁN VỚI HOẠT ĐỘNG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
THEO PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH
1. Hoạt động xét xử của Tòa án tạo ra “nguyên liệu đầu vào” cho hoạt
động thi hành án, là cơ sở, tiền đề của hoạt động thi hành án.
Điều 2 Luật Thi hành án dân sự quy định một trong những đối tượng thi
hành theo Luật Thi hành án dân sự là những bản án, quyết định của Tòa án. Cụ
thể hơn đó chính là việc thi hành bản án, quyết định dân sự, hình phạt tiền, tịch
thu tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, xử lý vật chứng, tài sản, án phí
và quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình sự, phần tài sản trong bản án,
quyết định hành chính của Toà án (sau đây gọi chung là bản án, quyết định)
(Điều 1 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 sửa đổi bổ sung năm 2014)
Như vậy, hoạt động thi hành án dân sự là hoạt động thực thi phán quyết của
Tòa án liên quan đến các vấn đề về tài sản và nhân thân, trong các bản án hình
sự, dân sự, kinh tế, lao động, hành chính, hôn nhân và gia đình.... Có thể nói
hoạt động thi hành án dân sự là giai đoạn cuối cùng của hoạt động tố tụng.


Từ đó, ta có thể kết luận nguyên liệu đầu vào của hoạt động thi hành án dân


sự chính là sản phẩm của hoạt động xét xử. Tòa án đã tạo ra tiền đề, cơ sở của
hoạt động thi hành án. Nói như vậy để thấy được mức độ ảnh hưởng của các
quyết dịnh, bản án của Tòa án đối với hoạt động thi hành án dân sự.
Ví dụ rằng, khi một bản án, quyết định được ban hành theo đúng các quy
định của pháp luật, phần phán quyết dân sự khả thi, hợp tình hợp lý thì cơ quan
thi hành án dân sự sẽ dễ dàng thực hiện việc thi hành án. Ngược lại, nếu phần
quyết định về dân sự trong bản án, quyết định của Tòa án không đúng luật,
không khả thi dẫn đến tình trạng khó khăn trong thi hành án dân sự hoặc thi
hành án dân sự treo.
Qua kinh nghiệm vụ việc cưỡng chế thu hồi đất của ông Đoàn Văn Vươn ở
Tiên Lãng, chúng ta thấy rằng khi thi hành án dân sự, cơ quan Thi hành án dân
sự địa phương cần nghiên cứu kỹ bản án, quyết định của Tòa án để phát hiện ra
những điểm chưa rõ gây khó khăn cho việc thi hành án và yêu cầu bằng văn bản
gửi Tòa án đã ra bản án, quyết định giải thích. Trường hợp phát hiện thấy những
vấn đề chưa phù hợp, bất thường hoặc phát hiện bản án, quyết định có sai lầm và
có căn cứ để xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án,
quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án được thi hành, đặc biệt là những
bản án, quyết định đã ban hành mà không nhận được sự đồng tình, ủng hộ của
nhân dân, của các cơ quan thông tấn báo chí thì phải kịp thời kiến nghị với
người có thẩm quyền xem xét lại bản án, quyết định đó trước khi thi hành.
Ví dụ khác: Theo quyết định của Tòa án đã tuyên, có hai phần, phần trả nợ
và phần lãi suất do chậm trả nợ. Phần trả nợ,

bà L phải trả cho bà Tr

3.200.000.000 đồng, nhưng được trả ba lần, hạn cuối cùng là ngày 18/5/2017.
Để trả được nợ, bà L phải bán tài sản của mình (đã được Tòa án hủy bỏ biện
pháp khẩn cấp tạm thời). Nhưng ở đoạn dưới tiếp theo, Quyết định công nhận sự
thỏa thuận số 60/2014/QĐST-DS ngày 11/7/2014, lại ghi: (Trong thời gian trả
nợ bà Hồ Thị Như L bán được tài sản đứng tên bà L thì bà L sẽ trả cho bà Tr

10% giá trị tài sản bán được).


