Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

PHẨY KHUẨN TẢ (Vibrio cholerae)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.24 KB, 7 trang )

PHẨY KHUẨN TẢ (Vibrio cholerae)
Mã bài: XN2. 18.22. Thời lượng: LT: 2tiết. TH:0
GIỚI THIỆU:
Vibrio thuộc họ Vibrionaceae, họ này có 5 giống trong đó có 3 giống quan
trọng trong Y học là Vibrio, Aeromonas, Plesiomonas.
Có tới hơn 30 loài thuộc giống Vibrio trong đó có một số loài mới được
phát hiện, sự hiểu biết về vi khuẩn và khả năng gây bệnh của chúng còn hạn chế.
Vibrio cholerae ( được R. Kock phát hiện năm 1883) và Vibrio parahaemolyticus
(được Fujino phát hiện 1951) là 2 loài có vai trò quan trọng nhất.
MỤC TIÊU:
Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng:
1. Trình bày đặc điểm sinh vật học và khả năng gây bệnh của phẩy khuẩn tả.
2. Nêu các phương pháp chẩn đoán vi khuẩn học phẩy khuẩn tả.
NỘI DUNG

1. Đặc điểm sinh vật học
1.1. Hình thể và tính chất bắt màu
Phẩy khuẩn tả có hình que hơi cong như dấu phẩy, dài 2- 4µm, rộng 0,30,6µm. Nuôi cấy lâu ngày hình thẳng hơn. Vi khuẩn có 1 lông ở 1 đầu, di động rất
nhanh và mạnh không có vỏ, không sinh nha bào, nhuộm bắt màu gram âm.

1.2. Tính chất nuôi cấy
Phẩy khuẩn tả hiếu khí, nhiệt độ thích hợp 37 0C nhưng có thể phát triển ở 16420C. Phát triển tốt trong môi trường kiềm (pH 8,5 -9,5) và nồng độ muối cao
(3%).
- Trong môi trường pepton kiềm vi khuẩn mọc nhanh, sau 6-8 giờ đã tạo thành
váng trên mặt môi trường.
- Trên môi trường thạch kiềm sau 18 giờ khuẩn lạc tròn, lồi, nhẵn và trong
suốt.


- Trên môi trường Macconkey khuẩn lạc trong (không lên men đường lactose).
- Trên môi trường TCBS (Thiosunfat, Citrate Bile Salts, Saccharose). Sau 18


giờ khuẩn lạc tròn, bóng, màu vàng (lên men đường saccharose).
1.3. Tính chất sinh vật hoá học.
- Lên men không sinh hơi đường glucose, saccharose, maltose, mannitol.
- Không lên men đường lactose, arabinose.
- Oxydase (+); indol (+) sớm, citratsimons (+), LDC (Lysin dercarboxylase )
(+), ODC (ornithin decarboxylase) (+), ONPG (+).
- H2S (-), urease (-), VP (±); ADH (arginin dihydrolase): (-)
1.4. Cấu tạo kháng nguyên và phân loại
Vibrio cholerae là một loài bao gồm các vi khuẩn gây bệnh tả và cả những vi
khuẩn không gây bệnh tả nhưng có sự giống nhau về cấu trúc của ADN, do đó có
sự giống nhau về tính chất sinh vật hoá học. Phẩy khuẩn tả có 2 loại kháng nguyên
:
- Kháng nguyên H (kháng nguyên lông) : Là kháng nguyên chung cho tất cả
các loại vi khuẩn tả, dễ bị phá huỷ ở 1000C/2 giờ.
- Kháng nguyên O (kháng nguyên thân): Là một lipopolysaccharid, có tính đặc
hiệu cao, bị phá huỷ ở 1000C/1 giờ. Căn cứ vào sự khác nhau của kháng
nguyên O, Vibrio cholerae được chia thành hơn 100 nhóm, các chủng gây dịch
tả trước đây đều thuộc nhóm O1. Năm 1992 xuất hiện một nhóm mới là O139
gây dịch tả ở nhiều nước trên thế giới. Vibrio cholerae O1 chia ra 3 typ huyết
thanh:
Typ huyết thanh
Ogawa
Inaba
Hikojima

Thành phần kháng nguyên
A, B
A, C
A, B,C


A, B, C: là các loại quyết định kháng nguyên.
Dựa vào tính chất sinh học, vi khuẩn tả được chia thành 2 typ sinh học
(sinh typ): V.cholerae sinh typ cổ điển (gọi tắt là V.cholerae) và V. cholerae sinh
typ Eltor (gọi tắt là V. Eltor). Eltor là tên trạm cách ly bệnh nhân tả, nơi mà
Gotschlich phân lập được vi khuẩn từ tử thi bệnh nhân năm 1905. Sự khác nhau về
tính chất giữa 2 typ sinh học này là:
Tính chất

V. cổ điển

V. Eltor


Làm tan hồng cầu cừu
Ngưng kết hồng cầu gà
Nhậy cảm với polymycin B.
Ly giải bởi phage IV
Ly giải bởi phage V.