Vậy, bà L phải trả cho bà Tr số tiền 3.200.000.000 đồng, làm ba lần? Hay
phải trả cho bà Tr 10% giá trị tài sản bán được? Hay phải trả cho bà Tr 10% giá
trị tài sản bán được cho số tiền còn lại 2.200.000.000 đồng? Nếu trả nợ cho bà
Tr 10% giá trị tài sản bán được, thì tài sản bán được là bao nhiêu? Nếu trả 10%
giá trị tài sản bán được thì bà L có trả hết nợ cho bà Tr?
Đây là thỏa thuận trái pháp luật, không có cơ sở, không thể thực hiện.
Quyết định của Tòa án tuyên không rõ ràng, cụ thể, chính xác. Không đúng thực
tế khách quan, không đúng pháp luật, có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp
dụng pháp luật, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người được thi hành
án. Làm cho Quyết định của Tòa án không có tính khả thi trên thực tế, khó tổ
chức thi hành.
- Bản án, quyết định của Tòa án xác định nội dung của hoạt động thi hành
án. Xác định người được thi hành án, người phải thi hành án, người có quyền lợi
và nghĩa vụ liên quan, tài sản phải thi hành án, cách thức thi hành án (ví dụ khấu
trừ vào thu nhập của người phải thi hành án theo Điểm a khoản 2 Điều 78 Luật
Thi hành án dân sự; là cơ sở để tiến hành đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử
dụng tài sản thi hành án theo Điều 106 Luật Thi hành án dân sự; là căn cứ để
kê biên tài sản thi hành án). Ngoài ra, bản án quyết định của Tòa án còn là căn
cứ để thực hiện nhiều hoạt động khác trong quá trình tổ chức thi hành án dân sự
như là cơ sở để chuyển giao vật chứng, tài sản tạm giữ (theo Điều 122); là cơ sở
để các bên thỏa thuận thi hành án (Điều 6). Việc thi hành án dân sự sẽ không thể
thực hiện được nếu không xác định được các chủ thể nói trên.
- Bản án, quyết định của Tòa án là giới hạn cho hoạt động của cơ quan thi
hành án và Chấp hành viên. Là cơ sở để xác định những việc mà Chấp hành viên
không được làm (Điều 21), là căn cứ để xác định nội dung mà cơ quan thi hành
án dân sự phải tiến hành. Ví dụ: Trường hợp bản án, quyết định tuyên nghĩa vụ
chuyển giao quyền sử dụng đất thì Chấp hành viên tổ chức giao diện tích đất cho

người được thi hành án (khoản 1 Điều 117 Luật Thi hành án dân sự).
- Bản án, quyết định của Tòa án là căn cứ xác định thời hiệu yêu cầu thi
hành án dân sự theo Điều 30 của Luật Thi hành án dân sự. Trong thời hạn 05


năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, người được thi hành
án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm
quyền ra quyết định thi hành án. Trường hợp thời hạn thực hiện nghĩa vụ được
ấn định trong bản án, quyết định thì thời hạn 05 năm được tính từ ngày nghĩa vụ
đến hạn. Đối với bản án, quyết định thi hành theo định kỳ thì thời hạn 05 năm
được áp dụng cho từng định kỳ, kể từ ngày nghĩa vụ đến hạn
- Bản án, quyết định của Tòa án là căn cứ để xử lý vi phạm trong hoạt động
thi hành án dân sự: Người phải thi hành án cố ý không chấp hành bản án,
quyết định thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm
hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Chấp hành viên không thi hành đúng bản án, quyết định thì bị xử lý kỷ luật
hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường
theo quy định của pháp luật (Điều 165 Luật Thi hành án dân sự).
Đây là một trong những vai trò quan trọng nhất của Tòa án đối với hoạt
động thi hành án dân sự. Hoạt động thi hành án dân sự có đạt hiệu quả hay
không phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng các bản án, quyết định của Tòa án.
2. Tòa án hướng dẫn quyền yêu cầu thi hành án dân sự
Khi ra bản án, quyết định, Toà án phải giải thích cho đương sự, đồng thời
ghi rõ trong bản án, quyết định về quyền yêu cầu thi hành án, nghĩa vụ thi hành
án, thời hiệu yêu cầu thi hành án (Điều 28 Luật Thi hành án dân sự).
Đây là một nhiệm vụ có ý nghĩa rất quan trọng của Tòa án, giúp các đương
sự biết quyền và nghĩa vụ của mình trong hoạt động thi hành án dân sự. Chuẩn
bị tâm thế cho các đương sự bước vào giai đoạn thi hành án dân sự khá phức
tạp. Nếu Tòa án giải thích đầy đủ, rõ ràng thì các bên đương sự sẽ nhận thức
được quyền và nghĩa vụ của mình trong thi hành án dân sự, giảm thiểu tình trạng

“chây ỳ” không chịu thi hành án dù có đủ khả năng thi hành án hoặc tìm cách
trốn tránh nghĩa vụ thi hành án dân sự.
Theo đó, ngoài việc giải thích, Tòa án còn phải ghi rõ trong bản án, quyết
định để các đương sự hiểu về quyền và nghĩa vụ thi hành án. Quyền yêu cầu thi
hành án được quy định tại Điều 7 Luật Thi hành án dân sự như sau: Người được


thi hành án có quyền yêu cầu thi hành án một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết
định của Tòa án. Tòa án cần phải thích cho các đương sự rõ khi bản án, quyết
định có hiệu lực thi hành, các đương sự có quyền thỏa thuận về việc thi hành án,
nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức
xã hội. Kết quả thi hành án theo thỏa thuận được công nhận. Trong trường hợp
đương sự không thỏa thuận thuận thì có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân
sự thi hành phần nghĩa vụ chưa được thi hành theo nội dung bản án, quyết định.
Luật Thi hành án dân sự không có điều luật quy định về nghĩa vụ thi hành án
nhưng ta cần phải hiểu đó là những nghĩa vụ đã được quyết định theo bản án
hoặc quyết định của Tòa án. Như vậy, tùy từng trường hợp cụ thể mà Tòa án
chọn cách giải thích khác nhau.
Ví dụ: Bản án đã quyết định ông Nguyễn Văn A phải trả cho ông Nguyễn
Văn B 1.000.000đ khi bản án có hiệu lực pháp luật. Trong trường hợp này nghĩa
vụ của ông A là phải trả cho ông B 1.000.000đ khi bản án có hiệu lực pháp luật.
Quyết định của Tòa án đã công nhận sự thỏa thuận giữa ông Nguyễn Văn
A và Nguyễn Văn B như sau: Ông Nguyễn Văn A phải trả cho ông Nguyễn Văn
B căn nhà mang biển số 290 đường Đoàn Văn Bơ phường 13, quận 4, tp Hồ Chí
Minh với nguyên hiện trạng; ông Nguyễn Văn B phải trả cho ông Nguyễn Văn
A 100.000.000đ; hạn cuối để giao trả nhà và tiền là ngày 30/12/2009. Trong
trường hợp này, Tòa án phải giải thích nghĩa vụ của ông Nguyễn Văn B là giao
trả nhà cho ông Nguyễn Văn A với thời hạn cuối cùng là ngày 30/12/2009; ông
Nguyễn Văn B giao trả cho ông Nguyễn Văn A 100.000.000đ, hạn cuối để giao
tiền là ngày 30/12/2009.

3. Trách nhiệm giải thích nội dung của bản án, quyết định
Tòa án phải bảo đảm bản án, quyết định đã tuyên chính xác, rõ ràng, cụ thể,
phù hợp với thực tế. Đồng thời có văn bản giải thích những nội dung mà bản án,
quyết định tuyên chưa rõ trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu
của đương sự hoặc của cơ quan Thi hành án dân sự. Trường hợp vụ việc phức
tạp thì thời hạn trả lời không quá 30 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu (Điều
179 Luật Thi hành án dân sự).