+
+
-

+
+
+

1.5. Sức đề kháng
Phẩy khuẩn tả có sức đề kháng yếu, dễ bị tiêu diệt bởi các chất sát khuẩn
thông thường, có thể sống được một số giờ trong phân và một số ngày trong nước.

2. Khả năng gây bệnh
Dịch tả là một trong những bệnh tối gây hiểm: lây lan nhanh, tử vong cao.
Hiện nay bệnh tả vẫn tản phát ở nhiều tỉnh nước ta, đặc biệt là đồng bằng sông
Cửu Long.
Phẩy khuẩn tả xâm nhập vào cơ thể bằng đường tiêu hoá, chỉ gây bệnh cho người.
Chúng chỉ gây bệnh khi vượt qua dạ dày ở người có độ acid giảm. Vi khuẩn dễ
chết khi qua dạ dày ở người (bình thường có pH xấp xỉ 3 ). Đối với những người
dạ dày tiết dịch bình thường thì thức ăn, nước uống phải có khả năng trung hoà bớt
acid của dịch vị, vi khuẩn mới có thể gây bệnh được. Sau khi xuống ruột non, vi
khuẩn bám vào niêm mạc nhưng không xâm nhập nên không gây tổn thương cấu
trúc niêm mạc ruột. Vi khuẩn phát triển nhanh nhờ pH thích hợp (pH ≈ 8), vi
khuẩn tiết ra độc tố ruột LT (thermolabile toxin), LT gắn vào thụ thể phù hợp trên
màng tế bào niêm mạc ruột non làm hoạt hoá men adenyl cyclase dẫn đến tăng quá
nhiều AMP vòng, làm cho tế bào niêm mạc ruột giảm hấp thu Na +, tăng tiết nước
và Cl- gây ỉa chảy cấp tính. Bệnh nhân chết vì mất nước và điện giải. Thời gian ủ
bệnh ngắn, có thể một vài ngày. Sau khi khỏi bệnh miễn dịch khá bền vững. Một
số nghiên cứu cho thấy 90% số người mắc bệnh tả ở vùng lưu hành không mắc lại.
Thời gian bảo vệ của kháng thể khoảng 3 năm. Chủ yếu do kháng thể IgA được
tiết tại ruột quyết định.
3. Chẩn đoán vi khuẩn học
3.1. Chẩn đoán trực tiếp
Lấy bệnh phẩm là phân hoặc chất nôn của bệnh nhân, cần lấy sớm trước khi
bệnh nhân uống kháng sinh, xét nghiệm trước 2 giờ, nếu chưa xét nghiệm được thì
phải cấy vào môi trường bảo quản Carry- Blair có thể giữ mẫu phân trong 48 giờ.


(1) KHT: Kháng huyết thanh
Phân/chấtnôn
nônnôn
(2) Dương tính: oxydase,

idol, glucose, saccharose, manose, di động
(3). Â m tính: H2S, urease, lactose, arabinose

Sơ đồ phân lập và xác định vi khuẩn tả
Carry Blair

3.1.2. Nuôi cấy:
Ngưng
với được nuôi cấy vào môi trường pepton,
Thạch
kiềm/TCBS
- Bệnhkếtphẩm
sau
6 giờ lấy váng trên mặt
o
KHT (1)
37
C/18-24h
môi trường nhuộm soi và cấy chuyển sang các môi trường phân lập và 1 ống
pepton khác.
Xác định tính chất
Ngưngđể
kết tủ
vớiấm
- Đồng thời cấy bệnh phẩm
vào môi trường như thạch kiềm, TCBS,
hoá sinh học (2)
0
37 C, sau 18-24 giờ nhuộm soi và xác định tính chất sinh vật hoá học.KHT
3.1.3. Phản ứng ngưng kết:

Ngưngxác
kết với
Sau khi vi khuẩn đã được
định tính chất sinh vật hoá học thì tiến hành
KHT
phản ứng ngưng kết trên lam kính với kháng huyết thanh đa giá. Nếu ngưng kết thì
tiếp tục làm phản ứng ngưng kết với kháng huyết thanh đơn giá Ogawa, Inaba.
KẾT LUẬN