Như vậy, trong quá thi hành án dân sự, nếu bản án, quyết định của Tòa án
có nội dung nào chưa rõ ràng, cơ quan thi hành án dân sự hoặc các bên đương sự
có thể yêu cầu Tòa án giải thích. Việc Tòa án giải thích sẽ giúp các bên đương
sự giải đáp những thắc mắc, giúp quá trình tổ chức thi hành bản án, quyết định
diễn ra một cách dễ dàng, thuận lợi hơn. Việc giải thích bằng văn bản những
điểm chưa rõ, đính chính lỗi chính tả hoặc sai sót về số liệu được thực hiện theo
quy định tại Điều 240, Điều 382 Bộ luật tố tụng dân sự và Điều 179 Luật thi
hành án dân sự. Văn bản trả lời của Toà án là căn cứ để cơ quan thi hành án ra
quyết định thi hành án, quyết định thu hồi hoặc sửa đổi, bổ sung quyết định thi
hành án đã ban hành.
Thực tiễn thi hành án dân sự cho thấy, có nhiều Bản án, quyết định của Tòa
án tuyên không rõ hoặc kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với
những tình tiết khách quan của vụ án, có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp
dụng pháp luật; dư luận không đồng tình, ủng hộ,gây khó khăn cho việc thi hành
án. Tuy vậy, kể từ ngày thành lập cơ quan Thi hành án dân sự đến nay, chưa
được cơ quan nào tổng kết đã có mấy bản án, quyết định của Tòa án đã được cơ
quan Thi hành án dân sự “yêu cầu bằng văn bản gửi Tòa án đã ra bản án, quyết
định giải thích” hoặc có “văn bản kiến nghị với người có thẩm quyền xem xét lại
bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật đang tổ chức thi hành” theo quy định
của pháp luật hay kết quả giải quyết của Tòa án đối với văn bản của cơ quan Thi
hành án dân sự. Vấn đề đặt ra, Tòa án giải thích vào lúc nào, ai là người phải

giải thích?
4. Tòa án có trách nhiệm cấp bản án, quyết định
Toà án đã ra bản án, quyết định phải cấp cho đương sự bản án, quyết định
có ghi “Để thi hành" (Điều 27 Luật Thi hành án dân sự). Quy định này góp phần
giúp cho các đương sự biết rõ nội dung việc thi hành án và là cơ sở để yêu cầu
thi hành án, thỏa thuận thi hành án hoặc tự nguyện thi hành án…
5. Chuyển giao bản án, quyết định
Trách nhiệm chuyển giao bản án, quyết định của toà án, cơ quan có thẩm
quyền đã ra bản án, quyết định đó cho cơ quan thi hành án đã được quy định tại


Điều 381 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 và Điều 28 Luật Thi hành án dân sự.
Theo đó, trường hợp xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm thì Toà án đã
xét xử không phải gửi bản án, quyết định cho Toà án đã xét xử sơ thẩm để nơi
này chuyển giao cho cơ quan thi hành án mà bản án, quyết định phải được gửi
trực tiếp đến cơ quan thi hành án cùng cấp với Toà án đã xét xử sơ thẩm, nơi đã
xét xử sơ thẩm. Việc chuyển giao bản án, quyết định có thể bằng hình thức trực
tiếp hoặc qua đường bưu điện.
- Tòa án đã ra bản án, quyết định quy định tại các điểm a, b, c, d và g khoản
1 Điều 2 của Luật Thi hành án dân sự phải chuyển giao bản án, quyết định đó
cho cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền trong thời hạn 30 ngày, kể từ
ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.
- Tòa án đã ra bản án, quyết định quy định tại điểm a khoản 2 Điều 2 của
Luật Thi hành án dân sự phải chuyển giao bản án, quyết định đó cho cơ quan thi
hành án dân sự có thẩm quyền trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra bản án,
quyết định.
- Tòa án đã ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải chuyển
giao quyết định đó cho cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ngay sau khi
ra quyết định.
- Trường hợp cơ quan có thẩm quyền đã kê biên tài sản, tạm giữ tài sản, thu

giữ vật chứng hoặc thu giữ các tài liệu khác có liên quan đến việc thi hành án thì
khi chuyển giao bản án, quyết định cho cơ quan thi hành án dân sự, Toà án phải
gửi kèm theo bản sao biên bản về việc kê biên, tạm giữ tài sản, thu giữ vật
chứng hoặc tài liệu khác có liên quan.
Mặt khác, Luật Thi hành án dân sự 2008 và các văn bản pháp luật liên quan
đã quy định cụ thể, rõ ràng trách nhiệm của cơ quan ra bản án, quyết định trong
việc phải chuyển giao bản án, quyết định cho cơ quan thi hành án dân sự và
trách nhiệm trong việc phải có văn bản trả lời, giải thích những kiến nghị của cơ
quan thi hành án dân sự trong thời hạn nhất định. Điều này tạo điều kiện cho cơ
quan thi hành án và các Chấp hành viên trong quá trình tổ chức thi hành án được
thuận lợi và nhanh chóng, đồng thời, cũng ràng buộc trách nhiệm của các cơ


quan này trong trường hợp để tình trạng bản án, quyết định đã được ban hành
nhưng không chuyển giao, hoặc chuyển giao chậm, dẫn đến tồn đọng.
6. Bản án, quyết định của Tòa án là cơ sở để xác định thẩm quyền thi
hành án (Điều 35 Luật Thi hành án dân sự)
- Cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện có thẩm quyền thi hành các bản án,
quyết định sau đây: Bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án nhân dân quận,
huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương nơi cơ quan thi hành án dân
sự có trụ sở; Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương đối với bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án quận,
huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương nơi cơ quan thi hành án dân
sự cấp huyện có trụ sở; Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án cấp cao
đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án quận, huyện, thị
xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương nơi cơ quan thi hành án dân sự cấp
huyện có trụ sở.
- Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh có thẩm quyền thi hành các bản án,
quyết định sau đây: Bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương trên cùng địa bàn; Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp

cao; Bản án, quyết định của Toà án nhân dân tối cao chuyển giao cho cơ quan
thi hành án dân sự cấp tỉnh.
- Cơ quan thi hành án cấp quân khu có thẩm quyền thi hành các bản án,
quyết định sau đây: Quyết định về hình phạt tiền, tịch thu tài sản, truy thu tiền,
tài sản thu lợi bất chính, xử lý vật chứng, tài sản, án phí và quyết định dân sự
trong bản án, quyết định hình sự của Toà án quân sự quân khu và tương đương
trên địa bàn; Quyết định về hình phạt tiền, tịch thu tài sản, truy thu tiền, tài sản
thu lợi bất chính, xử lý vật chứng, tài sản, án phí và quyết định dân sự trong bản
án, quyết định hình sự của Toà án quân sự khu vực trên địa bàn; Quyết định về
hình phạt tiền, tịch thu tài sản, xử lý vật chứng, tài sản, truy thu tiền, tài sản thu
lợi bất chính, án phí và quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình sự của
Toà án quân sự trung ương chuyển giao cho cơ quan thi hành án cấp quân khu;


Quyết định dân sự của Toà án nhân dân tối cao chuyển giao cho cơ quan thi
hành án cấp quân khu;
7. Xem xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp
ngân sách nhà nước (Điều 62 Luật Thi hành án dân sự)
Cơ quan thi hành án dân sự lập hồ sơ đề nghị Tòa án có thẩm quyền xem
xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án. Hồ sơ bao gồm các tài liệu sau đây:
- Văn bản đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án của Thủ trưởng cơ
quan thi hành án dân sự hoặc của Viện trưởng Viện kiểm sát trong trường hợp
đề nghị xét miễn, giảm khoản tiền phạt;
- Bản án, quyết định của Toà án, quyết định thi hành án của cơ quan thi
hành án dân sự; Biên bản xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi
hành án được thực hiện trong thời hạn không quá 03 tháng trước khi đề nghị xét
miễn, giảm;
- Tài liệu khác chứng minh điều kiện được xét miễn, giảm nghĩa vụ thi
hành án của người phải thi hành án, nếu có; Ý kiến bằng văn bản của Viện kiểm
sát cùng cấp trong trường hợp cơ quan thi hành án dân sự đề nghị xét miễn,

giảm nghĩa vụ thi hành án.
Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý hồ sơ đề nghị xét
miễn, giảm thi hành án, Chánh án Toà án có thẩm quyền xét miễn, giảm thi hành
án chỉ định một Thẩm phán thụ lý hồ sơ và giải quyết việc xét miễn, giảm thi
hành án. Thẩm phán được chỉ định có quyền yêu cầu Viện kiểm sát, Cơ quan thi
hành án dân sự giải thích những điểm chưa rõ hoặc bổ sung các giấy tờ cần thiết
trong thời hạn năm ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu. Quá thời hạn
đó mà cơ quan được yêu cầu không bổ sung các giấy tờ cần thiết, thì Thẩm phán
trả lại hồ sơ cho cơ quan đã đề nghị.
Tổ chức phiên họp xét miễn, giảm thi hành án: Phiên họp xét miễn, giảm
thi hành án được tổ chức theo quy định tại khoản 3 Điều 63 Luật Thi hành án
dân sự. Thẩm phán chủ trì phiên họp xét miễn, giảm thi hành án có trách nhiệm