3.1.4. Kỹ thuật kháng thể huỳnh quang trực tiếp:
Làm tiêu bản từ bệnh phẩm hoặc từ váng môi trường pepton kiềm, nhuộm
tiêu bản bằng kháng thể gắn huỳnh quang rồi soi kính hiển vi huỳnh quang.
Phương pháp này cho kết quả nhanh và tính đặc hiệu cao.
3.2. Chẩn đoán gián tiếp
Trên thực tế thường không làm vì bệnh tả có thời kỳ ủ bệnh nhanh, kháng
thể có thể chưa xuất hiện, kết quả chậm. Nhưng có thể dùng để điều tra dịch tễ học
4. Phòng bệnh và điều trị
4.1. Phòng bệnh
- Phòng bệnh đặc hiệu: Trước đây thường dùng vaccin tả chết, đưa vào cơ
thể bằng đường tiêm, hiệu lực miễn dịch không cao. Hiện nay đã có các loại
vaccin dùng bằng đường uống kích thích đáp ứng miễn dịch tại ruột. Có 2 loại
vaccin sống giảm độc lực và vaccin chết, vaccin sống giảm độc lực có khả
năng tạo miễn dịch bảo vệ trên 80%. Vaccin phòng tả hiện nay ở Việt Nam
đang dùng gồm cả O1 và O139 là vaccin chết.
- Phòng không đặc hiệu: Những biện pháp phòng bệnh quan trọng là vệ sinh
ăn uống, phát hiện sớm và cách ly triệt để bệnh nhân, sử lý phân và chất nôn
bệnh nhân. Diệt ruồi nhặng trung gian truyền bệnh.
4.2. Điều trị
- Bù nước và điện giải: Có vai trò quan trọng nhất để cứu sống bệnh nhân, cho

bệnh nhân uống oresol (ORS) và các chất lỏng tương đương với số nước mất.
Truyền tĩnh mạch khi cần thiết.
- Kháng sinh: Thường dùng tetraxyclin, cloramphenicol, bactrim. Tốt nhất nên
điều trị theo kháng sinh đồ.
LƯỢNG GIÁ
Trả lời ngắn các câu sau
- Kể 3 môi trường nuôi cấy bệnh phẩm chẩn đoán tả:
A…………………..B…………………….C…………………..
- Phẩy khuẩn tả có 2 kháng nguyên sau:
A……………………………..B…………………………….

- Vibrio cholerae O1 có 3 typ huyết thanh là:
A………………………..B………………………C………………………..
- Nêu 4 phương pháp chẩn đoán trực tiếp phẩy khuẩn tả:
A……………………………..B…………………………..
C……………………………….D…………………………..
- Phẩy khuẩn tả bắt màu ……………………… khi nhuộm gram.


- Ở môi trường pepton kiềm, phẩy khuẩn tả mọc sau ………………….
- Trên môi trường TCBS, khuẩn lạc của phẩy khuẩn tả có màu vàng vì……….
- Phẩy khuẩn tả …………………………..oxydase.
- Phẩy khuẩn tả phát triển tốt ở môi trường có pH……………………
Trả lời đúng hoặc sai các câu sau:
TT
Nội dung
Đ S
Phản ứng ngưng kết trong chẩn đoán phảy khuẩn tả để xác định
kháng thể
Phảy khuẩn tả phát triển được ở môi trường có kiềm cao muối

mặn
Phảy khuẩn tả không lên men đường arabinose
Trên môi trường Macconkey, khuẩn lạc của phảy khuẩn tả có màu vàng
Phảy khuẩn tả di động nhanh
Tìm kháng thể trong huyết thanh là kỹ thuật thường dùng khi chẩn
đoán phảy khuẩn tả
Phảy khuẩn tả có sức đề kháng yếu
Phảy khuẩn tả thuộc nhóm vi khuẩn đường ruột
Phảy khuẩn tả là vi khuẩn chí đường ruột
Phảy khuẩn tả phát triển nhanh trên môi trường pepton kiềm
Chọn câu trả lời đúng nhất
- Bệnh phẩm để chẩn đoán phẩy khuẩn tả :
A. Phân
D. Máu
B. Chất nôn
E. Tuỳ theo từng bệnh
C. Phân và chất nôn
- Trên môi trường pepton kiềm, phảy khuẩn tả phát triển:
A. Tạo váng trên mặt môi trường
B. Nằm lơ lửng trong môi trường
C. Lắng xuống đáy môi trường
D. Môi trường chuyển màu vàng
E. Tất cả đều sai
- Phảy khuẩn tả có tính chất sau:
A. Xitrat simmons (-)
D. Cả A+B+C
B. Hiếu khí
E. Cả B+C
C. Mọc nhanh trên môi trường pepton kiềm
- Bệnh nhân tả chết thường do:

A. Nhiễm nội độc tố
D. Hoại tử ruột
B. Nhiễm ngoại độc tố
E. Cả A+C+D
C. Mất nước mất muối
- Phảy khuẩn tả không có tính chất:


A. Có hình dấu phẩy
B. Chỉ phát triển trên môi trường kiềm cao muối mặn
C. Có lông, không sinh nha bào
D. Kháng nguyên O có bản chất là lipopolysaccharis
E. Indol (+)
- Trên môi trường ure Indol nuôi cấy phảy khuẩn tả , môi trường có đặc điểm:
A. Đục đều
B. Tạo váng
C. Màu hồng cánh sen
D. Mầu đỏ tươi
E. Mầu vàng
- Bệnh phẩm là phân để chẩn đoán phảy khuẩn tả sẽ được nuôi cấy vào môi
trường sau để xem tính chất của khuẩn lạc:
A. Thạch máu
B. Pepton kiềm
C. Thạch TCBS
D. Cả A+B
E. Cả A+C




×