thông báo về thời gian, địa điểm phiên họp xét miễn, giảm tới đại diện Viện
kiểm sát cùng cấp, cơ quan thi hành án dân sự đã đề nghị xét miễn, giảm.
Quyết định chấp nhận toàn bộ, chấp nhận một phần hoặc không chấp nhận
đề nghị xét miễn, giảm thi hành án của Thẩm phán phải có các nội dung chính
sau: Nhận định của Toà án và những căn cứ để chấp nhận, chấp nhận một phần
hoặc không chấp nhận đề nghị xét miễn, giảm thi hành án của Viện kiểm sát
hoặc Cơ quan thi hành án; Quyết định của Toà án cho miễn thi hành án khoản
nộp ngân sách nhà nước, số tiền được miễn; quyết định cho giảm một phần
khoản nộp ngân sách nhà nước, số tiền được giảm, số tiền còn phải thi hành và
hiệu lực thi hành sau bảy ngày kể từ ngày ký.
8. Xác định phân chia quyền sở hữu, sử dụng tài sản; giải quyết các
tranh chấp về tài sản liên quan đến thi hành án theo yêu cầu của các bên
đương sự và cửa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (điểm a khoản 1
Điều 7, điểm d khoản 1 Điều 7a, điểm b khoản 1 Điều 7b)
Đây là một trong những nhiệm vụ của Tòa án. Khi có các yêu cầu này thì
Tòa án tiến hành thụ lý và giải quyết như một vụ việc độc lập. Về vấn đề này,

tôi không phân tích sâu vì đây thuộc về chức năng, nhiệm vụ của Tòa án.
9. Trả lời kiến nghị của cơ quan thi hành án về việc xem xét lại theo
thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án (khoản 3 Điều 1 Thông tư Số
14/2010/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC)
Đương sự hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có quyền phát hiện vi phạm
pháp luật trong bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật và thông
báo bằng văn bản cho những người có quyền kháng nghị (Điều 284 Bộ luật Tố
tụng dân sự năm 2004 quy định).
Trong trường hợp Tòa án nhận được văn bản kiến nghị của cơ quan thi
hành án về việc xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án,
quyết định, thì Tòa án kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo
thẩm quyền hoặc chuyển cơ quan có thẩm quyền tiến hành kháng nghị theo thủ
tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định tại Điều 285 và 307 Bộ luật Tố tụng
dân sự năm 2004.


Khi tiến hành giám đốc thẩm, hậu quả pháp lý có thể xảy ra đối với bản án,
quyết định của Tòa án là: (1) Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản
án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật; (2) Giữ nguyên bản án, quyết định đúng
pháp luật của Toà án cấp dưới đã bị huỷ hoặc bị sửa; (3) Huỷ bản án, quyết định
đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại hoặc xét xử phúc thẩm lại; (4)
Huỷ bản án, quyết định của Toà án đã xét xử vụ án và đình chỉ giải quyết vụ án.
Khi tiến hành hoạt động giám tái thẩm, hậu quả pháp lý có thể xảy ra đối
với bản án, quyết định của Tòa án là: (1) Không chấp nhận kháng nghị và giữ
nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật; (2) Huỷ bản án, quyết định
đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại theo thủ tục do Bộ luật này quy
định; (2) Huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ giải quyết
vụ án.
Như vậy, nếu có sự thay đổi về hậu quả pháp lý đối với các bản án, quyết
định của Tòa án đã được ban hành thì sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến các bên

đương sự, có thể có sự thay đổi vị trí địa vị pháp lý giữa các đương sự như từ
người được thi hành án chuyển thành người phải thi hành án và ngược lại, sự
thay đổi về tài sản phải thi hành án…
Đặc biệt trong trường hợp bản án, quyết định đã được thi hành xong trên
thực tế sau đó mới phát hiện vi phạm vì bị tuyên hủy, sửa đổi hoặc bổ sung. Lúc
đó sẽ gây rất nhiều khó khăn cho việc thu hồi các tài sản đã bị thi hành án và xác
định trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho các bên có liên quan.
II. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN NHỮNG NHIỆM VỤ LIÊN QUAN
ĐẾN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ CỦA TÒA ÁN HIỆN NAY
1. Trách nhiệm của Tòa án đối với bản án, quyết định do mình ban hành
Thực tiễn thi hành án dân sự cho thấy, có những bản án, quyết định của
Tòa án đưa ra thi hành còn vướng mắc do tuyên chưa chính xác, rõ ràng, cụ thể.
Cơ quan Thi hành án dân sự đã có văn bản yêu cầu giải thích. Tuy nhiên, Tòa án
hoặc giải thích không đúng nội dung văn bản yêu cầu hoặc không trả lời.


Khi ra quyết định thi hành án hoặc trong quá trình tổ chức thi hành án phát
hiện bản án, quyết định của Tòa án có những vi phạm theo quy định của pháp
luật tố tụng, Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự đã có văn bản kiến nghị
người có thẩm quyền xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực
pháp luật theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm theo qui định của pháp luật. Quá
thời hạn quy định, vẫn không nhận được văn bản trả lời của Tòa án hoặc có văn
bản trả lời không đúng thực tế, không có căn cứ. Rất ít trường hợp người có
thẩm quyền chấp nhận văn bản kiến nghị của cơ quan Thi hành án dân sự để ra
quyết định kháng nghị, mặc dù cơ quan Thi hành án dân sự kiến nghị có căn cứ,
đúng quy định của pháp luật.
Như vậy, Tòa án chưa làm tròn vai trò, trách nhiệm của mình trong công
tác thi hành án dân sự. Hay nói chính xác hơn, chưa có trách nhiệm đối với bản
án, quyết định của mình đã ban hành.
2. Hoạt động theo dõi kết quả thi hành bản án, quyết định trên thực tế

Thực tiễn tổ chức hoạt động thi hành án dân sự cho thấy còn có sự xác định
chưa đúng, chưa thống nhất về bản chất của thi hành án dân sự; Toà án chưa có
trách nhiệm đến cùng với bản án, quyết định mà mình đã ban hành; đã xảy ra
tình trạng “cắt khúc”, tách rời các giai đoạn tố tụng, làm hạn chế mối quan hệ
giữa Toà án với cơ quan thi hành án dân sự, giữa hoạt động xét xử với hoạt động
thi hành án dân sự. Từ quy định của pháp luật, với sự “cắt khúc” giữa hai giai
đoạn xét xử và thi hành án nên sau khi ban hành bản án, quyết định, gần như
Tòa án không theo dõi kết quả thi hành bản án, quyết định trên thực tế; một số
bản án, quyết định được ban hành chậm được chuyển giao cho cơ quan thi hành
án dân sự.
Hơn thế nữa, khi xét xử sơ thẩm, phúc thẩm thì những phần đã được thi
hành án lại ít được Tòa án quan tâm đề cập và giải quyết. Nguyên nhân chính là
do pháp luật chưa có quy định rõ ràng về việc đưa những nội dung này vào giải
quyết và vì vậy, Thẩm phán thường né tránh giải quyết những nội dung đã được
thi hành - mà đa phần những nội dung này đều rất phức tạp. Chính do việc cắt


khúc hai hoạt động này mà quyền lợi và nghĩa vụ của các bên đương sự, người
liên quan đã không được giải quyết thỏa đáng.
III. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
1. Nên giao cho Tòa án chỉ ra quyết định “đưa bản án, quyết định ra thi
hành án”, còn các quyết định khác do cơ quan thi hành án dân sự thực hiện.
Phương án này vẫn đảm bảo sự gắn kết giữa giai đoạn xét xử và giai đoạn thi
hành án, nâng cao trách nhiệm của Tòa án đối với kết quả thi hành bản án, quyết
định của mình; đồng thời, sẽ không gây xáo trộn nhiều về tổ chức và thi hành án
dân sự; giảm bớt thủ tục hành chính. Bởi nếu giao hết thì bản chất sẽ là chuyển
thi hành án dân sự về cho Tòa án, sẽ làm phát sinh thêm bộ máy tại Tòa án và
thêm nhiều thủ tục hành chính rườm rà.
Ngoài các loại quyết định thuộc thẩm quyền ban hành của Tòa án như quy
định hiện hành (quyết định miễn, giảm thi hành án; quyết định đình chỉ thi hành

án trong trường hợp đã kháng nghị bản án, quyết định theo thủ tục giám đốc
thẩm, tái thẩm), Tòa án ra một loại quyết định mang tính chất quyền lực tư pháp,
đó là quyết định đưa bản án, quyết định ra thi hành, các loại quyết định khác chỉ
mang tính chất hành chính, thuộc về nghiệp vụ thi hành án dân sự thì để cơ
quan, tổ chức thi hành án dân sự thực hiện như hiện nay. Quy định này sẽ bảo
đảm sự gắn kết giữa giai đoạn xét xử và giai đoạn thi hành án, nâng cao tính khả
thi của bản án, quyết định được ban hành; tăng cường vai trò, trách nhiệm của
Tòa án trong việc giải thích, đính chính, kháng nghị và trả lời khiếu nại (nếu có)
nhằm khắc phục kịp thời những sai sót trong các bản án, quyết định đã tuyên;
tạo cơ chế thuận lợi để Tòa án theo dõi, kiểm soát, thống kê kết quả thi hành các
bản án, quyết định của mình.
2. Cần có quy định rõ về trách nhiệm của Tòa án trong việc trả lời kiến
nghị của cơ quan thi hành án dân sự như: ai là người có thẩm quyền trả lời, nội
dung trả lời gồm những gì…Thẩm phán người được phân công giải quyết vụ án
là người có trách nhiệm ra các quyết định, hoặc cùng với Hội thẩm nhân dân họp
thành Hội đồng xét xử để ra các bản án phải có trách nhiệm giải thích là đúng
đắn nhất. Ngoài quyền yêu cầu thi hành án và thời hiệu yêu cầu thi hành án thì


chỉ có thẩm phán mới có thể giải thích rõ ràng về nghĩa vụ thi hành án của các
đương sự đã được ghi trong bản án, quyết định. Đối với các trường hợp vụ án
được xét xử và tuyên bằng bản án thì sau khi đọc xong bản án, thẩm phán chủ
tọa phiên tòa phải giải thích về quyền, nghĩa vụ và thời hiệu yêu cầu thi hành án
để các đương sự được biết. Đối với các quyết định công nhận sự thỏa thuận của
các đương sự có hai mốc thời gian để thẩm phán giải thích. Mốc thời gian thứ
nhất, khi lập biên bản ghi nhận sự thỏa thuận của các đương sự hoặc biên bản
hòa giải thành. Mốc thời gian thứ hai, khi giao quyết định cho các đương sự.
Theo người viết, thẩm phán nên giải thích khi lập biên bản hòa giải thành hoặc
khi lập biên bản ghi nhận sự thỏa thuận của các đương sự đồng thời ghi vào biên
bản về nội dung của việc giải thích để khi ra quyết định có phần nội dung này

trong quyết định. Trường hợp giải thích sau khi tuyên án thì phần này phải được
ghi vào biên bản phiên tòa. Nếu lựa chọn việc giải thích khi giao quyết định thì
phải ghi nội dung giải thích vào biên bản giao nhận quyết định.
IV. KẾT LUẬN
Theo qui định của pháp luật, nhiệm vụ chính của Tòa án là xét xử các vụ
án, đảm bảo xét xử chính xác, công minh, đúng pháp luật. Có như vậy, phán
quyết của Tòa án mọi người mới "Tâm phục, khẩu phục", các đương sự nghiêm
chỉnh chấp hành bản án, quyết định của Tòa án; tạo thuận lợi cho công tác thi
hành án dân sự nói riêng, không ngừng nâng cao hiệu quả. Chính vì vậy, Tòa án
có vai trò rất quan trọng trong công tác thi hành án dân sự.
Những vai trò này của Tòa án trong công tác thi hành án dân sự là đúng với
chức năng, nhiệm vụ của Tòa án, phù hợp với Hiến pháp và pháp luật. Gắn liền
trách nhiệm của Tòa án đối với bản án, quyết định của mình. Tạo mối quan hệ
đồng bộ giữa Tòa án với cơ quan Thi hành án dân sự. Làm cho bản án, quyết
định của Tòa án được thi hành kịp thời, nghiêm chỉnh thi hành. Đảm bảo quyền,
lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi của cá nhân, cơ quan, tổ chức đã được Tòa
án phán quyết./.



×